+ Các cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao của CHLB Đức ở Trung ương là Quốc hội liên bang - Hạ viện, Hội đồng liên bang - Thượng viện, Chủ tịch liên bang - Tổng thống, Chính phủ liên bang, Tòa án hiến pháp liên bang. Hạ viện là cơ quan đại diện cho nhân dân CHLB Đức theo đảng phái, được bầu ra với nhiệm kì 4 năm. Hạ viện thông qua việc ban hành luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước khác, trừ những nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này đã được hiến định.
+ Thượng viện có chức năng đại diện cho quyền lợi các tiểu bang ở liên bang, có cơ cấu bao gồm các thành viên của Chính phủ các tiểu bang.Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai trò giống như các vị vua trong chính thể quân chủ lập hiến, nghĩa là chỉ mang tính nghi thức.Chính phủ liên bang là tập thể, gồm thủ tướng liên bang và các bộ trưởng liên bang. Chính phủ không chỉ tham gia quyết định đường hướng lớn về hoạt động của Nhà nước, mà còn thực hiện quyền hành pháp.
21 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sống và làm việc theo quy định của pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứ so sánh,phương pháp diễn dịch , phương pháp quy nạp.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ.
1.1 Khái niệm về Hình Thức Nhà Nước
- Hình thức nhà nước được hiểu là những cách tổ chức và phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước :
+ Thứ nhất:Hình thức,cách tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó được chia thành hai nội dung: cách thức tổ chức quyền lực tối cao ở trung ương (Hình Thức Chính thể) và tổ chức quyền lực theo đơn vị hành chính-lãnh thổ (Hình Thức Cấu Trúc).
+ Thứ hai:Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước(Chế Độ Chính Trị).
Ở một số nước, việc quyết định những vấn đề nhất định được thực hiện bằng cách hỏi ý kiến nhân dân và hình thức cao nhất, để nhân dân bỏ phiếu trực tiếp quyết định và nhà nước phải thực hiện các quyết định đó.
Ví dụ : Ở một số nước Liên minh Châu Âu thì đồng tiền chung Châu Âu là do cử tri bỏ phiếu bầu ra để quyết định,Ở Việt Nam việc bầu cử Quốc Hội hay những cơ quan quyền lực khác thì điều dựa trên nguyên tắc” dân biết, dân bàn,dân làm ,dân kiểm tra”.
- Có một số nước việc quyết định những vấn đề quan trọng do một nhóm hoặc một cá nhân toàn quyền quyết định, loại trừ sự tham gia của nhân dân vào công việc này.Gọi là sự cai trị độc tài của chủ nghĩa phát xít.Toàn quyền quyết định và loại bỏ sự tham gia hay tôn trọng và tổ chức cho nhân dân tham gia vào công việc.
1.2 Khái niệm về hình thức chính thể
- Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau và với nhân dân.
+ Thứ nhất: Cách thức, trình tự tổ chức quyền lực nhà nước trung ương:
Quyền lực nhà nước ở trung ương được tổ chức thành ba loại: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.
+ Thứ hai: Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương:
Quan hệ giữa các chủ thể ngang bằng về vị trí và do vậy nội dung quan hệ giữa chúng mang tính chất kiềm chế, đối trọng, giám sát lẫn nhau.
Quan hệ giữa các chủ thể không ngang nhau về vị trí và do vậy nội dung quan hệ giữa chúng mang tính chất thứ bậc ,trên dưới,nhận mạnh sự thống nhất về quyền lực.
+ Thứ ba: Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương: Nhân dân tham gia vào việc thiết lập các cơ quan nhà nước bằng bầu cử và cách thức xác định kết quả cũng rất khác nhau.Việc nhân dân tham gia và đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của đất nước cũng như là sự phát triển của xã hội.
Các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể
- Cách thức trình tự tổ chức quyền lực nhà nước:
+ Quốc hội là cơ quan lập pháp của một quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua hiến pháp và các bộ luật và thường được thiết kế theo hình thức Nghị viện.
Phân loại:
Một viện là quốc hội chỉ bao gồm một viện
VD: Việt Nam , Hàn Quốc, Trung Quốc ... .
Lưỡng viện bao gồm hai viện (Thượng nghị viện, Hạ nghị viện)
VD: Hoa Kỳ, Canada, Nga , Anh, Pháp,...
+ Quyền lực của quốc hội là một trong ba quyền quan trọng nhất trong hệ thống chính trị của các quốc gia trên thế giới: quyền lập pháp. Quyền lực của quốc hội được thể hiện khác nhau tại mỗi quốc gia.
+ Nhiệm Vụ
Lập hiến, lập pháp
Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
- Cấp Trung Ương
+ Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước. Thuộc bộ phận quan trọng nhất. Thuộc cấp lãnh đạo cao nhất, chung cho cả nước.
+ Nhiệm vụ: Có tác dụng chi phối các bộ phận liên quan trong bộ máy nhà nước.
- Cấp địa phương
+ Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa phương có trách nhiệm cung ứng hàng hóa công cộng cho nhân dân trong địa phương mình và có quyền thu thuế địa phương .
+ Phân loại:
Nói chung ở các quốc gia,đơn vị hành chính dưới trung ương thường gồm một vài cấp. Vì thế, chính quyền địa phương cũng có thể có nhiều cấp.
Chính quyền địa phương cấp cơ sở
Chính quyền địa phương cấp trung gian
+ Nhiệm vụ:
Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
VD1: trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001), có thể xác định Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, nhưng các quyền hành pháp và tư pháp lại không có quy định cơ quan nào đảm nhiệm. Còn tại Điều 2 của Hiến pháp 2013 đã xác định rõ, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.
Mối quan hệ giữa trung ương và địa phương là một vấn đề chính trị - pháp lý, liên quan đến việc xác định hình thức nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong mô hình nhà nước tương ứng.
Nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa trung ương và địa phương.
Mối quan hệ giữa trung ương và địa phương được quyết định bởi mô hình tổ chức nhà nước và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước.Vì vậy, việc phân định thẩm quyền phải được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật và nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là hình thành cơ sở lý luận để xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc pháp lý, các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa trung ương - địa phương.
- Ý nghĩa, vai trò, mục tiêu.
+ Mục tiêu, ý nghĩa, vai trò của phân cấp quản lý nhà nước:Phân cấp là một đòi hỏi bức bách, được hình thành như một biện pháp rồi đến chính sách và có thể được xem là một trong những nguyên tắc quản lý nhà nước.
VD:Khi nhà nước muốn sửa đổi hay ban hành một đạo luật nào thì phải thông qua quốc hội rồi đến chủ tịch nước và cuối cùng là thủ tướng thì đạo luật đó mới được ban hành.Tức là khi thông qua quyết định nào đó đều phải trải dài ý kiến từ cao xuống thấp của nhà nước Việt Nam để xem có ai có ý kiến hay sửa đổi và bổ sung thêm cho đạo luật trở nên hoàn thiện hơn. Đó là sự sâu chuỗi giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.
+ Sự tham gia của nhân dân vào tổ chức quyền lực nhà nước.
+ Là lời kêu gọi đóng góp ý kiến của mỗi người dân của một quốc gia vào những dự định hay kế hoạch sắp tới của nhà nước. Đó cũng là cách để người dân nắm bắt được tình hình của đất nước mình sinh sống. Đây cũng là cách thể hiện tính minh bạch giữa nhà nước và nhân dân, cũng là cầu nối gắn kết giữa nhà
+ Ý nghĩa: Là thể hiện sự tư do và bình đẳng của nhân dân trong một đất nước . Đó là cách để người dân trong một quốc gia thể hiện tiếng nói riêng của mình vào lợi ích của nước nhà.
VD1: Nhân dân đi bầu cử cho đại biểu Quốc Hội khóa XIV và đại biểu Hội Đồng Nhân Dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
VD2:Nhân dân biểu tình về luật đặc khu kinh tế ở tỉnh Kiêng Giang huyện Phú Quốc cho nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất 99 năm đã làm cho nhân dân bức xúc vào những cuối năm 2018.Cho thấy nhân dân ta có quyền vào việc tổ chức và chính trị của nhà nước.
Phân loại hình thức chính thể
Có hai hình loại hình thức chính thể: Hình thức chính thể Quân Chủ và Hình thức chính thể Cộng Hòa.
1.4.1 Chính thể Quân Chủ
Quân chủ là hình thức quyền lực cao nhất của nhà nước được tập trung vào tay người đứng đầu nhà nước là vua hoặc hoàng đế lên ngôi theo nguyên tắc thế tập. Trong chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý được coi là người có quyền cao nhất ở nhà nước là nhà vua hoặc người có danh hiệu tương tự. Phần lớn các vua lên ngôi hay nắm quyền lực bằng con đường thừa kế hay cha truyền con nối nên đó là nguyên tắc của chính thể này. Song cũng có những nhà vua lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn bầu cử, tự xưng, đó là những ngoại lệ của nguyên tắc thế tập.
1.4.2 Chính thể Cộng Hòa
Cộng Hòa là hình thức mà quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về một hoặc một số cơ quan được thành lập theo nguyên tắc bầu cử. Trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. Song nếu quan niệm nhà nước có 3 loại quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp thì thông thường toàn bộ hoặc một phần cơ quan lập pháp được hình thành bằng cách khác, cơ quan hành pháp được có thể được hình thành bằng hai cách bổ nhiệm hoặc bầu cử, cơ quan tư pháp được thành lập bằng các cách như bầu cử, bổ nhiệm hoặc vừa bầu cử vừa bổ nhiệm, do vậy bầu cử chỉ coi là nguyên tắc, bên cạnh đó có những ngoại lệ nhất định.
Đặc điểm một số loại chính thể
- Cách phân loại hình thức chính thể hiện nay dựa trên nguồn gốc quyền lực nhà nước và sự tham gia của nhân dân vào quyền lực nhà nước.
- Theo cách này, chính thể chia thành hình thức chính thể Quân Chủ và chính thể Cộng hòa.
Chính thể Quân Chủ
Quân Chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước được tập trung toàn bộ (hay một phần ) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
- Chính thể Quân Chủ được chia thành hai loại là
+ Quân chủ tuyệt đối (nhà vua nắm quyền lực vô hạn ) và quân chủ hạn chế (nắm một phần quyền lực ).
+Quân chủ hạn chế có thể chia ra làm hai loại: quân chủ đại nghị (nhà vua bị hạn chế bởi Nghị viện ) và quân chủ lập hiến (nhà vua bị hạn chế bởi quân chủ Hiến pháp).
Ví dụ: Nhà nước trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam là quân chủ tuyệt đối, Vương quốc Anh là quân chủ đại nghị, Nhật Bản là quân chủ lập hiến.
1.5.2 Chính thể Cộng Hòa
Cộng Hòa là hình thức theo quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
- Cách phân loại hình thức chính thể cộng hòa hiện đại dựa trên vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương chia thành ba loại cơ bản: Cộng hòa tổng thống,Cộng hòa đại nghị và Cộng hòa lưỡng hệ.
+ Cộng hòa tổng thống có những đặc điểm: Người đứng đầu hành pháp là nguyên thủ quốc gia và được bầu phổ thông, Nhiệm kì của lập pháp và người đứng đầu hành pháp là xác định và không phụ thuộc vào sự tín nhiệm của nhau, Tổng thống thiết lập, điều hành Chính phủ,thành viên của Chính phủ không đồng thời là thành viên của lập pháp.
Ví dụ: hợp chúng quốc Hoa Kì (Mĩ) là chế độ cộng hòa tổng thống. Theo đó, Tổng thống được bầu phổ thông với nhiệm kì năm. Tổng thống Mĩ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội và không bị Quốc hội giải tán. Tổng thống Mĩ thành lập chính phủ và các bộ trưởng không là thành viên của Quốc hội Mĩ.
+ Cộng hòa đại nghị có các đặc tính: Người đứng đầu hành pháp, bao gồm cả Thủ tướng và Nội các, hình thành từ Nghị viện và là thành viên của Nghị viện, Hành pháp có thể bị giải tán bởi đa số trong Nghị viện, thông qua thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm. Vị trí nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành pháp tách biệt. Lãnh đạo hành pháp mang tính tập thể trong đó Thủ tướng là người đứng đầu.
Ví dụ: CHLB Đức, Cộng hòa Italia là chính thể cộng hòa đại nghị. Chính phủ hình thành từ Nghị viện, chịu trách nhiệm trước Nghị viện và có thể bị Nghị viện giải tán, nguyên thủ quốc gia là Tổng thống tách biệt với Thủ tướng- người đứng đầu cơ quan hành pháp.
+ Cộng hòa lưỡng hệ là mô hình chính thể ra đời trên cơ sở trộn giữa hai môn hình Cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống.Tổng thống do nhân dân bầu ra, tổng thống chỉ đứng đầu nhà chứ không đứng đầu Chính phủ. Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ Tướng nhưng phải được nghị viện phê duyệt.Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ và buộc Chính phủ giải tán. Tổng thống có thể giải tán nghị viện.
Ví dụ: Cộng hòa Lưỡng hệ này tiêu biểu là ở Pháp và CHLB Nga .Tổng thống CHLB Nga do dân bầu, có quyền rất lớn và là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu hành pháp. Thủ tướng Dmitry Medvedev nắm quyền hành pháp chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
2.1: Hình thức chính thể cộng hòa lưỡng hệ nước Pháp
2.1.1: Giới thiệu sơ lược về nước Pháp
- Tên:Nước Cộng hòa Pháp
- Vị trí địa lý: Nằm tại Tây Âu. Phía bắc giáp với biển Bắc, phía tây bắc giáp eo biển Manche, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông năm giáp với Địa Trung Hải. Ngoài ra, giáp Bỉ và Luxembourg phía đông bắc, Đức và thụy Sĩ về phía đông, giáp Ý và Monaco về phía đông nam, cuối cùng gióa Tây Ban Nha và Andorre ở phía nam và tây nam.
- Diện tích: 643.801 km², đứng đầu các quốc gia thuộc liên minh châu Âu và xếp thứ 42 toàn thế giới.
- Hành chính: Gồm 18 vùng hành chính, trong đó 13 vùng tại chính quốc Pháp (bao gồm đảo Corse) và năm vùng nằm ở hải ngoại. 18 vùng này được chia thành 101 tỉnh trong đó có 5 tỉnh là 5 phần lãnh thổ hải ngoại của Pháp. 101 tỉnh được chia nhỏ tiếp thánh 335 quận và 2,054 tổng.
2.1.2: Các đặc đặc điểm cơ bản hình thức chính thể cộng hòa lưỡng hệ ở Pháp.
- Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp đánh dấu nước Pháp chuyển từ chế độ Cộng đại nghị sang cộng hòa lưỡng hệ. Hiến pháp năm 1958 đã bên cạnh việc tuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, còn thiết lập một chế độ chính quyền cá nhân của Tổng thống. Trung tâm của bộ máy chính quyền là Tổng thống. Tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị, mà do nhân dân trực tiếp bầu ra.
- Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn, kể cả quyền giải tán nghị viện của cộng hòa đại nghị, và quyền tự thành lập chính phủ của cộng hòa tổng thống. Hiến pháp năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước tổng thống, và giảm tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện. Nếu như ở mô hình đại nghị, Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện và ở mô hình chính thể cộng hòa Tổng thống, Chính phủ lại chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống, thì ở cộng hòa lưỡng tính, Chính phủ bao gồm các bộ trưởng và Thủ tướng không những chỉ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà còn chịu trách nhiệm thực sự trước Tổng thống.
- Giống như chính thể cộng hòa đại nghị, chính phủ Pháp có Thủ tướng đứng đầu. Nhưng, thực ra Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống. Tổng thống chủ toạ các phiên họp Hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi Tổng thống cho phép. Ngoài ra Thủ tướng chỉ được quyền chủ toạ các phiên họp Nội các để chuẩn bị cho các phiên họp chính thức của Hội đồng bộ trưởng (chính phủ) dưới sự chỉ đạo của Tổng thống. Sau khi chính sách của Tổng thống được thông qua, Thủ tướng phải có trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ thực thi các chính sách đã được Tổng thống hoạch định, và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Tổng thống việc thực thi các chính sách này. Trong trường hợp không thực thi được thì Thủ tướng và các bộ trưởng phải từ chức, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm, theo quy tắc “không chịu trách nhiệm” của nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị. Việc Tổng thống trực tiếp lãnh đạo cơ quan hành pháp là một trong đặc điểm quan trọng của chính thể tổng thống cộng hòa.
- Cách thức bầu cử Tổng thống: Theo quy định của luật Hiến pháp sửa đổi ngày 06/11/1962 Tổng thống là người được toàn dân bầu ra qua phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Hội đồng Hiến pháp xem xét các điều kiện và lập ra danh sách ứng cử viên. Ở vòng 1, ứng cử viên cao phiếu nhất đạt đa số tuyệt đối trên tỷ lệ phiếu bầu thì ứng cử viên đó sẽ trúng cử. Nhưng nếu ở vòng 1 không có ứng cử viên nào đạt đa số tuyệt đối trên 50% số phiếu bầu thì sẽ tiến hành bầu cử vòng 2. Ở vòng 2 người ta chỉ chọn 2 ứng cử viên cao phiếu nhất ở vòng 1. Cuộc bầu cử vòng 2 sẽ diễn ra vào ngày chủ nhật tiếp sau đó. Ở vòng 2 Tổng thống được bầu theo đa số tương đối ( Người trúng cử là người cao phiếu nhất nhưng không nhất thiết phải quá 50% số phiếu bầu).
2.1.2: Ưu nhược điểm hình thức chính thể lưỡng hệ của Pháp
- Về ưu điểm, mô hình này đã khắc phục được tình trạng quyền lực tập trung về một phía, hoặc là Nghị viện như trong cộng hòa đại nghị, hoặc là Tổng thống trong mô hình cộng hòa tổng thống. Nhân dân là những người trực tiếp lựa chọn ra Tổng thống và trao cho Tổng thống một quyền lực rất lớn để lãnh đạo đất nước.
- Tuy nhiên, mô hình cộng hòa lưỡng tính cũng tồn tại những nhược điểm. Mục đích chính của việc xây dựng thể chế cộng hòa lưỡng tính là san bằng, cân đối quyền lực giữa cơ quan lập pháp và hành pháp; tạo ra một cơ quan hành pháp mạnh, thực chất và đủ điều kiện để nhanh chóng quyết định các vấn đề cấp bách. Đồng thời, quyền hành pháp cũng được phân chia cho Thủ tướng và Tổng thống để tránh tình trạng chuyên quyền trong lĩnh vực hành pháp. Tuy nhiên, khi thi hành trên thực tế thì nó gặp phải nhiều bất cập.
- Hiện nay, hầu như Tổng thống là người nắm giữ toàn bộ quyền hành pháp. Vai trò của Thủ tướng chỉ như một người giúp việc. Mặt khác, Tổng thống và Thủ tướng là hai người thuộc hai đảng khác nhau nên giữa hai người này vẫn tồn tại những mâu thuẫn, bất đồng với nhau trong khi thực thi quyền lực.
- Nhìn chung, mô hình cộng hòa lưỡng tính về mặt lý thuyết, trong môi trường lý tưởng sẽ khắc phục được hạn chế của mô hình cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống, tạo ra một cơ chế phân chia, giám sát quyền lực tối ưu. Tuy nhiên, khi tiến hành trên thực tế lại phát sinh nhiều yếu tố không mong muốn. Tổng thống có quyền lực quá lớn, thậm chí còn có phần “nhỉnh” hơn Nghị viện rất dễ xảy ra tình trạng chuyên quyền. Mặt khác, mối quan hệ giữa Nghị viện và Tổng thống rất dễ trở thành quan hệ đối lập nhau. Do đó, vấn đề mấu chốt không phải là đi theo mô hình nào hiệu quả nhất. Cái chúng ta cần quan tâm là làm sao để tăng cường hơn nữa sức mạnh của toàn thể nhân dân, củng cố và phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia vào các vấn đề lớn của đất nước. Chỉ khi nào đất nước thực sự là của nhân dân thì đó mới là mô hình nhà nước tối ưu.
2.2: Chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức
2.2.1: Giới thiệu sơ lược về nước Đức
- Tên nước: Cộng hoà Liên bang Đức (Federal Republic of Germany).
- Thủ đô: Berlin.
- Vị trí địa lý: Trung Âu, Đức nằm giữa lòng Châu Âu và được bao bọc bởi 9 nước láng giềng: Pháp, Áo, Thuỵ Sĩ, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg. Tổng biên giới dài 3757km.
- Diện tích: 357.021 km2
2.2.2: Các đặc đặc điểm cơ bản hình thức chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức
- Việc phân chia quyền lực Nhà nước ở địa phương (phân chia theo chiều
ngang):
+ Các cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao của CHLB Đức ở Trung ương là Quốc hội liên bang - Hạ viện, Hội đồng liên bang - Thượng viện, Chủ tịch liên bang - Tổng thống, Chính phủ liên bang, Tòa án hiến pháp liên bang. Hạ viện là cơ quan đại diện cho nhân dân CHLB Đức theo đảng phái, được bầu ra với nhiệm kì 4 năm. Hạ viện thông qua việc ban hành luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước khác, trừ những nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này đã được hiến định.
+ Thượng viện có chức năng đại diện cho quyền lợi các tiểu bang ở liên bang, có cơ cấu bao gồm các thành viên của Chính phủ các tiểu bang.Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, có vai trò giống như các vị vua trong chính thể quân chủ lập hiến, nghĩa là chỉ mang tính nghi thức.Chính phủ liên bang là tập thể, gồm thủ tướng liên bang và các bộ trưởng liên bang. Chính phủ không chỉ tham gia quyết định đường hướng lớn về hoạt động của Nhà nước, mà còn thực hiện quyền hành pháp.
+ Mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội được xác định trên nguyên tắc của hệ thống Nghị viện. Đặc tính của hệ thống này là việc Chính phủ liên bang được lập ra dựa vào sự tín nhiệm của Quốc hội liên bang và chịu trách nhiệm trước Quốc hội liên bang. Quyền tư pháp ở CHLB Đức do Tòa án hiến pháp liên bang, các tòa án liên bang được hiến định và các tòa án tiểu bang thực thi.
- Việc phân chia quyền lực nhà nước giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang (phân chia quyền lực theo chiều dọc). Nhà nước CHLB Đức là một nhà nước liên bang. Cơ cấu liên bang có lịch sử ở Đức từ thế lỉ XIX. Nguyên tắc nhà nước liên bang được quy định trong Hiến pháp CHLB Đức và không được phép hủy bỏ bằng con đường sửa đổi hiến pháp (Điều 79 khoản 3 Hiến pháp CHLB Đức). Quyền lực nhà nước là thống nhất và có sự phân chia giữa liên bang và tiểu bang. Việc phân chia quyền lực nhà nước theo chiều dọc này được quy định trong hiến pháp. CHLB Đức hiện có 16 tiểu bang có tính tự chủ cao (Nhà nước tiểu bang). Cac tiểu bang đều có Hiến pháp tiểu bang, Quốc hội tiểu bang, Chính phủ tiểu bang.
- Hạ viện được bầu theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, tự do và kín.
+ Trước đây, Hạ viện có 496 thành viên.
+ Sau khi thống nhất năm 1990, số hạ nghị sỹ tăng lên 662.
+ Năm 1996 : 656 hạ nghi sỹ.
+ Năm 2000: 672 hạ nghị sỹ.
- Nhiệm kì của Hạ viện là 4 năm.
+ Cuộc bầu cử vào Hạ viện khoá mới phải được tiến hành không sớm hơn
tháng thứ 45 và không muộn hơn tháng thứ 47 khi bắt đầu nhiệm kì của Hạ viện.
+ Các thành viên của Viện kết thúc nhiệm vụ vào ngày diễn ra phiên họp
đầu tiên của Hạ viện khoá mới.
2.2.3: Ưu nhược điểm hình thức chính thể cộng hòa đại nghị ở Đức
- Các ưu điểm:
+ Việc phân chia quyền lực nhà nước theo chiều dọc không tạo ra sự độc tài.
+ Nhà nước phát huy được tối đa ưu thế của các tiểu bang, tạo ra và bảo tồn được sự đa dạng về văn hóa.
+ Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tiểu bang trên nhiều lĩnh vực, qua đó tạo điều liện sống tốt hơn cho người dân.
+ Các quyết định chính sách của nhà nước tiểu bang thường sát với thực tế do gần dân hơn.
- Nhược điểm:
+ Quy trình xây dựng luật dài hơn.
+ Có sự khác nhau trong việc thực hiện các chính sách ở các tiểu bang như các vấn đề môi trường, trường học .
+ Chi phí cho hoạt động các cơ quan nhà nước ở tiểu bang lớn.
+ Tạo điều kiện để người dân vầ nhiều đảng phái tham gia vào hoạt động của Nhà nước v.v....
2.3 Hình Thức chính thể của Vương Quốc Cam-Pu-Chia
2.3.1: Sơ lược về Vương Quốc Cam-Pu-Chia
- Vương quốc khmer ra đời vào cuối thể kỷ 9 do người anh hùng dân tộc JaYavarman II đã thống nhất được đất nước trên lãnh thổ của Phù Nam và Chân Lạp trước đây,Kinh đô lúc đó của khmer là Angkor.Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 13 Vương Quốc Khmer phát triển cực thịnh và đã xây dựng được một số công trình vĩ đại như Angkor Wat.Angkor Thom,Sau này được gọi là Vương Quốc Cam-Pu-Chia và được giữ tên đó tới hiện tại ngày nay.
- Vị trí địa lý: : Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp biên giới với Thái Lan dài 805 km ; Phía Đông giáp biên giới với Việt Nam dài 1.270 km ; Phía Đông Bắc giáp biên giới với Lào dài 540 km ; Phía Nam giáp Vịnh Thái Lan dào 400 km.
+ Diện tích:181.035 km2
+ Thủ đô hiện tại của Cam-Pu-Chia là Phnôm Pênh, với số dân là khoảng gần 1,3 triệu người.
+ Đơn vị hành chính:Bao gồm 24 tỉnh,Thành Phố,trong đó có các thành phô lớn như Sihanoukville, Sien Riệp, Battambang.
2.3.2:Các đặc điểm cơ bản của hình thức chính thể của Vương Quốc CamPuChia.
- Vương Quốc Cam-Pu-Chia là một trong các nước theo thể chế quân chủ lập hiến giống như Nhật Bản hay Thái Lan.Với hệ thống quyền lực của Cam-Pu-Chia được phân chia rõ ràng giữa mọi mặt hành pháp,lập pháp và kể cả tư pháp gồm:Quốc Vương,Hội Đồng Ngai Vàng Hoàng Gia,Thượng viện,Quốc Hội,Nội các,Tòa án,Hội Đồng Hiến Pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
- Hành Pháp: Đứng đầu nhà nước Cam-Pu-Chia là Quốc Vương, Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng thuộc đảng chiếm đa số tại Quốc hội và 06 Phó Thủ tướng, Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.
- Lập Pháp: Cơ lập pháp của Vương quốc Campuchia là Nghị viện lưỡng viện:
+ Thượng viện :Chủ tịch Quốc hội Sâmdech Heng Samrin (CPP) sau khi N. Ranarith (FUN) từ chức; có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 6 lần (1993, 1998, 2003,2008,2013,2018), bầu cử Quốc hội khóa 6 diễn ra vào năm 2018. Thượng viện: Chủ tịch Samdech Hun Sen (CPP),58/62 tổng số phiếu bầu; nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện có 62 ghế, trong đó 02 ghế do Vua bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ định. Thượng viện nhiệm kỳ I thành lập tháng 3/1999 không qua bầu cử, các đảng có chân trong Quốc hội bổ nhiệm thành viên theo tỉ lệ số ghế có trong Quốc hội.
+ Quốc hội : Nhiệm kỳ 6 ( 2018 - 2023 ) gồm 125 đại biểu, bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu và do Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin làm Chủ tịch .-Tư Pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương. Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có 3 Đảng lớn là:
Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang cầm quyền.
Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) là đảng đối lập chính.
Sau 3 Đảng trên còn khoảng 58 đảng phái khác.
2.3.3: Ưu nhược điểm hình thức chính thể Quân Chủ Lập Hiến ở Vương Quốc CamPuChia
- Ưu Điểm: Chế độ quân chủ vẫn có vai trò vô cùng cần thiết.
+ Chế độ quân chủ ngăn chặn sự ra đời của các hình thức chính phủ cực đoan trong nước bằng cách điều chỉnh bộ khung của chính phủ.
+ Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị buộc phải làm thủ tướng hoặc bộ trưởng dưới quyền người cai trị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_song_va_lam_viec_theo_quy_dinh_cua_phap_luat.doc