Đề tài Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn và Giải pháp

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương 1 Lý thuyết thị trường lao động 2

1. Lý thuyết vi mô về thị trường lao động trong ngành ngân hàng 2

1.1. Cầu lao động 2

1.2. Cung lao động 4

1.3. Cân bằng thị trường lao động 6

2. Lý thuyết vi mô về thị trường lao động trong ngành ngân hàng

theo quan điểm lao động là hàng hóa 7

Chương 2 Những vấn đề trong khả năng đáp ứng yêu cầu công việc ngân

hàng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường 10

1. Thiếu hụt về số lượng 10

2. Sự bất cân xứng trong đánh giá khả năng của sinh viên mới ra

trường 12

Chương 3 Các nguyên nhân dẫn đến sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển

dụng của ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên 22

1.Nguyên nhân từ phía Nhà trường – bên cung trên thị trường22

1.1. Về phương thức đào tạo22

1.2. Về chương trình đào tạo và các môn học24

1.3. Về tài liệu giảng dạy29

1.4. Về giảng viên31

1.5. Về đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả của nhà

trường33

2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng – bên cầu34

2.1. Không cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu của ngành35

2.2. Chưa tạo điều kiện thích đáng cho các chương trình hỗ trợ đào tạo,

liên kết đào tạo với các trường đại học37

3. Nguyên nhân đặc biệt từ chủ quan sinh viên – sản phẩm trên

thị trường42

3.1. Không có định hướng nghề nghiệp42

3.2. Thái độ thụ động, trong nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và rèn luyện46

3.3. Đánh giá quá cao vể bản thân và thiếu thái độ cầu thị 52

Chương 4 Một số đề xuất giải pháp nhằm rút ngăn khoảng cách chênh

lệch giữa cung và cầu nhân lực ngành ngân hàng 57

1. Giải pháp vĩ mô57

Các tổ chức tham gia

Cơ chế phối hợp

2. Giải pháp cho việc gia tăng số lượng và đảm bảo chất lượng

giảng viên61

2.1. Phát triển về mặt nghiệp vụ chuyên môn61

2.2. Phát triển về cách thức giảng dạy63

2.3. Phát triển về cách thức tổ chức64

3. Liên kết, hỗ trợ thông tin và đào tạo giữa ngân hàng và các cơ sở đào tạo67

3.1. Nhân viên ngân hàng có thể tham gia trợ giảng tại các cơ sở đào tạo68

3.2. Giảng viên tại các cơ sở đào tạo có thể tham gia họp tổng kết tình

huống, kinh nghiệm với ngân hàng70

3.3. Các ngân hàng tạo điều kiện để sinh viên thực tập hiệu quả hơn71

3.4. Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo giữa trường đại học và ngân hàng73

4. Giải pháp về tài liệu đào tạo74

5. Giải pháp cho việc phát triển các kĩ năng và tính cách cần

thiết, giải quyết các bất cập còn tồn tại ở sinh viên76

5.1. Tạo điều kiện cho sinh viên phát triển kĩ năng mềm và tiếp cận thực tế76

5.2. Hình thành cho sinh viên thói quen chủ động tiếp cận thông tin.78

5.3. Gia tăng sự hứng thú và gắn bó với ngành học của sinh viên81

Kết luận 84

Phụ lục iii

Danh mục tài liệu tham khảo i

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại học, do đó, phụ thuộc vào các yếu tố không gắn với nhu cầu thị trường: Ví dụ như, số lượng sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng hoặc ngành kinh tế khác có thể làm việc trong ngành ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của trường; nội dung đào tạo, từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm – sinh viên phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm, thế mạnh của từng trường… Một số ngân hàng cũng đã tỏ ra quan tâm hơn đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực cho mình thông qua các chương trình trao học bổng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên học tập tốt hơn. Nhiều ngân hàng trao học bổng kèm điều kiện sinh viên đó khi ra trường sẽ phải làm việc cho ngân hàng đó. Tuy nhiên, một thực tế khác cho thấy mặc dù đã chắc chắn rằng sinh viên được nhận học bổng sẽ là nhân viên tương lai của mình song các ngân hàng vẫn từ chối việc cho các sinh viên đó được thực tập thực sự, làm quen và bắt tay vào làm việc như một nhân viên thực thụ trong hệ thống của mình khi sinh viên đó vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tóm lại, hầu hết các ngân hàng – trong vai trò là cầu lao động của thị trường - chưa có những hoạt động tích cực, chủ động để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về các yêu cầu tuyển dụng của mình. Điều đó khiến cho các cơ quan đào tạo không tiếp xúc trực tiếp không hiểu, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường học chương trình lý thuyết cũng không được thực hành thực tế thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm. Chính lý do trên đã gây ra sự chênh lệch giữa các yêu cầu của ngân hàng và khả năng đáp ứng thực tế của sinh viên. 2.2. Chưa tạo điều kiện thích đáng cho các chương trình hỗ trợ đào tạo, liên kết đào tạo với các trường đại học Không chỉ riêng ngành ngân hàng, có thể nói hầu hết tất cả các ngành nghề trong xã hội, từ kinh tế đến kĩ thuật, ngoại ngữ, việc đào tạo rèn luyện học sinh sinh viên dường như được xem là công việc riêng của ngành giáo dục đào tạo. Có thể 40 nói hiện nay, chương trình đào tạo tại các trường đại học tài chính ngân hàng chậm đổi mới theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong xã hội. Chương trình học tại các trường đại học giờ đây đã trở nên lạc hậu, quá lý thuyết và đã không còn phù hợp với những yêu cầu của ngân hàng hiện tại. Đó là những yếu kém có thể thấy rất rõ ràng đã tiềm ẩn lâu nay trong hệ thống đào tạo. Đồng thời, đứng trên góc độ cầu mà xét, học sinh sinh viên chính là các đầu vào đóng vai trò quyết định đối với bất kì một ngành nghề, một tổ chức nào. Thế nhưng việc tham gia hỗ trợ của các tổ chức, ngành nghề vào việc đào tạo giáo dục rất hạn chế, thậm chí không hề có. Đặc biệt, với những ngành có đặc thù đòi hỏi thực hành thực tế cao với việc tham gia vào một quy trình, một hệ thống liền mạch như ngân hàng, hỗ trợ liên kết đào tạo về khía cạnh thực hành là một phần tất yếu rất cần thiết để đảm bảo chất lượng đầu vào – sinh viên: Sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức được nghe giảng trên trường lớp mà còn hiểu được cách thức áp dụng các kiến thức đó vào thực tế làm việc cũng như hoàn toàn có thể bắt tay ngay vào quy trình làm việc. Vậy nhưng ở ngành ngân hàng, việc xây dựng các mô hình liên kết, hỗ trợ giảng dạy, đào tạo với trường đại học có vẻ như vẫn là một công việc xa vời, không có tính khả thi. Thứ nhất các ngân hàng chưa có kế hoạch phối hợp với các trường đại học cải thiện chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế của ngân hàng. Chương trình đào tạo tới nay đã quá lạc hậu, không cập nhật thường xuyên; ngoài ra còn có quá nhiều môn không cần thiết, nên đã xảy ra tình trạng sinh viên ra trường sau bốn hoặc năm năm học đại học nhưng kiến thức chỉ là lý thuyết, kém các kỹ năng cần thiết cho một nhân viên ngân hàng. Cũng vì thế, các ngân hàng thường có những khóa học ngắn hạn đào tạo cho nhân viên mới của mình vì họ- những sinh viên mới ra trường không có kiến thức thực tế và kinh nghiệm để làm việc thực sự. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian về tiền bạc đối với ngân hàng mà còn làm tăng chi phí đào tạo, bao gồm cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội, đối với cả trường đại học và bản thân sinh viên khi thời gian đào tạo thực tế để một 41 sinh viên có thể thật sự làm việc không dừng lại ở con số bốn hay năm năm học ở bậc đại học. Một thực tế hiện nay cho thấy chương trình đào tạo ở các trường đại học thường không bám sát thực tiễn, các sinh viên khi đi học bậc đại học thường chỉ được nghe giảng lý thuyết. Thêm vào đó, các trường đại học mới chỉ tập trung vào việc đào tạo kiến thức nền tảng hay các kĩ năng cứng cho sinh viên mà lơ là việc tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện các kĩ năng mềm. Trong bản điều tra mà nhóm nghiên cứu tiến hành đối với các nhân viên ngân hàng đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm và đã từng trực tiếp hướng dẫn sinh viên mới ra trường làm quen với công việc, nhóm nghiên cứu có đưa ra câu hỏi “Đâu là vấn đề lớn nhất trong quá trình đào tạo lại sinh viên mới ra trường khi vừa được tuyển dụng vào ngân hàng?”. Xin trích dẫn ra dưới đây kết quả: Bảng 6: Vấn đề lớn nhất trong quá trình đào tạo lại sinh viên mới ra trƣờng Vần đề Số phiếu trả lời Tỉ lệ % Chương trình đào tạo thiếu thực tiễn 60 76.9% Thiếu rèn luyện kĩ năng mềm 43 55.1% Tiếng anh và tin học hạn chế 13 16.7% Khả năng liên hệ thực tế kém 47 60.3% Ý thức không tốt 27 34.6% Tổng cộng 78 Từ bảng trên có thể thấy, đại bộ phận nhân viên ngân hàng (60 trên tổng số 78 phiếu trả lời) nhận định rằng vấn đề lớn nhất, gây khó khăn và tốn kém nhiều nhất đối với ngân hàng khi tuyển dụng sinh viên khối ngành kinh tế vừa mới tốt nghiệp chính là sự chênh lệch giữa chương trình đào tạo mang nặng lý thuyết và 42 thực tiễn. Từ đó dẫn đến tình trạng sinh viên hầu như không có khả năng liên hệ thực tiễn, các kiến thức học được ở trường chỉ là “kiến thức suông” không biết áp dụng vào làm việc trong tình huống cụ thể (nhận định của 60.3% nhân viên ngân hàng được hỏi). Một bất cập khác nữa gây ra tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động cho ngành ngân hàng chính là ở chỗ: Tài liệu đào tạo cho nguồn nhân lực đó. Hiện tại, sinh viên khối ngành kinh tế khi học các môn liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng sẽ được giảng dạy theo giáo trình của riêng từng trường, thậm chí từng khoa khác nhau trong từng trường. Các giáo trình này cung cấp được kiến thức cơ bản cho sinh viên nhưng không phải là đủ để sinh viên có thể hình dung được toàn bộ quy trình làm việc của một nghiệp vụ cụ thể trong ngành ngân hàng. Ví dụ như sinh viên thường không có cơ hội tiếp cận được một bộ chứng từ đầy đủ cho quá trình mở L/C cho đến khi thanh toán L/C. Trong khi đó, các tài liệu này ở các ngân hàng luôn luôn có sẵn. Tuy nhiên, với một số lí do như tài liệu mật, đảm bảo bí mật cho khách hàng…mà các ngân hàng từ chối đưa các tài liệu này ra bên ngoài, ngay cả khi đó là cung cấp cho các trường đại học để phục vụ công tác đào tạo ra các sản phẩm đầu vào tương lai cho chính các ngân hàng đó. Thứ hai, việc liên kết, phối hợp đào tạo giữa ngân hàng và các đơn vị đào tạo không chỉ nằm ở khung chương trình học thống nhất và hợp lý mà còn ở các hoạt động cho sinh viên tiếp xúc với thực tế để tích lũy kinh nghiệm, đồng thời bắt nhịp với công việc nhanh hơn khi làm việc thực tế. Điều đó thể hiện qua các liên kết thực tập, kiến tập cho sinh viên tại các ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng có cho phép sinh viên các trường khối kinh tế kiến tập, thực tập tại các chi nhánh của ngân hàng hoặc thậm chí một số ngân hàng còn cho sinh viên thực tập trong các phòng ban của Hội sở. Tuy nhiên, những mô hình thực tập, kiến tập như vậy chỉ mang tính hình thức, đặc biệt đối với ngành ngân hàng khi mà một sai sót nhỏ sẽ có thể 43 dẫn đến hậu quả rất lớn. Vì rất nhiều lý do tương tự như vậy mà sinh viên thực tập không có cơ hội làm việc thực tế, áp dụng những gì đã học trên ghế nhà trường vào công việc trong quá trình kiến tâp, thực tập. Rất nhiều sinh viên phản ánh rằng trong quá trình thực tập ở các ngân hàng họ không được làm gì ngoài việc đọc tài liệu, không được tiếp xúc thực tế, không được áp dụng những gì đã học. Thậm chí ngay cả các tài liệu mà sinh viên được tiếp xúc cũng bị hạn chế. Thông thường sinh viên chỉ được đọc các báo cáo thường niên trong khi các bộ chứng từ thanh toán hay quy trình nghiệp vụ được coi là tài liệu lưu hành nội bộ nên không thể cho sinh viên tìm hiểu. Như vậy rõ ràng chuyện sinh viên đi thực tập là thật, nhưng lượng kiến thức thu được lại không nhiều. Tương tự như việc cho sinh viên tham gia vào hệ thống hoạt động của ngân hàng thông qua các khóa kiến tập, thực tập, xây dựng và triển khi một mô hình ngân hàng ngay trong trường đại học cũng có thể giúp ích trong việc nâng cao khả năng thực hành của sinh viên. Các mô hình như thế này ở mức độ đơn giản hơn đã được áp dụng tại các trường phổ thông ở Hoa Kì ngay từ những năm 1960 trong khi ở Việt Nam hiện nay, nó vẫn còn là một khái niệm rất xa lạ đối với các trường đại học, thậm chí tại chính các trường đại học chuyên đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng. Chưa có một ngân hàng nào đứng ra kết hợp cùng với ngành giáo dục xây dựng một ngân hàng thực sự, hoặc một ngân hàng mô hình – ngân hàng ảo trong trường đại học để các sinh viên thực hành các công việc của một nhân viên ngân hàng thật sự. Tóm lại, sự bất cân xứng giữa yêu cầu của ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên cũng do một phần nguyên nhân từ phía ngân hàng. Ngân hàng-đơn vị cầu lao động chưa thực sự chủ động trong công tác cung cấp thông tin tuyển dụng, thu hút nhân tài và liên kết với các trường đại học và các đơn vị đào tạo thay đổi để có một chương trình học phù hợp và thực tế hơn, việc thực tập thực tiễn hơn, và có 44 mô hình ngân hàng tại các trường đại học giúp sinh viên đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cốt lõi của ngân hàng. 3. Nguyên nhân đặc biệt từ chủ quan sinh viên – sản phẩm trên thị trƣờng Khi dựa trên lý thuyết cung cầu lao động trên thị trường để tiếp cận vấn đề này, chúng tôi xem xét trên góc độ rằng sinh viên – sau thời gian học tập ở trường đại học với một vốn kiến thức và kĩ năng nhất định – chính là bên cung (supplier) cho thị trường và các ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng sinh viên mới ra trường vào làm việc là cầu trên thị trường (demand). Đồng thời ở một khía cạnh khác, cũng có thể nói rằng sinh viên chính là sản phẩm đầu ra (output) của một quá trình sản xuất mà trong đó bên cung, người sản xuất là các trường đại học và bên cầu chính là các ngân hàng. Bên cạnh các đặc điểm khác tương đồng với một sản phẩm đầu ra thông thường trên thị trường, sản phẩm – sinh viên bản thân nó đã mang tính chủ quan và ở chừng mực nào đó có khả năng tự mình tác động đến chất lượng của chính mình. Chính trong quá trình tự tác động đó đã chứa đựng những bất cập dẫn đến tình trạng sản phẩm đầu ra có chất lượng hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. 3.1. Không có định hướng nghề nghiệp Bản thân các học sinh khối phổ thông trung học (PTTH) khi thi đại học nắm trong tay quyền quyết định sẽ thi trường nào, chọn ngành nào – hay nói trên góc độ mà nhóm nghiên cứu đang xem xét, tức là có quyền lựa chọn họ sẽ trở thành đầu vào (input) cho quá trình sản xuất nào. Như vậy, các học sinh PTTH – trong vai trò là đầu vào đặc biệt để tạo ra một đầu ra đặc biệt – phải nắm rõ được năng lực của mình (chất lượng đầu vào) cũng như quá trình sản xuất kia và những yêu cầu của thi trường đối với đầu ra. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là một số lượng không nhỏ học sinh chọn ngành học đại học hoàn toàn không xem xét đến năng lực của bản thân và các đòi hỏi của ngành học. 45 Nhóm nghiên cứu xin trích dẫn ra đây kết quả của một công trình nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến quá trình làm việc và định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên do một nhóm giảng viên của trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐUQG Tp.HCM) tiến hành. Đề tài nghiên cứu trên đã được tiến hành trên cơ sở điều tra 1787 sinh viên thuộc một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 7: Động cơ chọn nghề - chọn trƣờng của sinh viên Lí do Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Phù hợp với sở thích 3.81 0.99 1 Phù hợp với năng lực 3.69 1.01 2 Do có thông tin đầy đủ về ngành đó 3.04 1.12 3 Theo lời khuyên của bố mẹ 2.45 1.09 4 Ngành đó đang được ưa chuộng 2.45 1.12 5 Theo ý kiến của bạn bè 1.96 0.91 6 Do điểm thi thấp, không vào được các ngành khác 1.92 1.05 7 Do điểm tuyển thấp, khả năng đỗ cao 1.90 1.19 8 Theo truyền thống gia đình 0.95 0.95 9 Nguồn: Nghiên cứu “Một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và đinh hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên” – Nhóm giảng viên ĐHQG Tp.HCM (2002) Kết quả điểu tra cho thấy động lực chủ yếu quyết định việc chọn ngành – chọn trường của các sinh viên là: Phù hợp với sở thích (thứ bậc quan trọng số 1), Phù hợp với năng lực (thứ bậc quan trọng số 2) và Có thông tin đầy đủ về ngành đó (thứ bậc quan trọng số 3). Đồng thời có 88% sinh viên cho biết quyết định chọn thi trường đại học họ đang theo học xuất phát là mong muốn và sở thích. Như vậy có 46 thể nói một số lượng lớn sinh viên theo học đại học mà không có bất kì một định hướng nào cụ thể. Tình trạng không có định hướng nghề nghiệp ở đại bộ phận sinh viên ngay từ khi còn học trung học phổ thông và trong thời kì theo học đại học đã gây ra một số vấn đề lớn. Một là, trong quá trình học, sinh viên không có đủ sự đam mê, kiên trì và quyêt tâm theo đuổi lựa chọn của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng sinh viên thụ động trong học tập, coi học tập ở đại học là nghĩa vụ và không có ý thức rèn luyện bản thân, tự xây dựng cho mình tác phong làm việc cho công việc tương lai. Hai là, việc lựa chọn ngành nghê không có định hướng chi tiết khiến một bộ phận sinh viên không thể tiếp tục theo học do ngành học không phù hợp với năng lực, không đúng với sở trường. Khi tiếp tục nghiên cứu mức độ gắn bó với trường đại học, ngành học và nghề nghiệp, kết quả điều tra của nhóm giảng viên trường ĐHQG Tp.HCM đã cho thấy các số liệu như sau: Bảng 8: Tình cảm gắn bó với nghề nghiệp Số SV Tỉ lệ phần trăm Gắn bó 981 54.9 Do dự 352 19.7 Không muốn gắn bó 442 14.8 Bỏ trống 11 0.6 Tổng cộng 1787 100 Nguồn: Nghiên cứu “Một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và đinh hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên” – Nhóm giảng viên ĐHQG Tp.HCM (2002) Như đã trình bày ở trên, có 88% sinh viên chọn các trường họ đang theo học với lí do là sở thích và mong muốn, nhưng trong quá trình học có đến 794 sinh viên 47 (chiếm 34,5%) dứt khoát muốn bỏ ngành hoặc dao động. Trong đó, tỉ lệ sinh viên muốn bỏ học ở các năm có sự chênh lệch như sau: Bảng 9: Tình hình SV các năm học không muốn gắn bó với ngành học Năm đang theo học Tổng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Gắn bó 23.7% 24.0% 24.3% 26.9% 1.2% 100% Do dự và muốn bỏ ngành 26.2% 21.2% 29.8% 22.8% - 100% Nguồn: Nghiên cứu “Một số yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động học tập và đinh hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên” – Nhóm giảng viên ĐHQG Tp.HCM (2002) Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo phía Nam năm học 2000 – 2004 về vấn đề học sinh chọn trường – khối và ngành – nghề theo cảm cảm hứng cũng chỉ ra rằng: 34% trường hợp chọn nhầm nghề, 42% trường hợp chỉ phù hợp gượng ép. Trong phiếu điều tra về “định hướng nơi làm việc sau khi ra trường của sinh viên ngoại tỉnh” (đề tài được tiến hành điều tra ở 3 trường: học viện ngân hàng, học viện bưu chính viễn thông và đại học kinh tế - ĐH quốc gia) cũng của Viện nghiên cứu này, kết quả cho thấy 50% sinh viên năm thứ 3 không có hứng thú với ngành nghề họ đang theo học. 48 Không có sự đam mê với ngành đang theo học, không nắm được bản chất, đặc thù và các yêu cầu của ngành đang theo học, năng lực cá nhân không đáp ứng được các yêu cầu đó khiến sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng, khi ra trường không thể được tuyển dụng. Nghiên cứu trên cũng cho biết nguyên nhân chính khiến 90% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái ngành là do không phù hợp với nghề. 3.2. Thái độ thụ động, trong nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và rèn luyện Hầu hết tất cả mọi sinh viên đều ý thức được rằng để có thể bắt tay vào các công việc thực tế nói chung và các công việc cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, bên cạnh việc nắm vững lý thuyết nghiệp vụ, sở hữu những hiểu biết thực tế nhất định và có khả năng liên hệ thực tế là một trong các yếu tố đóng vai trò quyết định đối với kết quả tuyển dụng của một sinh viên mới ra trường. những nét tính cách nhất định và một số kĩ năng mềm là điều vô cùng cần thiết. Điều này càng trở nên quan trọng đối với các sinh viên khối ngành kinh tế. Theo một báo cáo mà Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đưa ra, đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng hiện nay, các kĩ năng và đức tính cần thiết phải có ở một nhân viên ngân hàng bao gồm: Hiểu biết về con người, Hiểu biết về chính trị và kinh tế vĩ mô, Giao tiếp, Phân tích, Tổng hợp, Sáng tạo, Sự chăm chỉ, Sự quyết tâm, Sự nhanh nhạy và Sự cẩn thận. Và kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được từ điều tra nhận xét về sinh viên từ phía ngân hàng như sau: Bảng 10: Đánh giá của ngân hàng vềcác kĩ năng mềm và tính cách của SV Kĩ năng/Tính cách Điểm trung bình Kĩ năng/Tính cách Điểm trung bình Hiểu biết về con người 2.90 Tổng hợp 3.03 Hiểu biết về chính trị và ktế Vĩmô 2.71 Chăm chỉ 3.30 Giao tiếp 3.50 Quyết tâm 3.66 49 Sáng tạo 3.26 Nhanh nhạy 3.62 Phân tích 3.13 Cẩn thận 3.53 Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, hàng ngày có hàng loạt các vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội nảy sinh và trở thành mối quan tâm của tất cả mọi ngành nghề. Đồng thời sự biến động không ngừng của tình hình kinh tế nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng đòi hỏi các sinh viên kinh tế phải thường xuyên cập nhật thông tin cho bản thân. Hơn thế nữa, việc cập nhật thông tin chỉ là điều kiện cơ bản làm nền tảng cho sinh viên kinh tế vận dụng các lý thuyết, kiến thức khung đã học để rèn luyện kĩ năng lý giải, phân tích và tổng hợp. Thế nhưng, từ bảng đánh giá trên, có thể thấy chính những hiểu biết về con người và các kiến thức thực tế về tình hình chính trị và kinh tế vĩ mô lại là những mảng mà sinh viên nhận được sự đánh giá thấp nhất từ các ngân hàng (đạt 2.90 điểm cho phần hiểu biết về con người và 2.71 điểm cho các hiểu biết về chính trị và kinh tế vĩ mô). Bảng 11: Vấn đề lớn nhất trong quá trình đào tạo lại sinh viên mới ra trƣờng Vần đề Số phiếu trả lời Tỉ lệ % Chương trình đào tạo thiếu thực tiễn 60 76.9% Thiếu rèn luyện kĩ năng mềm 43 55.1% Tiếng anh và tin học hạn chế 13 16.7% Khả năng liên hệ thực tế kém 47 60.3% Ý thức không tốt 27 34.6% Tổng cộng 78 Trong số 78 ý kiến đánh giá nhóm nghiên cứu nhận được từ các ngân hàng, có 47 ý kiến (chiếm 60.3%) cho rằng sinh viên hiện nay quá thiếu khả năng liên hệ 50 thực tế. Cũng 60.3% này nhận xét sự thiếu hụt nghiêm trọng về kiến thức thực tế và khả năng liên hệ thực tế, phân tích tổng hợp tình hình của các sinh viên mới ra trường chính là vấn đề nổi cộm nhất, gây khó khăn lớn nhất cho các ngân hàng. Chiếm tỉ lệ lớn nhất là vấn đề Chương trình đào tạo thiếu tính thực tiễn với 60/ 78 phiếu trả lời (chiếm 76.9%). Điều này cũng đã một phần phản ánh thực trạng cho thấy ngay trong chương trình đào tạo trên nhà trường, sinh viên không có nhiều cơ hội được tiếp cận thực tế. Do đó khả năng phân tích, tổng hợp và liên hệ thực tế không có điều kiện phát triển. Đồng thời, 43 trong tổng số 78 câu trả lời của các nhân viên ngân hàng (chiếm 55.1%) chỉ ra rằng một bất cập nữa của chất lượng sinh viên chính là nằm ở việc rèn luyện, phát triển các kĩ năng mềm. Trong số đó, có không ít các kĩ năng mềm bản thân các sinh viên có thể tự rèn luyện cũng như có rất nhiều cơ hội để phát huy trong quá trình học tập ở trường. Bảng 12: Các kĩ năng mềm ở sinh viên mà ngân hàng đánh giá yếu nhất Kĩ năng mềm Đánh giá của ngân hàng Tự đánh giá của sinh viên Lãnh đạo 2.85 2.94 Hiểu biết về con người 2.80 3.12 Hiểu biết về ctrị và ktế vĩ mô 2.90 3.19 Đàm phán 2.71 3.09 Tầm nhìn 2.84 3.18 Thiết lập quan hệ 2.97 3.12 Hiện nay, chương trình đào tạo ở các trường đại học đang không ngừng được đổi mới, cố gắng bắt kịp đà phát triển của giáo dục đào tạo ở các nước tiên tiến, nhà trường và thầy cô giáo ngày càng nỗ lực hơn trong việc tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kĩ năng mềm như tham gia làm việc nhóm, tự nghiên cứu, tham gia 51 thảo luận, thuyết trình… Thời gian dành cho sinh viên tự nghiên cứu cũng đang ngày càng được gia tăng để giảm bớt áp lực học tập trên lớp. Thế nhưng, thực tế cho thấy một số lượng lớn sinh viên vẫn tiếp tục duy trì thái độ thụ động, ỷ lại, lười biếng, thiếu nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện bản thân. Dưới đây là kết quả của một nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế quốc dân về việc sử dụng thời gian rỗi của sinh viên: Bảng 13: Sinh viên sử dụng thời gian rỗi Công việc Số lƣợng Tỉ lệ % Lên thư viện đọc sách 538 17.84 La cà quán xá 297 09.86 Đi thăm bạn bè hoặc đi chơi 948 31.42 Ngủ 879 29.14 Chẳng làm gì cả 353 11.71 Tổng 3015 100.00 Đồ thị 5: Có thể thấy trong số 3015 sinh viên được điểu tra, chỉ có 17,84% sinh viên chủ yếu sử dụng thời gian rảnh rỗi để nghiên cứu sách vở và tìm hiểu thêm về thực tế, nâng cao kiến thức. 52 Cũng về vấn đề này, theo cuộc khảo sát của Vụ Văn hoá, Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành tại 30 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước thì đa số SV đều muốn đọc sách báo. 73,4% tỷ lệ SV được hỏi luôn có ý thức đọc sách báo nhưng chủ yếu là mượn và chỉ có 47,4% SV đọc tại thư viện, phòng đọc. Một phần vì diện tích phòng đọc chật hẹp, hoặc giá sách đắt đỏ khiến họ phải mượn bạn bè hoặc đọc “ké” tại các hiệu sách . Tuy nhiên, còn có tới 26,6% SV rất ít ngó ngàng đến sách chuyên ngành và không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Trong bản điều tra mà nhóm nghiên cứu tiến hành, có 104 trên tổng số 149 bạn sinh viên khối ngành kinh tế được hỏi (chiếm 69.8%) cho biết mong muốn ra trường sẽ được làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Và dưới đây là kết quả của 104 bạn sinh viên này về việc thường xuyên tìm hiểu các kiến thức tổng hợp về kinh tế cũng như các kiến thức cơ bản về hoạt động của hệ thống ngân hàng: Bảng 14: Mức độ thƣờng xuyên SV tìm hiểu về ngân hàng Mức độ tìm hiểu Số phiếu Tỉ lệ % Không bao giờ 12 11.54 Hiếm khi, chỉ khi có bài kiểm tra 36 34.62 Thỉnh thoảng, khi thầy cô giáo yêu cầu 42 40.38 Tương đối thường xuyên 10 9.62 Thường xuyên, hầu như thành thói quen 4 3.84 Tổng số 104 100 Mặc dù 104 sinh viên này cho biết họ có mong muốn được làm việc trong lĩnh vực ngân hàng sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, 86.54% số sinh viên này không có ý thức tự giác tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân về ngành nghề họ dự định sẽ làm việc. Việc tìm hiểu kiến thức thực tế đối với các sinh viên này nói riêng và đại bộ phận sinh viên nói chung đều mang tính thụ động, chỉ thực hiện khi bị bắt buộc (có bài kiểm tra hay thầy cô yêu cầu). Đặc biệt có đến 12 trên tổng số 104 sinh viên mặc dù mong muốn làm việc trong ngân hàng nhưng lại chưa bao giờ tìm 53 hiểu về hoạt động ngân hàng nói riêng và kiến thức kinh tế có liên quan nói chung. Từ số liệu trên có thể đi đến kết luận: Các sinh viên khối ngành kinh tế còn quá thờ ơ và thiếu chủ động trong việc tiếp cận những kiến thức kinh tế mà lẽ ra họ phải cập nhật hàng ngày để bổ sung thêm cho những kiến thức đã được nghe giảng trên lớp. Trong số các biện pháp để tìm hiểu thêm kiến thức thực tế, đặc biệt là kiến thức về hoạt động của ngành ngân hàng mà nhóm nghiên cứu đưa ra, 96.2% sinh viên (100 trên tổng số 104 sinh viên được hỏi) lựa chọn Internet là nguồn tài liệu chủ yếu. Không thể phủ nhận Internet là một trong các công cụ quan trọng nhất rất hữu ích cho các sinh viên trong việc nâng cao kiến thức thực tế và trau dồi các kĩ năng mềm. Tuy nhiên, một số liệu tổng hợp khác từ Bộ Bưu chính viễn thông về tình trạng sử dụng Internet của học sinh, sinh viên do Bộ tiến hành năm 2005 lại cho thấy chỉ có 8,7% học sinh sinh viên dùng Internet vì mục đích tra cứu, học tập. Trong khi đó, các mục đích sử dụng khác lại chiếm tỉ lệ rất cao và rất đáng lo ngại: 35% sinh viên dùng Internet chỉ để chat, 45% cho các trò chơi điện tử trực tuyến và Internet dùng cho các mục đích khác (email,…) chiếm 11.3%. Cùng với những thiếu sót trong chương trình đào tạo, sự thiếu khả năng liên hệ và yếu kém vể các kĩ năng mềm chính là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSự bất cân xứng giữa nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và khả năng đáp ứng của sinh viên khối ngành kinh tế mới ra trường – Thực tiễn và Giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan