Đề tài Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang phát triển

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

I. Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước đang phát triển 3

1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 3

2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế. 3

3. Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. 4

4. Kinh nghiệm của các nước đi trước 4

4.1. Kinh nghiệm chung ở các nước đang phát triển 4

4.2 Kinh nghiệm của một số nước cụ thể 6

II. Các chính sách kinh tế tác động đến phát triển kinh nông nghiệp và nông thôn 11

1. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp 11

2. Chính sách hỗ trợ giá trong nước 12

3. Chính sách bảo hộ nông nghiệp. 14

3.1 Bảo hộ bằng thuế quan 15

3.2 Bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan 15

Tác động của các chính sách đối với Việt Nam 16

I. Chính sách đổi mới nông nghiệp, nông thôn 16

II. Một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn 17

1. Chính sách ruộng đất 17

2. Chính sách thuế sử dụng đất 19

3. Chính sách đầu tư 20

4. Chính sách phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn 20

5. Chính sách giá 21

6. Tín dụng nông thôn và các dịch vụ tài chính 26

Định hướng, kiến nghị của Việt Nam 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết trợ giúp của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều lớn: - Thứ nhất: Cải thiện cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa và công nghiệp hóa nông thôn. Coi trọng áp dụng công nghệ sinh học (kỹ thuật gien) trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, mở rộng khả năng chế biến, tiếp thị nhằm biến nông nghiệp Hàn Quốc thành ngành phát triển toàn diện, có chức năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. - Thứ hai: Thông qua các chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng và biện pháp khác để thu hút thêm lao động trẻ vào sản xuất nông nghiệp, giữ một tỷ lệ thích đáng thanh niên ở lại nông thôn. - Thứ ba: nới lỏng những hạn chế pháp lý đối với quyền sở hữu ruộng đất tối đa để mở rộng các quy mô trang trại cùng với quá trình thúc đẩy cơ giới hóa các hoạt động canh tác. - Thứ tư: nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư nông thôn lên ngang với mức bình quân của một hộ làm công ăn lương ở thành phố. Đồng thời cải thiện chất lượng các dịch vụ… Để thực hiện kế hoạch trên, chính phủ Hàn Quốc đã chi ra trên 42 tỷ won tương đương với 52,5 tỷ USD trong giai đoạn 1992-1998. Tóm lại, mặc dù đã trở thành một nước công nghiệp mới, Hàn Quốc vẫn coi trọng phát triển nông nghiệp nông thôn để đảm bảo cân đối hợp lý trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế xã hội. c, Đài loan: Trong số các nước Nics , Đài Loan được đánh giá là nước có mô hình thành công nhất về việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp/ đô thị với nông nghiệp/ nông thôn. Đài Loan không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau cuộc chiến tranh Trung- Nhật 1985 Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật và sau này khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản rời khỏi Đài Loan, chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng lên nắm quyền cai trị ở đây. Với viện trợ kinh tế, tài chính và bảo hộ quân sự ở Mỹ, chính quyền Đài Loan đã cố gắng tìm ra các chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp. Kết quả chỉ trong vòng hơn 3 thập kỷ, Đài Loan từ một nước nông nghiệp kém phát triển , nơi ngự trị của giai cấp địa chủ phát canh thu tô , đã trở thành một trong 4 con rồng châu Á. Từ 1952-1990 sản lượng nông nghiệp tăng 4,5 lần, sản lượng công nghiệp tăng 50 lần. Tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 56% tổng lao động xã hội 1952 giảm xuống còn 12,95% năm 1990 nhưng tổng sản lượng nông nghiệp lại tăng từ trên 700 triệu $ lên 12 tỷ $ riêng nông sản xuất khẩu đã tăng từ 114 triệu $ lên trên 4tỷ $. Để đạt được các thành tựu trên, Đài Loan đã sử dụng các giải pháp và biện pháp sau: - Một là: đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại với quy mô nhỏ bằng cách : giảm tô cho tá điền từ 50% xuống còn 37,5 % thu hoạch chủ yếu, bán chịu cho nông dân ruộng đất công cộng, trưng mua số ruộng đất của địa chủ vượt quá giới hạn quy định ( 3ha đối với ruộng nước, 6 ha đối với ruộng cạn) để bán lại cho nông dân theo phương thức trả dân. - Hai là: đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn. Việc đem lại ruộng đất cho người làm ruộng đã làm cho nông dân “ biến cát thành vàng” tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (giai đoạn 1953-1962) đồng thời cho phép người nông dân có thể bỏ một phần tích lũy để thực hiện một nền nông nghiệp đa canh. - Ba là: đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Trong nhiều thập kỷ, Đài Loan rất coi trọng phát triển rộng rãi mạng lưới giao thông vận tải – cả đường bộ, đường sắt đến khắp các vùng nông thôn, tạo điều kiện cải thiện hoạt động sản xuất, sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời cho phép mở mang các cơ sở công nghiệp ngay tại xóm. Từ những năm 1970, chế độ giáo dục bắt buộc đã được kéo dài từ sáu thành chin năm. Trình độ học vấn của dân cư nông thôn và đô thị được nâng cao đáng kể. - Bốn là: chú ý phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào những khu vực công nghiệp và đô thị khổng lồ. Hầu hết các cơ sở công nghiệp nhỏ vẫn được đặt tại các thôn xóm. Cách làm đó vừa không đòi hỏi bỏ vốn đầu tư lớn để xây dựng các cơ sở công nghiệp tại thành phố, vừa làm cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Nhiều cơ sở cỡ trung bình và lớn cũng được rải đều ra các thành phố nhỏ và trung bình. Chiến lược này đã góp phần làm giảm sự chênh lệch về thu nhập trung bình giữa 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất từ 15/1 trong những năm 1950 xuống còn 4/1 đầu những năm 1990. - Năm là: Lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp với các loại hình hợp tác tự nguyện để đẩy mạnh công việc khuyến nông. Công nghiệp hóa đặt ra yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng đối với người dân Đài Loan, ruộng đất vẫn được coi là cơ sở quan trọng để đánh giá vị trí mọi gia đình trong xã hội. Do đó, mặc dù nhiều người đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp, có thu nhập cao hơn nghề nông nhưng họ vẫn muốn giữ ruộng đất để truyền lại cho con cháu. Thong tình hình ấy, người Đài Loan đã tìm ra giải pháp tích tụ ruộng đất để truyền lại ruộng đất bằng cách chuyển quyền sử dụng đất cho người khác, nhưng chủ ruộng đất vẫn giữ quyền sở hữu. Người ta gọi đó là phương thức sản xuất ủy thác. Người dân này nhận ruộng đất ủy thác của người khác để mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Đến nay có khoảng ¾ số trang trại đã áp dụng phương thức này. II. Các chính sách kinh tế tác động đến phát triển kinh nông nghiệp và nông thôn 1. Chính sách sử dụng đất nông nghiệp Đất đai luôn là tài sản chủ yếu của nông dân, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn, nó là cơ sở cho các hoạt động kinh tế xã hội và sự vận hành của thị trường. Các thể chế liên quan đến đất đai, chính sách đất đai luôn chịu tác động của sự không hoàn hảo của thị trường Nói đến chính sách đất đai trong nông nghiệp trước hết là nói đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai cảu người nông dân, đó là yếu tố quan trọng trong các chính sách đất đai và quyết định đến cai trò của các chính sách này: Thứ nhất, việc đảm bảo quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai sẽ tăng cường khuyến khích các hộ gia đình và cá nhân đầu tư cũng như thường xuyên tạo cho họ khả năng tiếp cận tốt hơn với tín dụng. Thứ hai, sự phân phối đất canh tác trên thực tế có tác động tới sản lượng, điều đó có nghĩa sự bất bình đẳng cao trong phân phối đất đai làm giảm năng suất nên là quyền về đất đai được xác định rõ ràng và được đảm bảo là điều kiện then chốt đối với các hộ gia đình, đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và sự vận hành các yếu tố thị trường. Cải cách ruộng đất thường được coi là điều kiện cần đầu tiên để phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Cải cách ruộng đất thường là việc chia lại quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai từ tay địa chủ cho nông dân, bằng các hình thức: trưng thu hoặc mua đất đai của địa chủ chia cho nông dân, chuyển nhượng đất đai từ những trang trại lớn sang trang trại nhỏ, hoặc là phân chia trang trại lớn thành các trang trại nhỏ. Cùng với cải cách ruộng đất, việc xác định hình thức sở hữu sử dụng đất đai là cơ sở hình thành phương thức sản xuất và phân phối sản phẩm nông nghiệp, có ba loại hình thức sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp. Thứ nhất: Hình thức trang trại gia đình, hộ gia đình, các gia đình sở hữu nhưng mảnh đất nhỏ , lao động trong gia đình là chủ yếu, họ có trách nhiệm với kết quả sản xuất nên hiệu quả sử dụng cao, nhưng lại bị hạn chế bởi khả năng áp dụng kỹ thuật mới, máy móc cơ khí. Thứ hai: Là các trang trại lớn thuộc sở hữu của điền chủ tổ chức với quy mô lớn, thuê lao động quản lý, những người lao động thường là những người làm công ăn lương ít phụ thuộc vào kết quả thu hoạch. Hiệu quả phụ thuộc vào quản lý và giám sát lao động. Thứ ba: Hình thức tập thể hóa, sở hữu đất đai thuộc nhà nước, mọi người nông dân cùng sử dụng , tổ chức, phân phối dựa vào kết quả của tập thể và sự đóng góp lao động của nông dân, hạn chế của hình thức này là trách nhiệm đối với việc sử dụng đất đai sẽ không rõ ràng dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp 2. Chính sách hỗ trợ giá trong nước Có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ trong nước nhưng biện pháp thường được áp dụng là hỗ trợ giá dưới hình thức sau: Thứ nhất: Xử lý mối quan hệ giữa giá đầu vào và giá tiêu thụ nông sản Khi người nông dân đã có sản phẩm trao đổi trên thị trường thì họ sẽ quan tâm đến lợi nhuận và lợi nhuận của sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào giá bán của sản phẩm và gia mua các yêu tố đầu vào, trong đó phân bón hóa học chiếm tỷ lệ lớn. Mối quan hệ này được biểu hiện thông qua “ hệ số trao đổi sản phẩm ” In =P1/ P0 (%) In: Hệ số trao đổi sản phẩm, phản ánh % chi phí đầu vào cho một đơn vị sản phẩm đầu ra. P1: Giá bình quân các yếu tố đầu vào. P0: Giá bình quân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Về lý thuyết người nông sân sử dụng phân bón hóa học cho đến khi sản phẩm cận biên bằng chi phí cận biên ( MP = MC ) Do vậy tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa cần tăng giá lúa hoặc giảm giá phân bón, hoặc cả hai. Mối quan hệ giữa giá lúa và giá phân bón được biểu diễn qua đồ thị: Nếu giá lúa là P1 và chi phí cho phân bón là MC1 thì mức sản lượng là q1 TH1: Nếu giá phân bón giảm từ ( MC1 – MC2 ) và giá lúa không đổi thì sản lượng tăng từ ( q1 – q2 ) TH2: Nếu giá lúa tăng từ ( P1 – P2 ), giá phân bón không đổi, thì sản lượng sẽ tăng từ ( q1 – q3 ) TH3: Nếu giảm giá phân bón và tăng giá lúa thì sản lượng tăng từ ( q1- q4) Vì vậy: Trong chính sách giá nông sản của nhà nước cần chú ý tác động giữa giá tiêu thu nông sản và các đầu vào, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân. Thứ hai: Trợ giá nông sản Vấn đề trợ giá được xem xét cả dưới góc độ người sản xuất và người tiêu dùng. Đối với người sản xuất: Nguồn thu của nông dân chủ yếu là lương thực thực phẩm, nếu giá nông sản thấp làm cho mức sản lượng giảm, thu nhập của nông dân giảm sẽ dẫn đến tình trạng di dân vào thành phố tìm việc. Đối với người tiêu dùng: ở khu vực thành thị nếu giá nông sản tăng , cuộc sống cảu đại đa số các gia đình sẽ bị tác động mạnh vì thường người tiêu dùng phải chi đến 50% thu nhập cho hàng hòa lương thực thực phẩm. Vấn đề này được mô tả qua đồ thị: TH1: Nông dân được trợ giá, nhà nước mua lương thực với giá P2, điều này sẽ khuyến khích nông dân tăng sản lượng từ ( q1 – q2 ), trong khi đó nhu cầu tiêu dùng lại ở mức q3 nên phân dôi ra sẽ dành cho dự trữ, xuất khẩu. TH2: Người tiêu dùng được trợ giá, nhà nước thu mua với giá P1 và bán ra thị trường cùng với giá P1. Nhu cầu tăng từ (q3 – q4) trong khi khả năng sản xuất là q1, dẫn đến nhập khẩu lương thực. Thông thường chính phảu lựa chọn giải pháp trung gian, trợ giá chi phí lưu thông vận chuyển từ nông thôn ra thị trường bán lẻ thành thị. 3. Chính sách bảo hộ nông nghiệp. Khái niệm: Bảo hộ nông nghiệp là biện pháp của chính phủ nhằm hỗ trợ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản và đối phó với những hàng nhập khẩu . Bảo hộ nông nghiệp được thực hiện qua nhưng hình thức sau: 3.1 Bảo hộ bằng thuế quan Theo quan điểm của tôt chức thương mại thế giới ( WTO ) Thuế quan được thừa nhận là công cụ hợp pháp bảo hộ sản xuất trong nước và có ưu điểm rõ ràng, ổn định, dễ đàm phán. Hạn chế của thuế quan là không tạo được rào cản nhanh như phi thuế quan. 3.2 Bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan Có thể chia thành các nhóm sau Hạn chế định lượng, bao gồm: cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép Quản lý giá: là công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Mục tiêu là để tránh gian lận thương mại. Chế độ thương mại: biện pháp này liên quan đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật như là kiểm dịch động thực vật, nhãn mác hàng hóa. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời như hạn chế nhập khẩu tạm thời, chống bán phá giá… Ưu điểm của biện pháp này là: - Hình thức phong phú do đó có nhiều cơ hội lựa chọn hơn - Có thể thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu với hiệu quả cao. Bên cạnh đó biện pháp này cũng tồn tại những hạn chế: - Gây khó khăn, tốn kém trong quản lý - Áp dụng biện pháp phi thuế quan đôi khi gây ra hậu quả xấu đối với nền kinh tế. - Nhà nước sẽ không hoặc ít thu được lợi ích tài chính. Tác động của các chính sách đối với Việt Nam Với khoảng 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất  nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Để đạt được các mục tiêu khuôn khổ chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, Chính phủ Việt Nam sử dụng một loạt chính sách nông nghiệp bao gồm chính sách giá, chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn và chính sách đầu tư. Chính sách nông nghiệp của Chính phủ luôn được xem là một công cụ để sửa chữa các thất bại của thị trường và đảm bảo một môi trường phản ánh chi phí xã hội thực tế của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên, những can thiệp của Chính phủ như chính sách kinh tế vĩ mô hoặc những chính sách ngành hàng cụ thể trong một số trường hợp đã gây ra một sự méo mó trong phân phối các nguồn lực của xã hội. I. Chính sách đổi mới nông nghiệp, nông thôn Đổi mới kinh tế trong khu vực nông nghiệp nông thôn ở nước ta được khởi đầu từ khi ban hành chỉ thị 100-CT/TW(1/1981) của ban bí thư trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm. Việc thực hiện khoán sản phẩm đã cho phép người lao động được chủ động một số khâu canh tác trên ruộng khoán. Chính sách này đã tạo ra động lực khuyến khích lợi ích vật chất đối với người nhận khoán. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng rõ rệt,tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân 5 năm (1981-1985) là 5,1% cao hơn so với 5 năm ( 1976-180) là 1,9%.  Tuy nhiên, chỉ trị 100 CT/TW mới chỉ là cải tiến hình thức khoán,chưa tạo ra mô hình mới về tổ chức và quản lý nông nghiệp. Nghị quyết 10 của bộ chính trị (4/1988)đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định ”hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn” cũng có nghĩa là hộ gia đình được quyền tự chủ kinh doanh toàn diện. Điều này đã có tác động mạnh đến kết quả sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao hơn. Tăng trưởng bình quân trong nông nghiệp giai đoạn 1989-1992 là 5%/năm cao hơn so với giai đoạn 1986-1988 là 3,1%.  Để đạt được các mục tiêu khuôn khổ chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, Chính Phủ Việt Nam đã sử dụng một loạt chính sách nông nghiệp bao gồm chính sách giá,chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn và chính sách đầu tư. Chính sách nông nghiệp của Chính phủ luôn được xem là một công cụ để sữa chữa các thất bại của thị trường và đảm bảo một môi trường phản ánh chi phí xã hội thực tế của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên, những can thiệp của Chính phủ như chính sách kinh tế vĩ mô hoặc những chính sách nghành hàng cụ thể trong một số trường hợp đã gây ra một sư méo mó trong phân phối các nguồn lực của xã hội.  Nền kinh tế Việt Nam trong  hơn 20 năm đổi mới vừa qua (1986-2008)đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1.4 triệu tấn gạo, đạt kim nghạch 310 triệu USD. Đến năm 2007 vừa qua sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim nghạch 1,7 tỷ USD. GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%. Thu nhập và đời sống nông dân ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hóa, khoa học, kĩ thuật của nhiều nông dân đều được nâng cao lên hơn trước.  II. Một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn  1. Chính sách ruộng đất  Chính sách ruộng đất của Việt Nam được mở đầu bằng Luật cải cách ruộng đất. Mục tiêu của cải cách ruộng đất là thực hiện “người cày có ruộng”. Cải cách ruộng đất đã đem lại thành quả quan trọng là giải phóng người nông dân thoát khỏi sự kìm kẹp của phương thức sản xuất phong kiến, đưa nông dân từ thân phận nô lệ lên vị trí người nông dân làm chủ ở nông thôn. Cải cách ruộng đất thường được coi là điều kiện cần đầu tiên để phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Cải cách ruộng đất thường là việc chia lại quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất từ tay địa chủ cho nông dân. Cải cách ruộng đất có thể thực hiện bằng nhiều hình thức: trưng thu hoặc trưng mua đất đai của địa chủ chia cho nông dân, chuyển nhượng đất từ những trang trại lớn sang trang trại nhỏ hoặc phân chia những trang trại lớn thành những trang trại nhỏ. Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã có những bước đi cơ bản trong việc cung cấp quyền sử dụng đất cho nông hộ. Trước đây, dưới hệ thống quản lý của hợp tác xã, đất được hợp tác xã phân bổ cho các nông hộ. Hầu hết các vật tư do hợp tác xã cung cấp và nông hộ nộp sản phẩm theo định mức cho hợp tác xã. Cùng với sự thay đổi của chính sách theo hướng thị trường, Luật đất đai năm 1988 được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến động lực người dân. Luật đất đai đã khẳng định: đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do  Nhà Nước quản lý, là cơ sở pháp lý cho việc quản lý đánh thuế sử dụng đất. Nhà Nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Luật cũng quy định về các quyền của người sử dụng đất khi được Nhà Nước giao đất. Đối với đất đai nông nghiệp, Luật đất đai quy định rõ mức đất trồng cây hàng năm cho mỗi hộ (khoảng 2ha); đất trồng cây lâu năm không quá 10ha/hộ ( các tỉnh đồng bằng) và không quá 30ha/hộ ( các tỉnh trung du, miền núi ). Luật đất đai năm 1988 cho phép quyền sử dụng cá nhân đối với đất trồng trọt từ 10 đến 15 năm. Luật này cũng cho phép các nông hộ tự quyết định trồng loại cây gì và lượng sản phẩm dư ngoài định mức được phép bán trên thị trường. Phản ứng tích cực của nông dân đã được phản ánh thông qua sản lượng thóc tăng một cách đáng kinh ngạc, từ 16 triệu tấn năm 1986 lên đến 17 triệu tấn năm 1988 và 21,9 triệu năm 1993. Luật đất đai năm 1993 là một bước tiếp theo trong việc tạo ra quyền sử dụng đất tự do hơn đối với nông dân. Thời gian sử dụng đất đã tăng lên 20 năm đối với cây hàng năm, và 50 năm đối với cây lâu năm. Chính sách này cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm “trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê và thế chấp”. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện các quy định khác nữa để đẩy nhanh tiến độ phân bổ quyền sử dụng đất. Đến đầu năm 1998, khoảng 86%, tổng diện tích đất nông nghiệp đã được phân bổ. Khoảng 7,8 triệu nông hộ trong tổng số 9,6 triệu đã được quyền sử dụng đất. Các nông hộ đã nhận được khoảng 86% đất nông nghiệp đã được phân bổ, phần còn lại được cho các doanh nghiệp và các xã. Bảng 2: Tiến độ phân bổ đất, tháng 1/1998  Tổng số Phân bổ Phần trăm phân bổ Đất nông nghiệp (triệu ha) 8.0 8.0 100 Hộ gia đình (triệu ha) 6.9 86 Doanh nghiệp 0.7 Liên doanh (3569 ha) Uỷ ban xã 0.3 Thành phần khác 0.075 Đất lâm nghiệp (triệu ha) 10.8 6.6 61 Doanh nghiệp (327) 4.4 41 Lâm trường (1677) 0.5 5 Hộ gia đình (334446) 1.1 10 Thành phần khác 0.6 5 Chưa phân bổ 4.2 39 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT 1998   Luật đất đai đã tạo môi trường thông thoáng và công bằng hơn đối với người sử dụng. Đồng thời cũng khẳng định được vai trò của Nhà Nước là người bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Điều này làm cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đất đai. Kết quả của việc thực hiện chính sách ruộng đất đã tạo ra bước chuyển đáng kể trong nông nghiệp và nông thôn. Sản lượng nông nghiệp tăng trưởng tương đối ổn định trong suốt giai đoạn 1995-2003 (bình quân khoảng 4.2%/năm), nghèo đói ở khu vực nông thôn cũng giảm dần. Tỷ lệ nghèo lương thực giảm từ 25,1% (1993) xuống còn 13,6% (2005). Tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 1991-1995 là 2,4%; giai đoạn 1996-2000 là 4.3% và giai đoạn 2001-2005 là 3,8%  2. Chính sách thuế sử dụng đất  Chính sách thuế sử dụng đất được ban hành thay chính sách thuế nông nghiệp . Mức thuế phải nộp căn cứ vào diện tích đất sử dụng, hạng (loại) đất và mức tính thuế (kg thóc/ha/năm). Cải cách chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp ỏ nước ta một mặt có xu hướng giảm mức huy động trực tiếp từ nông dân cho Ngân sách Nhà nước đi. Mặt khác, đảm báo công bằng giữa các tổ chúc, cá nhân nhận đất phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.  3. Chính sách đầu tư  Chính sách đầu tư của Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông để hỗ trợ các mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thường bao gồm: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi và vốn do dân tự đầu tư. Hiện nay, đầu tư của Chính phủ là nguồn quan trọng nhất trong tổng đầu tư vào ngành nông nghiệp. Ngoài ra những năm qua Chính Phủ đã chủ trương khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong 5 năm 1996-2000, ngành nông lâm ngư nghiệp là nghành có tỷ trọng đầu tư từ Ngân sách Nhà nước chiếm 23,5%/ tổng vốn Ngân sách và đứng thứ 2 sau thông tin liên lạc (30.7%). Theo ước tính của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thì GDP tăng từ sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập của người nghèo từ 2- 4 lần so với GDP tăng từ các hoạt động phi nông nghiệp. Trong thế kỷ 21, nông nghiệp vẫn tiếp tục là công cụ chính cho sự phát triển bền vững và giảm nghèo. Theo các số liệu chưa đầy đủ thì trong 5 năm (2003-2007), Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt 113 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư nông nghiệp và đáp ứng 17% của khu vực nông nghiệp. Bảo hộ nông nghiệp ở mức 4% (260 triệu USD). Đầu tư cho khuyến nông là 0,13 GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp, nông thôn chiếm 3% tổng nguồn FDI.  4. Chính sách phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn  Trước đổi mới,công nghiệp trên địa bàn nông thôn gồm: công nghiệp Trung ương (thường là công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nguyên liệu); các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nằm trong hợp tác là nông nghiệp. Nhờ có thị trường Liên Xô và Đông Âu mà các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp đã có thời kì phát triển mạnh. Thị trường Liên Xô và Đông Âu giảm sút kéo theo sự suy sụp nhanh của công nghiệp nông thôn nước ta, nhiều làng nghề nỏi tiếng bị suy giảmhoặc không còn nữa. Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ chính trị (4/1988) và tiếp đến NQ 05/NQ-HNTW (6/1993) đã chủ trương: - Phát triển đa dạng hóa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, trước hết là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu. - Khôi phục và phát triển các làng nghề Hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên địa bàn nông thôn khá đa dạng gồm: hộ gia đình, hợp tác cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.công ty cổ phần… với 3 nhóm ngành nghề chính là: chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hiện nay công nghiệp nông thôn tuy phát triển chưa đều, tăng trưởng chưa ổn định nhưng đã hình thành một số mô hình mới- Mô hình chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn.  5. Chính sách giá  Trong nền kinh tế thị trường, giá được coi như một tín hiệu hiệu quả nhất để phân phối các nguồn lực của xã hội. Điều này đúng trong một thế giới cạnh tranh hoàn hảo, giá được coi như một nhân tố hàng đầu phản ánh chi phí cơ hội thực tế của hàng hoá và dịch vụ. Vì thế, thông qua tín hiệu giá, những nguồn lực khan hiếm của xã hội sẽ chảy vào những ngành dịch vụ hay sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho xã hội. Tuy nhiên, kịch bản này không phải luôn luôn đúng trên thực tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Lý do ở chỗ các thất bại của thị trường không đảm bảo nền kinh tế sẽ đạt được cả hai mục tiêu hiệu quả và công bằng. Vì thế, can thiệp giá của Chính phủ được dùng để thực hiện các mục tiêu chính sau: (i) tăng sản lượng nông nghiệp; (ii) ổn định giá nông sản; (iii) đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; (iv) cung cấp lương thực và nguyên liệu thô giá rẻ cho ngành công nghiệp. Về chính sách giá, phương hướng của Chính phủ Việt Nam là cố gắng tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp, tập trung theo hướng thay đổi giá tương đối của nông lâm sản thông qua điều chỉnh giá thương mại trong nước và giá xuất nhập khẩu theo hướng duy trì mức giá có lợi cho sản xuất lương thực và cây trồng. Theo khung này, kể từ khi bắt đầu cải cách năm 1988, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những bướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25019.doc
Tài liệu liên quan