Chuyển hoạt động Ngõn hàng từ cơ chế bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường cú sự quản lý của Nhà nước cựng chớnh sỏch “mở cửa” và “hội nhập” của Đảng và Nhà nước đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự cú mặt của ngõn hàng liờn doanh, chi nhỏnh ngõn hàng nước ngoài tại nước ta.Trong những năm vừa qua, hoạt động của cỏc ngõn hàng liờn doanh, chi nhỏnh ngõn hàng nước ngoài đó cú những đúng gúp đỏng kể đối với nền tài chớnh tiền tệ núi riờng và nền kinh tế nước ta núi chung.Cựng với việc tạo vốn để cho cỏc doanh nghiệp, cỏc ngõn hàng liờn doanh, chi nhỏnh ngõn hàng nước ngoài đó đưa cụng nghệ ngõn hàng hiện đại vào nước ta, trang bị cho nhõn viờn trong nước những kiến thức ngõn hàng căn bản và hiện đại, giới thiệu một số loại dịch vụ ngõn hàng cũn mới đối với nước ta.Sự cú mặt của cỏc ngõn hàng liờn doanh, chi nhỏnh ngõn hàng nước ngoài đó làm cho thị trường tài chớnh-tiền tệ-ngõn hàng thờm phần sụi động và nõng cao tớnh cạnh tranh.Bờn cạnh những lợi ớch mà cỏc ngõn hàng này mang lại thỡ việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của cỏc ngõn hàng liờn doanh, chi nhỏnh ngõn hàng nước ngoài là cơ sở vững chắc cho nền tài chớnh-tiền tệ của nước ta trỏnh cỏc rủi ro và cỏc tỏc động bất lợi khi cú sự biến động bất lợi của thị trường tài chớnh tiền tệ quốc tế.Đú là mục tiờu hàng đầu trong hoạt động thanh tra, giỏm sỏt của Thanh tra Ngõn hàng.
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của tổ chức tín dụng; hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép; việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Mục đích hoạt động của Thanh tra Ngân hàng góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nội dung hoạt động của Thanh tra Ngân hàng gồm:
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, việc thực hiện các hoạt động được quy định trong giấy phép hoạt động Ngân hàng.
+ Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về tiền tệ, và hoạt động Ngân hàng;
+ Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động Ngân hàng; Tham mưu giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành Ngân hàng.
Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Ngân hàng:
+ Hoạt động của Thanh tra Ngân hàng phải tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời;
+ Hoạt động của Thanh tra Ngân hàng không chịu sự can thiệp trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng:
+ Thực hiện việc giám sát thường xuyên và tiến hàng các cuộc thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, nhằm phát hiện ngăn chặn các vi phạm; kiến nghị biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.
+ Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý: đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; đình chỉ một số hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng và của tổ chức khác có hoạt động Ngân hàng; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Xử phạt theo thẩm quyền và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính ngoài thẩm quyền trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;
+ Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tổ chức kiểm toán vào kiểm toán tổ chức tín dụng.
+ Được bảo lưu ý kiến, nếu thủ trưởng cơ quan Ngân hàng Nhà nước cùng cấp không nhất trí với kết luận của Thanh tra Ngân hàng, đồng thời phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật về thanh tra;
+ Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành Ngân hàng; tham mưu cho Thống đốc ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo, kiểm tra việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật trong ngành Ngân hàng.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức, thuộc hệ thống Thanh tra Ngân hàng;
+ Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và nghiệp vụ công tác thanh tra trong ngành Ngân hàng;
+ Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Pháp lệnh Thanh tra và các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Ngân hàng
- Tổ chức của Thanh tra Ngân hàng: Thanh tra Ngân hàng được tổ chức thành một hệ thống gồm:
+ Thanh tra Ngân hàng tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước,
+ Thanh tra Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Hiện nay, toàn hệ thống Thanh tra Ngân hàng có 759 cán bộ thanh tra, trong đó:
- Thanh tra Ngân hàng Trung ương: 104 cán bộ, được tổ chức thành 9 phòng, trong đó có 5 phòng thanh tra tại chỗ các tổ chức tín dụng.
- Thanh tra chi nhánh: 655 cán bộ
Thanh tra Ngân hàng Trung ương chịu sự điều hành trực tiếp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra các ngân hàng thương mại trên phạm vi cả nước. Thanh tra Ngân hàng ở các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Chinh nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, thực hiện chức năng thanh tra trên địa bàn, đồng thời chịu sự quản lý chỉ đạo về chương trình, kế hoạch, nội dung, nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Trung ương.
- Các chức vụ điều hành hoạt động của Thanh tra Ngân hàng:
+ Điều hành hoạt động củaThanh tra NHNN là Chánh thanh tra; giúp việc Chánh thanh tra có một số Phó chánh thanh tra. Chánh thanh tra do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thống nhất ý kiến với Tổng thanh tra; Phó Chánh thanh tra do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh thanh tra.
+ Điều hành hoạt động của Thanh tra chi nhánh NHNN là Chánh thanh tra chi nhánh; giúp việc Chánh thanh tra chi nhánh có một số Phó Chánh thanh tra chi nhánh. Chánh thanh tra chi nhánh do Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đề nghị, Chánh thanh tra trình Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó chánh thanh tra chi nhánh do Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Chỉ đạo điều hành hoạt động của hệ thống Thanh tra ngân hàng thực hiện theo cơ chế song trùng lãnh đạo:
+ Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Thanh tra Ngân hàng trên phạm vi cả nước.
+ Tổng thanh tra chịu trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra.
+ Thanh tra chi nhánh NHNN chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nhưng chịu chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Chánh thanh tra.
Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngân hàng được trình bày tại sơ đồ 2.1 (Phụ Lục 2)
2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.2.1. Thực trạng Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được thực hiện bởi nhiều vụ, cục chức năng của Ngân hàng Nhà nước, nhưng chủ yếu vẫn do Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện bằng hai phương thức: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
Với hai phương thức trên, thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là:
Ngay từ năm 1990, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép đầu tiên cho Ngân hàng liên doanh Indovina (ngân hàng Công thương Việt Nam liên doanh với Ngân hàng Suma của Indonesia) và vào năm 1992 Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép đâut tiên cho Ngân hàng nước ngoài ANZ ( Australia & New Zealand Banking Group) với vốn điều lệ là 20 triệu USD. Đến nay, đã có 6 Ngân hàng liên doanh và 37 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam cụ thể qua bảng 2.1 (Phụ Lục 3)
Quản lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương đối với các đơn vị này được thực hiện ở nhiều vụ, cục chức năng như: Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Các ngân hàng; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Tín dụng, Thanh tra Ngân hàng Trong đó Thanh tra Ngân hàng là đơn vị được giao giám sát, thanh tra theo các quy định về thanh tra tại Pháp lệnh thanh tra; các quy định về tiền tệ- tín dụng- ngân hàng tại các Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ngay sau khi thực hiện chính sách mở cửa, trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã có nhiều ngân hàng lớn của một số nước xin phép đặt văn phòng đại diện và mở chi nhánh ở nước ta. Trong đợt đầu (2000-2004) đã có 11 ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép mở chi nhánh 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với số vốn ban đầu các ngân hàng này đưa vào Việt Nam là 135 triệu USD. Đến nay, số các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam là 37 đơn vị với số vốn các ngân hàng nước ngoài đưa vào Việt Nam (vốn điều lệ) là 490 triệu USD; vốn huy động gần 2 tỷ USD và các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã dùng số vốn huy động và vốn điều lệ để cho vay các Công ty, doanh nghiệp trong nước gần 1,5 tỷ, bảo lãnh và mở L/c trị giá hàng trăm triệu USD. Ngoài việc tạo vốn và đầu tư cho các doanh nghiệp ở Việt Nam có vốn để sản xuất kinh doanh, việc các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đưa máy móc, thiết bị và các phần mềm cùng kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đã góp phần phát triển công nghệ ngân hàng ở Việt Nam. Bảng 2.2 (Phụ lục 4)
2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Ngay khi chuẩn bị cho việc cấp giấy phép cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đào tạo đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ giỏi, am hiểu pháp luật; để vừa tiếp thu được công nghệ mới của các tổ chức tín dụng lớn, hiện đại trên thế giới, đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với tổ chức này.
Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước được thể hiện ngay từ khâu đầu tiên (do Vụ Các Ngân hàng thực hiện) là xem xét để cấp giấy phép cho các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh (loại hình 100% vốn nước ngoài); hoặc liên doanh tại Viêt Nam.
Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong việc “mở cửa và hội nhập” thuộc lĩnh vực tài chính, tín dụng với nước ngoài, nó vừa đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng trong nước, vừa thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng. Đó là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tiếp thu được công nghệ mới hiện đại
Hiện nay, 37 ngân hàng nước ngoài đã được Nhà nước cấp giấy phép đầu tư vào nước ta thành lập Ngân hàng liên doanh hoặc Chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài, kết quả hoạt động của các ngân hàng này đến nay về cơ bản vẫn đảm bảo an toàn, hầu hết các ngân hàng đều có ý thức tuân thủ nghiêm túc luật pháp và các quy chế.
Sau khi các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động, hoạt động quản lý đối với các ngân hàng này hầu hết được tập trung tại Thanh tra Ngân hàng Nhà nước với hai phương thức hoạt động là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ như đối với các tổ chức tín dụng trong nước.
2.2.2.1. Đối với phương pháp giám sát từ xa:
Trong số các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện nay, việc giám sát từ xa đã được thực hiện đối với toàn bộ các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngay sau khi khai trương hoạt động các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi cân đối kế toán và các báo cáo theo quy định tại quyết định số 159/QĐ-NH1 và quyết định số 137/QĐNH3 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thanh tra Ngân hàng để thực hiện phân tích giám sát.
Hiện nay, Thanh tra Ngân hàng đều nhận đầy đủ các file cân đối kế toán và các báo cáo truyền qua mạng vi tính hàng tháng, báo cáo phân loại chất lượng tín dụng và cam kết hàng quý của 37 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 6 Ngân hàng liên doanh. Trên cơ sở số liệu hoạt động của các tổ chức tín dụng từ mạng truyền, Thanh tra Ngân hàng đã thực hiện giám sát, phân tích để đánh giá sự phát triển, mức độ an toàn về việc chấp hành các quy chế của từng Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và của toàn khối.
Kết quả giám sát thanh tra hàng tháng được tổng hợp, báo cáo Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo và thực hiện chức năng quản lý đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Khi giám sát phân tích hoạt động của các ngân hàng, Thanh tra Ngân hàng đã chấn chỉnh ngay đối với những Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vi phạm các quy định về huy động vốn bằng tiền đồng của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, gửi vốn ra nước ngoài; hoặc dư nợ cho vay quá hạn tăng; phải trả thay các cam kết không chính xác hoặc áp dụng các tài khoản trên báo cáo kế toán gửi Ngân hàng Nhà nước chưa đúng với số hiệu tài khoản kế toán trong hệ thống kế toán ban hành theo Quyết định số 1146/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Những vi phạm và các tồn tại trên của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau khi giám sát hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn nhắc nhở, chấn chỉnh đối với các ngân hàng.
Cùng với việc báo cáo Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, kết quả giám sát đồng thời được chuyển tới bộ phận thanh tra trực tiếp các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phục vụ cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Căn cứ vào kết quả giám sát phân tích đối với mỗi ngân hàng, bộ phận thanh tra trực tiếp xem xét mức độ an toàn trong hoạt động và việc chấp hành quy chế của mỗi ngân hàng để có sự lựa chọn thanh tra trực tiếp trước, sau tại ngân hàng nào. Không chỉ có vậy, từ số liệu giám sát, bộ phận thanh tra trực tiếp còn sử dụng các số liệu về hoạt động của ngân hàng được chọn thanh tra qua kết quả giám sát từ xa để chuẩn bị cho cuộc thanh tra trực tiếp đạt kết quả cao nhất.
Như vậy, với chương trình giám sát theo hệ thống các chỉ tiêu CAMEL, cho đến nay việc giám sát phân tích hoạt động của Thanh tra Ngân hàng đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Đó là thông qua số liệu giám sát và phân tích, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động những vấn đề cơ bản trong việc chấp hành quy chế, cơ chế của Ngân hàng Nhà nước tại mỗi Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hàng tháng, giúp Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước sớm có thông tin đầy đủ về ngân hàng này để có những quyết định đúng đắn trong quản lý, chỉ đạo và xây dung điều chỉnh cơ chế quản lý đối với chúng. Đồng thời là cơ sở đáng tin cậy để thanh tra tại chỗ có thể lựa chọn đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao khi thực hiện thanh tra tại chỗ.
2.2.2.2. Đối với phương pháp thanh tra tại chỗ:
Từ năm 1995 đến hết năm 2006, Thanh tra Ngân hàng đã thực hiện trên 140 lượt cuộc thanh tra tại chỗ các Ngân hàng liên doanh; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các chi nhánh, chi nhánh phụ tại Việt Nam; ngoài ra còn tổ chức hàng chục cuộc kiểm tra theo những nội dung khác nhau tại các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Với trên 140 lượt cuộc thanh tra tại chỗ tại các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói trên, Thanh tra Ngân hàng đã phát hiện kịp thời những vi phạm của mỗi đơn vị, có trên 500 kiến nghị với ngân hàng được thanh tra và một số kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ chế, chính sách quản lý đối với các đơn vị trong khối, đó là :
+ Trước hết, khi thanh tra tại chỗ tại đơn vị, Thanh tra Ngân hàng đặc biệt chú ý đến sự an toàn tài sản trong hoạt động như cho vay, bảo lãnh; mỗi khoản cho vay, cam kết của các ngân hàng cho khách hàng đều phải đảm bảo an toàn, ít rủi ro.
Thông qua hồ sơ vay vốn, bảo lãnh của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng được lưu giữ tại đơn vị bị thanh tra, Thanh tra Ngân hàng tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ vay vốn, bảo lãnh, chất lượng các khoản vay và bảo lãnh của khách hàng. Thực tế qua thanh tra trực tiếp các đơn vị về nghiệp vụ này, Thanh tra Ngân hàng đã có nhiều kiến nghị với những đơn vị được thanh tra từng trường hợp cụ thể và đã giúp cho các đơn vị bị thanh tra tránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với một số khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng là người không cư trú. Cùng với việc đánh giá mức độ an toàn trong nghiệp vụ cho vay, Thanh tra Ngân hàng còn chú trọng đến các nghiệp vụ khác có thể gây ra rủi ro cho các ngân hàng bị thanh tra như khả năng thanh toán, huy động vốn, kinh doanh ngoại hối và đã có những kiến nghị cụ thể đối với ngân hàng bị thanh tra, kiểm tra.
Cho đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ, nhưng hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn phát triển tương đối ổn định (riêng các Ngân hàng liên doanh có chiều hướng chững lại và giảm sút), hầu hết độ an toàn tài sản của các ngân hàng được đảm bảo. Tỷ lệ nợ quá hạn thường ở mức dưới 5% tổng dư nợ, nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài không có nợ quá hạn, cá biệt có một vài Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ nợ quá hạn trên 5% tổng dư nợ, nhưng không kéo dài.
Kết quả trên cho thấy, ngoài sự cố gắng của mỗi Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì kết quả thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng qua các kiến nghị đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh tra đã góp phần đáng kể đảm bảo cho sự an toàn của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh.
+ Thứ hai, vấn đề cơ bản tiếp theo ngoài mức độ an toàn về tài sản của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng còn nhằm mục đích đánh giá việc chấp hành pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước tại các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phát hiện những vi phạm tại các đơn vị này và xử lý nghiêm túc nếu đơn vị cố ý vi phạm pháp luật và quy chế của Ngân hàng Nhà nước.
- Không chỉ phát hiện vi phạm và xử lý, qua thanh tra tại chỗ Thanh tra Ngân hàng còn kiến nghị với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp hành pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước chưa nghiêm túc; hoặc có sự vận dụng nhưng chưa gây hậu quả và ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức tín dụng khác nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ năm 1995 đến hết năm 2006, thanh tra tại chỗ các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thanh tra Ngân hàng đã có 623 kiến nghị với các ngân hàng bị thanh tra, nội dung các kiến nghị tập trung vào phải thực hiện nghiêm túc quy chế như chấp hành các quy định về cho vay; cho vay vượt vốn đầu tư, áp dụng lãi suất và phí cho vay, cho vay đúng mục đích, kiểm soát sau đối với khách hàng vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, trích lập dự phòng đối với số dư nợ quá hạn, không được cho vay ngoại tệ để thanh toán trong nước các quy định về quản lý ngoại hối như: thanh toán chuyển ngoại tệ chưa đủ chứng từ, kiểm soát chứng từ chuyển ngoại tệ thanh toán chưa chặt chẽ, áp dụng tỷ giá mua bán ngoại tệ vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các quy định về hạch toán kế toán như: hạch toán theo hệ thống kế toán của Ngân hàng Nhà nước, mở sổ kế toán chi tiết Kiến nghị với Thống đốc xử lý cảnh cáo 31 lượt chi nhánh ngân hàng nước ngoài do vi phạm quy chế, trong đó có 5 ngân hàng bị cảnh cáo 2 lần. Đồng thời, qua thanh tra tại chỗ, Thanh tra Ngân hàng đã có 16 kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ như: việc gửi tiền có kỳ hạn ở nước ngoài, trích lập quỹ dự phòng, huy động tiền đồng của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cho vay ngoại tệ giải ngân bằng tiền đồng, nhận thế chấp bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất, quy định về quản lý ngoại hối thống nhất, tỷ giá mua bán ngoại tệ, mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để hạch toán quỹ bảo lãnh.
Với nhứng quy định trong các văn bản pháp luật, thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng xem xét việc chấp hành các quy định tại các điều liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài như: Huy đông vốn (Mục 1, Chương III Luật các tổ chức tín dụng); Hoạt động tín dụng (Mục 2, Chương III Luật các tổ chức tín dụng); Dịch vụ thanh toán ngân quỹ; các hoạt động khác; các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (mục 3,4,5, Chương III Luật các tổ chức tín dụng) và các quy định khác trong Luật Ngân hàng Nhà nước; Luật các tổ chức tín dụng và cá luật khác liên quan. Ngoài ra còn xem xét việc chấp hành các quy định trong các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng như các văn bản của Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, của các Bộ, Ngành khác có liên quan
2.3. Đánh giá thực trạng thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, Thanh tra NHNN luôn thực hiện công tác giám sát từ xa đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Qua giám sát từ xa, Thanh tra NHNN đã phát hiện và kiến nghị kịp thời những vấn đề cần quan tâm trong hoạt động tín dụng, kế toán, việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo và những vấn đề khác liên quan đến tình hình hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Thanh tra Ngân hàng tổ chức thanh tra tại chỗ đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và áp dụng các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý vi phạm hành chính (nếu có). Kết quả giám sát từ xa là tài liệu hữu ích cho lãnh đạo Thanh tra trong chỉ đạo, điều hành, giúp bộ phận thanh tra tại chỗ nắm được những nét khái quát về tình hình hoạt động của đơn vị mình sắp thanh tra để chuẩn bị cho cuộc thanh tra đạt kết quả cao nhất.
Hàng năm, trên cơ sở nguồn lực hiện có, kết quả của giám sát từ xa, thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên theo yêu cầu quản lý, Thanh tra Ngân hàng đã tiến hành hàng trăm cuộc thanh tra trên diện rộng và thanh tra chuyên đề đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các kiến nghị trên các lĩnh vực công tác nguồn vốn, sử dụng vốn, kết quả kinh doanh và quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Biểu đồ 2.1 (Phụ Lục 5)
Hoạt động thanh tra của Thanh tra Ngân hàng đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ cho đến nay đã đạt được những kết quả nhất định như đánh giá trên.
Tuy nhiên, nó cũng còn những tồn tại cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc để hiệu quả quản lý đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được cao hơn, đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh và sự chấp hành nghiêm túc Luật pháp cũng như các quy chế của Ngân hàng Nhà nước.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những tồn tại trong hoạt động giám sát từ xa
+ Kết quả giám sát từ xa được thực hiện trên cơ sở số liệu hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hàng tháng thể hiện trên báo cáo cân đối tháng do các ngân hàng truyền file qua mạng vi tính về Thanh tra Ngân hàng với thời gian nhanh, kết quả truyền chính xác. Nhưng trong thực tế kết quả giám sát còn kém; có số liệu thiếu chính xác; báo cáo giám sát còn đơn điệu và việc thông báo cho các ngân hàng còn ít, chưa kịp thời, chưa rõ ràng.
+ Việc phát hiện những vi phạm quy chế qua giám sát còn hạn chế; đặc biệt những vi phạm các quy định về an toàn tài sản trong đầu tư cho vay và bảo lãnh làm cho sự đánh giá mức độ an toàn tài sản đối với các hoạt động này từ kết quả phân tích, giám sát chưa cao.
Đối với các vi phạm hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua kết quả giám sát càng hạn chế hơn. Đó là:
- Theo Luật các tổ chức tín dụng, các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định từ Điều 77 đến Điều 82, Mục 5 Chương III Luật các Tổ chức tín dụng; thực tế kết quả giám sát hiện nay cho thấy, việc phát hiện vi phạm các hạn chế chỉ thực hiện được một số quy định trong mục này, chưa thể phát hiện hết các vi phạm và các hạn chế, ví dụ kết quả giám sát chỉ phát hiện được các vi phạm về quy định dự phòng rủi ro [Điều 82] nhưng cũng không phải hoàn toàn. Ngoài ra còn nhiều quy định khác trong Luật và các văn bản dưới luật không thể xác định được Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vi phạm hay không qua kết quả giám sát từ xa.
- Một số chỉ tiêu giám sát như tỷ lệ khả năng chi trả ngay của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Quyết định số 381/2003/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng không thể tính chính xác trên số liệu giám sát vì nó được tính trên số liệu tài khoản kế toán bậc III (cân đối kế toán các ngân hàng gửi đến Ngân hàng Nhà nước), trong khi đó việc lấy số liệu để tính chỉ tiêu này đòi hỏi chi tiết và phức tạp hơn.
+ Kết quả giám sát từ xa theo các chỉ tiêu CAMEL chưa thực sự đạt được mục tiêu đề ra là hạn chế những vi phạm pháp luật, quy chế, và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng; mà kết quả giám sát chủ yếu chỉ sử dụng như các tài liệu để tham khảo khi xây dựng chính sách, cơ chế và phần nào hỗ trợ cho hoạt động thanh tra tại chỗ.
2.3.2.2. Những tồn tại trong hoạt động thanh tra giám sát tại chỗ
Với trên 140 cuộc thanh tra và hàng chục cuộc kiểm tra tại chỗ các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nhưng do lực lượng mỏng, trình độ còn hạn chế và bất cập, trong khi đó các nghiệp vụ của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3726.doc