MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. 1ý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa của đề tài
5. Bố cục đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin Lành
a- Tiền đề xã hội đạo Tin Lành
b- Tiền đề nhận thức và tâm lý sự ra đời đạo Tin lành
c- Vai trò của một số cá nhân trong phong trào cải cách tôn giáo
1.2. Những đặc điểm chung của đạo Tin lành
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG
2.1. Quá trình phát triển đạo Tin lành ở một số tỉnh phía Bắc
2.2. Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
2.3. Nguyên nhân sự ra đời của đạo Tin Lành
a- Nguyên nhân khách quan
b- Nguyên nhân chủ quan
c- Từ đặc điểm lịch sử và văn hoá của dân tộc H’mông
d- Sự yếu kém của hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo
2.4. Những biện pháp khắc phục mặt tiêu cực của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
a- Những nguyên tắc mang tính phương pháp luận khi giải quyết vấn đề tôn giáo
b- Một số biện pháp cụ thể
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành cũng là nguyên nhân của hiện tượng di dân tự do của đồng bào H’mông, bọn xấu tuyên truyền: “Muốn có vua H’mông, có tổ quốc riêng, thì bà con phải đi về phía Tây nơi mặt trời lặn” [36.27]. Lời kêu gọi đó đánh trúng vào tâm lý của người H’mông, gây nên tình trạng di dịch cư hết sức phức tạp, từ đó gây nên những xáo trộn trong đời sống đồng bào, tạo ra khó khăn cho việc quản lý xã hội của các cấp chính quyền, gây bên nạn phá rừng huỷ hoại môi trường sinh thái một cách trầm trọng, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Có thể nói rằng đồng bào theo đạo Tin lành chẳng những không cải thiện được đời sống kinh tế, mà trái lại còn nghèo khổ hơn.
- Một khía cạnh quan trọng khác là sự phát triển của đạo Tin lành đã gây nên tình trạng mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tác động tiêu cực đến niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Nó đã góp phần làm suy yếu hệ thống chính trị của ta ở cơ sở. Một số cán bộ, đảng viên ghi tên theo đạo hoặc bị lôi kéo vào hoạt động của những người truyền đạo. Những cán bộ không theo đạo thì bị số đã theo đạo cô lập, phân biệt đối xử, bằng cách “viết đơn tố cáo, vu khống lên tỉnh, trung ương” [4.11]. Các tổ chức chính trị, đoàn thể của ta hoạt động khó khăn. Từ đó tạo ra tình trạng mất ổn định trong thôn bản, người dân không đi hội họp, không đi nghĩa vụ, không đi học, xa lánh cán bộ Đảng và Nhà nước, làm đơn kéo đến chính quyền các cấp đòi được theo đạo…
Bằng những thủ đoạn tuyên truyền rằng: theo Đảng, theo cách mạng vẫn nghèo, theo chúa mới thoát khỏi nghèo khó và gắn những điều tốt đẹp với chúa, việc đạo Tin lành phát triển nhanh chóng đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền Nhà nước. Từ chỗ tin tưởng rằng Đảng đã mang lại cuộc sống độc lập, tự do cho họ, thì nay người H’mông tin rằng chỉ có Vàng Chứ, Giê su mới cứu được mình thoát cảnh đói nghèo. Hiện tượng này không chỉ xảy ra với những người dân lao động mà cả cán bộ như chủ tịch xã, giáo viên, đảng viên… cũng tin vào chúa. Từ đó làm cho đường lối, chính sách của Đảng khó đi vào cuộc sống đồng bào. Chúng tuyên truyền kích động: “Vận động cứ vận động, tuyên truyền cứ tuyên truyền, theo đạo cứ theo đạo” [4.5].
Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì đạo Tin lành cũng có vai trò nhất định trong đời sống đồng bào. Trước hết, nó làm thay đổi nếp sống của đồng bào theo đạo; đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ ước mơ tới một cuộc sống đầy đủ hơn. Những điều dăn dạy mà đạo Tin lành nêu ra phù hợp với nhu cầu về tâm lý của đồng bào; giúp hoàn thiện đạo đức cá nhân, giúp đồng bào giảm bớt gánh nặng vì những phong tục tập quán lạc hậu trong tổ chức ma chay, cưới xin, chữa bệnh, góp phần hạn chế những tiêu cực trong xã hội đồng bào như trộm cắp, ngoại tình, ngược đãi trong quan hệ vợ chồng, uống rượu, cờ bạc. Thông qua các nhóm sinh hoạt tôn giáo, người H’mông giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khắc phục những khó khăn thường nhật.
Hơn nữa, ở một số địa phương những người theo đạo rất chú trọng và khuyến khích con em mình đi học chữ, dù rằng chủ yếu là học tiếng H’mông La tinh với mục đích học để đọc được kinh thánh.
Thực tế cho thấy, sự phát triển của đạo Tin lành đã có tác động tích cực nhất định đến đời sống tinh thần, văn hoá, đạo đức, thậm chí là kinh tế của đồng bào H’mông. Liên quan tới vấn đề này, Đảng ta nêu rõ: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới (Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị).
Tóm lại, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến nay, đạo Tin lành đã phát triển nhanh chóng ở hầu hết các tỉnh miền nùi phía Bắc nước ta. Sự phát triển của nó đã gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội trong đời sống đồng bào H’mông ở khu vực này. Tuy nhiên, đạo Tin lành cũng có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống đồng bào, đó là sự đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ, ước mơ tới một cuộc sống đầy đủ hơn, làm giảm bớt những giàng buộc, phức tạp của các phong tục tập quán lạc hậu đè nặng lên đồng bào vốn đã khó khăn.
2.3. Nguyên nhân:
a) Đời sống kinh tế – xã hội khó khăn:
Về mặt kinh tế, dân tộc H’mông thường cư trú ở những vùng núi cao, nền kinh tế chủ yếu vẫn mang tính chất tự cung, tự cấp, phương thức canh tác chính là đốt rừng làm nương rẫy, khai phá ruộng bậc thang. Nhưng gần đây rừng ngày một thu hẹp, lâm sản ít đi, động vật hoang dã ngày càng khan hiếm, cây thuốc phiện vốn là nguồn sống chính của người H’mông thì bị xoá bỏ trong khi chưa tìm được cây thay thế để đem lại hiệu quả kinh tế tương ứng. Việc xoá cây thuốc phiện được ví như là một “cú xốc” về kinh tế đối với đồng bào H’mông.
Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã giúp chúng ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng chính nền kinh tế thị trường đã làm cho sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, giữa miền núi và đồng bằng; giữa vùng sâu, vùng xa với thành phố, thị xã; giữa người H’mông với người Tày, người Kinh…
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến đời sống kinh tế – xã hội của đồng bào H’mông bằng những khoản trợ cấp thường xuyên đến từng thôn bản, từng hộ dân, đầu tư vốn cho phát triển các dự án, phát triển các ngành sản xuất, vận động định canh, định cư để ổn định cuộc sống cho đồng bào… Nhưng một phần do vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án, một phần yếu kém do chủ quan trong việc tính toán hiệu quả đầu tư, đồng thời do trình độ sản xuất ở đây còn thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp đã tạo ra những khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, cuộc sống của đồng bào chưa được cải thiện mà vẫn trong tình trạng rất khó khăn. Nhìn chung mức sống của đồng bào H’mông còn rất thấp, khó khăn thiếu thốn nhiều mặt, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước sinh hoạt, bệnh tật nhiều, giao thông chậm phát triển, tình trạng du canh du cư còn khá phổ biến. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban dân tộc và miền núi: “năm 1997 ở địa bàn miền núi có 1,73 triệu hộ đói nghèo, hầu hết những hộ này ở khu vực III (vùng cao biên giới), chiếm tỉ lệ 25,66% so với toàn miền núi và chiếm 80% của số hộ khu vực III. Có 142 huyện và 1.434 xã tỉ lệ đói nghèo trên 40% (chiếm 95% của cả nước) cũng nằm trên địa bàn khu vực III, 11 tỉnh miền núi có tỉ lệ đói nghèo trên 30% (chiếm 100% của cả nước). Hàng năm địa phương vẫn phải giải quyết cứu đói cho một bộ phận dân cư vào lúc giáp hạt” [3].
Như vậy, trình độ thấp kém của nền kinh tế và những khó khăn trong đời sống là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng phát triển của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Thực tế này đặt ra trước chúng ta nhiệm vụ phải không ngừng tăng cường các biện pháp triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất nhân dân trong vùng.
b) Tư vấn đề truyền đạo và âm mưu lợi dụng đạo Tin lành của các thế lực thù địch:
Hoạt động truyền đạo phát triển tín đồ là việc làm bình thường của bất kỳ tôn giáo nào. Tuy nhiên hoạt động truyền đạo Tin lành có những đặc trưng nổi bật ngay từ khi đạo này mới vào nước ta. Hiện nay, hoạt động truyền đạo Tin lành vẫn là một nguyên nhân cơ bản và trực tiếp làm cho đồng bào H’mông theo đạo.
Hoạt động truyền đạo Tin lành ở đây được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ hình thức đơn giản đến những hình thức tinh vi nhất, nhờ đó đã tạo nên sự phát triển “đột biến” của đạo Tin lành trong vùng dân tộc H’mông.
Những người truyền đạo đã dày công nghiên cứu tình hình kinh tế – xã hội, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán, tính cách của dân tộc H’mông và vận dụng vào truyền đạo. Vì vậy, có thể nói rằng việc truyền đạo của họ trở nên có hiệu quả. Phương châm của họ là “mưa dầm thấm lâu”, tìm cách khuyếch trương mặt tích cực của tôn giáo, tăng cường tuyên truyền vận động làm cho đạo Tin lành nhanh chóng thâm nhập vào dân tộc H’mông.
Phương thức truyền đạo bằng truyền miệng: Đặc điểm cư trú của người H’mông chủ yếu ở núi cao, sống phân tán, chia cắt, lại ít có phương tiện thông tin hiện đại, nên thông tin thường đến chậm. Đối với họ thông tin chủ yếu vẫn là truyền miệng, rỉ tai, chuyện trò, qua chợ búa, hội hè, tang cưới. Hiểu được phương pháp truyền tin này, lực lượng truyền đạo đã phát đi những thông tin giật gân, chẳng hạn họ tung tin rằng: Ngày 15/7/1990 khi trời tối Vàng Chứ sẽ xuất hiện, lúc đó ai không theo Vàng Chứ sẽ không thoát khỏi khổ đau. Sau đó có người chỉ dẫn cho đồng bào theo Vàng Chứ. Cứ thế, người này truyền sang người khác, bản nọ sang bản kia. Từ đó, đạo Tin lành từng bước xâm nhập và phát triển. Kết quả là, chỉ tính riêng ở Hà Giang, từ 1986-1989 mới có 500 hộ thuộc 35 xã theo đạo, thì cuối năm 1992 đã có 622 hộ với 3.018 khẩu theo đạo [6].
Vì mục đích phát triển đạo Tin lành, những người truyền đạo đã cố gắng sử dụng mọi biện pháp có thể để tranh thủ đồng bào, phát triển tín đồ. Từ biện pháp tuyên truyền thuyết phục đến quan tâm trợ giúp về mặt vật chất, tinh thần, đến cả những biện pháp cô lập, bắt buộc theo đạo.
Sự phát triển của đạo Tin lành trong dân tộc H’mông nằm trong âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. Các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ CNXH ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Với chiều dài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, các lực lượng phản động ra sức tiến hành hoạt động chống phá, sử dụng ngọn cờ tôn giáo, dân tộc để phá hoại cách mạng nước ta. Họ nhiều lần nêu vấu đề Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, “ngược đãi tín đồ”, “giam giữ chức sắc”.
Nhằm mục đích hướng vào Việt Nam, gần đây Mỹ cho thành lập “Uỷ ban tự do tôn giáo cho Việt Nam”, hoạt động hậu thuẫn cho đạo luật HR 2431. Một số người Việt lưu vong dựa vào quốc hội Mỹ và đạo luật trên đưa ra những yêu sácg, áp lực đòi Việt Nam cho “tự do tôn giáo”. Dựa vào tôn giáo, Mỹ thực hiện ý đồ chính trị của mình đối với nước ta. Trong thời gian gần đây, chúng tuyên truyền đạo Tin lành vào đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc và nhiều địa phương khác ở nước ta. Thủ đoạn của chúng là dựa vào các tổ chức phi chính phủ của các nước có đạo Tin lành ở Bắc Âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Úc, thông qua đầu tư cho du lịch, lao động, học tập và viện trợ kinh tế để tiếp xúc, xâm nhập vào các vùng sâu nhằm tuyên truyền lôi ké, kích động, gây tâm lý hoang mang lo sợ, gây mất ổn định chính trị trong khu vực đồng bào các dân tộc. Từ đó, Mỹ dựa vào đạo luật HR 2431 mà can thiệp nhằm thực hiện ý đồ của mình. Các tổ chức “Trung tâm nghiên cứu Thái học”, “Hội người Thượng Đê ga”, “Hội người Mông thế giới”, “Hội văn hoá cổ truyền dân tộc H’mông”, “Liên hiệp những người Dao ở Mỹ”… đang tăng cường hoạt động nhằm mục đích chống phá cách mạng nước ta. Từ năm 1975-1991, chúng ta đã phát hiện có 1.837 tổ chức phản động, trong đó có 85% tổ chức lợi dụng tôn giáo [11.42].
Gần đây (6/9/2001), hạ viện Mỹ đã thông qua “Đạo luật nhân quyền Việt Nam”. Trong đó vu không Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo và cho biết sẽ chi khoảng 2 triệu đôla mỗi năm cho những hoạt động chống phá cách mạng nước ta.
Lợi dụng vấn đề dân tộc truyền đạo vào vùng dân tộc thiểu số để ra sức kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đã và đang là hoạt động của các thế lực đế quốc thù địch. Chúng đưa ra những luận điệu mang tính chất chính trị để chống phá cách mạng nước ta như: “Cùng một Đảng lãnh đạo sao dân tộc này sướng, dân tộc kia khổ”, “dân tộc này được Đảng trọng dụng hơn dân tộc khác”. “sao dân tộc kinh được học đạo Kitô mà người dân tộc thiểu số không được”, đòi “quyền tự trị cho từng dân tộc”, kích động “người H’mông xưa kia đã từng có quốc gia, nay cần phải lập quốc gia riêng của mình:…
Chúng thực hiện truyền đạo thông qua đài phát thanh (chủ yếu là đài FEBC), thông qua con đường du lịch, thăm viếng người thân… Tại Yên Bái, năm 1994 có hai người Pháp nói tiếng H’mông thành thạo lấy lý do đi du lịch đã mang nhiều tài liệu truyền đạo bằng tiếng H’mông đến vùng người H’mông có đạo. Tháng 2/1994, hai vợ chồng người Pháp ở “Hội từ thiện Pháp” đến Yên Bái với mục đích du lịch đã có quan hệ với linh mục Trần Ngọc Khiết, thăm một số họ đạo, hứa hẹn sẽ giúp tiền để xây dựng nhà thờ.
Ở Lai Châu, ngày 3/12/1996, đoàn Việt kiều người H’mông định cư ở Mỹ về Việt Nam du lịch khi đi vào địa bàn Điện Biên Đông và Mường Mún (huyện Tuần Giáo) đã tán phát tài liệu tôn giáo. Ngày 12/6/1996, Giàng Tử Cang, quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh vào nước ta đã mang 11 quyển kinh chữ H’mông và băng đài cát-xét có nội dung tuyên truyền đạo Tin lành vào xã Giảo San (Phong Thổ). Tháng 4/1997, Giallejieanichen, quốc tịch Pháp khi đi du lịch đến Sìn Hồ đã tán phát thành nhiều danh thiếp có ảnh hưởng chúa cho một người H’mông. Ngoài ra cso nhiều đoàn người nước ngoài khác đến Lai Châu với danh nghĩa du lịch tự do để phát triển đạo trong vùng dân tộc thiểu số. Năm 1996-1997, trong 46 đoàn đến Lai Châu, đã có 7 đoàn để lại tài liệu tuyên truyền đạo ở phòng ngủ nhà hàng, khách sạn.
Tại tỉnh Lào Cai, cuối tháng 12/1994, hai đối tượng người H’mông quốc tịch Mỹ là Hầu Thị Dua, Hầu Thị Ly nhập cảnh vào Việt Nam đã đến xẽ Điện Quan, huyện Bảo Yên để dạy hát thánh ca cho số người H’mông ở đây. Chúng đã cùng Thào Seo Chăng (một đối tượng cầm đầu truyền đạo ở Bảo Yên) đi thị sát các khu vực người H’mông ở Bảo Yên, Bảo Thắng, Sa Pa. Sau đó Dua và Ly đã đưa Thào Seo Chăng về nhà thờ số 2 – ngõ Trạm – Hà Nội để truyền đạo.
Đặc biệt từ tháng 7/1998 đến nay, một nhóm đối tượng gồm 9 người mang quốc tịch Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan do Ronan cầm đầu đã lôi kéo một số người dân ở Sa Pa. Hoạt động của nhóm này là xây dựng cơ sở trong người dân tộc, nhất là dân tộc H’mông ở các huyện Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Bình Lư, Phong Thổ (Lai Châu). Thông qua các cơ sở này chúng chuyển tài liệu, kinh thánh, băng video, băng cát-xét có nội dung truyền đạo vào vùng dân tộc H’mông, dân tộc Dao ở Lào Cai và Lai Châu. Nhóm này còn trợ cấp tiền cho một số đối tượng mà chúng mua chuộc được để hoạt động.
Cùng với hoạt động của các thế lực nước ngoài và trong nước, Hội thành Tin lành miền Bắc số 2- Ngõ Trạm là một đầu mối quan trọng làm cho đạo Tin lành phát triển ở khu vực này. Hội thánh Tin lành miền Bắc đã tổ chức đón tiếp người H’mông rất thịnh tình, niềm nở và chu tất ngay từ những ngày đầu [41.108]. Từ trung tâm này, họ đã bồi dưỡng, tổ chức, tài trợ cho đội ngũ người H’mông đi tiên phong cho việc truyền đạo. Dựa vào số người H’mông xuống cơ sở số 2 – Ngõ Trạm, số “Tây ba lô” hành trình lên miền ngược, len lỏi vào vùng xa xôi, hẻo lánh để tranh thủ truyền đạo. Hội thánh Tin lành miền Bắc đã thực sự thúc đẩy hoạt động truyền đạo Tin lành.
Như vậy, âm mưu lợi dụng đạo Tin lành để chống phá cách mạng nước ta, cùng phương thức truyền đạo chủ động, tích cực, tinh vi của lực lượng truyền đạo là một nguyên nhân rất quan trọng, trực tiếp dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H’mông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
c. Từ đặc điểm lịch sử và văn hoá của dân tộc H’mông.
*Từ đặc điểm lịch sử.
Dân tộc H’mông có một chiều dày lịch sử, một truyền thống văn hoá và tâm lý dân tộc khá bền vững. Đây là một trong những dân tộc hình thành khá sớm. Họ định cư ở vùng lãnh thổ giữa lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử của Trung Quốc. Dân tộc H’mông đã biết canh tác nông nghiệp từ lâu đời và có nền văn hoá riêng của mình. Vì vậy họ đã thiết lập được một vương quốc khá sớm với tên gọi Tam Miêu từ đời nhà Chu (trước công nguyên). Người H’mông đã từng là một trong những chủ nhân của một quốc gia phong kiến có nền văn hoá khá phát triển, từng “xưng hùng tranh bá” với người Hán ở phía Bắc và các tộc người khác trong khu vực (nhiều nhà nghiên cứu xem người H’mông là chủ nhận của nước Sở). Trong qúa trình người Hán bành chướng xuống phía Nam sông Dương Tử, người H’mông từng bước mất dần đất đai cư trú xưa, bị phân chia thành các nhóm H’mông. Đến cuối đời nhà Đường, do bị đàn áp và bóc lột của người Hán, phần lớn người H’mông di cư xuống các tỉnh Hồ Nam, Quí Châu [38-10.21]. Vào các triều đại nhà Tống. Nguyên, người H’mông liên tục nổi dậy chống lại sự áp bức của người Hán, bị người Hán đàn áp đẫm máu “người miêu chết không biết bao nhiêu mà kể, xương chất thành núi, máu chảy thành sông”, buộc họ phải di cư xuống phía Nam các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Châu, Vân Nam (ngày xưa là đất Xuyên. Kiềm, Diên, Ba Thục - nơi phát sinh của Đạo giáo). Tại vùng đất mới nhm vẫn kiên cường chống lại sự áp bức bóc lột, đồng hoá của người Hán “cứ 20 năm có một cuộc khởi nghĩa vừa, 70 năm có một cuộc khởi nghĩa lớn”.
Dưới các triều đại phong kiến Minh (1441-1843) và Thanh (1844-1911), giai cấp phong kiến Hán đẩy mạnh chính sách đồng hoá và tiêu diệt các tộc người không thuần phục Hán với một loạt chính sách mới được thực thi ở vùng nhm và đẩy họ vào bước đường cùng, buộc họ phải nổi dậy. Trong đó tiêu biểu là hai chính sách sau đây:
“Cải thổ lưu quan”, đưa quan lại người Hán đến cai trị trực tiếp ở vùng nhm thay cho chính sách cũ dùng người dân tộc trị người dân tộc.
“Đồn điền dương dùng, thiết ca phòng Miêu”, lập các đồn điền thu lương nuôi quân, lập đồn ải phòng người Miêu (H’mông) nổi dậy.
Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn ở thời kỳ này liên tục nổ ra, đến nay còn in đậm trong ký ức các thế hệ người H’mông, nhất là cuộc nổi dậy do Trương Tú Mi lãnh đạo người H’mông tham gia phong trào Thái Bình thiên quốc (1853 - 1871). Trong các năm 1735, 1736, 1800, 1801, 1803, 1846, 1848, 1853... người H’mông đã tập hợp dưới cái gọi là “vua Miêu xuất thế” để đấu tranh chống lại chính sách đồng hoá dân tộc, cướp đất đai, xua đuổi của quan lại nhà Hán. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa của người H’mông đều bị người Hán đàn áp đẫm máu. Đặc biệt là khi phong trào Thái Bình thiên Quốc thất bại, người H’mông bị đàn áp dã man, cột bêu đầu cắm dài mấy chục cây số... Hàng chục nghìn người H’mông ở Nam Trung Quốc bị giết, bị xua đuổi khỏi đất tổ tiên, phiêu bạt đến vùng núi cao ở các quốc gia Đông Nam Á [41]. Những thiên sử khốc liệt ấy còn ghi đậm trong tiềm thức dân tộc H’mông.
Người H’mông đến Việt Nam mới khoảng 200-300 năm nay. Có ba đợt di cư lớn vào cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Lào Cai và Tây Bắc [ 38]. Các đợt di cư nhỏ của người H’mông vào nước ta kéo dài đến năm 1948. Đến Việt Nam, người H’mông sớm hình thành ý thức làm chủ vùng núi cao với điều kiện sống khắc nghiệt, ý thức đoàn kết cùng các dân tộc anh em trong quá trình xây dựng , bảo vệ đất nước Việt Nam, mảnh đất che chở cho cuộc sống bình yên, sự tồn tại của dân tộc mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc H’mông một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ lịch sử, văn hoá và tâm lsy dân tộc H’mông chúng ta thấy rằng:
- Dân tộc H’mông đã từng là một dân tộc có trình độ văn minh tương đối phát triển. Đây là một dân tộc có bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranh kiên cường chống lại quá trình bành trướng và đồng hoá các dân tộc nhỏ của triều đại phong kiến nhà Hán. Lịch sử đó với những trang thấm đầy máu và nước mắt của biết bao cuộc khởi nghĩa bị thất bại, bị đàn áp khốc liệt. Lịch sử đó gắn liền với các thế hệ người H’mông trên con đường từ bỏ “quê cha đất tổ” tìm quê hương mới ở các quốc gia Đông Nam Á. Dấu ấn lịch sử hào hùng, bi tráng ấy đã in đậm vào ký ức người H’mông khiến họ vừa có niềm tự hào của một dân tộc đã từng có “một thời oanh liệt”, vừa tiềm ẩn nỗi xót xa cho thana phận tha hương li tán của dân tộc mình. Chính vì thế họ luôn khát vọng về một “vị cứu tinh”, “thủ lĩnh” xuất hiện, dẫn họ trở lại thời “hoàng kim” xưa. Biểu tượng về một “ông vua” tài giỏi, có đủ khả năng dẫn dắt người H’mông vượt qua mọi đau khổ, đi tìm “miền đất hứa” không phai mờ, luôn tiềm ẩn trong tâm thức của dân tộc này. Do vậy, nguyên nhân trực tiếp cho phong trào đấu tranh của người H’mông ở các thời kỳ lịch sử đều mở đầu bằng các tín hiệu “vua xuất thế”, “đi tìm tổ quốc H’mông”, gây tâm lý xao động trong đời sống tinh thần dodòng bào. Phải chăng trong sâu thẳm tiềm thức của người H’mông có một nỗi nhớ da diết, nỗi tiếc thương, cả nỗi oán giận về một thời “Vàng son”, “dĩ vãng” khó mà giải trừ ra khỏi đời sống tâm linh của dân tộc này. Một thứ tiềm ẩn đã chìm sâu vào thế giới vô thức, nhưng khi gặp điều kiện đánh thức dậy thì gây ra cảm xúc tập thể mạnh mẽ, cuốn hút mọi người theo tiếng gọi của “cái thiêng”. Họ rơi vào cảm xúc muốn thoát ra khỏi cuộc sống hienẹ nay để bay vào một thế giới hoang tưởng xa vời với “tầng trời sáng sủa”, để rồi rốt cuộc vẫn là cuộc sống bên núi đá, sương mù, đói nghèo, bệnh tật, mù chữ... Trong hoàn cảnh đó, lực lượng truyền đạo Tin Lành đã tranh thủ thời cơ để ra sức phát triển đạo.
Đến nay các nhà nghiên cứu còn chưa xác định được thời điểm cụ thể của hiện tượng “xưng vua” của người H’mông. Nhưng mọi người đều thừa nhanạ hiện tượng xưng vua đã tồn tại từ lâu và diễn ra ở hầu hết các vùng người H’mông cư trú. Điều đáng chú ý là hiện tượng xưng vua ở người H’mông mang sắc thái của các “phong trào cứu thế” thường xuất hiện ở các dân tộc bị hẫng hụt trong tâm thức, như người H’mông theo đạo Công giáo, Tin lành ở Nam Trung Quốc; phong trào “xưng chương” ở người Khơ Mú; phong trào “Xămbrăm” ở người H’rê... Từ năm 1951 đến 1986, trong vùng người H’mông ở các tỉnh miền Bắc nước ta đã xảy ra 24 vụ “xưng vua”, bạo loạn, gây phỉ. Trong đó tiêu biểu là ở Phong Thổ (Lai Châu, 9-1954), Lai Châu và Sơn La (1958), Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang, 12-1959), Phi Long (Lào Cai , 1960), Bản Chùa (Lai Châu, 1967)...
Khác với các lần xưng vua trước đây, những lần xưng vua gần đây đã bị các thế lực phản động lợi dụng để phát triển tôn giáo, làm cho diễn biến hào bình ngày càng phức tạp, khó quản lý, bộc lộ yếu tố chính trị phản động. Khởi đầu các vụ xưng vua bao giờ cũng xuất hiện các tín hiệu “vua H’mông sắp xuất hiện” nhằm gây xáo động tình cảm người H’mông, kích thích tâm lý cảu đồng bào hướng về một “cuộc sống mới”. Trong các cuộc xưng vua, người đứng ra xưng vua không bào giờ tự nhận mình là vua. Họ đặt vị trí của họ thấp hơn và gần gũi với vua, như là “con của vua”, “kẻ thừa hành”, “người dưdợc sai khiến”... Trong hiện tượng xưng vua, hình ảnh “ông vua” đã được thần thánh hoá, có nhiều quyền lực và nhiều phép màu (ảnh hưởng này là của Đạo giáo). Chẳng hạn, họ tuyên truyền rằng nếu dưdợc vua phù phép thì đạn của kẻ thù bắn không thủng da thịt; vua có thể biến cây cỏ thành gươm giáo, biến đá to thành trâu bò, đá nhỏ thành lợn gà; vua ra sẽ đón người H’mông về với tổ tiên... Trước đây người H’mông mong đợi vua ra để theo vua, bây giờ họ mong vua ra, vua sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp ngay trên trần thế này: không làm cũng có ăn, cây sẽ cho ngọn là lúa, thân ra bắp ngô, gốc ra quả đậu. Họ mong vủa ra để trở thành một lớp người mới, sống sung sướng, hạnh phúc. Tiến trình xưng vua thường không kéo dài, nhưng được thiêng hoá khá đậm nét, khiến cho những người tham gia đắm chìm trong bầu không khí phấn khích hư thực [15.15]. Xưng vua là tín ngưỡng mang tính thế tục, có tính chất tôn giáo [35.15-16], nó có vai trò “đền bù hư ảo” giúp cho người H’mông về một hành phúc khi “vua về”. Xưng vua là điều kiện thuận lợi để bọn phản dodọng lợi dụng tuyên truyền đạo Tin lành.
Với các tín hiệu về một cuộc “xưng vua” xuất hienẹ ở thời kỳ đầu truyền đạo Tin lành trái phép đã phản ánh sự bế tắc trong cuộc sống hiện tại của đồng bào. Họ phải tìm về dấu ấn lịch sử để lấy chỗ bấu víu, nương tựa, cân bằng về mặt tinh thần.
Như vậy, trong niềm tự hào về một dân tộc đã từng có một thời phát triển hùng mạnh, người H’mông cũng luôn tiềm ẩn tình cảm xót ca cho thân phận tha hương của dân tộc mình. Thêm vào đó là cuộc sống hiện tại với đầy rẫy những khó khăn nơi “đất khách quê người”. Từ đó làm cho cuộc sống của người H’mông trở nên bế tắc, chao đảo. Trong tâm thức của họ luôn luôn ước mơ có một “thủ lĩnh” tối cao để giúp đỡ họ cả về đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Tất cả những đặc điểm về mặt lịch sử và văn hoá đó của dân tộc H’mông là nguyên nhân trực tiếp làm cho đạo Tin lành có cơ hội phát triển trong vùng đồng bào ở khu vực này.
*Do phong tục tập quán lạc hậu, trình dodọ dân trí thấp.
Là một dân tộc có lịch sử lâu đời, dân tộc H’mông có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán rất phong phú. Những truyền thống, phong tục tập quán đó đã trở thành cốt cách và sức sống của dân tộc H’mông. Tuy nhiên, cùng với thời gian, ngày nay có những phong tục tập quán không còn phù hợp với đời sống đồng bào nữa, nó trở thành gánh nặng đối với đồng bào, và do đó trở thành nguyên nhân phát triển của đạo Tin Lành ở khu vực này.
Bên cạnh những sinh hoạt văn hoá tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục của đồng bào H’mông, là những phong tục tập quán trở nên lạc hậu, rườm rà, hủ tục không còn phù hợp vẫn tồn tại trong đời sống đồng bào, như vấn đề tổ chức tang ma, cưới xin, cúng bái... Việc tổ chức đám cưới theo phong tục của đồng bào rất rườm rà, ăn uống kéo dài, tốn hàng trăm dodòng bạc trắng (khoảng 10 triệu đồng). Hơn nữa, sau khi cưới xong kéo theo sự xa xút về kinh tế. Nhưng nếu tổ chức đám cưới theo đạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vh01 (1).doc