Đề tài Sự đổi mới nội dung thông tin ở cơ quan Báo, Đài PT - TH trong cơ chế thị trường

Mục lục

Trang

Phiếu nhận xét, đánh giá kết quả thực tập

Phiếu nhận xét, đánh giá của giảng viên hướng dẫn

Phiếu nhận xét, đánh giá của giảng viên phản biện

Phần tin, bài

Phần tiểu luận

A- Phần mở đầu

1- Lý do chọn đề tài

2- Mục đích nghiên cứu

3- Phạm vi nghiên cứu

4- Phương pháp nghiên cứu

5- Nội dung nghiên cứu

B- Phần nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận về sự đổi mới nội dung thông tin của

các báo, Đài trong cơ chế thị trường

1- Khái niệm nội dung thông tin

2- Đặc điểm nội dung thông tin

2.1. Nội dung thông tin mang tính thời sự

2.2 Nội dung thông tin mang tính khuynh hướng (tính Đảng)

2.3 Nội dung thông tin mang tính khách quan, chân thực

3- Các yếu tố cấu tạo nên nội dung thông tin

3.1. Sự kiện

3.2. Chi tiết

3.3. Chính kiến

3.4. Vấn đề

3.5. Đề tài

3.6. Tư tưởng

 

4.1- Khái niệm cơ chế thị trường

4.2- Tính tất yếu phải đổi mới nội dung thông tin

4.2.1. Đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng

4.2.2. Phù hợp với đường lối của Đảng

4.2.3. Phù hợp với nền kinh tế thị trường

4.2.4. Phù hợp với xu hướng phát triển báo chí quốc tế

4.3. Xu hướng đổi mới thông tin trên báo chí hiện nay

Chương Ii: Cơ sở thực tiễn của sự đổi mới nội dung thông tin

tại Đài PT - TH Phú Thọ

1- Vài nét sơ lược về Đài PT - TH Phú Thọ

2- Một số nhận định, đánh giá về việc đổi mới nội dung thông tin của đài Pt – Th Phú Thọ

2.1. Những thành công đạt được về đổi mới nội dung thông tin

2.2. Những hạn chế tồn tại của nội dung thông tin

2.3. Nguyên nhân

2.4. Giải pháp

C- Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự đổi mới nội dung thông tin ở cơ quan Báo, Đài PT - TH trong cơ chế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự kiện, vấn đề được phản ánh vào tác phẩm báo chí. Có hai cách hiểu đối với đề tài trong báo chí là đề tài của một tác phẩm cụ thể và đề tài với tính chất là một lĩnh vực của đời sống hiện thực. Đề tài của một tác phảm cụ thể chính là sự kiện hay vấn đề được phản ánh. Trong trường hợp này, quy mô và phạm vi của đề tài trùng hợp với quy mô và phạm vi của sự kiện, vấn đề. Đề tài theo cách hiểu là một lĩnh vực của đời sống hiện thực, bao gồm các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, thể thao, du lịch, văn học nghệ thuật... Việc phân chia đề tài tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất cũng như mức độ phân công lao động chuyên môn hoá của mỗi toà soạn, đó là một vấn đề mang tính quy luật, phản ánh trình độ phát triển chung của nền báo chí. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng cho việc hình thành bộ máy tổ chức, phân công, bố trí cán bộ ở các toà soạn. Nói chung, đề tài chỉ giữ vai trò tiền tố trong mối quan hệ với các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí. Về một mặt nào đó, nó gắn với khái niệm đối tượng phản ánh của báo chí. 3.6. Tư tưởng Là lô gíc trừu tượng, là số thành tố của các thành tố nội dung, thể hiện tính mục đích, thúc đẩy và hướng dẫn nhận thức của công chúng. Tư tưởng trong tác phẩm bị chi phối bởi hai phía: Phía thứ nhất là ý đồ, mục đích, tư tưởng, chính kiến của nhà báo hay cơ quan báo chí. Phía thứ hai là quy mô, tính chất, ý nghĩa của vấn đề, sự kiện. Bản thân tư tưởng trong tác phẩm báo chí mang tính phổ biến, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Mặc dù tư tưởng thể hiện thái độ, lập trường của tác giả, bị chi phối bởi quan điểm chính trị, xã hội của nhà báo, song không thể tồn tại bên ngoài các sự kiện khách quan. Trong tác phẩm báo chí, tư tưởng được thể hiện trong các tư tưởng bộ phận hoặc các ý nghĩa phát sinh của tác phẩm. Và nó là thông điệp chuyển tới người đọc, người nghe, tác động vào nhận thức của công chúng tạo nên hiệu quả của tác phẩm báo chí. 4. tính tất yếu phải đổi mới nội dung thông tin báo chí trong cơ chế thị trường 4.1 Khái niệm cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là để vận hành nền kinh tế thị trường. Chính quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế hàng hoá giản đơn đòi hỏi phải sinh ra cơ chế thị trường và ngược lại, cơ chế thị trường tác động và thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển đến trình độ cao là kinh tế thị trường. Chính trong quá trình vận động đó, cơ chế thị trường trở thành một bộ phận quan trọng có tính đặc trưng của kinh tế thị trường. ở đây, cũng cần nói thêm rằng công cụ (hay phương tiện) số một của cơ chế thị trường là tiền tệ. 4.2. Tính tất yếu phải đổi mới nội dung thông tin Xã hội luôn vận động, biến đổi không ngừng muốn theo kịp với thời đại bắt buộc của chúng ta phải đổi mới từ tư duy nhận thức, từ việc làm cụ thể đến cả cách sống, cách làm việc... Bốn căn cứ cơ bản sau dẫn đến sự đổi mới nội dung thông tin của báo chí trong cơ chế thị trường. 4.2.1. Đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Như chúng ta đã biết công chúng là những độc giả tiếp nhận cuối cùng một sản phẩm báo chí khi nó được hoàn thành đưa ra thị trường. Hơn thế nữa ở họ các vị trí, giai, tầng, bậc khác nhau của xã hội, từ giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác, nơi cư trú, quan hệ xã hội ... Vì vậy báo chí phải đổi mới cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng. Nếu như một tờ báo nào đó không đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng, đi ngược lại với lợi ích của công chúng thì ngay lập tức nếu không có sự điều chỉnh thay đổi, thì tờ báo đó tự nó sẽ bị diệt vong. Bởi đó, báo chí phải là những cơ quan đi đầu định hướng dư luận, định hướng thông tin, nắm bắt kịp thời từ phía công chúng. 4.2.2. Phù hợp với đường lối của Đảng Tháng 12 năm 1986 Đại hội Đảng lần thứ VIII đã vạch ra kế hoạch đổi mới một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân cũng không nằm ngoài phạm vi đổi mới. Trước xu hướng vận động và phát triển của đất nước, báo chí nước ta từng bước đổi mới cho phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Với khẩu hiệu “ Đổi mới mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước” từ 1986 đến nay, báo chí đã có sự đổi mới rõ rệt, nâng cao chất lượng nội dung thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và “khó tính” của công chúng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước đưa đất nước sánh ngang với các nước trên thế giới. 4.2.3. Phù hợp với nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo ra một môi trường báo chí gồm nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng, làm cho báo chí nước ta phát triển một cách vượt bậc và đầy hứa hẹn. Trong tác động, hoạt động của nhà báo cũng sôi động hẳn lên. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay xu hướng cơ quan báo chí là tự hạch toán kinh doanh ngày càng phát triển. Để tồn tại được thì cơ quan báo chí phải thu hút độc giả xem và mua báo mình. Một nhà báo nổi tiếng đã từng nói: " Một tờ báo phát triển khi và chỉ khi độc giả tự tìm đến sạp báo và hỏi mua tờ báo đó". Từ cơ sở đó đã đặt ra yêu cầu cho cơ quan báo chí là phải đổi mới nội dung thông tin phù hợp với nền kinh tế thị trường. 4.2.4. Phù hợp với xu hướng phát triển báo chí Quốc tế Trong xu hướng phát triển của báo chí toàn cầu thì nội dung thông tin ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả. Vì vậy để theo kịp sự phát triển của báo chí Quốc tế thì mỗi cơ quan báo chí phải tự tiến hành đổi mới nội dung thông tin, để thích ứng kịp thời. Đó là điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển và cũng là một yêu cầu đặt ra cho báo chí trong thời kỳ mới. Đổi mới nội dung thông tin sẽ không bị tụt hậu so với các nước trên thế giới. 4.3. Xu hướng đổi mới thông tin trên báo chí hiện nay Ngày nay, con người cần đến thông tin rất lớn, khi trình độ dân trí được nâng lên nhiều chiều thì nhu cầu thông tin đòi hỏi phải cao. Hơn nữa phương tiện tiếp nhận thông tin của họ cũng trở nên phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Trước xu hướng đó đòi hỏi cơ quan báo chí phải đa dạng hoá các lĩnh vực làm thông tin ngày càng phòng phú hơn, phát huy ưu điểm của các thể loại như: tin, phỏng vấn, phóng sự... chất lượng thông tin ngày càng nâng cao, viết càng ngắn gọn thì chuyển tải thông tin một cách thuyết phục đến với công chúng. Ngoài ra xu hướng đổi mới thông tin trong giai đoạn hiện nay là thông tin phải dân chủ khách quan, cho phép công chúng có thể bình luận, đánh giá, là diễn đàn của nhân dân để nhân dân đưa ra tiếng nói của mình, giãi bày tâm sự của mình như trong diễn đàn, toạ đàm, phỏng vấn... Hơn thế thông tin vừa phải thời sự, hấp dẫn đa dạng, nhiều chiều bởi độc giả không chỉ muốn hiểu sâu, rộng chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước mà còn muốn nắm bắt rõ những sự kiện chính trị - xã hội đang diễn, muốn được hiểu nhiều cái mới lạ, sâu thẳm trong cuộc sống. 5. Lãnh đạo và quản lý báo chí trong cơ chế thị trường 5.1. Lãnh đạo báo chí trong cơ chế thị trường Lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới đất nước là rất cần thiết. Lãnh đạo nâng cao chất lượng nội dung tư tưởng báo chí, xuất bản. Bồi dưỡng quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; định hướng chính trị, tư tưởng và cung cấp thông tin cần thiết cho báo chí. Kiểm tra nội dung chính trị tư tưởng cho các nhà báo, phóng viên, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và phẩm chất chính trị của cán bộ chủ chốt của cơ quan báo chí. Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động báo chí. Hoạt động báo chí cừa có tính tập thể lại vừa có tính sáng tạo cá nhân, do đó phương thức lãnh đạo của đảng hết sức được coi trọng, việc đảm bảo thông tin nhanh cóng, kịp thời nhất đối với những vấn đề đang xảy ra. Nhiệm vụ của tổng biên tập, giám đóc đài là phải giáo dục cho nhân viên một tinh thần sáng tạo, tính ham hiểu biết, tính chủ động và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao, nắm bắt năng động những hiện tượng quan trọng của cuộc sống. 5.2. Quản lý báo chí trong cơ chế thị trường Quản lý báo chí của Đảng ta là xây dựng hành lang pháp lý, xây dựng, chỉ đạo hoàn thành quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí. Ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật, tính chất thông tin cho báo chí, quản lý thông tin của báo chí. Đào tạo nâng cao bồi dưỡng trình độ chính trị nghiệp vị, đặc điểm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, tổ chức quản lý hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí. Báo chí chịu sự quản lý của hiến pháp, chịu sự điều chỉnh của Luật báo chí. Quản lý báo chí cũng là một nội dung của công tác quản lý nhà nước. Trong một nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động của xã hội bao gồm cả hoạt động báo chí đều phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước.Công tác quản lý của nhà nước đối với báo chí được thực hiện qua việc ban hành luật pháp chính sách, quy chế, hướng dẫn chỉ đạo việc thi hành khen thưởng nơi làm tốt và xử lý các sai phạm. Chương 2 Cơ sở thực tiễn của sự đổi mới nội dung thông tin tại Đài PT - TH Phú Thọ 1. Vài nét sơ lược về Đài PT – TH Phú Thọ Đài PT - TH Phú Thọ thành lập ngày 19/9/1956, tiền thân là Đài truyền thanh Phú Thọ. Buổi đầu thành lập, Đài truyền thanh là một bộ phận thuộc Ty Bưu điện Phú Thọ. Trụ sở của Đài là phòng đặt máy cạnh sân vận động thị xã Phú Thọ. Trang thiết bị thời kỳ mới thành lập chỉ có một máy tăng âm Trung Quốc 10W, 1 loa 25W, 7 loa nén 10W và 1000m dây. Nhiệm vụ của Đài là tiếp âm tiếp sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam, thực hiện công tác tuyên truyền trong thị xã Phú Thọ và một số xã lân cận; mỗi ngày sản xuất hai chương trình, mỗi chương trình 15 phút, truyền thanh vào buổi sáng và buổi chiều. Ngày 26/01/1968 tỉnh Phú Thọ hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phú. Đài truyền thanh Vĩnh Phú được thành lập và tách khỏi Ty Bưu Điện, thuộc Ty Thông tin. Cơ sở vật chất của Đài ngày càng tăng cường đổi mới theo hướng hiện đại hoá công nghệ phát thanh. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên và lực lượng kỹ thuật được chuẩn hoá gắn với bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, không ngừng nâng cao nghiệp vụ báo chí và làm chủ thiết bị công nghệ. Ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phú tách thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Theo đó, đài PT - TH Phú Thọ được thành lập lại. Đài duy trì phát thanh 2 buổi trong ngày với chương trình gốc 60 phút, phát tất cả các ngày trong tuần. Chương trình truyền hình được duy trì 5 buổi mỗi tuần với chất lượng ngày càng nâng lên. Năm 1998, đài PT - TH Phú Thọ là một trong những Đài cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được chọn thí điểm triển khai dự án công nghệ phát thanh trực tiếp, đánh dấu mốc quan trọng không chỉ về kỹ thuật mà còn là sự khẳng định về sự trưởng thành trong chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ những người làm báo ở Đài. Nhờ được củng cố tổ chức và phát huy được sự vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ những người làm báo ở Đài và sự quan tâm hỗ trợ tự nhiều phía, Đài PT - TH Phú Thọ tiếp tục khẳng định là một Đài có chất lượng chuyên môn cao trong khu vực các tỉnh Phía Bắc. Đó là sự cố gắng quyết tâm của đội ngũ làm phát thanh truyền hình tỉnh. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Đài PT - TH Phú Thọ đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, trong đó có nhiều năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng nhiều phần thường cao quý của Đảng, Nhà nước. Đài PT - TH Phú Thọ phát huy thành tích và truyền thống đoàn kết quyết tâm thực hiện thành công chương trình mục tiêu phủ sóng PT - TH đến 100% diện tích và dân số vào năm 2010, đưa Đài PT - TH Phú Thọ phát triển lên một tầm cao mới, xứng đáng là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân vùng Đất Tổ. 2. một số nhận định, đánh giá về đổi mới nội dung thông tin của Đài PT – TH Phú Thọ 2.1. Nội dung thông tin của Đài PT – TH Phú Thọ Nội dung tuyên truyền của Đài PT – th Phú Thọ là tuyên truyền những đường lối của Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân. Báo chí phải là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng và văn hoá. Vì thế nó có trách nhiệm vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Các thể loại tác phẩm báo chí được sử dụng nhiều ở Đài PT –TH Phú Thọ chủ yếu là tin, ghi nhanh, tường thuật, phóng sự, phỏng vấn… Các sự kiện, hiện tượng luôn được phản ánh một cách kịp thời nhất thông qua truyền hình và phát thanh. Như ngày 17/3 tại trung tâm hội nghị tỉnh Phú thọ diễn ra lễ mít tinh hưởng ứng phong trào hiến máu nhân đạo thì ngay tối hôm đó trên truyên hình đã có ghi nhanh về sự kiện này của phóng viên Vũ Tuấn. Không chỉ quan tâm tới đổi mới nội dung thông tin, Đài PT-TH Phú Thọ còn quan tâm tới tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để cơ quan báo đài thực sự trở thành diễn đàn của quần chúng nhân dân lao động. 2.1.1. Về chính trị Đài PT - TH Phú Thọ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền nhằm góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Tập trung tuyên truyền các chương trình, đề án thực hiện nghị quyết của Đại Hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, đặc biệt là các chương trình trọng điểm liên quan trực tiếp và tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội cuar tỉnh Phú Thọ như: phát triển nông thôn, nông nghiệp; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển thương mại, dịch vụ; đào tạo nguồn nhân lực, giải quyếtviệc làm; cảicách hành chính…Mặt khác, việc thông tin tuyên truyền thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng đồng thời gắn lion với việc động viên các tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Ví Dụ: Trên đài PT – TH Phú Thọ, chuyên mục xây dựng Đảng được phát sóng thường kỳ, phản ánh rõ nét những kết quả đạt được, đồng thời nhìn nhận những yếu kém tồn tại cần khắc phục của cơ sở Đảng như phóng sự: “ tăng cường công tác kiểm tra, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và Đảng viên” của phóng viên Cao Tuấn;“ Đảng bộ thành phố Việt Trì nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương” của phóng viên Trung Nghĩa. 2.1.2. Về kinh tế Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền trên lĩnh vực kinh tế. Đài Pt – Th Phú Thọ đã chủ động phồi hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo xoay quanh vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Trọng tâm là sản xuất đa canh để các huyện trong tỉnh có thể trao đổi, học hỏi, vận dụng vào thực tế địa phương, đơn vị mình. Từ cuộc hội thảo này, Đài PT – TH Phú Thọ đã phát sang nhiều bài viết được công chúng quan tâm như : “ Nông nghiệp khở sắc…vướng mắc vẫn còn” của tác giả Tiến Đạt ; hay bài viết “ Đẩy mạnh tiến độ sản xuất vụ lúa chiêm xuân” của tác giả Thu Hiền. Triển khai nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ có loạt bài : “Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư” của tác giả Đào Thắm, “Việt Trì phấn đấu trở thành đô thị loại I ” của tác giả Hồng Quân, “ Phát triển khu công nghiệp Đồng Lạng” của tác giả Xuân Thuỷ… Bên cạnh đó, mảng tuyên truyền phục vụ chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; phát triển làng nghề cũng có những bài viết ấn tượng. Bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, Đài PT – TH Phú Thọ tập trung tuyên truyền chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp, kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; phát triển sản xuất trang trại, góp phần tăng thu nhập ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 2.1.3.Về văn hoá Trên lĩnh vực văn hoá Đài PT – TH Phú Thọ đã tuyên truyền có hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở. Nét đẹp trong văn hoá truyền thống luôn được các nhà báo bộc lộ rõ nét, đúng với vốn có của nó để nhân dân hiểu rõ, thẩm định, thưởng thức, từ đó tích cực, chủ động tham gia hoạt động, đóng góp công sức, trí tuệ gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá đích thực. Các lễ hội truyền thống được khơi dậy, đảm bảo giá trị truyền thống lịch sử, khuyến khích đổi mới phù hợp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Nổi bật như : “ Khôi phục lễ hội chọi trâu sau gần thế kỷ bị mai một” của tác giả Thu Hằng – Việt Hà. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống ngày càng được mở rộng, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa giữ gìn nét cổ truyền độc đáo. Đáng chú ý như bài “ Quá trình phát triển của một làng nghề” của cộng tác viên Nhung Anh, “Nghề thêu ở Hương Cần” của tác giả Vũ Tuấn... Các khu di tích lịch sử, văn hoá được trùng tu, tôn tạo như bài viết: “ Đúc tượng tổ Lạc Long Quân”, “Đền Hùng với công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội” của tác giả Diệu Thuý… Đài PT – TH Phú Thọ đã và đang làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, tích cực tham gia giữ gìn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 2.1.4. Về y tế – Giáo dục Đây là mảng đề tài được Đài PT – TH Phú Thọ đặc biệt quan tâm với rất nhiều bài viết : “ Hoàng xá: khó khăn duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học sơ sở” của tác giả Anh Thơ, bài “ Công tác chuẩn bị cho mùa thi tại trường trung hoc phổ thông Việt Trì” của tác giả Hùng Cường, “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” của tác giả Thu Phương. Đề tài về y tế trong thời gian qua đã được Đài PT – TH Phú Thọ phản ánh kịp thời, đầy đủ sâu sắc trong dịp chào mừng, tôn vinh ngày thầy thuốc Việt Nam ngày 27/2. 2.2. Những thành công đạt được về đổi mới nội dung của Đài PT - TH Phú Thọ 2.2.1.Nội dung thông tin của Đài PT - TH Phú Thọ hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến quần chúng nhân dân Bám sát định hướng chính trị, Đài tập trung tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước. Mỗi chương trình thời sự hay một chuyên mục đều gắn với hành động và việc làm của Đảng cũng như của các cấp, các ngành trong tỉnh. Từ đó định hướng tư tưởng cho công chúng. Chẳng hạn chuyên mục " Xây dựng Đảng" là chuyên mục nói về những việc làm thiết thực của các cấp uỷ Đảng giải đáp những thắc mắc cho công chúng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh qua đó giúp công chúng biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn. Hơn nữa, ở Đài PT - TH Phú Thọ nhân dân có quyền được phản ánh, nói lên tâm tư nguyện vọng của mình với Đảng, chính quyền địa phương như trong chuyên mục " Xây dựng Đảng" phát sóng vào ngày 19/2/2009 có bài viết "Học tập đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm chống lãng phí" đã được Đài chú ý phát sóng, mang lại hiệu quả thông tin hai chiều một cách nhanh chóng, đầy đủ và khách quan. 2.2.2.Nội dung thông tin mang tính thời sự Có thể nói nội dung thông tin của Đài PT - TH Phú Thọ luôn đi liền với những sự kiện chính trị - xã hội đang và sẽ diễn ra, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Chẳng hạn, sáng ngày 06/03/2009 vừa diễn ra vòng sơ khảo cuộc thi " Nữ cán bộ giáo viên tài năng, sáng tạo" thì ngay chiều hôm đó thông tin này đã được truyền tải đến công chúng. Bên cạnh đó, trong năm tỉnh nhà và nước ta có các sự kiện lớn Đài cũng đã theo kịp dòng thời sự chủ lưu để phản ánh thông tin một cách kịp thời. Như tháng 2 có ngày thầy thuốc (27/2), tháng 3 có ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), ngày thành lập Đoàn (26/3) hay ngày Giải phóng miền Nam (30/4), Quốc tế lao động (1/5), sinh nhật Bác (19/5). Nội dung thông tin còn phản ánh một cách tức thời các hoạt động chính trị của các cấp uỷ Đảng, các ban ngành đoàn thể, như sáng ngày 12 tháng 2 Uỷ ban Nhân dân Tỉnh họp triển khai một số nội dung về Luật Hợp Tác Xã thì ngay tối hôm đó thông tin này đã được đưa lên trong mục " Điểm tin truyền hình". Đồng thời nội dung thông tin mang tính thời sự còn là những vấn đề về quốc phòng an ninh, hoạt động công đoàn ở các công ty, nhà máy, thiên tai bão lụt trên địa bàn tỉnh...đã được các phóng viên bám sát và cung cấp thông tin tới Đài một cách kịp thời. Do vậy mà nội dung thông tin ở Đài PT - TH Phú Thọ luôn mang hơi thở của cuộc sống, đáp ứng nguồn thông tin một cách nhanh nhất tới công chúng. 2.2.3.Nội dung thông tin phong phú, đa dạng Đài PT - TH Phú Thọ từng bước khẳng định vị thế, uy tín trong việc thực hiện hai nhiệm vụ phát thanh và truyền hình. Nội dung các chương trình ngày càng phong phú, đa dạng. Với phương châm mạnh dạn thử nghiệm và rút kinh nghiệm, trong các chương trình thời sự xuất hiện ngày càng nhiều tin, phóng sự ngắn có tính dự báo. Một số phóng viên, biên tập viên bắt đầu trực tiếp lên hình thể hiện tin, bài của mình. Từ 5 chuyên mục ban đầu phát sóng đến khi ra đời phòng chuyên đề, Đài PT - TH Phú Thọ đã đem đến cho khán thính giả vùng quê Đất Tổ nhiều chuyên mục mới như: Xây dựng Đảng, rừng với cuộc sống, Nông thôn - Miền núi, Giáo dục, Văn hoá... các chương trình văn nghệ cũng có những bứt phá quan trọng. Khán thính giả Phú Thọ ngoài việc được xem phim, xem các chương trình ca nhạc, giải trí mang tính chuyên nghiệp cao còn được biết đến chân dung nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi qua "Trang văn nghệ truyền hình". Đài dần hình thành một bộ phận chuyên sản xuất các phóng sự dài, phóng sự tài liệu, phim tài liệu mang tính tổng kết rút kinh nghiệm, với nhiều gợi mở có tính dự báo, định hướng và những đề xuất kiến nghị khẳng định vị thế của phát thanh truyền hình trong giai đoạn mới. Đài PT - TH Phú Thọ tiếp tục phát triển và không ngừng đổi mới như mở một số chương trình, đồng thời phát sóng truyền hình cả sáng, trưa, chiều, tối kín tuần từ thứ 2 đến chủ nhật. Về chương trình truyền hình Đài mở thêm bản tin quốc tế, chương trình tiếng dân tộc Mường, Cao Lan, chương trình "Nhìn ra tỉnh bạn"... về phát thanh Đài cũng đã nâng thời lượng phát thanh, có thêm phát thanh buổi trưa, thời lượng 60 phút từ thứ 2 đến chủ nhật. Chương trình phát thanh trưa có thêm bản tin quốc tế. Đồng thời để nội dung thông tin càng phong phú, Đài PT - TH Phú Thọ đã và đang mở một số chuyên mục mới, hấp dẫn như: "Nhịp cầu truyền hình Phú Thọ - Thành phố Hồ Chí Minh"; "Việt Trì - Trung tâm cội nguồn"; "Cải cách hành chính"; "Đại đoàn kết"; “60 phút bạn và tôi”. Các chương trình phát thanh trực tiếp, truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh đã mang đến cho khán thính giả những ghi nhận mới về Đài PT - TH Phú Thọ. Ngoài ra các thông tin do Đài khai thác đều tự biên dịch, biên tập lại với chất lượng cao như : Khoa học giáo dục, chuyện bốn phương, ca nhạc quốc tế. Tạo được sự yêu mến của khán thính giả và làm cho nội dung thông tin sinh động. Nhờ nội dung thông tin ngày một tăng lên cùng với sự chuyển biến tích cực về nội dung thông tin đã giúp Đài PT - TH Phú Thọ ngày một khẳng định vị thế hơn nữa. 2.2.4.Nội dung thông tin khách quan, chân thực Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đài PT - TH Phú Thọ đã phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan đúng bản chất. Đồng thời các thông tin đưa ra đều có các con số, địa chỉ chính xác, cụ thể, có cả tiếng động nhân vật, tiếng động hiện trường để công chúng yên tâm tin tưởng thông tin Đài đưa ra. Có thể minh chứng cho điều này qua bài viết "Ngành giáo dục chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông" của tác giả Xuân Ngọc. Đài PT - TH Phú Thọ không chỉ truyền bá, phổ biến những quan điểm, tư tưởng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà còn phản ánh những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phản ánh những cách làm hay ở các địa phương như bài viết "Đoan Hùng phát triển chăn nuôi cá" của tác giả Minh Tuân - Huy Hoàng, hay bài viết “ Phát triển mô hình chăn nuôi lợn ở Hạ Hoà” của tác giả Xuân Thuỷ. Không những thế, tính khách quan được thể hiện ở mặt thông tin luôn được phát sóng rộng rãi trong phạm vi toàn tỉnh, được người dân tin yêu, ủng hộ. Mọi hoạt động của các cấp ngành được phản ánh trung thực khách quan, vừa có ưu điểm, nhược điểm. Tóm lại, Tính khách quan chân thực luôn là vấn đề thường trực trong khi viết bài, biên tập nội dung của ban biên tập Đài PT - TH Phú Thọ. 2.3. Những mặt hạn chế tồn tại của nội dung thông tin Đài PT - TH Phú Thọ Trước hết, nội dung thông tin ở một số tin bài còn chưa được đưa lên phát sóng một cách kịp thời khi sự kiện đang diễn ra hoặc vừa diễn ra. Thông tin được phản ánh một cách chung chung, không cụ thể thời gian và thiếu tính thuyết phục, chẳng hạn các sự kiện của các cấp, các ngành diễn ra đã mấy tháng nay thì phóng viên, biên tập viên thay thế thời gian bằng cụm từ: " Mới đây"; "Vừa qua". Đội ngũ phóng viên còn yếu về trình độ chuyên môn mặc dù đã có sự phân công các chuyên mục. Song thực tế chất lượng đạt được chưa cao, nhiều tin bài còn sơ sài, chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích một cách cụ thể, mang tính chất theo kiểu báo cáo làm giảm tính thời sự, tạo nên tâm lý thụ động, thiếu sự sáng tạo trong quá trình chuyển tải thông tin. VD : Trong chương trình thời sự được phát sóng vào 7/3/2008 có 8 tin bài thì đến 3 tin là về Hội nghị, các báo cáo được trích ra. Bản thân các tác phẩm không thể hiện rõ quan điểm chính kiến như trong phóng sự "Hiểm hoạ từ các lò gạch", tác giả mới chỉ phản ánh một cách chung chung mà chưa đề cập đến tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự đổi mới nội dung thông tin ở cơ quan Báo, Đài PT - TH trong cơ chế thị trường.doc