MỤC LỤC
A.LỜI NÓI ĐẦU 1
B. PHẦN NỘI DUNG 2
I. SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DNVVN Ở NƯỚC TA 2
1. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các DNVVN 2
2.Vị trí và vai trò của các DNVVN đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 5
3. Các đặc điểm của DNVVN 17
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DNVVN Ở VIỆT NAM. 19
1. Thực trạng của các DNVVN. 21
a) Về tình hình sản xuất - kinh doanh : 22
b) Về vốn tài chính và tín dụng : 23
c. Về thị trường : 25
e. Về kiến thức và tay nghề của lực lượng lao động. 27
f. Về kiến thức và tay nghề của lực lượng quản lý. 28
g. Về mặt bằng kinh doanh của các doanh nghiệp : 29
h. Về khả năng tiếp cận thông tin của hệ thống thông tin. 30
i. Về hệ thống chính sách và pháp luật Nhà nước. 30
III. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DNVVN. 32
1. Cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan tới loại hình kinh doanh này. 32
2. Cải cách thủ tục, hành chính. 34
3. Hoàn thiện chính sách thương mại và công nghiệp. 35
4. Hoàn thiện chính sách tài chính – tín dụng : 36
5. Hoàn thiện chính sách thuế 39
6. Hoàn thiện chính sách công nghệ đào tạo 41
7. Hoàn thiện chính sách thị trường 43
C. KẾT LUẬN 46
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có ba lý do thành lập doanh nghiệp được các chủ doanh nghiệp nêu ra theo thứ tự ưu tiên.
+ Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động : Các chủ doanh nghiệp là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động về các chủ doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm qua các tổ chức tư vấn, qua công việc làm thuê tại các doanh nghiệp lớn.
+ Có sẵn mối quan hệ với các kênh cung ứng hoặc với thị trường : Các DNVVN là các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu các mặt hàng phục vụ trong nước, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các DNVVN là các doanh nghiệp rất nhạy bén với thị trường, sự thay đổi của thị trường kéo theo sự thay đổi của các DNVVN để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Dựa vào truyền thống địa phương hoặc theo hướng dẫn của các viên chức Nhà nước địa phương, các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn thất nghiệp và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngay tại địa phương. Các DNVVN được sự giúp đỡ của các viên chức Nhà nước tại dịa phương sẽ tạo ra được nguồn kinh phí, tạo ra được tổ chức tài chính tiêu dùng, hệ thống tổ chức đào tạo, hệ thống thông tin, hệ thống tổ chức hỗ trợ đổi mới công nghệ, đảm bảo được quá trình sản xuất và kinh doanh.
- Vốn đầu tư ban đầu và nguồn vốn : Các doanh nghiệp được thành lập sau năm 1990 có quy mô vốn đầu tư lớn hơn so với các DNVVN được thành lập trước đó. Vốn ban đầu của các doanh nghiệp ở nông thôn rất thấp so với thành thị. Năm 1992 ở nông thôn vốn sản xuất bình quân của doanh nghiệp hộ gia đình là 1010USD, của doanh nghiệp tư nhân là 2500 USD, ở thành thị tương ứng là 4200USD và 15140USD. Hầu hết các doanh nghiệp ban đầu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn huy động ngoài rất ít, với 2% DNVVN có vay không trả lãi và trên 2% vay từ các ngân hàng thương mại. Ngay bản thân các DNVVN là các đối tượng có thể tiếp cận dễ dàng với các ưu đãi, chính sách, hỗ trợ về đầu tư, nguồn vốn cũng chỉ đạt được, tỷ lệ rất khiêm tốn : Năm 1998 giải quyết được 124 dự án, năm 1999 là 165 dự án cho 83 DNVVN trong tổng số khoảng 2000 doanh nghiệp do trung ương quản lý, con số này sẽ giúp chúng ta đưa ra hai kết luận.
+ Thứ nhất : Sự phát triển các DNVVN đã thực sự là công cụ huy động mọi nguồn vốn trong dân, vốn vay từ nước ngoài, vốn hỗ trợ của Chính phủ
+ Thứ hai : Việc không sử dụng các nguồn vốn tín dụng đã hạn chế quy mô của doanh nghiệp đó là : các DNVVN thiếu tài sản thế chấp và không xác định giá trị tài sản thế chấp, các DNVVN không đủ khả năng lập dự án kinh doanh và vay vốn, do đó càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Chính vì vậy, Nhà nước phải có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các DNVVN để các doanh nghiệp này đảm bảo được nguồn vốn của mình để quá trình sản xuất - kinh doanh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
II. Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế chính sách đối với DNVVN ở Việt Nam.
Đổi mới cơ chế quản lý là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế và bản thân bất cứ một nền kinh tế nào cũng có xu hướng vận động phát triển theo xu hướng xoáy trôn ốc ngày một cao hơn. Vì vậy, đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý nền kinh tế nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng là việc phải thường xuyên làm.
Đối với nước ta, một thời gian dài vai trò nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tương ứng với nó là cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đòi hỏi phải chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý thị trường. Muốnpt1 nền kinh tế đất nước, trước hết phải dựa vào các DNVVN, từ DNVVN mà đi lên doanh nghiệp lớn. Xuất phát từ vai trò của DNVVN rất thấp so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới, đòi hỏi cần thiết phải có cơ chế quản lý mới phù hợp có hiệu quả cao, tạo ra được hành lang pháp lý và môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi, để thúc đẩy DNVVN phát triển.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cơ chế quản lý cũ không tự mất đi, cơ chế quản lý mới không tự nhiên hình thành mà nó phải trải qua một quá trình đấu tranh để cơ chế quản lý mới từng bước loại bỏ cơ chế quản lý cũ. Thực tế hơn 8 năm chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần, vận hành theo cơ chế thị trường, chưa đủ thời gian, kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế quản lý mới, ảnh hưởng của cơ chế cũ vẫn còn dai dẳng đan xen và đấu tranh với các cơ chế quản lý mới.
Nền kinh tế thị trường với những quy luật kinh tế khách quan vốn có của nó, chính những quy luật ấy điều chỉnh nền kinh tế phát triển và phát triển một cách bền vững. Song không phải không có những hạn chế, vướng mắc, khó khăn, trái ngược với mục tiêu phát triển của xã hội, đó là sự độc quyền cá ớn nuốt cá bé, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp… Trong điều kiện nước ta hiện nay, với xu hướng nền kinh tế mở, bên cạnh sự tồn tại hàng trăm nghìn DNVVN là hàng ngàn doanh nghiệp lớn của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp lớn tư nhân, kể cả tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài. Mà các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai là do doanh nghiệp tự định đoạt. Điều đó dẫn đến sự bất lợi với nguồn vốn lớn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra sản phẩm mới chi phí thấp, ngược lại các DNVVN mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, với nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, sẽ tạo ra cùng loại sản phẩm, với chi phí lớn hơn mà chi phí của ccs doanh nghiệp lớn bỏ ra.
Để thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thì trước hết phải phát triển sản xuất. Nước ta cũng như một số nước đang phát triển khác, nguồn vốn hạn hẹp, nhân lực dồi dào, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, thị trường chưa phát triển, do vậy việc phát triển DNVVN là phù hợp nhất, đáp ứng được mục tiêu công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất nước. Về lâu dài, sự phát triển của DNVVN sẽ đóng góp một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Nhưng thực tế hơn 8 năm đổi mới, DNVVN gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là DNVVN thuộc sở hữu của Nhà nước và các doanh nghiệp “siêu nhỏ”.
1. Thực trạng của các DNVVN.
Theo ước tính của việc quản lý kinh tế trung ương, nếu xét theo tiêu chí về vốn được 5 tỷ đồng thì có 88,2% trong tổng số các DNVVN. Trong đó, đối với khu vực doanh nghiệp thuần túy Việt Nam thì tỷ lệ này là 89,8% và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 33,6%.
Nếu xét theo quy mô lao động trung bình được 200 người thì 96% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, là các DNVVN. Như vậy xét theo hai tiêu chí (vốn, lao động) thì khoảng 88 - 90% doanh nghiệp ở Việt Nam là các DNVVN. Trong đó có khoảng gần 400 doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước và khoảng trên 35000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, ngành thương mại, dịch vụ sửa chữa chiếm một số lượng rất lớn là 40,2%, gần 18% số DNVVN của cả nước hoạt động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, khoảng 10% DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực vận tải, dịch vụ kho tải. Riêng Đông Nam Bộ và khu vực Đồng Bằng Sông Hồng chiếm 18,1% và Duyên Hải Miền Trung là 10,1%. Thách thức lớn nhất đối với các DNVVN ở nước ta và các nhà quản lý kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi theo xu hướng, lộ trình AFTA và WTO và làm thế nào để các DNVVN có thể cạnh tranh được với các Công ty, các tập đoàn xuyên quốc gia khi chúng ta thực hiện cam kết của các tổ chức này. Trong khi đó, các DNVVN gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế và vướng mắc một phần do xuất phát từ chính bản thân các DNVVN, do các yếu kém về tổ chức, quản lý điều hành và một phần từ cơ chế, chính sách, đường lối và quan điểm của Nhà nước đối với các DNVVN. Nó chưa được các DNVVN phát triển một cách có hiệu quả mà còn cản trở, hạn chế sự phát triển của các DNVVN theo cơ chế thị trường. Mặt khác, cơ chế quản lý DNVVN chưa dựa trên nền tảng lý luận về quản lý doanh nghiệp nói chung, chưa biết thừa kế tinh hoa của nhân loại, có sự mặc cảm tư bản và chủ nghĩa trong khoa học quản lý. Do đó, trong quá trình hình thành và phát triển của mình các DNVVN đã gặp phải những khó khăn, thách thức lớn.
a) Về tình hình sản xuất - kinh doanh :
Theo số liệu thống kê năm 1992, trong phạm vi cả nước công nghiệp nông thôn đã thu hút trên một triệu lao động, thu hút khoảng 1000 tỷ đồng trong dân, tăng thêm cho thu ngân sách Nhà nước 70 - 80 tỷ đồng, thu nhập của người lao động hàng tháng tăng hơn 20-60% so với lao động thiếu nông nghiệp. Trong công nghiệp chế biến nông sản sơ chế, sản xuất - vật liệu xây dựng thông thường (gạch ngói, đá, sỏi…), hàng mộc dân dụng, thì sản xuất của công nghiệp nông thôn kém ưu thế gần như tuyệt đối.
Tuy công nghiệp và dịch vụ nông thôn đã có những mốc phát triển đáng kể, kết quả đạt được có ý nghĩa rất to lớn ở nhiều mặt cả kinh tế và xã hội, nhưng hiệu quả còn thấp. Năm 1992 so với khu vực thành thị, tổng doanh thu bình quân của một DNVVN ở nông thôn chỉ bằng 30%. Trung bình một doanh nghiệp tư nhân ở thành thị tạo ra được giá trị tăng thêm lớn hơn 2 lần so với loại DNVVN này ở nông thôn, đối với doanh nghiệp hộ gia đình mức chênh lệch này tới 3 lần. Đây là sự chênh lệch rất lớn giữa các DNVVN ở nông thôn so với thành thị, làm cho một số DNVVN ở nông thôn sản xuất - kinh doanh kém hiệu quả, nhiều lúc còn dẫn tới phá sản, không có khả năng thanh toán.
Sản phẩm của các DNVVN ở thành thị nói chung và ở khu vực nông thôn nói chng mới chỉ đáp ứng được một cách hạn chế nhu cầu tiêu dùng liên tục chất lượng chưa ổn định, quy cách mẫu mã, chậm thích ứng với thị hiếu của người tiêu dùng, nên chủ yếu phục vụ cho thị trường tại chỗ : 66% tiêu thụ tại huyện; 21% tại xã, 12% tại làng. Chính vì vậy, mà sản phẩm làm ra kém sức cạnh tranh, thị trường tiêu thụ hạn chế, cuối cùng là hiệu quả sản xuất - kinh doanh thấp, hoạt động chủ yếu là tự phát, không ổn định. Số DNVVN hoạt động không thu được lãi hoặc bị phá sản trong những năm gần đây là 60% - 70%trong tổng số các DNVVN.
Điều này cho thấy, nhiều DNVVN đang ở trong tình trạng khó khăn. Bên cạnh các yếu tố trượt giá do chất lượng sản phẩm thấp và tăng tỷ giá ngoại tệ và việc phát triển chậm của nền kinh tế nói chung các DNVVN còn thiếu chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như nguồn lực đầu vào.
b) Về vốn tài chính và tín dụng :
Trong những năm gần đây, tuy nguồn vốn chính thức ngày càng tăng, năm 1991 : 7% trên tổng số vốn, năm 1995 : 50% trên tổng số vốn. Riêng DNVVN ngoài quốc doanh chỉ đáp ứng 25% so với nhu cầu chủ yếu là vốn ngắn hạn, khó có khả năng đầu tư, chuyển hướng sản xuất - kinh doanh. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có vốn là chính. Qua sự vận động, luân chuyển của vốn có thể bắt mạch được trạng thái hoạt động của các DNVVN. Điều kiện về vốn của các DNVVN Việt Nam đang rất hạn hẹp và gặp rất nhiều khó khăn có trên 58% DNVVN thiếu vốn điều kiện sự thiếu vốn của các DNVVN đều rất khó, hạn hẹp, không đủ sức tài trợ cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh có chất lượng và hiệu quả đặc biệt đối với các DNVVN muốn mở rộng, phát triển quy mô và đổi mới nâng cấp chất lượng công nghệ, sản phẩm. Hạn chế tài chính đối với các DNVVN được bộc lộ qua sự không hoàn thiện, không linh hoạt của thị trường tài chính ở nước ta, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khả năng hạn hẹp về tích tụ vốn bên trong và huy động nguồn vốn ngoài doanh nghiệp. Phần lớn các DNVVN, cơ sở sản xuất cá thể để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các DNVVN phải vay vốn từ các tổ chức phi tài chính, thông tư bạn bè, người thân với mức lãi suất vay không chính thức gấp từ 3 đến 6 lần lãi suất của ngân hàng. Nước ta chưa có những hình thức tín dụng chuyên cho các DNVVN như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Inđônêxia, lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp còn có sự phân biệt lớn. Năm 1991, lãi suất cho vay áp dụng thông thường với doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 4%, với doanh nghiệp Nhà nước chỉ khoảng 2,7%. Điều này cho ta thấy còn có sự ưu tiên, ưu đãi quá nhiều đối với các DNVVN thuọc sở hữu Nhà nước. Đến nay, lãi suất cho vay đối với tất cả các DNVVN nói riêng và ccs doanh nghiệp nói chung đã thống nhất nhưng các DNVVN vay khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tức là doanh nghiệp không thuọc sở hữu của Nhà nước vay khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp thuôcj sở hữu Nhà nước. Do đó các DNVVN nói chung có doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá thể có nguồn vốn rất nhỏ, trong đó vốn cố định chiêm quá 2/3 tổng số vốn. Thiếu vốn là một khó khăn rất lớn đối với các DNVVN, thiếu vốn dẫn tới hạn chế sản xuất - kinh doanh, chiếm dụng vốn của nhau, nợ vòng vo, khó có khả năng thanh toán đúng hạn, làm mất cả quyền mà cơ chế đề ra, thậm chí phải đóng cửa doanh nghiệp.
Khó khăn lớn nhất là vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các ngân hàng với các DNVVN. Về phía ngân hàng, vì mục tiêu lợi nhuận cao, an toàn, ngân hàng thường cho vay đối với các doanh nghiệp lớn có hiệu quả. Các thủ tục xin vay vốn ngân hàng phải có thế chấp bằng tài sản cố định, nhưng không thừa nhận đất thuê mà phải là nhà cửa hoặc công trình xây dựng trên mảnh đất đó, trong khi đó thủ tục về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai lại quá phức tạp. Bên cạnh đó là yêu cầu về luận chứng kinh tế kỹ thuật chi tiết về phương án mà các DNVVN đầu tư nên thời gian chờ đợi xét duyệt là rất lâu từ 3 tháng - 6 tháng. Nhưng các DNVVN phần lớn thiếu tài sản thế chấp và khó xác định giá trị của tài sản thế chấp như : máy móc, thiết bị nhà xưởng lạc hậu, lâu đời. Bên cạnh đó, các DNVVN thường yếu kém về tài chính, chưa đủ những khoản vay có bảo đảm chở cho một số ít các DNVVN vay. Nguyên nhân chính là các thủ tục tín dụng ngân hàng trung hạn, dài hạn và ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức rất phức tạp, dẫn đến chi phí giao dịch cao, làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với DNVVN. Bên cạnh đó, những quy chế về việc ký quỹ và các dự án đầu tư quá cứng nhắc làm cho nhiều doanh nghiệp trong hệ thống DNVVN không thể đáp ứng được khi muốn vay tín dụng từ các tổ chức tài chính, trong khi các DNVVN lại được muốn việc ký quỹ.
Một tình trạng không kém phần quan trọng là thị trường vốn dài hạn, thị trường chứng khoán về cơ bản ở nước ta chưa có. Và nếu có thì điều kiện tham gia thị trường chứng khoán của các DNVVN Việt Nam là hết sức khó khăn, hiếm hoi và các DNVVN sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Đồng thời, khả năng và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường tín dụng đối với các DNVVN ở nước ta còn bị hạn chế và gặp khó khăn lớn là do: không đủ tài sản thế chấp, mức lãi suất cho vay còn quá cao so với lợi nhuận mà các DNVVN thu được khối lượng mà các DNVVN vay được là rấ ít, thời gian cho vay quá ngắn. Đặc biệt đối với khu vực nông thôn còn nghèo nàn và đơn điệu và thực hiện pháp lý không cao thì tình trạng này lại diễn ra mạnh hoưn và càng làm cho DNVVN ở nông thôn ảnh hưởng lớn đến việc huy động nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động. Những khó khăn đó rất cần được giải quyết tháo gỡ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển cuả các DNVVN.
c. Về thị trường :
Một vấn đề nan giải chung đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh quy mô nhỏ và luôn đặc biệt là đối với quy mô nhỏ là thiếu chiến lược về thị trường, kế hoạch sản xuất - kinh doanh không bài bản vì các doanh nghiệp này đã quen theo kiểu hoạt động “đánh quả” “nền văn minh kinh doanh” với nền kinh doanh chân chính chưa được tập lập. Điều này phụ thuộc vào tình hình phát triển của đất nước vào nhận thức của các chủ doanh nghiệp, ở đây còn có khả năng yếu tố vượt quá khả năng của các chủ doanh nghiệp và họ thiếu thông tin về thị trường, thiếu các tổ chức dịch vụ, dịch vụ tư vấn về thông tin thị trường, thiếu các hiệp hội tư vấn và hỗ trợ của chính họ sản xuất và gắn liền với nó là thực hiện nửa cơ khí, cơ khí hoà toàn phần, toàn bộ quá trình sản xuất. Nhưng do nguồn vốn tài chính bị giới hạn không cho phép các doanh nghiệp có thể tự mình, đỏi mới cũng như áp dụng mạnh mẽ công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, tỉ lệ đổi mới trang thiết bị cũng rất thấp, chỉ khoảng 10%/năm tính theo vốn đầu tư. Điều này cho thấy trình độ về thiết bị công nghệ, kỹ thuật của các DNVVN vẫn thấp và còn lạc hậu so với trung bình của thế giới. Lý do xuất phát từ việc vốn đầu tư của các DNVVN rất thấp so với các DNVVN, các DNVVN rất khó có thể vay được một khoản tín dụng trung và dài hạn cần thiết để đầu tư nâng cấp công nghệ. Chính vì những nguyên nhân đó nên khoảng gần 50% sô doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn chỉ sử dụng công cụ cầm tay ; 15,8% sử dụng công cụ nửa cơ giới, hơn 35,5% có sử dụng máy chạy điện. ở miền Bắc tỷ lệ số doanh nghiệp nhỏ sử dụng công cụ cầm tay cao hơn ở miền Nam. Gần đây một số cơ sở có vốn đã nhập máy móc, thiết bị của nước ngoài nhưng chủ yếu là máy do công nghiệp địa phương của Trung Quốc sản xuất trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất còn hạn chế, nên các doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào nguồn máy móc thải loại của công nghiệp thành thị hoặc tự chế tự dùng. Ngoài khó khăn về khả năng đầu tư của bản thân các doanh nghiệp, sự bất hợp lý trong hệ thống đầu tư, cung ứng và quản lý điện ở nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cản trở quá trình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ. Nhiều doanh nghiệp có điều kiện sử dụng điện nhưng vẫn dùng công cục cầm tay hoặc nửa cơ giới. Ví dụ : ở Hải Phòng qua điều tra số DNVVN có điện chiếm tới 87% nhưng số doanh nghiệp sử dụng máy chạy điện chỉ có 43,5%, nguyên nhân chủ yếu alf do không ổn định về giá và chất lượng điện.
Nhìn chung, trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất của các DNVVN nói chung và đặc biệt là các DNVVN ở nông thôn còn đang ở mức rất thấp, phần lớn đang nằm trong giai đoạn chuyển từ lao động thủ công sang sản xuất cơ giới và chủ yếu nhận chuyển giao những thiết bị và công nghệ truyền thống hoặc thải loại của công nghiệp quốc doanh, của công nghiệp đo thị hoặc công nghệ lạc hậu của nước ngoài mà chủ yếu là của Trung Quốc ; hiệu quả và trình độ sử dụng thiết bị nói chung còn thấp, hệ số sử dụng nguyên liệu thấp, năng suất của các thiết bị máy móc và lao động, chất lượng sản phẩm thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Do sự bất lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp lớn nên so với các doanh nghiệp lớn trong nước cũng như các doanh nghiệp liên doanh thì các DNVVN rất khó tiếp cận với thị trường công nghệ máy móc và thiết bị quốc tế do họ thiếu thông tin về thị trường này thiếu vốn để đổi mới công nghệ. DNVVN cũng khó tiếp cận với những dịch vụ tư vấn hỗ trợ của các tổ chức,Nhà nước trong việc xác định công nghệ, máy móc, thiết bị thích hợp và hiệu quả, giúp họ cải tiến sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh và phù hợp với cơ chế thị trường trong nước và ngoài nước.
e. Về kiến thức và tay nghề của lực lượng lao động.
Trình độ tri thức và tay nghề của lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chúng. Những người có tri thức, tay nghề cao, kỹ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ, có trình độ cao, phức tạp, tiếp thu áp dụng tốt các loại thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, làm ra những sản phẩm đẹp, có chất lượng, với năng suất và hiệu quả cao.
Nhưng đội ngũ lao động hiện có trong các DNVVN, phần đông có trình độ văn hoá cấp IV chiếm từ 40 - 45%, số có trình độ văn hoá phổ thông trung học cũng chiếm một tỷ trọng khá từ 20 - 30% và số có trình độ tiểu học và chưa biết chữ còn chiếm tỷ trọng khá lớn (25 - 30%). Nhưng về trình độ tay nghề, kỹ thuật của những người lao động trong các DNVVN hiện rất thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Số lao động có tính chất phổ thông, có trình độ tay nghề giản đơn, chưa được đào tạo qua các trường dạy nghề, bình quân chiếm khoảng 60 - 70% trong tổng số lực lượng lao động của các DNVVN. Do tỷ lệ lực lượng lao động trong các DNVVN có trình độ tay nghề thấp nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không cao, số lượng sản phẩm không nhiều, mẫu mã ít, khó cạnh tranh với các mặt hàng của các doanh nghiệp lớn.
Bên cạnh đó trình độ tay nghề của lực lượng lao động thấp sẽ làm cho việc sử dụng máy móc công nghệ không có hiệu quả cao, hạn chế năng suất tạo ra sản phẩm. Đặc biệt là đối với lực lượng lao động làm việc trong các DNVVN ở nông thôn, đa sốđược đào tạo nghề chính quy chỉ chiếm khoảng 10% nên gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp. Đó cũng là một khó khăn đối với việc phát triển mạnh mẽ các DNVVN hiện nay ở nước ta.
f. Về kiến thức và tay nghề của lực lượng quản lý.
Sự hoạt động sản xuất kinh doanh trên thương trường với sự cạnh tranh khốc liệt đầy cam go, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi mới có thể thành đạt trong điều kiện, đưa doanh nghiệp của mình ngày một phát triển. Mỗi chủ doanh nghiệp phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các loại thông tin kinh tế, kỹ thuật biết đề ra những chiến lược đúng đắn và đưa ra những quyết định sán suốt, kịp thời. Đồng thời chủ doanh nghiệp phải biết quản lý, giám sát, điều khiển công việc của những người lao động làm việc cho mình một cách hợp lý, có hiệu quả,m biết đánh giá, động viên, khuyến khích, thưởng phạt và trả công chính xác, tương xứng với những đóng góp của họ vào kết quả chung của doanh nghiệp.
Nhìn lại đội ngũ các chủ DNVVN ở nước ta hiện nay cho thấy họ còn có nhiều bất cập, khó khăn, hạn chế với đòi hỏi của kinh doanh trong thương trường hiện đại. Đại đa số các chủ doanh nghiệp chỉ có trình độ kiến thức văn hoá phổ thông cấp II chiếm từ 45 - 50%, một số không ít nhiều có trình độ văn hoá phổ thông trung học, cao đẳng và đại học (30 - 35%), còn một bộ phận đáng kể có trình độ văn hoá cấp tiểu học chiếm từ 10 - 15%. Chỉ có rất ít chủ doanh nghiệp (2 - 3%) của các DNVVN được đào tạo kiến thức quản lý chính quy, một sôits từ 20- 30% được tập huấn, đào tạo ngắn hạn được 6 tháng tại các trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, còn đại bộ phận các chủ doanh nghiệp chỉ quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình bằng kinh nghiệm học hỏi được.
Việc phân cấp quản lý các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng, theo ngành và địa phương tỏ ra không phù hợp với xu thế vận động của nền kinh tế thị trường, dẫn đến việc bất bình đẳng trong việc huy động vốn và lựa chọn lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Việc quản lý các DNVVN ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thì vừa buông lỏng vừa phức tạp và tùy thuộc vào từng địa phương. Cơ quan quản lý và cán bộ quản lý chưa thật sự đổi mới kịp với quá trình phát triển của DNVVN, kinh nghiệm quản lý theo định hướng thị trường hiện đại vẫn còn thiếu. Chưa có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước trong việc đào tạo công nhân cho các doanh nghiệp. Các trường đào tạo quản lý kinh doanh, quản lý và pháp luật thiên hẳn về việc tiếp cận lý thuyết hơn là thực hành.
g. Về mặt bằng kinh doanh của các doanh nghiệp :
Điều kiện mặt bằng cho sản xuất - kinh doanh của các DNVVN nhìn chung hiện đang rất chật hẹp và gặp nhiều khó khăn trong việc tập lập và mở rộng mặt bằn, do cơ chế chính sách chưa thích hợp và khả năng tài chính hạn chế của các doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp phải thuê mượn lại mặt bằng của các doanh nghiệp Nhà nước, hoặc phải dùng nơi ở để cấp cho các DNVVN không đảm bảo chất lượng, thường hay có sự cố. Hệ thống xử lý nước và chất thải khác của các DNVVN hầu như không có, nếu có thì rất thô sơ, lạc hậu, gây tác hại rất lớn tới môi trường sống xung quanh nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung.
Các điều kiện về kho bãi, đường xá trong và ngoài doanh nghiệp, nhất là hệ thống giao thông công cộng phục vụ cho sản xuất - kinh doanh, giao lưu hàng hoá của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, ở khu vực nông thôn nói riêng (khu vực mà các DNVVN đang và sẽ có địa bàn hoạt động chiếm ưu thế) đang rất hạn chế về mật độ và độ rộng của lòng đường, thấp kém về chất lượng cầu cống, nền và mặt đường, cũng như sự thiếu thốn về bến bãi. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của hệ thống DNVVN nói riêng của nước ta.
Bên cạnhđó các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong việc được cấp quyền sử dụng đất hoặc họ gặp khó khăn khi thuê đất làm trủ và nhà máy để sản xuất. Nguyên nhân là các thủ tục để được cấp quyền sử dụng đất là không rõ ràng và thường không công nhận đối với các DNVVN. Đặc biệt, trong trường hợp đất công nghiệp, các quyền bán, mua, chuyển nhượng và cầm cố quyền sử dụng đất để ký quỹ vẫn còn chưa được chấp nhận. Trong cuộc điều tra 452 dự án đầu tư mới năm 1997 chỉ có 17 dự án thuộc khu vực tư nhân, cũng do những khó khăn trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất hợp háp nên còn tồn tại một thị trường đất đai đáng kể hoạt động một cách không chính thức và bất hợp pháp làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành các DNVVN mới với quy mô lớn hơn.
h. Về khả năng tiếp cận thông tin của hệ thống thông tin.
Hệ thống thông tin và khả năng tiếp cậnthông tin, nhất là thông tin về thị trường, giá cả công nghệ, sản phẩm là hết sức quan trọng đối v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34594.doc