MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TỶ GIÁ, CÔNG CỤ
NGOẠI HỐI PHÁI SINH VÀ CÁCH THỨC PHÒNG NGỪA RỦI RO
TỶ GIÁ . 4
1. Rủi ro tỷ giá . 4
1.1. Tỷ giá hối đoái . 4
1.1.1. Khái niệm . 4
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái . 6
1.1.3. Những yếu tố tác động đến biến động tỷ giá hối đoái . 7
1.2. Rủi ro tỷ giá . 12
1.2.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá . 12
1.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu . 13
2. Công cụ ngoại hối phái sinh . 15
2.1. Chủ thể, mục đích của các loại giao dịch . 15
2.2. Các loại công cụ ngoại hối phái sinh . 18
2.2.1. Công cụ kì hạn ngoại hối . 18
2.2.2. Công cụ tương lai ngoại hối . 20
2.2.3. Công cụ hoán đổi ngoại hối . 23
2.2.4. Công cụ quyền chọn ngoại hối . 24
3. Cách thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu
bằng công cụ ngoại hối phái sinh . 30
3.1. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ kỳ
hạn . 31
3.2. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ
tương lai . 32
3.3. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ
quyền chọn . 32
3.4. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ hoán
đổi . 35
CHưƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
NGOẠI HỐI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM . 36
1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch ngoại hối phái sinh . 36
1.1. Quy định về công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi . 36
1.2. Quy định về công cụ ngoại hối quyền chọn . 37
2. Tình hình cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh ở các ngân hàng
thương mại Việt Nam . 38
3. Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi
ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam . 40
3.1. Các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá . 40
3.2. Tình hình sử dụng công cụ phái sinh trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu
tại Việt Nam . 42
4. Đánh giá về tình hình sử dụng công cụ ngoại hối phái s inh tại Việt
Nam . 46
4.1. Kết quả sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh trong phòng ngừa rủi
ro tỷ giá cho các DN XNK tại Việt Nam . 46
4.2. Những hạn chế trong việc sử dụng công cụ phái sinh tại Việt Nam 47
4.2.1. Về phía các Ngân hàng thương mại. 47
4.2.2. Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu . 49
4.2.3. Hạn chế trong môi trường tài chính đối với công cụ ngoại hối
phái sinh . 52
CHưƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG
CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH CHO CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM . 55
1. Kinh nghiệm của nước ngoài trong việc sử dụng ngoại hối phái
sinh . 55
2. Định hướng phát triển của các công cụ ngoại hối phái sinh tại Việt
Nam trong thời gian tới. 56
3. Đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam . 58
3.1. Về phía các doanh nghiệp . 58
3.2. Về phía các ngân hàng thương mại . 59
3.3. Hoàn thiện thị trường tiền tệ, ngoại hối và khung pháp lý về ngoại
hối phái sinh của NHNN . 61
3.3.1. Hoàn thiện thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối Việt Nam-hướng Vinaforex hội nhập với quốc tế . 61
3.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các công cụ phái sinh tiền tệ . 62
KẾT LUẬN . 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
premium). Phí quyền chọn là phí trả trước và người mua quyền có thể chọn
quyền chọn mua ngoại tệ (Call), hay quyền chọn bán ngoại tệ (Put). Quyền
chọn mua (Call option) trao quyền (không phải là nghĩa vụ) mua một ngoại tệ
nhất định tại mức giá xác định (giá giao dịch hay giá thực hiện quyền chọn –
B A
25
Exercise price) trong một thời gian xác định. Còn quyền chọn bán (Put
option) trao quyền bán một ngoại tệ nhất định tại mức giá xác định (giá giao
dịch hay giá thực hiện quyền chọn – Exercise price) trong một thời gian nhất
định. Tỷ giá giao dịch hay tỷ giá thực hiện quyền chọn (Exercise/Strike price)
là tỷ giá mà tại đó ngoại tệ được mua hay bán (là giá mà người mua của
quyền chọn mua trả cho tài sản cơ sở, hay giá mà người bán của quyền chọn
bán phải trả cho tài sản cơ sở), là tỷ giá cố định thỏa thuận từ trước sẽ áp dụng
trong giao dịch quyền chọn. Còn phí hợp đồng quyền chọn là khoản tiền
người mua quyền chọn phải trả cho người bán, thường là khoản phí trả trước
(Nếu trả sau thì người mua phải chịu lãi suất, gọi là Boston- Style option).
Trên thị trường OTC, phí quyền chọn được yết theo % của giá trị giao dịch.
Trên sở giao dịch, phí quyền chọn được yết theo số nội tệ phải trả cho một
đơn vị ngoại tệ. Thông thường thì tỷ giá giao ngay trên thị trường là tỷ giá
đóng của ngày giao dịch hôm trước. [16]
Một vấn đề mà người tham gia vào thị trường quyền chọn cần quan tâm
đó là trạng thái của quyền chọn. Có ba trạng thái quyền chọn là được giá (In
the money - ITM), ngang giá (At the money - ATM), và mất giá (Out of the
money - OTM), ở đây các trạng thái này đều không tính đến phí quyền chọn –
Premium.[16]
Được giá quyền chọn là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn thì
người sở hữu quyền chọn sẽ thu lãi khi thực hiện hợp đồng quyền chọn.
Quyền chọn mua được giá khi tỷ giá thị trường lớn hơn tỷ giá giao dịch. Còn
quyền chọn bán được giá khi tỷ giá thị trường nhỏ hơn tỷ giá giao dịch.
Ngang giá quyền chọn là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn thì
người sở hữu quyền chọn sẽ không phát sinh lỗ lãi khi thực hiện hay không
thực hiện quyền chọn. Quyền chọn ở trạng thái ngang giá được gọi là quyền
26
chọn ở điểm hòa vốn. Lúc này cả quyền chọn mua và quyền chọn bán đều hòa
vốn khi tỷ giá thị trường bằng với tỷ giá giao dịch.
Mất giá quyền chọn là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn thì
người sở hữu quyền chọn sẽ lỗ khi thực hiện quyền chọn khi đối với quyền
chọn mua là tỷ giá thị trường nhỏ hơn tỷ giá thực hiện, còn đối với quyền
chọn bán là tỷ giá thị trường lớn hơn tỷ giá thực hiện.
Ví dụ: Một quyền chọn mua GBP với Spot rate USD/GBP = 1,7
3 ITM call (USD1,65 Strike Price)
2 ATM call (USD1,70 Strike Price)
1 OTM call (USD1,75 Strike Price)
90 80 70 60 50 40 Time to maturity
Đồ thị 1-8: Trạng thái quyền chọn [16]
Thông thường có tới 97% số hợp đồng quyền chọn được thanh toán
trước hạn vì loại hợp đồng này không nhằm mục đích giao hàng. Đối với
quyền chọn mua nếu như tỷ giá giao ngay lớn hơn tỷ giá thực hiện thì người
nắm giữ quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng và thu được lợi nhuận vô hạn.
Nếu tỷ giá giao ngay nhỏ hơn tỷ giá thực hiện thì người nắm giữ sẽ không
thực hiện quyền chọn và lỗ tối đa chính là phí quyền chọn. Đối với quyền
chọn bán nếu như tỷ giá giao ngay nhỏ hơn tỷ giá thực hiện thì người nắm giữ
quyền sẽ thực hiện hợp đồng và thu lợi nhuận. Nếu tỷ giá giao ngay lại lớn
Option
Premium
27
hơn tỷ giá thực hiện thì người nắm giữ sẽ không thực hiện quyền chọn và lỗ
tối đa cũng chính là phí quyền chọn.
Có thể tóm tắt lợi tức và rủi ro của hợp đồng quyền chọn như sau:
Lãi và lỗ trong hợp đồng quyền chọn mua
Profit Long call
Breakeven (X+ Premium)
Short call
X X+C Price S
Đồ thị 1-9: Lãi và lỗ trong hợp đồng quyền chọn mua [16]
X: Strike price
C: Cost of option
Người mua quyền chọn mua (Long call)
Profit = Spot rate – (Strike Price + Premium)
Người bán quyền chọn mua (Short call)
Profit (Loss) = Premium – (Spot rate – Strike Price)
Lãi và lỗ trong hợp đồng quyền chọn bán
+C
0
-C
28
Profit Short put
Breakeven (S- Premium)
Long put
X-P X Price
Đồ thị 1-10: Lãi và lỗ trong hợp đồng quyền chọn bán[16]
Người mua quyền chọn bán (Long put)
Profit = Strike Price – (Spot rate + Premium)
Người bán quyền chọn bán (Short put)
Profit (Loss) = Premium – (Strike Price – Spot Price)
Khi quyết định bán công cụ quyền chọn thì người bán quyền sẽ dựa
trên hai yếu tố chính để định giá một quyền chọn. Hai thành phần cơ bản đó
là: (i) Giá trị nội tại bằng không hoặc bằng giá trị kinh tế nếu thực hiện quyền
đó ngay lập tức. (ii) Giá trị thời gian thể hiện kỳ vọng về giá trị tương lai của
một option. Nếu giá trị nội tại của option là không thì phần bù thời gian sẽ
chính là giá của option. Nếu thực thi quyền chọn ngay người mua sẽ bị thiệt
hại toàn bộ giá trị phần bù thời gian của quyền chọn.
Giá quyền chọn = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian
Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ:
+C
0
-C
29
Giá trị nội tại = Tỷ giá giao ngay – Tỷ giá thực hiện
Do vậy giá trị nội tại bằng không nếu tỷ giá thực hiện cao hơn tỷ giá
giao ngay trên thị trường. Giá trị nội tại sẽ lớn hơn không khi tỷ giá giao ngay
cao hơn tỷ giá thực hiện quyền chọn.
Đối với hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ:
Giá trị nội tại = Tỷ giá thực hiện – Tỷ giá giao ngay
Do vậy giá trị nội tại bằng không nếu tỷ giá thực hiện thấp hơn tỷ giá
giao ngay. Giá trị nội tại sẽ lớn hơn không khi tỷ giá giao ngay thấp hơn tỷ
giá thực hiện. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá quyền chọn có thể là giá hiện tại
của tài sản cơ sở, giá thực hiện, thời gian tới hạn, dự đoán về biến động giá
của tài sản cơ sở, lãi suất risk – free, tiền lãi mà tài sản mang lại. [17]
Công cụ quyền chọn có hai hình thức: Quyền chọn kiểu Châu Âu và
quyền chọn kiểu Mỹ. Quyền chọn kiểu châu Âu là loại công cụ quyền chọn
chỉ cho phép thực hiện giao dịch tại thời điểm đáo hạn hợp đồng. Việc thanh
toán thực tế xảy ra sau khi hợp đồng đến hạn từ một đến hai ngày làm việc
tương tự như trường hơp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay. Quyền
chọn kiểu Mỹ là loại công cụ quyền chọn cho phép thực hiện giao dịch vào
những ngày làm việc hợp pháp trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng và trước
khi hợp đồng đáo hạn.
Hiện nay, công cụ quyền chọn được xem là công cụ tài chính tiên tiến,
linh hoạt và là công cụ đảm bảo tỷ giá hữu hiệu giúp các DN và ngân hàng có
được sự lựa chọn tối ưu, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại
hối của mình. Vì vậy, công cụ này đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường
30
thế giới. Theo con số thống kê, doanh số giao dịch quyền chọn 1 ngày trên thế
giới khoảng 120 tỷ USD.
Về tính chất, tương tự như các công cụ phái sinh khác, các công cụ
quyền chọn có thể sử dụng cho mục đích đầu cơ, đồng thời cũng là công cụ
quan trọng để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá. Song khác với công cụ kì hạn,
hoán đổi và tương lai, công cụ quyền chọn cho phép người mua “quyền được
chọn”, tức là được lựa chọn giữa hai hình thức: Hoặc thực hiện theo tỷ giá đã
thỏa thuận trước, nếu thấy có lợi cho mình, hoặc là để cho hợp đồng tự hết
hạn mà không tiến hành bất cứ giao dịch nào nếu thấy rằng như vậy đỡ tốn
chi phí hơn
Tuy nhiên, đối với người bán công cụ quyền chọn thì không có sự lựa
chọn nào khác, ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua
muốn thực hiện quyền của mình.
3. Cách thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất
nhập khẩu bằng công cụ ngoại hối phái sinh
Như phần trước đã trình bày, hậu quả của rủi ro tỷ giá là khôn lường
đối với các DN XNK, do vậy các DN cần phải năng động hơn trong việc dự
đoán sự biến động tỷ giá và việc sử dụng các công cụ để phòng ngừa rủi ro.
Một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là sử dụng
các công cụ trên thị trường ngoại hối phái sinh. Các công cụ phái sinh ngoại
hối này bao gồm: kỳ hạn ngoại hối, tương lai ngoại hối, quyền chọn ngoại
hối, hoán đổi ngoại hối.
31
3.1. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công
cụ kỳ hạn
Nguyên tắc chung khi sử dụng công cụ kỳ hạn để phòng chống rủi ro tỷ
giá là thông qua hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, các công ty đã cố định tỷ
giá mua hay bán ngoại tệ với ngân hàng, từ đó cố định khoản thu, chi bằng
ngoại tệ khi quy đổi ra nội tệ
Với khoản thanh toán của nhà nhập khẩu, thông qua công cụ kỳ hạn, để
bảo hiểm khoản tiền mà nhà nhập khẩu sẽ phải trả trong tương lai, nhà nhập
khẩu có thể mua một phần hay toàn bộ giá trị cần phải thanh toán. Còn với
khoản thu của nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể bán một phần hay toàn bộ
giá trị nhận được [5]
Những giao dịch kỳ hạn thường rất phổ biến trên thị trường giao dịch
phi tập trung OTC (Over The Counter), do đó thỏa mãn được hầu hết các DN
XNK có nhu cầu bảo hiểm rủi ro.
Một ví dụ về việc sử dụng công cụ kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Giả sử ngày 1/9, một nhà nhập khẩu Việt Nam nhận được thông báo phải
thanh toán 1 triệu USD sau ba tháng do việc mua hàng hóa từ Mỹ, tức là ngày
1/12. Nhà nhập khẩu để có được đồng USD cho việc thanh toán sẽ phải mua 1
triệu USD bằng VND. Nhà nhập khẩu không chắc chắn về tỷ giá của
VND/USD sau ba tháng nữa, nếu như tỷ giá VND/USD giảm thì nhà nhập
khẩu sẽ có lãi, nhưng ngược lại nếu tỷ giá tăng thì nhà nhập khẩu phải chịu
thiệt hại. Để đảm bảo chắc chắn về khoản thanh toán 1triệu USD sẽ không bị
thiệt hại, nhà nhập khẩu sẽ ký kết một hợp đồng kỳ hạn mua 1triệu USD với
tỷ giá xác định, ngày đáo hạn hợp đồng sẽ đúng vào ngày thanh toán
1/12/2008. Với việc bảo hiểm bằng công cụ kỳ hạn như vậy, nhà nhập khẩu
không phải thanh toán một khoản phí nào và có thể chắc chắn được về khoản
tiền phải thanh toán bằng nội tệ là bao nhiêu, cho dù tỷ giá giao ngay vào thời
điểm thanh toán là bao nhiêu đi nữa.
32
3.2. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công
cụ tƣơng lai
Trong việc sử dụng công cụ tương lai để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, người
mua và bán hợp đồng có nghĩa vụ mua hay bán ngoại tệ, nhưng họ có thể bán
lại hay mua lại hợp đồng nhằm thoát khỏi nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi có
sự biến động tỷ giá không có lợi cho mỗi bên.
Ví dụ về việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ tương lại. Giả sử
vào ngày 1/9, nhà xuất khẩu Việt Nam được thông báo từ phía đối tác bên Mỹ
về một khoản thu 1 triệu USD sau ba tháng. Để bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá nếu
tỷ giá giảm thì anh ta phải chịu thiệt hại, anh ta sẽ ký kết một hợp đồng tương
lai bán 1triệu USD với tỷ giá VND/USD = 16.400. Với việc bảo hiểm bằng
hợp đồng tương lai như vậy, nhà xuất khẩu có thể chắc chắn về khoản tiền sẽ
thu về được là bao nhiêu, cho dù tỷ giá giao ngay là bao nhiêu đi nữa.
3.3. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công
cụ quyền chọn
Thay vì bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng công cụ kỳ hạn và công cụ tương
lai, các DN XNK còn có thể sử dụng công cụ quyền chọn để phòng ngừa rủi
ro cho mình
Các DN thường chọn công cụ quyền chọn trong trường hợp họ muốn
tiếp tục thu được lợi nhuận kể cả khi tỷ giá thay đổi không theo mong muốn.
Giả sử: X: Là tỷ giá quyền chọn
C: Là phí quyền chọn
S
e
t: Là tỷ giá giao ngay thời điểm t
Nhà nhập khẩu bảo hiểm rủi ro tỷ giá do lo sợ tỷ giá sẽ tăng lên trong
tương lai bằng cách mua quyền chọn mua hoặc bán quyền chọn bán.
Trường hợp nhà nhập khẩu mua quyền chọn mua [9]
33
Nếu Set >X thì nhà nhập khẩu sẽ thực hiện quyền chọn mua tại tỷ
giá X với mức chi phí là X+C với mỗi đơn vị ngoại tê,
Nếu Set < X thì nhà nhập khẩu không thực hiện quyền chọn, mà
sẽ mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay với chi phí là Set +C < X+C
Mua quyền chọn mua cho phép nhà nhập khẩu biết được chi phí tối đa
để mua ngoại tệ. Thông thường nhà nhập khẩu thường chọn cách này để bảo
hiểm khoản ngoại tệ có nhu cầu trong tương lai.
Trường hợp nhà nhập khẩu bán quyền chọn bán [9]
Nếu Set < X thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện quyền chọn
bán, lúc này người nhập khẩu sẽ mua được ngoại tệ với chi phí là X-C
Nếu Set > X thì người mua quyền không thực hiện quyền chọn,
do đó nhà nhập khẩu phải mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay với chi phí
là: Set-C
Bán quyền chọn bán cho phép nhà nhập khẩu biết được mức chi phí tối
thiểu để mua ngoại tệ, phương pháp này ít được sử dung trong thực tế.
Ví dụ: Giả sử một DN NK Việt Nam nhận được thông báo phải thanh
toán 1 triệu USD sau ba tháng. DN để có được đồng USD cho việc thanh
toán sẽ phải mua 1 triệu USD bằng VND. DN này sẽ ký một hợp đồng mua
quyền chọn mua 1triệu USD với tỷ giá VND/USD= 17.500. Ba tháng sau,
nếu tỷ giá tăng lên là 17.700, DN thực hiện quyền chọn, mua ngoại tệ với tỷ
giá là 17.500. Lúc này DN có lợi là 200 triệu VND. Ngược lại, nếu tỷ giá sau
ba tháng là 17.200, DN sẽ không thực hiện quyền chọn, mà sẽ mua USD trên
thị trường với tỷ giá 17.200. Trong trường hợp này, DN vẫn sẽ có lợi là 200
triệu VND trừ đi khoản phí quyển chọn phải trả cho người bán.
Nhà xuất khẩu bảo hiểm tỷ giá bằng cách mua quyền chọn bán hoặc
bán quyền chọn mua.
34
Trường hợp mua quyền chọn bán[9]
Nếu Set < X nhà xuất khẩu sẽ thực hiện quyền chọn bán tại tỷ giá
với mức thu nhập là X-C
Nếu Set > X nhà xuất khẩu không thực hiện quyền chọn bán mà
sẽ mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay với chi phí là Set –C
Mua quyền chọn bán cho phép nhà xuất khẩu biết được mức thu nhập
tối thiểu khi bán ngoại tệ
Trường hợp bán quyền chọn mua[9]
Nếu Set< X thì người mua quyền chọn sẽ không thực hiện quyền
chọn, nhà xuất khẩu sẽ bán ngoại tệ trên thị trường giao ngay theo tỷ giá Set
và mức thu nhập là Set + C
Nếu Set> X thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện quyền chọn,
nhà xuất khẩu sẽ bán ngoại tệ, thu nhập là X+C
Bán quyền chọn mua cho phép nhà xuất khẩu biết được mức thu nhập
tối đa khi bán ngoại tệ
Ví dụ: Giả sử công ty xuất khẩu B của Việt Nam được thông báo từ
phía đối tác bên Mỹ về một khoản thu 1 triệu USD sau ba tháng nữa. Để bảo
hiểm cho rủi ro tỷ giá nếu tỷ giá giảm thì công ty sẽ ký kết một hợp đồng mua
quyền chọn bán 1triệu USD kỳ hạn ba tháng từ ngày thỏa thuận với tỷ giá
thực hiện VND/USD = 17.500. Ba tháng sau, nếu tỷ giá USD giảm xuống còn
17.200 thì công ty sẽ thực hiện quyền bán với tỷ giá đã cam kết là 17.500. Do
đó, công ty đã có lợi một khoản 300 triệu VND. Ngược lại, nếu tỷ giá USD
tăng lên là 17.700 thì công ty sẽ không thực hiện quyền chọn bán mà sẽ bán
ngay số USD ra thị trường với tỷ giá thị trường là 17.700. Trong trường hợp
này, công ty đã lợi 200 triệu VND trừ đi phí quyền chọn phải trả cho người
bán.
35
3.4. Bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công
cụ hoán đổi
Công cụ này kết hợp giữa nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn
hoặc nghiệp vụ kỳ hạn với nhau để mua bán, vay hoặc cho vay ngoại tệ theo
hai hướng đối ngược nhau.
Ví dụ về việc bảo hiểm bằng công cụ hoán đổi. Giả sử một nhà xuất
khẩu thu được 1 triệu USD từ hợp đồng bán hàng hóa ra nước ngoài. Hiện tại,
nhà xuất khẩu có nhu cầu về tiền VND để chi trả và mở rộng sản xuất kinh
doanh trong nước. Sau ba tháng nữa, nhà xuất khẩu này lại cần sử dụng số
ngoại tệ này cho một hợp đồng nhập khẩu. Nhà xuất khẩu này ký một hợp
đồng hoán đổi bán giao ngay và mua kỳ hạn ba tháng 1 triệu USD. Với việc
ký hợp đồng này, nhà xuất khẩu trên sẽ có ngay VND để đáp ứng nhu cầu
trong nước và chắc chắn sẽ có được USD sau ba tháng với một tỷ giá xác định
trước, do đó tránh được rủi ro về tỷ giá.
36
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH NGOẠI
HỐI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ CHO CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính Việt Nam
đang có những bước tiến rõ rệt. Thị trường tài chính, trong đó đặc biệt phải kể
đến thị trường chứng khoán tuy còn rất non trẻ, nhưng lại không ngừng phát
triển. Tuy nhiên, một vấn để đặt ra cho các NHTM nói riêng và toàn bộ thị
trường tài chính Việt Nam nói chung là thị trường về các công cụ tài chính
phái sinh còn chưa thực sự phát triển, các giao dịch phái sinh vẫn còn ít sự
thực hiện từ phía các DN, các tổ chức tài chính trong thời gian qua.
1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch ngoại hối phái sinh
NHNN đã ban hành một số văn bản pháp quy để thiết lập một hành
lang pháp lý cho các giao dịch phái sinh ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi
cho các NHTM, các nhà đầu tư, các DN XNK…trong lĩnh vực kinh doanh
ngoại hối và phòng ngừa rủi ro.
1.1. Quy định về công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi
Công cụ ngoại hối kỳ hạn là công cụ ngoại hối phái sinh đầu tiên được
phép triển khai tại Việt Nam. Công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi chính
thức ra đời từ khi NHNN ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm
theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 (Quyết định 17) ngày
10/01/1998[3]. Theo Quy chế này, NHNN chỉ cho phép các TCTD được cung
cấp các công cụ hối đoái giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi cho các khách hàng.
Cũng theo quy chế này thì tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao
ngay cộng với một biên độ giao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn.
37
Đến ngày 28/05/2004, Thống đốc NHNN ra Quyết định số
648/2004/QĐ-NHNN đồng ý bỏ các điểm kỳ hạn, cho phép các NHTM xác
định tỷ giá kỳ hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất cơ bản giữa VND (do NHNN
công bố) và USD (do Fed công bố). Quyết định này còn quy định lại về thời
gian công cụ kỳ hạn và hóan đổi so với trước đây. Theo đó, thời gian giao
dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau sẽ được phép thực hiện theo thông lệ
quốc tế và giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ lên mức 3-165 ngày. Quyết định
này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ hạn và thời gian giao dịch của các NHTM
Việt Nam tiến gần hơn với thông lệ quốc tế và là bước tiến quan trọng cho sự
phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. [5]
1.2. Quy định về công cụ ngoại hối quyền chọn
Ngày 10/11/2004, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số
1452/2004/QĐ-NHNN về công cụ hối đoái của các TCTD thay thế cho Quyết
định 17. Quyết định này cho phép các TCTD được thực hiện các công cụ
quyền chọn ngoại tệ (bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ) mà không cần phải
xin phép NHNN. Đồng thời, các TCTD có thể tự thỏa thuận với khách hàng
về kỳ hạn của công cụ quyền chọn, và không cần các giấy tờ chứng minh mục
đích sử dụng công cụ quyền chọn. Quyết định này thực sự là một cải cách lớn
thủ tục hành chính đối với các NHTM và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN
XNK cũng như ngân hàng trong việc thực hiện các công cụ ngoại hối phái
sinh. [5]
Đến ngày 18/04/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN-QLNH
cho phép ngân hàng Á Châu (ACB) được phép triển khai thí điểm công cụ
quyền chọn giữa ngoại tệ và VND. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra
những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ, cơ sở tính phí quyền chọn, thời
hạn giao dịch, đối tượng giao dịch…những quy định này là cơ sở để triển khai
38
thực hiện thí điểm công cụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VND tại các NHTM
khác.
2. Tình hình cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh ở các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Mặc dù các công cụ phái sinh ngoại hối đã được triển khai ở Việt Nam
được một thời gian không phải là ngắn, nhưng việc cung cấp dịch vụ của các
NHTM Việt Nam còn rất sơ khai và gặp nhiều hạn chế.
Cung cấp công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi
Tại Việt Nam, công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi không giống như
công cụ ngoại hối quyền chọn, tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại
tệ đều được thực hiện công cụ này. Theo đó, tùy từng thời kỳ, tỷ giá kỳ hạn
và hoán đổi được xác định theo các quy định của Thống Đốc NHNN.
Hiện nay, một số NHTM đang cung cấp công cụ ngoại hối kỳ hạn, như
ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM CP Kỹ Thương
(Techcombank), NHTM CP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển (BIDV), NHTM CP Quân Đội... Theo đó, các ngân hàng này
thường quy định về kỳ hạn giao dịch từ 3 ngày đến 365 ngày, và khách hàng
có thể thỏa thuận trực tiếp với ngân hàng về tỷ giá, kỳ hạn, số lượng, ngày
thanh toán, phương thức thanh toán và ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng
(mức ký quỹ thường là 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND, và
7 -10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với USD)
Công cụ ngoại hối hoán đổi được triển khai ở một số ngân hàng như
ngân hàng HSBC chi nhánh tại Việt Nam, ngân hàng Eximbank,
Vietcombank, Techcombank, ngân hàng BIDV, ngân hàng Standard
Chartered chi nhánh tại Việt Nam... Trong đó, ngân hàng HSBC có thể cung
39
cấp hạn mức giao dịch lên đến 6 triệu USD và kỳ hạn tối đa lên đến 12 tháng
và hạn mức giao dịch cho các loại ngoại tệ khác cũng luôn sẵn có.
Cung cấp công cụ ngoại hối quyền chọn
Công cụ ngoại hối quyền chọn bắt đầu được triển khai thí điểm từ
tháng 10/2005 bắt đầu với ngân hàng ngoại thương (Vietcombank), NHTM
cổ phần Quốc Tế (VIB), NHTM CP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), chi nhánh
ngân hàng Citibank. Tiếp đó từ đầu tháng 12/2005, tại các Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển (BIDV), NHTM cổ phần Kỹ Thương (Techcombank), NHTM
cổ phần Quân Đội, ngân hàng HSBC chi nhánh Việt Nam, NHTM cổ phần Á
Châu và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) cũng
triển khai nghiệp vụ này. Các NHTM muốn được thực hiện thí điểm công cụ
ngoại hối quyền chọn phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối,
có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại hối có lãi trong ít nhất
5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại hối của năm trước đó tối thiểu là 1
tỷ USD.
Quy định về quy mô của công cụ quyền chọn có sự khác nhau giữa các
ngân hàng. Ví như Eximbank và ACB quy định mức giao dịch tối thiểu với
của USD/VND là 10.000 USD, với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác thì
tối thiểu phải tương đương với 100.000 USD quy đổi. Còn Techcombank thì
quy định mức giao dịch của một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ/VND là
100.000USD hay giá trị tương đương bằng các tiền tệ khác. HSBC quy định
mức giao dịch tối thiểu của hợp đồng là 200.000 USD. Hình thức quyền chọn
cũng khác nhau giữa các ngân hàng, Techcombank quy định hình thức giao
dịch quyền chọn kiểu Châu Âu. Còn với Eximbank thì khách hàng có thể
được lựa chọn một trong hai hình thức quyền chọn kiểu Mỹ hay Châu Âu.
Thời hạn giao dịch quyền chọn thường tối đa là 12 tháng.
40
Với công cụ quyền chọn, nguyên tắc chính của loại công cụ này là các
DN hay cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VND hoặc một
ngoại tệ khác thông qua một tỷ giá tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Tỷ
giá thực hiện được quy định là tỷ giá không được vượt quá tỷ giá kỳ hạn
USD/VND cùng thời hạn hoặc tỷ giá giữa ngoại tệ khác với VND do khách
hàng và ngân hàng tự thỏa thuận. Đồng tiền giao dịch là VND và USD hoặc
các ngoại tệ tự do chuyển đổi khác như EUR, JPY, AUD, GBP…Đối với
các DN XNK, quyền chọn USD với VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và
nhà xuất khẩu, trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền
chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ này cũng hỗ trợ tích cực cho
việc xác định giá mua, bán ngoại tệ tối ưu cho khách hàng, giúp phòng ngừa rủi
ro hiệu quả, đồng thời đánh giá chính xác hơn kỳ vọng của thị trường về tỷ giá
thông qua cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. [5]
3. Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng
ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
3.1. Các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, việc giao thương với nước ngoài ngày càng phát triển. Do
vậy, vấn đề về rủi ro tỷ giá trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các DN
XNK Việt Nam, những biến động nhỏ trong tỷ giá cũng có thể gây thiệt hại
không nhỏ cho các DN này. Điều này đặt ra một mối quan tâm lớn về vấn đề
phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN, nhưng thời gian qua các DN XNK Việt
Nam dường như vẫn chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về tầm quan
trọng của vấn đề này.
Theo kết quả của công trình nghiên cứu khoa học tháng 12/2006 của Sở
Khoa Học và Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với trường đại học
41
Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Hoàn thiện các giải pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” đã cho
thấy: Trong số các DN được khảo sát, có khoảng 5, 3% DN chưa hề biết đến
và chưa nhận thức đầy đủ về rủi ro tỷ giá, khoảng 24% có nghe và biết đến
nhưng hầu như không quan tâm, gần 30% chưa nhận thức được tầm quan
trọng của rủi ro tỷ giá, 70% có nhận thức được vấn đề rủi ro tỷ giá nhưng
trong đó chỉ có khoảng 30% là thực sự lo lắng về rủi ro tỷ giá. [5]
Có ba nguyên nhân chính để giải thích cho điều này là:
Thứ nhất, trong giao dịch thương mại quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.pdf