Đề tài Sự can thiệp của nhà nước TBCN đối với báo chí

MỤC LỤC

ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC ĐỀ TÀI - 1 -

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BÁO CHÍ TBCN - 5 -

1. Đôi nét về CNTB - 5 -

2. Các thời kì truyền thông chính trị - 6 -

2.1. Thời kỳ ‘0’ - 6 -

2.2. Thời kỳ 1 - 7 -

2.3. Thời kỳ 2 - 7 -

2.4. Thời kỳ 3 (đã, đang và vẫn còn tiếp diễn) - 8 -

3. Báo chí ở xã hội TBCN qua một số giai đoạn tiêu biểu - 10 -

3.1. Thế kỉ XVII và XVIII - 12 -

3.1.1. Báo chí Anh: đấu tranh giành quyền lực (1621 – 1791) - 13 -

3.1.2. Báo chí Đức bị kiểm duyệt đè nặng (1610 – 1792) - 13 -

3.1.3. Báo chí Pháp thời kì Cách Mạng và Đế Chế (1789 – 1815) - 15 -

3.2. Từ đầu XIX đến 1871 - 15 -

3.2.1. Báo chí Pháp từ 1814 đến 1870 - 16 -

3.2.2. Báo chí Anh từ 1791 đến 1870 - 16 -

3.2.3. Báo chí Đức từ 1792 đến 1871 - 17 -

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN SỰ CAN THIỆP CỦA TBCN ĐỐI VỚI BÁO CHÍ - 18 -

1. Báo chí là công cụ trong lĩnh vực chính trị - 18 -

1. Chuẩn bị ra sao? - 26 -

2.Bám trụ để săn tin và bịa đặt! - 26 -

3. Ai là người nắm quyền chế biến thông tin về Iraq - 28 -

2. Báo chí là công cụ quản lý xã hội - 32 -

3. Báo chí là công cụ tăng doanh thu cho nhà nước TBCN - 34 -

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CỦA TBCN ĐỐI VỚI BÁO CHÍ

I. NHÀ NƯỚC TBCN CAN THIỆP GIÁN TIẾP TỚI BÁO CHÍ - 37 -

1. Nhà nước TBCN xây dựng cơ quan báo chí - 37 -

2. Sự liên minh, tập trung hóa trong hoạt động truyền thông - 39 -

3. Can thiệp thông qua đạo đức báo chí - 45 -

2.1. Tự kiểm duyệt và kiểm duyệt chuyên nghiệp - 51 -

2.2. Tự do ngôn luận vẫn phải tôn trọng tôn giáo! - 52 -

II. NHÀ NƯỚC TBCN CAN THIỆP TRỰC TIẾP TỚI BÁO CHÍ - 55 -

1. Can thiệp bằng luật báo chí - 55 -

1.1. Tại Mỹ - 55 -

1.2. Tại Pháp - 57 -

1.3. T ại Singapo - 57 -

1.4. Tại Thái Lan - 58 -

1.5. Tại Anh - 58 -

2. Can thiệp bằng các hình thức ngoài luật - 59 -

CHƯƠNG IV: HỆ QUẢ CỦA SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC TBCN ĐỐI VỚI BÁO CHÍ - 61 -

1. Báo chí TBCN sụt giảm đáng kể - 61 -

2. Độc giả mất lòng tin - 62 -

1. Báo chí Việt Nam có thời kì bị kiểm duyệt - 65 -

2. Sau năm 1954, báo chí Việt Nam hoàn toàn tự do - 68 -

3. Báo chí Việt Nam hiện nay - 73 -

4. Nhìn thẳng về báo chí Việt Nam và báo chí TBCN (Mỹ làm đại diện) - 79 -

KẾT LUẬN - 84 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 85 -

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự can thiệp của nhà nước TBCN đối với báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển, nguồn thu từ quảng cáo ngày càng lớn, chiếm phần chủ yếu tổng doanh thu của các tờ báo, các đài phát thanh truyền hình, còn những tờ báo phát không, có nghĩa là các hợp đồng quảng cáo trở thành nguồn thu duy nhất. Nguồn lợi gián tiếp mà các tập đoàn báo chí, truyền thông thu được qua việc tạo ra những ảnh hưởng chính trị, làm thay đổi các chính sách của nhà nước, hình thành những điều kiện đầu tư thuận lợi, những đơn đặt hàng béo bở. Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các nhà tư bản hướng tới. Và là lý do quan trọng nhất để dẫn tới sự liên kết báo chí với giới truyền thông với công nghiệp, tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đoàn độc quyền khổng lồ. Điều ấy cũng giải thích tại sao các tập đoàn công nghiệp, tài chính khổng lồ ở mỹ và các nước phương tây luôn đóng vai trò to lớn và tích cực trong bầu cử. Các tập đoàn tư bản thông qua báo chí để quảng bá, quảng cáo, giữ gìn, đánh bóng thương hiệu của mình, dùng báo chí làm cầu nối giữa sản phẩm của mình với công chúng. Hơn nữa, báo chí lại là ngành kinh doanh ra tiền. Các tài phiệt truyền thông như Rupert Murdoch cho chúng ta thấy kinh doanh các loại hình media cho lợi nhuận khổng lồ, chủ tòa báo hoặc nhà in thường là một doanh nhân nhiều hơn là một nhà báo. Từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ ràng. Tờ Anzeiger (nghĩa là người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay ngoài thành phố muốn mua hay bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay. Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thương mại đã là một yếu tố tiên quyết của báo chí ( theo M, Emery và E, Emery, The Press and America: An Interpretive History of the Mass Media, xuất bản lần thứ 6, Nxb. Prentice-Hall, 1988, tr. 19, 20). Nhu cầu về buôn bán hàng hoá tiêu dùng, đặc biệt thông tin về những chuyến tàu chở hàng từ bên kia đại dương để lại kết quả là các tờ báo ban đầu hầu hết đều gắn với từ “người quảng cáo” (advertiser) trên vi-nhét. Vai trò của nhà báo đã thay đổi sâu sắc nếu chúng ta đồng ý với ý tưởng của Simon Canning trên tờ The Australian: “Mọi thứ có thể sẽ thay đổi và nhà báo sẽ sớm thấy công việc của họ không chỉ là phản ánh sự kiện, mà chính là phương tiện mà các nhà quảng cáo phát tán thông điệp của mình”. Thậm chí báo chí và thương mại đã luôn sát cánh kề vai, Canning cũng chỉ ra rằng quảng cáo đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận bằng cách đặt các thông điệp quảng cáo của họ cạnh tin tức. Như thế, các nhà báo đã “bị ép để cho những thông tin thương mại giống như thế trở thành tin tức”. Internet cung cấp một môi trường tuyệt vời cho ngành quảng cáo và do đó báo chí điện tử dù muốn dù không cũng bị ảnh hưởng. Một ví dụ mà Canning đưa ra là phần mềm quảng cáo gọi là IntelliTXT của công ty quảng cáo trực tuyến Vibrant Media ở Mỹ. Khi các nhà quảng cáo sử dụng hệ thống này, họ có thể biến hàng trăm từ trong bài báo có tiềm năng gây thu hút về sản phẩm của họ mà bạn đọc có thể đọc, sang dạng có kết nối đến quảng cáo. Và chỉ cần di con chuột đến vị trí từ đó, một màn hình nhỏ sẽ hiện ngay ra mời gọi người đọc nhấn chuột vào trang quảng cáo chính thức. Ứng dụng này khiến các chuyên gia báo chí Mỹ lo ngại về việc nhà báo chọn từ khi viết, bởi họ sẽ hướng tới những từ dễ được chuyến sang kết nối đến trang quảng cáo. Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12.2 tỉ USD vào năm 1975 lên 54.9 tỉ USD năm 2000. Nói cách khác, báo in đã thu nhập tăng gấp 2.5 lần từ quảng cáo ở năm 2000 so với năm 1950. (Robert G. Picard. Commercialism and newspaper quality. Tạp chí Newspaper Research Journal, Quyển 25, số 1, Mùa Đông 2004, tr. 54) Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn tới sự can thiệp của nhà nước TBCN đối với báo chí như: nguyên nhân về văn hoá, nguyên nhân về khoa học kỹ thuật… Tuy nhiên, chúng tôi chưa có điều kiện tổng hợp hết. CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH CAN THIỆP CỦA TBCN ĐỐI VỚI BÁO CHÍ I. NHÀ NƯỚC TBCN CAN THIỆP GIÁN TIẾP TỚI BÁO CHÍ Trong nhiều trường hợp, nhà nước TBCN không trực tiếp nhúng tay vào dòng chảy của báo chí mà thông qua các ông chủ tập đoàn, từ đó tạo áp lực lên các cơ quan báo chí bằng nhiều hình thức: thao túng cơ quan báo chí hoặc xây dựng các cơ quan báo chí… 1. Nhà nước TBCN xây dựng cơ quan báo chí Khi nhà nước TBCN đứng ra xây dựng hoặc mua cổ phần các cơ quan báo chí, tức các cơ quan báo chí đó thuộc về chính quyền, phục vụ cho lợi ích của chính quyền, và chịu sự giám sát chặt chẽ. VD1: Vào năm 1998, chính phủ Tony Blair của Anh Quốc đã thành lập một Bộ Phận Truyền Thông Chiến Lược (the Strategic Communications Unit), bao gồm các ký giả và nhân viên thông tin, để giúp điều hợp thông tin liên lạc cũng như để viết bài cho các vị Bộ Trưởng. Thêm vào đó, trong thời đại thế giới thay đổi nhanh chóng hàng ngày, giới chính trị ngày càng lệ thuộc vào những chuyên gia truyền thông để hoạch định chiến lược hầu ảnh hưởng lên chương trình nghị sự (của các cơ quan truyền thông chính mạch mỗi ngày) cũng như tác động và xoay chuyển (spin) giới ký giả để cho các bài tường trình trên báo, truyền thanh hay truyền hình đi theo chiều hướng thuận lợi nhất cho họ. Cũng trong thời đại này, thiếu khả năng để chủ động quản lý truyền thông sẽ làm cho đảng phái đó mất thế thượng phong, và có thể mất cả vị trí ảnh hưởng, dù trước đây có mạnh lớn cỡ nào. Nói tóm lại, truyền thông chính trị trở thành một thành tố quan yếu trong các hệ thống chính trị dân chủ hiện nay. VD2: HÃNG THÔNG TẤN AFP Charles Louis Havas đã sáng lập ra Agence Havas vào năm 1835 nhằm cung cấp thông tin cho báo chí, tạp chí định kỳ vào các tạp chí khác ở Pháp. Tuy nhiên cũng chính quyền lực về thị trường truyền thông và tin tức đã dẫn đến sự sụp đổ của Agence Havas ngay đầu thế chiến thứ hai. Khi đó, Agence Havas đã bị tước bỏ những dịch vụ phân phối truyền thông của nó và bị chính quyền Pháp tiến hành quản lý, kiểm duyệt. Nó được đổi tên thành Office Fancs d’information (French Information Office - FIO) vào 1940. Tiếp theo, hãng thông tấn mới này nhanh chóng bị thâu tóm bởi Bazis sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức. Mạng lưới phân phối trước đây của Agence Havas được sử dụng lại phục vụ cho Nazi và chính quyền Vichy. Năm 1944 việc hoạt động của hãng FIO được điều khiển bởi một nhóm cựu thành viên của Fench Resistance và FIO được đổi tên thành Agence France-Press (AFP). Những người này lấy lại quyền điều hành và nhanh chóng lấy lại được cơ cấu cũng như danh tiếng toàn cầu của Agence Havas trước đây. Tuy nhiên việc trợ vốn sâu sắc của chính quyền đã làm cho AFP không lâu sau đó chịu sự kiểm soát của chính quyền. AFP vẫn còn là một cánh tay đắc lực của chính phủ cho đến 1950. Khi đó hãng đối mặt với sự cạnh tranh mới trong nước với hãng Agece Centrade Presse hoạt động từ 1951 cũng như các hãng thông tấn quốc tế là AP, Reuters… Trong khi các hãng thông tấn khác hoạt động độc lập và có khuynh hướng về thương mại thì AFP bị giới hạn như là một hãng thông tấn chính phủ. Tuy nhiên dưới sự dẫn dắt của Jean Marin là CEO từ 1954 đến 1975, AFP bắt đầu có cải cách nhằm thay đổi trong hoạt động của nó. Năm 1957, AFP được một số tự do không những cho việc phát triển thương mại mà còn cho cả chính sách biên tập của nó. Tuy nhiên, chính quyền pháp vẫn còn giữ sự kiểm soát mạnh mẽ trong mọi hoạt động của hãng. Trong khi luật mới ban hành vào tháng 10-1957, AFP được hoạt động độc lập với những quyền dân sự, luật còn ngăn cấm hãng tích góp vốn thông qua việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư tư nhân. Trong cùng thời gian đó thì luật cũng yêu cầu hãng báo cáo ngân sách cân đối cho mỗi năm. Một gánh nặng cho hãng là phải cung cấp cho các khách hàng thiết yếu bao gồm tám nhà đại diện từ các tờ báo ngày trong nước và năm nhà đại diện của chính phủ nằm trong ban điều giám đốc của AFP. Trong khi các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều do tư nhân nắm quyền thì AFP lại được điều khiển bởi nhà nước Pháp. Tuy thế, AFP vẫn là một hãng thông tấn lớn không chỉ vì nó tồn tại lâu đời nhất mà còn bởi uy tính cung cấp sản phầm, dịch vụ có chất lượng. 2. Sự liên minh, tập trung hóa trong hoạt động truyền thông Báo chí ở các nước tư bản ngày càng có xu hướng thu hẹp diện tích sở hữu. Các tập đoàn lớn thao túng, nuốt các tập đoàn nhỏ hoặc sát nhập lại với nhau khiến cho sự phong phú về tiếng nói bị giảm thiểu. Cho dù không có sự can thiệp trực tiếp của các ông chủ tư bản đến báo chí thì sự sở hữu tập trung này cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn, bởi các tờ báo cũng một hệ thống thì không thể có quan điểm trái ngược nhau hay khác nhau được. Về cơ bản, các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản hình thành trên cơ sở cạnh tranh, tích tụ tư bản, cá lớn nuốt các bé hoặc các công ty báo chí truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua bán hay sát nhập với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cũng có thể, các quá trình diễn ra giữa các tập đoàn kinh tế công nghiệp thương mại, dịch vụ với các công ty báo chí truyền thông nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi thế xã hội trong phát triển. Trong xu hướng tích tụ và tập trung tư bản như ngày nay, các công ty báo chí truyền thông ngày càng bành trướng mạnh mẽ bằng cách mua lại, sát nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh. Với việc bỏ ra hàng tỷ đôla, các ông chủ này đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền thông địa chúng, tạo ra quy mô hoạt động, sức mạnh ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, phạm vi khu vực. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007 trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sát nhập mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông với tổng giá trị lến đến 93,8 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google với Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sát nhập giữa Yahoo với Right Media trị giá 680 triệu USD. Có thể thấy báo chí ngày nay phát triển theo 2 xu hướng sau: Xu hướng thứ nhất là phát triển theo chiều dọc. Đó là sự phát triển nhằm đảm bảo sự bao quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sản phẩm truyền thông (lập chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối), hoặc sự bành trướng, liên kết trong nội bộ các loại hình báo chí truyền thông nhằm tăng cường ưu thế, sức mạnh trong cạnh tranh. Ví dụ như báo chí chỉ tập trung vào phát triển tất cả các công đoạn của 3 loại hình dịch vụ chính của mình là phát thanh, truyền hình và trang web trên khắp toàn cầu. Ở Mỹ, có thể nói Gannett là tập đoàn báo chí truyền thông có số lượng đầu báo lớn nhất. Tập đoàn này đang sở hữu 90 tờ nhật báo (trong đó có USA Today - một trong 2 tờ có quy mô toàn quốc và Wall street Jourmal - tờ báo hàng đầu về tài chính, kinh tế ở mỹ), 36 tờ báo định kỳ khác, kiểm soát 10 đài truyền hình, 16 dài phát thanh và một công ty quảng cáo lớn nhất nước Mỹ. Hãng Turmer Broadcastinh System do Robert Edward Turner sáng lập năm 1963 lại thành công và nổi tiếng chủ yếu do sự nổi tiếng và phát đạt của kênh truyền hình CNN. Được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/6/1960 đến nay CNN đã phủ sóng toàn cầu thông qua vệ tinh, cung cấp dịch vụ tin tức truyền hình cho hơn 55 triệu gia đình ở Mỹ và hàng tỷ dân của 92 nước trên thế giới. Năm 1995, CNN đã sát nhập vào tập đoàn Time Warner - một đế chế truyền thông có tài sản trị giá 18 tỷ USD. Xu hướng thứ hai là liên kết và bành trướng theo hàng ngang, đầu tư vào những ngành khác như tạo sự liên kết những ngành báo chí truyền thông, công nghiệp, tài chính, dịch vụ rất xa nhau để hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế rủi ro, tăng cường sức mạnh. Theo xu hướng đó, năm 1986, công ty General Electric đã mua mạng truyền hình mỹ NBC, công ty viễn thông khổng lồ mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình cáp TCI, rồi đến năm 2004 thôn tính tiếp mạng Mediaone. Từ năm 1999, tập đoàn Viacom đã thôn tính công ty điện ảnh Pamount và hãng truyền hình CBS. Năm 2000, tập đoàn AOL tuyên bố hợp nhất với Time Warner. Còn Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản pháp đã hợp nhất với Seagram, hay việc Rupert Murdoch đã len chân vào ngành truyền hình phải trả tiền theo yêu cầu tại Italia, Đức và đang chuẩn bị thực hiện đồng sáp nhập với tập đoàn Newscorp có trị giá vài tỷ USD. Một nghiên cứu của giáo sư Piter Philips, trường đại học Sonoma cho thấy 118 người là thành viên hội đồng quản trị của 10 tập đoàn báo chí lớn nhất nước Mỹ đồng thời có mặt ở hội đồng quản trị của 288 tập đoàn kinh tế khác, trong khi các tập đoàn Tribune, New York Times và Gannettt đều có thành viên ở hội đồng quản trị của tập đoàn Pepsi, thì Cocacola và J.P.Morgan lại có đại diện ở ghế hội đồng quản trị của cả NBC và Washington Post. Thực tế này cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các tập đoàn báo chí với các tập đoàn kinh tế. Cả hai xu hướng phát triển theo chiều dọc và liên kết, bành trướng theo chiều ngang của các tập đoàn báo chí đều dẫn tới một kết cục chung là tình trạng tập trung, độc quyền ngày càng gia tăng. Nếu như vào năm 1892, chuỗi mắt xích đầu tiên ở Mỹ với sự góp nhặt của 5 tờ báo, thì ngày nay 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng của nước Mỹ, theo một nghiên cứu của tờ The Washington Post, trong những năm tới, chắc chắn toàn bộ báo chí Mỹ sẽ tập trung trong 12 tập đoàn lớn, ở các nước châu âu, tình trạng này cũng diễn ra tương tự, nhiều tờ báo lớn nhỏ hoặc là đóng cửa, hoặc là trở thành bộ phận của các công ty lớn, nhiều tờ báo nổi tiếng cũng không thể tồn tại độc lập mà đã phải bán lại cho các tập đoàn xuyên quốc gia. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận do BBC tiến hành cho thấy rằng có sự lo ngại tại một số quốc gia về sự tập trung sở hữu báo chí tư nhân trong tay của một số ít các công ty lớn. Tại Brazil, Mexico, Mỹ và Anh, hơn 70% số người được hỏi đã đồng ý với quan điểm là sự tập trung sở hữu là một vấn đề đáng lo ngại bởi vì những quan điểm chính trị của những người sở hữu sẽ được lồng vào các tin tức. Những người được hỏi tại Đức đánh giá rất thấp các hãng báo chí tư nhân với chỉ 18% số người được hỏi cho rằng các hãng này đưa tin chính xác. Nhưng tỷ lệ này đối với các hãng báo chí của nhà nước thậm chí còn thấp hơn. Chỉ tại Ai Cập, Đức, Nga và Singapore, những người được hỏi đánh giá báo chí nhà nước cao hơn so với các hãng truyền thông tư nhân. Cuộc thăm dò này do hai hãng nghiên cứu quốc tế GlobeScan và Synovate tiến hành. Một số công ty truyền thông Mỹ đang xây dựng chiến lược cổ phần hóa. Đây tưởng chừng như một giải pháp kinh tế khá hữu hiệu đối với các công ty truyền thống nhưng khi nhà đầu tư là các phe phái chính trị thì tính hiệu quả của chiến lược này còn nhiều điều phải bàn. Thực tế cho thấy, trong cơ cấu các công ty truyền thông đã tiến hành cổ phần hóa ở Mỹ, ban lãnh đạo hầu hết là thuộc một đảng phái chính trị. Chẳng hạn như ở Clear Channel, đài phát thanh lớn nhất nước Mỹ, người nắm giữ cổ phần chi phối là Mitt Romney, một ứng cử viên tranh chức tổng thống Mỹ. Điều này đã ảnh hưởng thế nào đối với hoạt động của Clear Channel? Thử đơn cử ra đây một ví dụ, đó là việc phát sóng album nhạc Magic của ca sỹ Springsteen. Đây là album bán chạy nhất nước Mỹ tháng 10/2007. Hàng triệu thính giả hồi hộp chờ nghe đài phát thanh lớn nhất nước Mỹ phát sóng những ca khúc bất hủ trong album này. Tuy nhiên, Clear Channel được lệnh từ ban lãnh đạo không phát sóng bất cứ một bài hát nào trong album Magic, đơn giản bởi vì nội dung các bài hát trong album đi ngược lại với đường lối chính trị mà ngài Mitt Romney theo đuổi. Đài phát thanh này biện hộ bằng lý do hết sức ngớ ngẩn rằng: “Vì Springsteen đã quá già”. Nhưng sự thật thì người ta vấn thấy nó phát sóng nhiều bài hát ở các album khác của Springsteen. Giờ đây Clear Channel đã trở thành cánh tay chính trị trung thành của Romney Mitt. Và dường như những mục tiêu kinh tế khi vạch ra chiến lược cổ phần hóa của công ty đã bị bỏ quên Một ví dụ khác minh chứng thêm cho ảnh hưởng tiêu cực khi cổ phần chi phối của các công ty truyền thông Mỹ được bán cho các thế lực chính trị là tin tức về một vụ không kích vào khu căn cứ của Syria hồi tháng 9/2007. Vấn đề xoay quanh tổ chức nào đã thực hiện vụ tấn công: Mỹ hay Israel? Đây thực sự là một tin tức rất quan trọng và cần phải được đăng tải để người dân được biết. Tuy vậy, một số hãng truyền thông đã lờ đi tin tức này, bởi vì ban lãnh đạo của công ty - các nhà chính trị có ảnh hưởng không muốn phanh phui sự việc khi nó không có lợi cho chính sách của họ. Ở đây, vấn đề không chỉ là sự thay đổi định hướng của công ty đã đi ngược lại với những lợi ích kinh tế mà còn là nguy cơ mai một bản chất khách quan khi đăng tải thông tin của các công ty truyền thông. Khi các thông tin về những sự kiện chính trị - xã hội diễn ra trong đời sống thường ngày không được đăng tải một cách đầy đủ và khách quan thì liệu còn ai muốn theo dõi chúng? Nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng để cổ phần chi phối rơi vào tay một số thế lực chính trị trong cuộc đua gây ảnh hưởng đối với công chúng, thì cổ phần hóa không phải là một giải pháp lâu dài. Đó là điều cần tâm niệm của các công ty truyền thông truyền thống đang muốn tái cơ cấu và hiện đại hóa trước sức cạnh tranh khốc liệt của truyền thông trực tuyến. VD: ẢNH HƯỞNG TỪ ÔNG CHỦ TẬP ĐOÀN MURDOCH Hiện nay, Murdoch đang sở hữu kênh truyền hình Fox, American Idol và kênh phim truyện giải trí The 20th Century Fox; Myspace - một mạng cộng đồng phổ biến nhất trên thế giới. Ngoài ra, Murdoch cũng chính là chủ sở hữu của những tờ báo lớn nhất nước Anh như The Sun, The Times và The Sunday. BSkyB của nước Anh, một vài trung tâm xử lý vệ tinh ở Châu Âu, tờ nhật báo hàng đầu tại Australia, nhà xuất bản HarperCollins đều là những “thành viên” trong “đại gia đình truyền thông” News Corp của Murdoch. Tại Châu Á, Murdoch có Star TV, kênh truyền hình vệ tinh hàng năm mang lại cho News Corp hơn 30 tỉ đô la Mỹ. Sơ đồ “đế chế truyền thông” của Murdoch trên toàn thế giới (Điểm màu trắng) Chỉ cần nhìn vào danh mục tài sản truyền thông mà Murdoch sở hữu tại nước Anh là người ta đã có thể hình dung về những ảnh hưởng của Murdoch trong lĩnh vực chính trị và kinh doanh. Murdoch là ông chủ có tư tưởng thân chính phủ. Murdoch có một đường dây nóng với cựu thủ tướng Tony Blair. Trong những thời điểm “nhạy cảm” như bầu cử, đường dây này hoạt động không hề ít (theo nguồn tin tự do của tờ Independent). Ví dụ như trong vòng 9 ngày trước khi cuộc chiến giữa Mỹ và Iraq nổ ra, đường dây này đã 3 lần kết nối Murdoch với Tony Blair! Trường hợp thứ 2, khi chiến tranh Mỹ - Iraq nổ ra, tờ The Sun của Murdoch đã làm một cuộc điều tra về lí do không tham chiến của Tổng thống Jacques Chirac. Đây như một cách “chọc ngoáy” cay nghiệt vào phe phái những người Mỹ ủng hộ chiến tranh Iraq. Bởi rất có thể, sự thực về cuộc chiến nếu được “phanh phui trần trụi” thì hậu quả khó mà tưởng tượng được. Và rất nhiều vụ chế biến thông tin từ cuộc chiến tranh Iraq nhằm mục đích có lợi cho chính phủ Mỹ cũng đã đồng loạt diễn ra trên các tờ báo dưới quyền của Murdoch. Sự kiện nóng bỏng nhất, đang được quan tâm nhất chính là cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa Hillary Clinton và Barack Obama. Đảng Dân Chủ lo ngại, điều gì sẽ xảy ra nếu Murdoch công khai ủng hộ ứng cử viên nào là người có đủ kinh nghiệm và năng lực để trở thành Tổng thống? Từ sự chi phối về quyền lực trong chính trị, người ta tất yếu có nỗi lo lắng tương tự về sự chi phối của Murdoch trong lĩnh vực kinh doanh. Cứ tưởng tượng, trong một thành phố lớn của nước Mỹ, không ai được sở hữu đồng thời hơn 1 tờ báo và một kênh truyền hình. Nhưng với Murdoch thì khác. Việc sở hữu thêm Newsday sẽ càng củng cố vị trí “ngoại lệ” của Murdoch. Liệu còn sự cạnh tranh thông tin hay không khi tất cả báo chí đều thuộc tay một ông chủ? 3. Can thiệp thông qua đạo đức báo chí Ở phương Tây, đạo đức rất được coi trọng. Chính vì vậy, ở tất cả các nước TBCN đều có quy định về đạo đức báo chí. Những quy định này có thể do hiệp hội những người làm báo đặt ra, cũng có thể là đạo đức báo chí áp dụng riêng cho một tờ báo mà ông chủ của tờ báo đó chịu trách nhiệm. Như vậy, nhà nước TBCN cũng gián tiếp can thiệp tới báo chí thông qua những quy định về đạo đức báo chí này. Trong bất kì cuốn sách báo chí nào của các nước TBCN, không bao giờ thiếu một chương rất quan trọng, đó là Đạo đức báo chí. Vấn đề đạo đức báo chí ở các nước TBCN lại phụ thuộc vào nền tảng văn hóa và quan điểm của văn minh phương Tây. Chính quyền không thể xử lý báo chí vi phạm đạo đức báo chí nhưng sẽ lên án, phê bình và cảnh báo nó. Và những áp lực về đạo đức báo chí không khác gì những bản án xử phạt của Luật pháp. VD: VỤ ÁN TRANH BIẾM HỌA MOHAMMAD Diễn Biến Câu Chuyện Ngày 30/9/2005: 12 bức tranh biếm hoạ mô phỏng hình ảnh Nhà tiên tri Mohamed được tờ Jyllands-Posten của Đan mạch đăng tải. Ngày 20/10: Thủ tướng Đan Mạch nhận được phàn nàn từ 11 nước song từ chối can thiệp. Ngày 10/1/2006: Tờ Magazinet của Na Uy lại đăng tải những bức tranh này. 28/1/2006: Sau một đợt tẩy chay, công ty Arla của Đan Mạch và Thuỵ Điên đã xoa dịu người Hồi giáo bằng những mẩu quảng cáo đăng trên các báo ở khu vực Trung Đông. 29/1: Ảrập Xêút kêu gọi tẩy chay thực phẩm Đan Mạch và triệu hồi phái viên từ Copenhagen về nước. Libya cũng tuyên bố sẽ đóng cửa Sứ quán nước này tại Đan Mạch. 30/1: Biên tập tờ Jyllands-Posten xin lỗi. Các tay súng bao vây văn phòng của EU tại Dải Gaza. 31/1: Đan Mạch yêu cầu công dân không nên tới Ảrập Xêút 1/2: 7 tờ báo tại châu Âu đồng loạt tái đăng các bức tranh để bày tỏ tinh thần đoàn kết với tờ Jyllands-Posten 2/2: Tờ Shihan tại Jordan tái đăng tải những bức tranh. Các tay súng Gaza tái chiếm văn phòng EU. 3/2: Nhóm biểu tình ở Indonesia vượt qua hàng rào cảnh sát, xông vào đập phá sảnh chính của Đại sứ quán Đan Mạch tại thủ đô Jakarta Nổi bật trên các bản tin của các hãng truyền thông quốc tế kể từ giữa tháng Giêng năm 2006 là thông tin xoay quanh việc một tờ báo Đan Mạch và sau đó là một số tờ báo Tây Âu đăng tải chuỗi hình biếm hoạ Đấng Tiên Tri Muhammad, trong đó có hình vẽ Đấng Tiên Tri Muhammad như một tên khủng bố.  Những cuộc tranh luận lớn trong giới phân tích về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này tập trung vào hai hướng chính: hoặc đưa ra vấn đề “quyền tự do ngôn luận” và trách nhiệm của báo chí trong việc tôn trọng các giá trị tôn giáo, đặc biệt là các giá trị tôn giáo nhạy cảm;  hoặc lên án các lực lượng Hồi giáo quá khích trong việc kích động làn sóng chống phương Tây.  Về hoàn cảnh nước Đan Mạch, chỉ có hai bài báo, tờ Le Figaro ngày 4/2/06 và tờ Libération ngày 13/2/06, cho một số chi tiết về bầu khí chính trị Một phần chuỗi hình biếm họa của xứ này. Đây là một quốc gia nhỏ (5,4 triệu dân số) cộng tác tích cực với Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq (chuyên chở khí giới, gửi quân tham chiến). Đạo Tin Lành (truyền thống Luther) là quốc giáo (Giáo sĩ ăn lương Nhà Nước, có đặc quyền về đăng ký ngày sinh, và giáo lý thuộc môn học bắt buộc). Đan Mạch không cho phép người Hồi Giáo xây Mosquées và minarets. Tờ Jyllands - Posten là tờ nhật báo phổ biến nhất, với 700 000 độc giả, đã cho in 12 bức tranh, trong đó có hình Muhammad đội khăn và quả bom có mồi lửa. Tờ Politiken, cũng là một nhật báo quan trọng, đứng ngoài cuộc và còn tố cáo đồng nghiệp đã muốn sỉ nhục người Hồi Giáo. Thủ tướng Fogh Rasmussen rất hãnh diện là chính phủ của ông đã giảm 80% số người di dân và 65% số người đoàn tụ gia đình nhờ vào chính sách khắt khe về tài chính và pháp luật. Người dân Đan Mạch rất ít giao thiệp với người Hồi Giáo và những diễn biễn vừa đây không giúp họ thay đổi thái độ. Vậy các bức tranh chỉ là mặt nổi của hiện tượng tranh đấu chính trị và tâm lý bài ngoại của người bản xứ. Thêm vào đó thủ tướng có lẽ không ý thức được tầm quan trọng của vấn đề khi lúc đầu ông không chịu nói chuyện với 12 đại sứ Hồi Giáo, với lý do là có gì bất bình với một tờ báo thì cứ kêu gọi đến các toà án, chính phủ không có chịu trách nhiệm về đường lối của báo chí. Tờ Jyllands - Posten đã xin lỗi cộng đồng Hồi Giáo, với lý do: tờ báo không thể ngờ là đã gây ra những phản ứng mãnh liệt và có nguy cơ cho người Đan Mạch như vậy: “Chúng tôi xin lỗi” - dòng chữ in trên tấm vải ở Cô-pen-ha-gen được báo chí phổ biến để diễn tả nguyện vọng của người bản xứ. Nhưng đó chỉ là chuyện của báo chí hay dân chúng. Chính phủ ở hoàn cảnh khác. Chính phủ Đan Mạch không có gì phải xin lỗi cả. Lập trường này được Toà Thánh La Mã ủng hộ. Nhưng người Hồi Giáo nhìn về tương lai. Họ muốn là Liên Hiệp Quốc cấm đoán báo chí đùa giỡn với Muhammad. Nhiều thỉnh nguyện thư được gởi tới tống thống Pháp nhằm mục đích này. Ta có thể đoán là các cuộc thương lượng của các nước Châu Âu , chứ không phải riêng nước Đan Mạch, là tìm một giải pháp nào đó, trong cái logic juridique của người phương Tây. Giới hạn của tự do Tự do là một trong những giá trị phổ quát của dân chủ, là nền tảng quan trọng bậc nhất cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789 từng đưa ra một định nghĩa kinh điển về tự do không chỉ cho phương Tây mà cho toàn nhân loại: tự do là được làm tất cả những gì không gây hại cho ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 105.doc