Đề tài Sử dụng hợp lý và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty CUDVHK

Lời nói đầu 1

Tài liệu tham khảo 2

 

Chương I: Cơ sở lý luận cho việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực 3

 

I/ Sử dụng hợp lý nguồn lao động và nhân tốt góp phần nâng cao 5

 hiệu quả SXKD

II/ Tạo lập cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp 8

III/ Biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động 9

IV/ Phát triển nguồn nhân lực 16

 

Chương II: Tình hình quản lý, sử dụng lao động hiện nay 20

ở Công ty CUDVHK

 

I/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20

Cung ứng dịch vụ Hàng Không

II/ Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ của các phòng ban Công ty hiện nay 21

III/ Kết quả SXKD của Công ty trong những năm qua 25

IV/ Tình hình sử dụng lao động của Công ty trong những năm 33

vừa qua và năm 1998.

 

Chương III: Một số kiến nghị và biện pháp để nâng cao 45

việc sử dụng hợp lý và phát triển nhân lực ở Công ty.

I/ Cải tiến, sắp xếp lại bộ máy tổ chức 45

II/ Mở rộng sản xuất 46

III/ Xây dựng và áp dụng chế độ thưởng phạt hợp lý 51

IV/ Hoàn thiện hình thức trả lương 54

V/ Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động 56

VI/ Đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động 57

và đặc biệt là đào tạo các nhà kinh doanh

VII/ Hoàn thiện hệ thống vi tính 58

VIII/ Làm tốt công tác Marketing

doc62 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng hợp lý và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty CUDVHK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan hệ công tác) giúp Giám đốc trong lĩnh vực lao động tiền lương, đào tạo. Tổ chức công tác thi đua khen thưởng và tuyên truyền trong Công ty. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, xây dựng mức chi phí và quỹ tiền lương tiền thưởng như quy chế trả lương thưởng cho CBCNV trong Công ty. Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra định kỳ công tác an toàn lao động. Ngoài ra phòng còn phải giải quyết các chế độ chính sách như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. 2.3 Phòng hành chính: Là phòng có chức năng thực hiện công tác quản trị hành chính trong Công ty và có các nhiệm vụ sau: _ Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất như nhà xưởng, nhà kho, văn phòng các công trình công cộng, ô tô. Lập kế hoạch kịp thời sửa chữa những hư hỏng và mua sắm, phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty; _ Tổ chức canh gác tuần tra bảo vệ tài sản và trật tự an toàn trong Công ty, bảo đảm điện nước, điện thoại, xây dựng kế hoạch phòng chống bão lụt, chống cháy nổ; _ Thực hiện vệ sinh công nghiệp và vệ sinh công cộng. Phục vụ bữa ăn trưa cho CBCNV; _ Lập kế hoạch phòng và chữa bệnh phối hợp với Công đoàn, ban quản lý khu tập thể để quản lý tốt khu tập thể của Công ty; _ Phục vụ bữa ăn trưa cho CBCNV trong Công ty. 2.4 Phòng Tài chính Kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty, thực hiện chế độ báo cáo thống kê, thanh toán, quyết toán tài chính kịp thời theo pháp lệnh kế toán của Nhà nước và của các cơ quan tài chính cấp trên ban hành; có phân tích hiệu quả và nguyên nhân ; _ Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng; _ Thực hiện quản lý các nguồn thu, chịu trách nhiệm bảo đảm chi phí cho các hoạt động của Công ty; Quản lý và giám sát các khoản chi phí trong tất cả các hoạt động của Công ty. _ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong hoạt động kinh doanh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các mục tiêu chiến lược của Công ty; 2.5 Phòng kế hoạch và đầu tư: _ Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc xây dựng kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của toàn Công ty; _ Đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch các đơn vị trong Công ty; _ Theo dõi việc đầu tư, xây dựng cơ bản của Công ty; _ Nghiên cứu thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho từng đơn vị SXKD đúng thời điểm phù hợp điều kiện thị trường. _ Theo dõi việc đầu tư, xây dựng cơ bản của Công ty; _ Theo dõi, quản lý, giám sát và đôn đốc các hoạt động SXKD của Công ty, phân tích và quản lý sản lượng. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật, xây dựng định mức khoán cho các đơn vị trong nội bộ Công ty; _ Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong mọi hoạt động SXKD. 2.6 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: _ Cung ứng các mặt hàng phục vụ hành khách đi máy bay và vật tư thiết bị khác phục vụ ngành; _ Thực hiện kinh doanh các ngành hàng Công ty được Nhà nước cho phép; _ Thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các ngành hàng nói trên và xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác. 2.7 Trung tâm HTLĐ với NN và DVTH: _ Thực hiện cung ứng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo giấy phép của Bộ lao động - Thương binh xã hội; _ Thực hiện công tác đối ngoại, giải quyết các thủ tục đoàn vào, đoàn ra; _ Thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và lữ hành quốc tế. 2.8 Các đại lý vé máy bay: Thực hiện nhiệm vụ làm đại lý bán vé máy bay cho Hãng hàng không quốc gia Việt nam (VIETNAM AIRLINES) và các hãng hàng không khác trên thế giới. 2.9 Cửa hàng kinh doanh: _ Thực hiện việc kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ CBCNV ngành Hàng không và nhân dân trong khu vực; _ PHục vụ tiệc hội họp của toàn Tổng công ty. 2.10 Các văn phòng đại diện ở nước ngoài: Thay mặt Công ty quan hệ giao dịch và tìm hiểu thị trường nước ngoài; là đầu mối thực hiện việc quản lý tiền hàng và cung ứng nguồn hàng nhập khẩu về Việt nam. Thực hiện làm nhiệm vụ đại lý vé máy bay cho VIETNAM AIRLINES ở nước sở tại. 2.11 Xưởng may xuất khẩu: SXKD các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ nội địa và phục vụ việc may đồng phục, bảo hộ lao động cho các đơn vị trong và ngoài ngành. 2.12 Xưởng chế biến thực phẩm: Sản xuất và cung ứng các mặt hàng phục vụ cho công tác xuất khẩu của Công ty như : Lạc bao đương, kẹo cứng các loại, dưa chuột giầm dấm, dưa đóng hộp Ngoài ra còn thực hiện việc gia công các mặt hàng trên cho các đối tác trong và ngoài nước. 2.13 Xưởng chế biến lâm sản: Có chức năng sản xuất các mặt hàng gỗ trang trí nội thất phục vụ cho việc xây dựng dân dụng và xuất khẩu; Ngoài ra Xưởng còn sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. 2.14 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Là đơn vị hạch toán báo sổ của Công ty. Chi nhánh là đại diện của Công ty tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Chi nhánh được giao các chức năng kinh doanh như Công ty. Ngoài ra chi nhánh còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hợp đồng SXKD của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh (Đón tiếp cán bộ ngoài Công ty vào công tác, đôn đốc các hợp đồng kinh tế của Công ty ở phía nam). Chi nhánh được thành lập theo quyết định của Bộ giao thông vận tải (Thời điểm này - Cục Hàng không trực thuộc Bộ giao thông vận tải). Giám đốc Chi nhánh do Giám đốc Công ty đề nghị và được cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp ra quyết định (Nay là Tổng giám đốc Tổng công ty HKVN). Điều lệ tổ chức hoạt động của Chi nhánh do Giám đốc Công ty quy định. Với một cơ cấu theo kiểu trực tuyến chức năng như vậy, Công ty đã tạo ra và bố trí cơ cấu SXKD hợp lý và đạt hiệu quả. Trong mô hình này, có sự liên kết thông suốt từ cấp trên đến cấp dưới. Ban Giám đốc tạo điều kiện thuận lợi để các trưởng phòng, xưởng trưởng, Giám đốc chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện, trưởng đại lý và các cửa hàng trưởng chủ động thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Trong mọi hoạt động giữa các bộ phận liên quan và giữa các bộ phận với Ban giám đốc bảo đảm thông tin hai chiều một cách đầy đủ và chính xác. Ban giám đốc chỉ đạo, quản lý và kiểm tra đôn đốc công việc trong Công ty thông qua các trưởng phòng, xưởng trưởng và phụ trách các bộ phận. Trong trường hợp đặc biệt mới làm việc với các trợ lý và các cá nhân của bộ phận nêu trên và sau đó thông báo lại cho người phụ trách bộ phận đó biết. Các phòng chức năng, Xưởng, Cửa hàng, Chi nhánh, dựa trên quy chế của Công ty để lập quy chế làm việc và phương án SXKD của các bộ phận mình trình lên Giám đốc Công ty phê duyệt. Các trưởng phòng, xưởng phòng các bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc Công ty về công việc thuộc phạm vi, nhiệm vụ của bộ phận mình. Các công việc liên quan đến bộ phận khác phải thông báo qua ban lãnh đạo của bộ phận đó trừ trường hợp đặc biệt. III/ kết quả sxkd của công ty trong những năm qua: Kể từ khi được thành lập lại theo Nghị định 388 của Chính phủ - Công ty CUDVHK đã liên tục phát triển. Mặc dù hoạt động SXKD trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty luôn khẳng định được chỗ đứng của mình cùng với các doanh nghiệp Nhà nước khác. Sự phát triển của Công ty đã gắn cùng với sự phát triển của ngành hàng không Việt nam.Từ năm 1995 đến nay, doanh thu của Công ty luôn tăng trưởng. Mức độ nộp ngân sách cũng tăng đã đương nhiên thu nhập người lao động cũng được nâng lên từng năm. 1/ Kết quả hoạt động SXKD: 1.1 Hoạt động sản xuất: Năm 1995 và năm 1996 - Về hoạt động sản xuất Công ty chỉ có Xưởng may xuất khẩu hoạt động may gia công hàng cho nước ngoài và may trang phục cho ngành Hàng không. Năm 1993 - Xưởng may của Công ty chỉ có 50 máy đạp chân cải tiến lắp mô tơ điện với mục tiêu xây dựng xưởng may để sản xuất hàng trả nợ là chính. Năm 1994, được cấp trên giúp đỡ, Công ty đã xây dựng Xưởng may và trang bị hơn 100 máy may công nghiệp với tổng số vốn gần 2 tỷ đồng. Bước vào năm 1995 kế hoạch hàng trả nợ bị cắt, đơn vị không có giấy phép XNK trực tiếp, với đội ngũ cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật thiếu và yếu, đội ngũ công nhân tay nghề còn non. Do vậy, những tháng đầu năm Xưởng may thiếu việc làm, lương công nhân không đảm bảo. Năm 1999 xưởng may đã đạt 1 tỷ 142 triệu đồng doanh thu, với số lao động chiếm 50% công nhân của Công ty. Năm 1999, doanh thu sản xuất công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu đạt hơn 6 tỷ đồng gấp 2,5 lần so với năm 1998. Nhờ có sản lượng này mà hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã tạo được thế chủ động, giữ uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm và thời gian cung cấp. Cũng nhờ tăng năng suất mà việc làm cho CBCNV được tăng thêm. Trong năm, Công ty củng cố đầu tư 3 xưởng sản xuất là xưởng chế biến gỗ, xưởng sản xuất lạc bao đường, xưởng chế biến dưa chuột và mặc dù mới đi vào hoạt động các xưởng đã sớm ổn định. Xưởng lạc bao đường đã đạt sản lượng là 554 tấn với doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Xưởng chế biến gỗ bắt đầu hoạt động từ tháng 9 năm 1997 nhưng đã đạt doanh thu là 2 tỷ 530 triệu đồng sản phẩm và đạt mức lương công nhân cao nhất. Xưởng chế biến dưa chuột hoạt động từ tháng 11 năm 1997 đã đạt sản lượng 53.000 lọ, đảm bảo chất lượng và được khách hàng tín nhiệm. 1.2 Hoạt động kinh doanh nội địa: Đây là nhiệm vụ chính và rất khó khăn của Công ty CUDVHK Năm 2001 là năm hoạt động kinh doanh nội địa của Công ty đạt kết quả cao doanh thu tăng. Hoạt động của đại lý vé máy bay đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng bằng 110% so với kế hoạch Cửa hàng ăn uống đạt gần 300 triệu đồng doanh thu, đảm bảo được mức lương tương đối khá cho CBCNV. Doanh thu bán hàng thương nghiệp đạt 46 tỷ 550 triệu đồng. 1.3 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là hoạt động kinh doanh còn rất mới của Công ty. Cuối năm 1995 Công ty được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp và phòng xuất nhập khẩu được hình thành. Bước vào năm 1996, Công ty với phương châm vừa học vừa làm, củng cố phòng xuất nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã đạt doanh thu 21 tỷ đồng. Công ty đã thành lập 2 văn phòng Đại diện tại Cộng hoà Mông cổ và Cộng hoà Liên bang Nga. Văn phòng đại diện tại Cộng hoà Liên bang Nga có mục đích mở đại lý vé máy bay và là đầu mối cho việc xuất nhập khẩu tại thị trường Đông âu. Năm 2001, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã đạt doanh thu 102,4 tỷ đồng. Trong đó nhập khẩu 99,8 tỷ đồng, xuất khẩu 2,6 tỷ đồng. Đây là kết quả rất cao của phòng dưới sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo trong Công ty. 1.4 Hoạt động của Chi nhánh thành phố Hồ chí Minh: Năm 1999, Chi nhánh đạt 2 tỷ đồng doanh thu, đảm bảo lương cho CBCNV, bình quân đạt 1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra Chi nhánh còn tạo điều kiện cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng của Công ty CUDVHK vơí các đơn vị phía nam. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, năm 2000 Chi nhánh đã có sự chủ động trong SXKD và doanh thu đạt 6,5 tỷ đồng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước và đảm bảo tốt đời sống cho CBCNV, mức thu nhập bình quân là 1,3 triệu đồng/tháng. Năm 2001 là năm không thuận lợi trong SXKD của Chi nhánh, khách hàng chiếm dụng vốn, hoạt động đại lý vé máy bay bị đình chỉ. Nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Công ty nên Chi nhánh đã sớm được củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả. Tổng doanh thu của Chi nhánh năm 2001 là 13 tỷ đồng gấp 2 lần so với năm 2000, mức thu nhập bình quân là 1,3 triệu đồng/tháng. Với kết quả kinh doanh trên cùng với sự cố gắng, Chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao 109%, nộp ngân sách Nhà nước trên 4 tỷ đồng. 2/ Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản: Năm 1998, Công ty đã giải quyết 10 hạng mục công trình tồn đọng với tổng số vốn xấp xỉ 1,3 tỷ đồng và đã đưa vào hoạt động. Ngoài ra Công ty tập trung xây dựng các cửa hàng như cửa hàng Mini Shop, cửa hàng ăn uống và một số công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động SXKD. Công ty lập dự án đầu tư mua xe ô tô, xưởng dệt và thiết bị văn phòng hơn 100 triệu đồng. Năm 2000, Công ty CUDVHK đã đầu tư thêm vào 3 xưởng là: Xưởng đưa xuất khẩu, xưởng sản xuất lạc bao đường, xưởng gỗ với số vốn hơn 1 tỷ đồng và trang thiết bị gần 100 triệu đồng. Với sự đầu tư xây dựng cơ bản đúng đắn, phù hợp với cơ chế thị trường, Công ty đã đạt được kết quả cao trong kinh doanh cũng như nâng cao đời sống của CBCNV. 3/ Kết quả trong công tác xây dựng đơn vị và đảm bảo đời sống: Năm 1999, cùng với sự lãnh đạo của các cấp trong Công ty, đội ngũ cán bộ chủ chốt được sắp xếp lại phù hợp với trình độ và năng lực. Tiếp nhận thêm công nhân có trình độ đảm nhiệm công việc mới. Cán bộ, công nhân viên được khuyến khích cử đi học tại chức, văn bằng 2 để nâng cao kiến thức quản lý tay nghề. Các tổ chức đoàn thể như tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ đã phát huy được vai trò trong xây dựng Công ty. Lãnh đạo Công ty thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Mức thu nhập của khối văn phòng bình quân là 750.000 đồng/tháng gấp 2,5 lần so với năm 1995. Các chế độ chính sách đối với người lao động đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. Năm 2000, với hướng dẫn đúng đắn, Công ty tiếp tục công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng thêm lao động có trình độ, phẩm chất đạo đức. Về đảm bảo đời sống CBCNV đã được nâng lên rõ rệt, cụ thể: Khối kinh doanh, dịch vụ: 950.000đ/tháng tăng 200.000đ so với năm 1999 Khối sản xuất: 650.000đ/tháng tăng 50.000đ. Các chế độ chính sách đối với người lao động vẫn được đảm bảo đầy đủ đúng pháp luật. Ngoài ra Công ty còn đảm bảo cho CBCNV tiền vào các ngày lễ, tết, tiền quần áo, thăm quan bình quân một năm mỗi người là 1.500.000đ. Năm 2001 thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên của khối kinh doanh dịch vụ đạt xấp xỉ 1.050.000đ/người/tháng, của khối sản xuất là 700.000đ/tháng. Mặc dù là số liệu bình quân nhưng đã phản ánh được sự cố gắng, nỗ lực của Công ty trong những năm qua. Mức thu nhập cao nhất trong năm là 1.300.000đ/người/tháng (Chi nhánh Thành phố Hồ chí Minh), mức thu nhập của khối sản xuất cao nhất là 800.000đ/người/tháng (xưởng gỗ) Nhìn lại kết quả SXKD trong ba năm gần đây 1998 - 2001; Công ty CUDVHK là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tương đối thành công, doanh thu qua các năm tăng đều, đời sống cán bộ công nhân viên đang dần nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty, được sự giúp đỡ của Tổng công ty, các phòng ban phân xưởng luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Dưới đây là báo cáo doanh thu chi tiết theo khoản mục trong 3 năm 1999 - 2001 của Công ty CUDVHK và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. bảng 2.1 báo cáo doanh thu năm 1999 Khoản mục doanh thu Đ.vị tính Kế hoạch Thực hiện %KH Bán hàng thương nghiệp Triệu đồng 35 3.360 XNK hàng hóa - 500 312 Sản xuất CN - 12.283 6.850 Đại lý vé máy bay - 840 1.565 Cung ứng nội bộ - 3.535 1.135 Nhập khẩu - 52.850 95.237 Xuất khẩu - 734 737 Dịch vụ gom hàng - 1.300 1.260 Kinh doanh khác - 74 Xuất khẩu lao động 89 bảng 2.2 tình hình nộp ngân sách năm 1999 Khoản mục doanh thu ĐVT Thực hiện Thuế VAT Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế đất Thuế khác Triệu - - - - 22.919 151 8.817 19 1 bảng 2.3 báo cáo doanh thu năm 2000 Khoản mục doanh thu Đ.vị tính Kế hoạch Thực hiện %KH Bán hàng thương nghiệp Triệu đồng 600 41.027 XNK hàng hóa - 300 606 Sản xuất CN - 8.440 5.400 Đại lý vé máy bay - 1.760 1.518 Cung ứng nội bộ - 3.750 3.345 Nhập khẩu - 117.289 71.469 Xuất khẩu - 2.100 7.761 Dịch vụ gom hàng - 800 1.332 Kinh doanh khác - 350 222 Xuất khẩu lao động 350 89 bảng 2.4 tình hình nộp ngân sách năm 2000 Khoản mục doanh thu ĐVT Thực hiện Thuế VAT Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế đất Thuế khác Triệu - - - - 38.832 39 5.655 42 0 Tổng cộng - bảng 2.5 báo cáo doanh thu năm 2001 Khoản mục doanh thu Đ.vị tính Kế hoạch Thực hiện %KH Bán hàng thương nghiệp Triệu đồng 43.580 46.550 XNK hàng hóa - 200 44 Sản xuất CN - 6.805 3.930 Đại lý vé máy bay - 1.240 1.366 Cung ứng nội bộ - 5.830 5.254 Nhập khẩu - 84.900 99.825 Xuất khẩu - 0 2.610 Dịch vụ gom hàng - 700 1.566 Kinh doanh khác - 350 216 Xuất khẩu lao động 350 923 bảng 2.6 tình hình nộp ngân sách năm 2001 Khoản mục doanh thu ĐVT Thực hiện Thuế VAT Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế đất Thuế khác Thuế thu nhập Triệu - - - - - 7.180 0 4.690 42 72 50 bảng 2.7 báo cáo doanh thu quí I năm 2002 Khoản mục doanh thu Đ.vị tính Kế hoạch năm Thực hiện %KH Bán hàng thương nghiệp Triệu đồng 97.790 29.087 30 XNK hàng hóa - 998 Sản xuất CN - 9.870 998 10 Đại lý vé máy bay - 1.375 331 24 Cung ứng nội bộ - 6.384 1.662 26 Nhập khẩu - 52.850 95.237 Xuất khẩu - 194 Dịch vụ gom hàng - 800 291 26 Kinh doanh khác - 6.870 544 8 Xuất khẩu lao động bảng 2.8 tình hình nộp ngân sách quý i năm 2002 Khoản mục doanh thu ĐVT Thực hiện Thuế VAT Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế đất Thuế khác Triệu - - - - 6.078 500 5.000 0 120 IV/ tình hình sử dụng lao động của Công ty trong những năm vừa qua: Tổng số lao động của Công ty tính đến ngày 31/12/2001 là 305 người. Lao động biên chế là 105 người; Hợp đồng dài hạn là 91 người; hợp đồng ngắn hạn và thời vụ là 109 người; lao động nữ là 158 người. Đội ngũ lao động hợp đồng của Công ty phần lớn là con em CBCNV được tuyển dụng trong quá trình phát triển hoạt động SXKD của Công ty. Một phần do nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty phải tổ chức tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản về kinh doanh. Cơ cấu lao động của Công ty thể hiện qua bảng 2.9 (Trang sau): Tình hình sử dụng lao động của Công ty thể hiện: Trong 305 người có 61 lao động quản lý, chiếm tỷ trọng 20%. Với tỷ trọng này là đã có sự giảm bớt so với các năm trước nhưng với cơ chế thị trường hiện nay là vẫn còn cao cần phải xem xét bố trí hoàn thiện hơn. Các phòng ban của Công ty hiện tại vẫn còn dự thừa lao động nhưng vẫn chưa phát huy hết vai trò và khả năng của phòng mình. Trong số 61 lao động quản lý - Lãnh đạo là 18 người; chuyên viên giúp việc là 25 người; phục vụ quản lý là 18 người. Số lao động nữ là 22 người và 36 người được đào tạo qua đại học. Lực lượng lao động trực tiếp của Công ty phần lớn là lao động trẻ, khoẻ và đội ngũ lao động kinh doanh được đào tạo qua đại học chiếm tỷ lệ khá cao. Qua biểu khẳng định chất lượng lao động của Công ty khá cao - có trên 50% được đào tạo cơ bản. Đây là tiềm năng lớn của Công ty - với đội ngũ lao động này sẽ tạo những thuận lợi lớn cho công tác tổ chức lao động khoa học của Công ty. 1/ Phân công lao động quản lý của Công ty 1999 - 2001: Cơ cấu quản lý của lao động quản lý thể hiện qua bảng 2.10 (trang sau): bảng 2.11 tình hình sử dụng lao động quản lý năm 2000 - 2001 Số Tên đơn vị các năm Chênh lệch Ghi chú TT 1999 2000 2001 99-00 00-01 1 2 3 4 5 6 7 8 10 11 12 13 14 15 16 17 Ban giám đốc Phòng TCCB - LĐTL Phòng hành chính Phòng KT - TC Phòng Kế hoạch Phòng Kinh doanh XNK Phòng quan hệ Quốc tế Đại lý bán VMB Cửa hàng dịch vụ Các văn phòng đại diện Chi nhánh phía Nam Xưởng dệt Xưởng May Xưởng chế biến gỗ Xưởng dưa xuất khẩu Xưởng kẹo bao đường 1 6 20 6 4 1 2 1 8 2 11 2 6 19 8 4 1 1 2 1 2 8 8 8 2 2 2 2 4 15 8 3 2 1 2 1 2 5 2 6 2 2 2 1 0 -1 2 0 0 0 0 0 0 -3 0 -2 -2 -1 1 0 0 0 0 -3 0 -2 0 0 0 Tổng cộng 62 70 59 Qua biểu, ta tính được tỷ trọng lao động qủan lý trên tổng số CBCNV qua các năm : Năm 1999: 62/252 x 100 = 24.6% Năm 2000: 70/290 x 100 = 24.1% Năm 2001: 59/305 x 100 = 19.3% Qua tỷ trọng cho thấy tỷ lệ lao động quản lý của Công ty từ năm 1999 đến nay đã dần được sắp xếp lại và giảm dần. Chất lượng lao động quản lý được thể hiện qua biểu 2.12 như sau: bảng 2.12 tổng hợp số lượng và chất lượng lao động quản lý có đến 31/12/2001 Số Chức danh Tổng số Nữ Trình độ chuyên môn Tuổi đời Ghi chú TT ĐH TC SC 20-30 31-50 >50 1 2 3 Lãnh đạo (Giám đốc, PGĐ và Trưởng phòng) Chuyên viên giúp việc và phó phòng Nhân viên phục vụ quản lý 21 28 12 3 8 11 16 23 2 5 5 10 0 0 0 3 11 1 16 16 11 2 1 0 Tổng cộng 61 22 41 20 0 15 43 3 Biểu trên cho thấy đội ngũ lao động quản lý của Công ty được đào tạo cơ bản, có trình độ, đào tạo khá cân đối và tương đối phù hợp với yêu cầu của đơn vị. Số lao động quản lý có trình độ đại học là 16 người chiếm tỷ trọng 76% trong tổng số lao động quản lý. Nhưng đi sâu vào thực tế, cơ cấu của tỷ trọng này còn thiếu nhiều cán bộ được đào tạo đại học chuyên ngành về ngoại thương, nghiên cứu thị trường và pháp luật. Đa số cán bộ này được đào tạo trong quân đội và quá trình công tác tự đi học tại chức để nâng cao trình độ chuyên môn nên ít nhiều họ vẫn chịu ảnh hưởng của thói quen, phong cách cơ chế bao cấp. Song với kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành, họ am hiểu khách hàng và có nhiều mối quan hệ rộng rãi. Chính vì vậy nếu được trang bị thêm kiến thức và được lăn lộn trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt chắc chắn lực lượng này sẽ nhanh chóng trưởng thành và thích nghi với cơ chế mới. Trước đây đa số lao động quản lý có trình độ đại học được phân bổ vào các phòng ban của Công ty nhưng nay do yêu cầu của việc mở rộng SXKD nên Công ty đã điều động nhiều cán bộ xuống phụ trách các xưởng sản xuất và các bộ phận kinh doanh nhằm để họ được rèn luyện thử sức với cơ chế thị trường. Mặt khác, trong xu thế chung hiện nay Công ty rất chú ý đến công tác đào tạo và tuyển dụng cán bộ quản lý nhằm tạo ra một lớp người kế cận có đầy đủ phẩm chất năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để đủ sức cạnh tranh và đứng vững. Một số giải pháp của Công ty là: _ Cử một số cán bộ trẻ, có năng lực đã có nghề hoặc chưa nghề tiếp tục học đại học tại chức theo các ngành nghề Công ty cần. _ Ngoài cán bộ đại học là lao động thường xuyên, Công ty chú trọng tuyển dụng lao động quản lý có trình độ đại học theo hình thức hợp đồng nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng lao động quản lý. Đánh giá tổng quát đội ngũ lao động quản lý: Sự phân tích trên cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty có trình độ nghiệp vụ và có thâm niên công tác lâu năm trong ngành có khả năng đảm nhận các chức năng quản lý. Từ đó sự phân công lao động theo chức năng từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện lao động quản lý phát huy hết năng lực trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD. Việc thực hiện phân cấp quản lý trong kinh doanh cũng tạo cho lao động quản lý các cơ sở chủ động trong chỉ đạo kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, cơ cấu lao động quản lý còn nhiều nhược điểm: Cơ cấu cán bộ quản lý ở một số chức năng chủ yếu chưa cân đối; chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý ở một số chức năng chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ mới; đa số lao động quản lý có kiến thức lý thuyết song mặt thực tế còn hạn chế; tỷ lệ đại học trong cán bộ lãnh đạo còn thấp so với yêu cầu của đơn vị; khả năng tham mưu tầm chiến lược của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu. Do đó việc tham mưu giúp Giám đốc thực hiện quản lý chức năng còn có phần hạn chế. Việc không ngừng hoàn thiện cơ cấu lao động quản lý và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động quản lý của Công ty là khách quan và tất yếu. Đây là một yêu cầu bức xúc và bảo đảm sự tồn tại hay không tồn tại của một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Vì vậy Công ty đã và đang không ngừng tiếp tục thực hiện đổi mới cơ cấu lao động quản lý về số lượng và chất lượng, để khẳng định vị trí chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế mới. 2/ Tình hình phân công lao động trực tiếp sản xuất và kinh doanh: Lực lượng lao động trực tiếp sản xuất và trực tiếp kinh doanh của Công ty ước tính đến ngày 31/12/2002 là 244 người trên tổng số 305 người, tỷ trọng là 80%. Trong đó lực lượng lao động trực tiếp kinh doanh là 78 người chủ yếu nằm ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, Đại lý bán vé máy bay và Chi nhánh TP Hồ chí Minh. Lực lượng lao động này được đào tạo khá cơ bản có khả năng đáp ứng được với cơ chế thị trường. Thực tế trong những năm vừa qua cho thấy kết quả của lực lượng lao động này tạo ra. Trong tổng số doanh thu và lợi nhuận thì 3/4 là do các bộ phận kinh doanh đóng góp. Nhưng đi sâu phân tích về chất lượng của đội ngũ lao động kinh doanh trực tiếp của Công ty thì nổi cộm một số vấn đề là số lao động đào tạo chính quy và đúng nghề là quá ít, đa số lao động tự học tại chức nhưng với ngành nghề chủ yếu là tài chính, luật không đóng góp được nhiều cho hoạt động của Công ty. Chính vì vậy việc hoàn thiện đội ngũ lao động này là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong việc nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty. Lực lượng lao động sản xuất của Công ty chiếm 54% số lao động tự đào tạo và là con em CBCNV trong Công ty. Trình độ tay nghề của công nhân tuy đáp ứng được công việc nhưng năng suất lao động còn hạn chế đòi hỏi phải có thời gian để tự đào tạo. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm - nhất là đội ngũ công nhân dệt và may. 3/ Phân tích hình thức trả lương: Phải mất nhiều năm suy ngẫm trong đói nghèo chúng ta mới nhận ra rằng : Trong suốt thời kỳ quá độ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì sức lao động vẫn là hàng hoá. Thừa nhận sức lao động là hàng hoá thì tất yếu phải nhận thấy: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Và như vậy tiền công không phải là khoản tiền trả cho sức l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT092.doc
Tài liệu liên quan