Đề tài Sự biến đổi của mô hình quan hệ giới trong gia đình ở vùng ven đô thị (Điển cứu trường hợp huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh)

Hiện nay sự thay đổi mạnh mẽ của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là một thực tế đã chứng minh “phụ nữ cũng như nam giới, họ sẽ làm được tất cả”. Không phải nam giới không cảm nhận được sự thật đó, mà vấn đề là họ đang kìm nén những cảm nhận, những suy nghĩ của bản thân chỉ vì những áp lực xã hội, chỉ vì ý muốn được làm chủ của nam giới, chỉ vì những lời ngợi khen Có thể nói, áp lực tam lý đối với người đàn ông sẽ giảm xuống khi chính phụ nữ và nam giới tự nguyện rút ngắn khoảng cách giữa quan niệm và thực tế.

Trong tạp chí Xã hội học số 4, năm 2002 có bài viết: “Vai trò của người cha trong gia đình Việt Nam” xem xét những mô hình quan niệm và hành vi vai trò của người cha đối với con cái trong sự so sánh với người mẹ, sự khác nhau trong mô hình vai trò của người cha dưới tác động của những yếu tố như: giảm tỷ lệ sinh, cơ cấu gia đình và biến đổi xã hội. Số liệu sử dụng trong bài phân tích này là các nghiên cứu về “Xã hội hóa vai trò giới ở tuổi ấu thơ” do ban nghiên cứu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ, năm 2000 tại 3 tỉnh: Sóc Trăng, Yên Bái và Huế.

 

docx143 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự biến đổi của mô hình quan hệ giới trong gia đình ở vùng ven đô thị (Điển cứu trường hợp huyện Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh hành động của Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ tại Bắc Kinh, vai trò, vị trí của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chỉ cần điểm qua một vài con số: Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) - cao nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới; số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%.   Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới. Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004.... Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ. Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động…   Khi thời kỳ mới, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, phụ nữ Việt Nam có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại, nhưng đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vượt qua. Qua báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới: Đưa vấn đề giới vào phát triển – thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói (năm 2001), tác giả đã đưa ra và vận dụng hợp lý vào tình hình thực tế của Việt Nam, trong đó:     - Cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XII là 33,1%...); cần phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hội đồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quản lý nhà nước. Cung cấp các dịch vụ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dành cho phụ nữ, như: hệ thống trường lớp, cơ sở y tế, chương trình cho vay vốn.   - Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tham gia công việc trên thị trường,  đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp.    - Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị.  Nhà nước nên thiết lập một môi trường thể chế bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công cộng cho cả nam và  nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng) trong quá trình hoạch định chính sách. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoach định chính sách. - Triển khai giáo dục vấn đề về giới, bình đẳng giới và phát triển phổ biến trong xã hội    - Phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ, nhất là ở cơ sở. Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở cấp vĩ mô mà cón có thể vận dụng cụ thể vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở. Bài viết “Vị thế của phụ nữ trong một số vấn đề của gia đình” – tác giả Nguyễn Linh Khiếu, tạp chí Xã hội học số 4/2002 dựa trên cơ sở của dự án “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ thực hiện. Dự án được triển khai ở khu vực phía Bắc với tổng mẫu là 1497 hộ gia đình tại 5 tỉnh và thành phố đại diện là Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Giang và Yên Bái. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung vào phân tích nội dung “phụ nữ và quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình” dựa trên các số liệu thu thập từ dự án, được phân bổ theo 3 lĩnh vực lớn như sau: Đầu tiên là phụ nữ và quyền quyết định công việc sản xuất kinh doanh. Vì đất đai có hạn, ngành nghề kém phát triển nên để tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình, nam giới trong khu vực này thường phải đi tìm việc làm tại các đô thị hay những vùng mới khai thác. Do đó, ở làng quê chủ yếu còn lại phụ nữ, người già và trẻ em; trong đó người lao động chính là phụ nữ. Tuy nhiên, việc chiếm một vị trí quan trọng trong việc đóng góp công sức cho phát triển kinh tế gia đình lại chưa thể là một điều kiện cần thiết cho người phụ nữ có được quyền quyết định đối với những vấn đề liên quan trong cùng lĩnh vực. Với 79% nam giới khẳng định người quyết định chính công việc sản xuất kinh doanh của gia đình vẫn phải là người chồng, trong khi chỉ có 18,5% đồng ý với việc phụ nữ hay người vợ sẽ là người quyết định. Bên cạnh đó, cũng có sự khác biệt về quan điểm trên giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ người vợ đóng vai trò quyết định công việc sản xuất kinh doanh ở các gia đình thành phố chiếm tỉ lệ cao (40,7%) so với tỉ lệ người chồng quyết định (56,8%), sự chênh lệch cũng ngày càng lớn hơn theo xuống các khu vực đồng bằng, miền núi và trung du. Từ tỉ lệ khá cao người vợ trong các gia đình đô thị đóng vai trò quyết định trong công việc sản xuất kinh doanh cũng gợi mở cho chúng ta một số suy nghĩ về tương quan giới và những khả năng, tiềm năng của người phụ nữ Tiếp theo là quyền quyết định các khoản chi tiêu quan trọng trong gia đình. Trong gia đình có rất nhiều khoản chi tiêu khác nhau, từ những khoản nhỏ cho đến những khoản lớn. Thông thường, theo cách nghĩ truyền thống gắn chặt với công việc nội trợ từ lâu được mặc định là của người phụ nữ thì hiển nhiên, những khoản chi nhỏ thuộc về phạm vi sinh hoạt trong gia đình đều do người phụ nữ quyết định; những khoản còn lại như mua sắm đồ đạc/tài sản hay xây sửa nhà, đầu tư đều do người chồng tự quyết. Nhưng nay thì quan niệm này ít nhiều cũng đã có sự thay đổi, cụ thể là trong cuộc nghiên cứu này đã chỉ ra được: mặc dù người chồng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho các khoản chi tiêu lớn trong gia đình nhưng tỉ lệ người vợ quyết định cũng đáng kể và không có sự chênh lệch quá lớn so với người chồng. Thêm vào đó, tỉ lệ cao nhất không thuộc về người đàn ông mà thuộc về cả hai vợ chồng cùng trao đổi, bàn bạc để đưa ra một quyết định thống nhất. Đây rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng cho sự chuyển biến về quan hệ giới trong gia đình, vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao và xem trọng. Và sau cùng là quyền quyết định số con trong gia đình. Ngày nay, do tiến bộ của khoa học công nghệ nên vấn đề số lượng con trong mỗi gia đình là hoàn toàn có thể kiểm soát được. Trong xã hội truyền thống , do sức ép từ việc phải sinh con trai nên quyền quyết định sinh con gần như không thuộc về người phụ nữ mà thường thuộc về người chồng, thậm chí là thuộc về dòng họ hay cộng đồng. Nhưng nay thì quyền quyết định đó đã thuộc về các đôi vợ chồng, trong đó tỉ lệ người chồng hay người vợ là người quyết định chính không có sự cách biệt lớn. Bên cạnh đó thì quyền quyết định số con trong gia đình còn phụ thuộc vào nhiều lứa tuổi, các cặp vợ chồng cảng cao tuổi thì tỉ lệ cùng quyết định càng thấp và ngược lại; đồng thời quyền quyết định này còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ học vấn của các vợ chồng. Trình độ học vấn cao đã tác động một cách tích cực tới các cặp vợ chồng làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ về kế hoạch hóa gia đình. Từ những lý giải và phân tích trên, tác giả cũng đã đưa ra một số kết luận quan trọng. Như vậy, gia đình Việt Nam hiện nay đã có những biến đổi khá căn bản so với trước đây. Nếu như gia đình truyền thống chỉ có người chồng chăm lo, phát triển đời sống kinh tế cho gia đình nay, người vợ cũng đã có những đóng góp trực tiếp về kinh tế cùng với người chồng. Bên cạnh sự thay đổi còn mang tính chất gợi mở đó thì gia đình Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng khá lớn từ những tư tưởng truyền thống, đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của từng con người Việt Nam. Đó là dù đã có sự san sẻ trong công việc kinh tế nhưng với các công việc nội trợ thì người phụ nữ vẫn hoàn toàn độc lập thực hiện, đây vẫn được xem là “thiên chức” của người phụ nữ; sự chia sẻ và giúp đỡ từ người chồng dù có, nhưng vẫn chưa đáng kể. Trong sự biến đổi và hòa nhập vai trò hiện nay giữa nam và nữ, các số liệu thực tế cũng cho thấy người phụ nữ chưa được tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn lực phát triển, nhất là trong quản lý tài sản, đất đai,… Sự bất bình đẳng này không những không tạo cơ hội cho họ tham gia một cách tích cực hơn vào quá trình phát triển mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế gia đình nói riêng và phát triển kinh tế nông thôn nói chung. Cũng vì vậy mà vai trò, vị thế của người phụ nữ tuy đã được cải thiện rất nhiều nhưng về cơ bản vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của họ. Hay nói cách khác, những người phụ nữ - người vợ trong gia đình vẫn chưa được xã hội nói chung và người đàn ông – người chồng nói riêng nhìn nhận một cách đúng đắn. Bài viết tuy chỉ đặt trọng tâm vào một mảng nhỏ trong rất nhiều vấn đề về giới, quan hệ giới trong gia đình Việt Nam nhưng đã đưa ra được một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hiện trạng vị thế, vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay trong phạm vi tuy chưa lớn của cuộc nghiên cứu, đặc biệt là trong đời sống xã hội của các gia đình ở nông thôn. Đó chính là sự phát hiện những thay đổi, dù chỉ ở mức căn bản trong sự biến chuyển của người phụ nữ từ chỉ chuyên tâm làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình thì nay đã tham gia vào công việc kinh tế cùng với người đàn ông – người chồng hay khoảng cách chênh lệch trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của gia đình giữa chồng và vợ đã giảm đi một cách đáng kể, điều này được thể hiện khá rõ đối với các cặp vợ chồng thuộc khu vực thành phố và có trình độ học vấn cao. Ngày nay, mặc dù những vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung trong gia đình và xã hội đã được nâng lên so với trước nhưng định kiến giới vẫn còn tồn tại. Xét về thực trạng vấn đề giới ở nước ta vẫn còn những bức xúc trong gia đình và xã hội như phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu trong gia đình, vẫn còn những tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình, tình trạng bạo hành, ngược đãi phụ nữ trong gia đình vẫn còn tồn tại xảy ra ở một số nơi. Đề tài: “Áp lực xã hội đối với vai trò trụ cột của người đàn ông” của Trần Thị Minh Đức và Đỗ Hoàng cung cấp kiến thức về vai trò của nam giới, nam giới cũng là người phải chịu những tác động rất lớn từ phía xã hội với những khuôn mẫu có sẵn dành cho họ. Dù ở trong trường hợp nào, nam giới đều phải có những nổ lực lớn để theo kịp với những đòi hỏi ngày càng cao và bấp bênh của người phụ nữ và xã hội. Quan niệm phải có người chịu trách nhiệm chính trong gia đình xuất phát từ ý tưởng bảo tồn một trật tự để gia đình trở nên ổn định hơn, thống nhất hơn…có thể hoạt động một cách có trật tự trên dưới. Tuy nhiên nếu chỉ gán cho nam giới vai trò luôn luôn phải là người gánh lấy trách nhiệm này ( đặc biệt là trách nhiệm kinh tế), thì đó sẽ là một gánh nặng đối với nam giới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tác giả về “ những áp lực của một số định kiến xã hội đối với người đàn ông” , thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra bảng hỏi trên 558 người được tiến hành vào tháng 6 năm 1999 để trao đổi về vấn đề nhận thức của xã hội đối với nam giới nhất là khi họ phải chịu các áp lực của vai trò truyền thông. Kết quả thu được qua câu hỏi nghiên cứu : trong gia đình có cần người chịu trách nhiệm “trụ cột” không? cho thấy có 82,8% số người được hỏi cho rằng cần phải có một người chịu trách nhiệm chính trong gia đình, trong đó có 80,5% người được hỏi muốn đó là người đàn ông, chỉ có 16,8% cho rằng không cần người chịu trách nhiệm chính trong gia đình. Đa số ý kiến quan niệm rằng, đàn ông phải là người chịu trách nhiệm chính trong gia đình, “ vì họ là trụ cột gia đình, họ có khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, ổn thỏa nhờ vào sự nhạy bén, quyết đoán và khả năng phán đoán hơn phụ nữ ( PVS, Nam, phiếu số 237). Hay một số ý kiến cho rằng: người đàn ông phải là người chịu trách nhiệm chính trong gia đình vì họ có sức khỏe hơn, có điều kiện học hành hơn, quan hệ xã hội rộng hơn so với phụ nữ” (PVS,Nữ, phiếu số 534). Do ảnh hưởng của khuôn mẫu giới tính, khá đông nam giới tin rằng người chồng phải là người chịu trách nhiệm chính trong gia đình. Vì xã hội quan niệm người chồng là người trụ cột trong gia đình, vậy nam giới có vai trò như thế nào khi gia đình thực sự gặp khó khăn?. Kết quả điều tra cho thấy có 70,4% số người cho rằng người chồng phải là người đầu tiên đương đầu, chịu trách nhiệm trước các khó khăn của gia đình; 17,9% cho rằng người vợ sẽ là người chịu trách nhiệm và có 9% nói là cả hai người cùng phải đương đầu với khó khăn đó. Và qua các cuộc phỏng vấn sâu đa số phụ nữ cho rằng “không một người đàn ông có trách nhiệm nào mà lại để vợ phải đương đầu với khó khăn trước mình” Chính những quan niệm này đã kìm hãm và cản trở khả năng phát triển của người phụ nữ, vô tình giúp họ thoát khỏi mặc cảm trách nhiệm khi gia đình gặp khó khăn. Mặt khác, nó đặt nam giới vào vai trò của người gánh chịu trách nhiệm với những mặc cảm tội lỗi khi họ không có được những phẩm chất, năng lực, hay hoàn cảnh thuận lợi để hoàn thành trách nhiệm. Qua khảo sát các cuộc PVS thì khi nói tới trách nhiệm gia đình, hầu hết nam giới đòi hỏi ở mình sự đương đầu trước tiên với mọi khó khăn. Đối với nhiều nam giới, thà phải chịu đựng vất vả, phải “lao tâm khổ tứ” còn hơn bị coi là “ăn bám” hay “ bám váy vợ”… Chính nam giới tự đặt lên vai mình trách nhiệm, mà họ đã cảm nhận như là gánh nặng, như là nợ đời. Xét theo khía cạnh giới tính, số liệu điều tra cho thấy, nam giới hầu như không có sự thay đổi trong quan niệm về trách nhiệm của mình đối với gia đình. Bản thân nam giới tự đặt trọng trách cho mình cao hơn so với mong chờ từ phía xã hội. Trong khi đó, với người phụ nữ thì khác. Khi làm vợ, họ có những thay đổi đáng kể trong nhận thức về bản thân. Khá đông phụ nữ tự đặt cho mình trách nhiệm cao đối với gia đình và muốn chia sẻ những túng thiếu kinh tế với người chồng. Hiện nay sự thay đổi mạnh mẽ của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là một thực tế đã chứng minh “phụ nữ cũng như nam giới, họ sẽ làm được tất cả”. Không phải nam giới không cảm nhận được sự thật đó, mà vấn đề là họ đang kìm nén những cảm nhận, những suy nghĩ của bản thân chỉ vì những áp lực xã hội, chỉ vì ý muốn được làm chủ của nam giới, chỉ vì những lời ngợi khen…Có thể nói, áp lực tam lý đối với người đàn ông sẽ giảm xuống khi chính phụ nữ và nam giới tự nguyện rút ngắn khoảng cách giữa quan niệm và thực tế. Trong tạp chí Xã hội học số 4, năm 2002 có bài viết: “Vai trò của người cha trong gia đình Việt Nam” xem xét những mô hình quan niệm và hành vi vai trò của người cha đối với con cái trong sự so sánh với người mẹ, sự khác nhau trong mô hình vai trò của người cha dưới tác động của những yếu tố như: giảm tỷ lệ sinh, cơ cấu gia đình và biến đổi xã hội. Số liệu sử dụng trong bài phân tích này là các nghiên cứu về “Xã hội hóa vai trò giới ở tuổi ấu thơ” do ban nghiên cứu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ, năm 2000 tại 3 tỉnh: Sóc Trăng, Yên Bái và Huế. Đầu tiên là vai trò của người cha trong gia đình như người cung cấp nguồn sáng, kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh cho thấy: người chồng nói chung đóng góp thu nhập nhiều hơn người vợ. Phụ nữ chia sẽ quan điểm này, bất kể khả năng nghề nghiệp riêng của họ, ngay cả trong trường hợp người phụ nữ có đóng góp đáng kể trong gia đình thì họ vẫn xem người chồng là trụ cột trong gia đình. Qua cuộc khảo sát thì có 70% cho rằng chồng là người đóng góp thu nhập chính trong gia đình. Cả hai giới đều quan niệm về những vai trò chính của người đàn ông trong gia đình như là trụ cột về kinh tế. Mặc dù thành kiến giới như vậy đã dần dần thay đổi khi phụ nữ tham gia vào những nghề nghiệp mới và mức sống tăng lên, sự bám chặt vào những thành kiến giới vẫn còn mạnh mẽ và tiếp tục là những chuẩn mực. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận sự suy giảm vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình của người chồng mà còn mang lại một xu hướng mới thích hợp hơn. Sự mở rộng vai trò của người cha trong việc chăm sóc con cái về phương diện tình cảm. Sự chuyển đổi nhấn mạnh đến tham gia của người cha trong chăm sóc con cái tạo ra cơ hội cho một định nghĩa mới và mở rộng về vai trò của người cha đối với con cái. Vai trò của người cha trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Vai trò nuôi dưỡng con cái của người cha trong gia đình thay đổi do sự tham gia của phụ nữ ngày càng tăng vào lực lượng lao động xã hội khác nhau từ gia đình này đến gia đình khác do tác động của những yếu tố như: cơ cấu gia đình, độ tuổi…Qua khảo sát thì 80,5% người mẹ là người chủ yếu cho con ăn uống, tắm rửa so với người cha chỉ có 4,1%, còn lại là ông bà 9%. Người cha trong vai trò người nuôi dưỡng không được nhấn mạnh trước hết phản ánh một tâm thế chung đánh giá thấp vai trò của người cha trong các hoạt động này và mặt khác nhấn mạnh đến vai trò của người trụ cột về kinh tế. Kết quả từ nghiên cứu 3 tỉnh về vai trò của người cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái cũng khẳng định tâm thế chung rằng phụ nữ là và nên là người chăm sóc chính đối với con cái. Nếu người mẹ đang đi làm thì ông hoặc bà sẽ là người thay thế chăm sóc. Hầu hết nam giới nghĩ rằng phụ nữ là người chăm sóc tốt hơn vì khả năng tự nhiên bẩm sinh của họ. Một số phụ nữ giải thích rằng người chồng ít chăm sóc con cái là do vai trò xã hội của họ điều hành những công việc quan trọng trong gia đình như làm ăn. Những tác động của vai trò người cha đối với con cái trong gia đình. Các kết quả nghiên cứu định lượng cũng cho thấy cơ chế của quá trình xã hội hóa, sự đồng nhất trên cơ sở giới tính. Con cái xem cách dạy dỗ của người cha như một mô hình, có sự khác biệt giữa nam và nữ. Ví dụ: 19% nam giới so với 16,7% nữ giới xem người cha như một mô hình trong cách dạy dỗ con cái, trái lại chỉ có 15% nam giới so với 17,5% nữ giới coi người mẹ như một mô hình dạy dỗ con cái. Phân tích vai trò của người cha trong quan niệm và thực tế nuôi con trên cơ sở so sánh với vai trò của người mẹ cho thấy sự khác biệt trong các chuẩn mực, kỳ vọng, đối xử và những thành kiến dẫn đến sự phân cực trong vai trò của người cha và người mẹ trong gia đình. Đặc điểm này khác nhau khi xem xét trong sự tương quan với những yếu tố như sự tham gia lực lượng lao động xã hội, mức sinh đẻ và cơ cấu gia đình. Một quan niệm còn khá phổ biến cho rằng người cha là trụ cột kinh tế trong gia đình. Vai trò cung cấp nguồn sáng của người cha được đánh giá cao hơn là vai trò nuôi dưỡng, đặc biệt trong điều kiện người vợ và con cái phụ thuộc vê kinh tế và gia đình mở rộng nhiều thế hệ. Chính nhận thức này đã hạn chế sự tham gia của người cha trong các hoạt động nuôi dưỡng. Cùng với sự biến đổi của xã hội hướng đến bình đẳng giới, vai trò kinh tế của phụ nữ tăng lên thì quan niệm về vai trò người cha có sự chuyển đổi từ nguồn cung cấp sang nguồn nuôi dưỡng. Vai trò của người cha tăng lên trong việc chăm sóc con cái và những công việc nội trợ có tác động tích cực đến việc giảm căng thẳng của người mẹ do phải tham gia lực lượng lao động. Tuy nhiên sự biến đổi trong mô hình hành vi của người cha không đi cùng với sự biến đổi trong quan niệm. Chỉ khi vai trò giới trong gia đình được xác định lại, trẻ em gái sẽ thấy những mô hình vai trò giới rộng hơn và con trai sẽ có những mô hình vai trò đàn ông nhạy cảm và chăm sóc. Điều này thách thức những chuẩn mực hạn chế về đặc tính nam giới cũng như sự chuyển đổi vai trò của người cha trong gia đình. Đề tài “Tìm hiểu định kiến xã hội đối với phụ nữ” (Trường hợp Xã Mỹ Lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hoá nghiên cứu thực trạng về định kiến xã hội đối với nữ giới nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những định kiến này. Thực trạng về định kiến xã hội đối với nữ giới trong đề tài được xem xét trên ba khía cạnh: thứ nhất là nhận thức của người dân tại địa bàn nghiện cứu thể hiện định kiến với người phụ nữ; thứ hai là thái độ đánh giá thể hiện định kiến với người phụ nữ; thứ ba là xu hướng hành vi thể hiện định kiến với người phụ nữ. Khách thể nghiên cứu gồm 150 người dân tại địa bàn xã Mỹ Lộc- Huyện Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hoá, với những tiêu chí cụ thể về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn. Đề tài tiến hành nghiên cứu trên cả hai giới nam và nữ; ba nhóm tuổi (dưới 25, từ 25 đến 40, trên 40); trình độ học vấn từ cấp 1 đến cao đẳng, đại học. Phạm vi nghiên cứu của về định kiến với nữ giới thể hiện trên hai mặt sau: thứ nhất, định kiến với người phụ nữ về vị thế, vai trò của người phụ nữ trong xã hội (cụ thể khả năng thành công của họ so với nam giới khi nắm giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội); thứ hai, định kiến với phụ nữ về vai trò của người phụ nữ trong gia đình (cụ thể người quyết định, tính toán về kinh tế trong gia đình, phân công lao động đối với các hoạt động sản xuất ở hộ gia đình; người giữ vai trò trong việc thờ cúng, tham gia các công việc của họ tộc; việc thể hiện tình cảm trong quan hệ nam nữ). Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp định lượng (điều tra bảng hỏi) kết hợp với phương pháp định tính (quan sát, phân tích tư liệu sẵn có). Kết quả nghiên cứu cho thấy định kiến đối với nữ giới vẫn còn tồn tại ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh với các mức độ khác nhau. Nó gây ra không ít những trở ngai làm cản trở sự phát triển tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên, sự thay đổi nhận thức đối với vai trò giới được hỏi đã có sự chuyển biến nhất định. Những định kiến đối với phụ nữ có giảm bớt khiến cuộc sống của họ “dễ thở ” hơn, an bình hơn, tốt đẹp hơn rất nhiều. Song, tuy nhận thức có thay đổi nhưng hành vi về quan hệ giới trong gia đình vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Chẳng hạn có đến 64,5% đối tượng được hỏi phản đối quan niệm “Phụ nữ phải làm những công việc lặt vặt trong nhà còn đàn ông thì làm những công việc ngoài xã hội” nhưng trong thực tế có đến 73,5% các gia đình được hỏi cho biết công việc nhà chủ yếu do người vợ đảm trách. Đề tài cũng phần nào chỉ ra được một vài nét thực trạng định kiến xã hội đối với người phụ nữ trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Mỗi luận điểm đều có số liệu thống kê cụ thể và những dẫn chứng minh họa. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa khai thác hết giá trị của thông tin định lượng cũng như chưa giải thích vấn đề hoàn toàn thấu đáo thông qua những thông tin định tính có được. Đồng thời nghiên cứu cũng chưa kết nối các dữ liệu một cách hợp lý nhất khiến cho cách luận chứng chưa được thuyết phục còn mang tính chủ quan khá cao. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ một cách công bằng; như quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, số lần sinh, sinh con nào, KHHGĐ, chăm sóc nuôi dạy con cái… trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận; Sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của gia đình được ổn định và bền vững. “Tọa đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài- Sự biến đổi của mô hình quan hệ giới trong gia đình ở vùng ven đô thị.docx
Tài liệu liên quan