MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CHƯƠNG 2 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT CỔ PHIẾU 5
I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5
1. Khái niệm về thị trường chứng khoán 5
2. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam 8
3. Chức năng của thị trường chứng khoán 9
4. Nguyên tắc hoạt động của thị trường Chứng khoán 11
5. Các thành phần tham gia thị trường Chứng khoán 12
6. Hàng hóa tham gia thị trường Chứng khoán 14
II. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT 16
1. Sự cần thiết của phương pháp mô hình trong phân tích biến động lợi suất và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu . 16
2. Phân tích chuỗi thời gian 16
3. Mô hình AR, MA, ARMA và ARIMA mô hình hóa chuỗi thời gian trong kinh tế 21
4. Ứng dụng mô hình CAMPM - Hệ phương trình đệ quy 23
CHƯƠNG 3 25
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT CỦA MỘT SỐ CỔ PHIẾU 25
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN MỘT SỐ LOẠI CỔ PHIẾU 25
II. MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 25
1. Kiểm định tính dừng của lợi suất từng cổ phiếu bằng Eview: 26
2.Hồi quy lợi suất của từng cổ phiếu theo lợi suất của các cổ phiếu còn lại 32
3. Phương pháp hệ phương trình đệ quy 37
4. Mô hình AR, MA, ARMA và ARIMA mô hình hóa chuỗi lợi suất cổ phiếu 40
III. KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
MỤC LỤC 43
47 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích sự biến động và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ ban hành nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán trên nước ta. Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 127/1998/ QĐ - TTg về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán, 2 trung tâm giao dịch chứng khoán dự kiến thành lập là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên vào thời điểm này quyết định của Thủ tướng chính phủ mới chỉ là trên giấy tờ vì lúc đó chưa hội có đủ những điều cần thiết để có thể thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán. Ngày 1/8/1998, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán ra quyết định số 128/1998/QĐ-UBCK ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán khẳng định Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; kinh phí hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán do ngân sách Nhà nước cấp. Ngày 13/10/1998, UBCKNN ra thông tư số 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng. Đến ngày 28/7/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước ta.
3. Chức năng của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có những chức năng sau
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
4. Nguyên tắc hoạt động của thị trường Chứng khoán
4.1. Nguyên tắc cạnh tranh
Theo nguyên tắc này giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bản chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
4.2. Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường. Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm những quy định đó.
4.3. Nguyên tắc công khai
Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các thông tin có liên quan. Vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các thông tin có liên quan. Vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác.
Nguyên tắc này nhằm bảo vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm nghĩa rằng một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình.
4.4. Nguyên tắc trung gian
Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán sơ cấp các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, các nhà môi giới mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng.
4.5. Nguyên tắc tập trung
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
5. Các thành phần tham gia thị trường Chứng khoán
5.1. Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu, cổ phiếu
5.2. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là người thực sự mua và bán chứng khoán
- Các nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua, bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại.
- Các nhà đầu tư có tổ chức thường xuyên mua và bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư.
5.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, quản lý quỹ đầu tư, tư vấn chứng khoán.
- Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuận thông qua đầu tư vào các chứng khoán.
5.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý Nhà nước.
- Sở giao dịch chứng khoán.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
6. Hàng hóa tham gia thị trường Chứng khoán
Các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán cũng rất đa dạng: cổ phiếu, trái phiếu (trái phiếu công ty và trái phiếu Chính Phủ), các loại chứng khoán phái sinh.
6.1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập ròng và tài sản của công ty cổ phần.
Cổ phiếu có thể được chia làm hai loại:
Cổ phiếu thông thường (cổ phiếu phổ thông): là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tuỳ theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn rất nhiều nhân tố khác như: môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, hay nói cách khác tuân theo quy luật cung cầu. Cụ thể hơn nữa, thị giá cổ phiếu thông thường phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nói chung và biến động theo chiều ngược lại với biến động lãi suất trái phiếu chính phủ, các công cụ vay nợ dài hạn lãi suất cố định và lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng.
Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty.
Như vậy, việc đầu tư vào cổ phiếu không chỉ đơn giản là nhận được cổ tức, mà quan trọng hơn chính là chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường (lãi vốn). Khi cổ phiếu của công ty được nhiều người mua, chứng tỏ thị trường tin tưởng vào hiện tại và khả năng phát triển của công ty trong tương lai và ngược lại.
6.2. Trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoản thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
- Trái phiếu công ty là loại trái khoán dài hạn, do các công ty phát hành với lãi suất khá cao, giúp công ty huy động khối lượng vốn lớn trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, trái phiếu công ty còn có khả năng chuyển đổi và một số loại có thể chuyển thành cổ phiếu. Do vậy, trái phiếu công ty là một công cụ được lưu hành rộng rãi trên thị trường vốn.
- Trái phiếu Chính phủ là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
- Trái phiếu công trình là những trái phiếu do Chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng.
6.3. Chứng khoán có thể chuyển đổi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là loại chứng khoán cho phép người nắm giữ, tùy theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi chứng khoán lấy một chứng khoán khác.
Thông thường cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và trái phiếu cũng được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
6.4. Các công cụ phái sinh (derivatives)
Các công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
- Quyền lựa chọn
- Quyền mua trước
- Chứng quyền
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai
II. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT
1. Sự cần thiết của phương pháp mô hình trong phân tích biến động lợi suất và dự báo lợi suất của một số cổ phiếu .
Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán mục đích chính là để sinh lời vốn của mình bỏ ra đầu tư. Nếu lợi suất của chứng khoán càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn và ngược lại. Bởi vậy nếu chúng ta phân tích đúng sự biến động của lợi suất và dự báo đúng lợi suất của chứng khoán trong tương lai thì chúng ta sẽ có thể đầu tư hợp lý để đạt được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy tôi sử dụng chuỗi thời gian trong mô hình kinh tế lượng để phân tích các loại cổ phiếu nhằm dự báo cho nhà đầu tư biết nên đầu tư vào loại cổ phiếu nào tốt nhất trong tương lai.
2. Phân tích chuỗi thời gian
2.1. Khái niệm chuỗi thời gian
Phân tích chuỗi thời gian sẽ nghiên cứu hành vi, khuôn mẫu trong quá khứ của một biến số và sử dụng những thông tin này để dự đoán những thay đổi trong tương lai. Phân tích chuỗi thời gian là phương pháp ngoại suy phức tạp.
Chuỗi thời gian là một biến số được quan sát theo một trình tự thời gian nào đó. Yt là giá trị quan sát của chuỗi ở thời kỳ (hoặc thời điểm) t. Để nghiên cứu quy luật thay đổi của Yt chúng ta cần mô hình hoá chuỗi này.
2.2. Chuỗi thời gian dừng và không dừng
Chuỗi Yt là chuỗi dừng nếu
E(Yt) = m với "t
Var(Yt) = s2 với với "t
Cov(Yt ,Yt-1) = g với "t
Trong đó E(Yt), Var(Yt) là kỳ vọng và phương sai của Yt.
Chuỗi Yt không dừng nếu nó vi phạm bất kỳ điều kiện nào nói ở trên.
2.3. Nhược điểm của chuỗi thời gian không dừng
Một trong số các giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập là phi ngẫu nhiên, chúng có giá trị xác định. Nếu như chúng ta ước lượng một mô hình với chuỗi thời gian không dừng thì giả thiết của OLS (Ordinary least square ) bị vi phạm.
Nếu như mô hình có ít nhất một biến độc lập không dừng, biến này thể hiện một xu thế tăng (giảm) và nếu có biến phụ thuộc cũng có xu thế như vậy, thì ước lượng mô hình sẽ thu được hệ số có ỹ nghĩa thống kê cao và R2 cao dẫn đến hồi quy giả mạo.
Mô hình hồi quy cổ điển
Các giả thiết thiết cơ bản của mô hình hồi quy cổ điển
Trong phân tích hồi quy mục đích của chúng ta là ước lượng, dự báo về tổng thể, tức là ước lượng E(Y|Xi) hay trong mô hình hồi quy tuyến tính đơn là ước lượng E(Y|Xi) =1 + 2Xi . 1 và 2 tìm được bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất là các ước lượng điểm của 1 và 2. Chúng ta không biết được chất lượng của các ước lượng này như thế nào. Chất lượng của các ước lượng phụ thuộc vào:
- Dạng hàm của mô hình được lựa chọn.
-Phụ thuộc vào các Xi và Ui.
-Phụ thuộc vào kích thước mẫu.
Ở đây chúng ta sẽ nói về các giả thiết đối với X và U. Với các giả thiết này thì các ước lượng tìm được bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất là các ước lượng tuyến tính, không chệch có phương sai nho nhất.
Giả thiết 1: Biến ( các biến ) giải thích là phi ngẫu nhiên, tức là các giá trị của chúng là các số đã được xác định.
Giả thiết này không có gì mới, vì phân tích hồi quy được đề cập là phân tích hồi quy có điều kiện, phụ thuộc vào các giá trị X đã cho.
Giả thiêt 2: Kỳ vọng của yếu tố ngẫu nhiên U bằng không, tức là:
E(Ui) = E(U| Xi) = 0 i
Giả thiết này có nghĩa là các yếu tố không có trong mô hình, U đại diện cho chúng, không ảnh hưởng hệ thống đến giá trị trung bình của Y.
Giả thiết 3: phương sai bằng nhau ( phương sai thuần nhất ) của các Ui
Var (U| Xi ) = Var (U| Xj) = 2 ij
Giả thiết 3 có nghĩa là phân bố có điều kiện của Y với giá trị đã cho của X có phương sai bằng nhau, các giá trị cá biệt của Y xoay quanh giá trị trung bình với phương sai như nhau.
Giả thiết 4: Không có sự tương quan giữa các Ui
Cov(Ui , Uj) = 0 ij
Giả thiết 5: U và X không tương quan với nhau
Cov(U , X) = 0
2.4. Kiểm định tính dừng chuỗi thời gian
2.4.1. Kiểm định tính dừng dựa trên lược đồ tương quan
Theo định nghĩa tính dừng thì Yt dừng nếu:
E(Yt) = μ với "t
Var(Yt) = σ2 với "t
Cov(Yt,Yt-1) = γ với "t
Để kiểm định tính dừng này, một trong các kiểm định là kiểm định dựa
trên hàm tự tương quan rk
Box - Pierce đã đưa ra kiểm định về sự bằng không đồng thời của các hệ số tương quan:
Giả thiết Ho: r1 = r2 = rm = 0
H1 :
Giả thiết Ho được kiểm định bằng thống kê:
Trong đó n là kích thước mẫu, m là độ dài của trễ. Q có phân bố xấp xỉ
Ho bị bác bỏ nếu Q nhận được từ mẫu lớn hơn
2.4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị
Xét mô hình: Yt = r Yt-1 + ut
Trong đó ut nhiễu trắng tức là ut là yếu tố ngẫu nhiên có trung bình bằng không, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng không.
Nếu r = 1 thì Yt là một bước ngẫu nhiên và Yt là một chuỗi không dừng. Do đó để kiểm định tính dừng của Yt ta kiểm định giả thiết:
Ho: r = 1 (Chuỗi không dừng)
H1: r ≠ 1 (Chuỗi dừng)
D Yt = Yt - Yt-1 = (r - 1)Yt-1 + ut
D Yt = dYt-1 + ut
Bây giờ kiểm định giả thiết:
Ho: d = 0
Nếu Ho được chấp nhận thì DYt = Yt - Yt-1 = ut, chuỗi DYt là chuỗi dừng.
Dickey - Fuller (DF) đưa ra tiêu chuẩn kiểm định:
Ho: r = 1 (Chuỗi không dừng)
H1: r ≠ 1 (Chuỗi dừng)
Ước lượng mô hình: Yt = r Yt-1 + ut
có phân bố DF
Nếu như: thì bác bỏ Ho, chuỗi dừng
Tiêu chuần DF được áp dụng cho các mô hình:
DYt = dYt-1 + ut
DYt = b1 + dYt-1 + ut
Đối với các mô hình trên Ho: d = 0 (Chuỗi không dừng hay có nghiệm đơn vị). Nếu các ut lại tự tương quan thì cải biên mô hình:
Tiêu chuẩn DF áp dụng cho mô hình này được gọi là tiêu chuẩn ADF.
3. Mô hình AR, MA, ARMA và ARIMA mô hình hóa chuỗi thời gian trong kinh tế
3.1. Quá trình tự hồi quy AR
Quá trình tự hồi quy bậc p có dạng:
Yt = fo + f1Yt-1 + f2 Yt-2 ++ fpYt-p + ut, ut là nhiễu trắng.
Điều kiện để quá trình AR(p) dừng là -1 < fi < 1, i = 1,2,,p
3.2. Quá trình trung bình trượt MA
Quá trình trung bình trượt MA(q) có dạng:
Yt = q0 + q1ut-1 + q2ut-2 ++ qqut-q + ut t = 1,2,,n
ut là nhiễu trắng.
Điều kiện để quá trình dừng MA(q) là -1 < qi < 1, i = 1,2,,q
3.3. Quá trình trung bình trượt và tự hồi quy ARMA
Khi kết hợp cả hai yếu tố AR và MA chúng ta có quá trình gọi là quá trình trung bình trượt và tự hồi quy. Yt là quá trình ARMA(p,q) nếu Y có thể biểu diễn dưới dạng:
Yt = q + f1Yt-1 + f2 Yt-2 ++ fpYt-p + q0 ut + q1ut-1 + q2ut-2 ++ qqut-q
3.4. Quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA
Chuỗi thời gian có thể dừng hoặc không dừng. Chuỗi được gọi là đồng liên kết bậc 1, được ký hiệu là I(1) nếu sai phân bậc nhất là chuỗi dừng.
AR(p) là trường hợp đặc biệt của ARIMA(p,d,q) khi d=0, q=0
MA(q) là trường hợp đặc biệt của ARIMA(p,d,q) khi d=0, p=0
ARIMA(2,1,2) là chuỗi có sai phân bậc 1 là chuỗi dừng, chuỗi sai phân dừng bậc 1 có thể biểu diễn dạng:
DYt = q + α1 DYt-1 + α2 DYt-2 + β0u1 + β1ut-1 + β2 ut-2
Trong đó ut là nhiễu trắng.
3.5. Kiểm định tính thích hợp của mô hình
Để xem mô hình có phù hợp hay không chúng ta phải kiểm định tính dừng của các phần dư. Kết quả ước lượng mô hình ARIMA cho ta phần dư. Dùng DF để kiểm định xem et có phải là nhiễu trắng hay không.
Nếu như et không phải là nhiễu trắng thì phải định dạng lại mô hình.
3.6. Dự báo
Sau khi ước lượng được mô hình tốt, dùng mô hình này để dự báo. Giả sử rằng có mô hình ARIMA(1,1,0).
đã ước lượng được mô hình:
, t = 1,2,...,n
Dự báo ở thời kỳ tiếp theo:
ở đây kỳ vọng en+1 = o
Tương tự, dự báo được các giá trị của Y trong các thời kỳ tiếp theo. Theo như cách này sai số sẽ tăng lên khi ta dự báo cho quá xa. Đặc biệt trong mô hình tổng quát nếu q khá lớn thì ta chỉ dự báo được một vài thời kỳ tiếp theo.
Nếu ta có mô hình AR(p): Yt = fo + f1Yt-1 + f2 Yt-2 ++ fpYt-p + ut
Có Yt, Yt-1, ..., Yt-p
Dự báo giá trị của Y ở thời điểm (t+1) theo công thức:
Tương tự như vậy dự báo ở thời điểm (t+2):
Nếu ta có mô hình MA(q): Yt = q0 + ut + q1ut-1 + q2ut-2 ++ qqut-q
ut , ut-1, ....ut-q đã biết;
Với s ≤ q, ta dự báo giá trị của Y ở thời điểm (t+s) theo công thức:
Nếu ta có mô hình ARMA(q,p)
Với s ≤ q, ta dự báo giá trị của Y ở thời điểm (t+s) theo công thức:
Với s > q chỉ dự báo với mô hình AR.
4. Ứng dụng mô hình CAMPM - Hệ phương trình đệ quy
Cheng. F.Lee và W. P. Loypd đã ước lượng mô hình cho ngành công nghiệp dầu mỏ với cổ phiếu của 7 công ty : Imperial oil, Sun oil, Standard of ohio, Union oil, Phillips petroleum, Shell oil, Standard of Indiana.
R1t = a1 + g1 Rmt+u1t
R2t = a2 + b21R1t + g2 Rmt +u2t
R3t = a3 + b31R1t + b32R2t + g3 Rmt +u3t
R4t = a4 + b41R1t + b42R2t + b43R3t + g4 Rmt + u4t
R5t = a5 + b51R1t + b52R2t + b53R3t + b54R4t + g5 Rmt + u5t
R6t = a6 + b61R1t + b62R2t + b63R3t + b64R4t + b65R5t + g6 Rmt + u6t
R7t = a7 + b71R1t + b72R2t + b73R3t + b74R4t + b75R5t +b76R6t + g7Rmt + u7t
Trong đó :
R1 là lợi suất của cổ phiếu 1 (= Imperial oil )
R2 lợi suất của cổ phiếu 2 (= Sun oil )....
R7 suất của cổ phiếu 7 (= Standard of Indiana )
R lợi suất của chỉ số thị trường.
uit = nhiễu ( i =1, 2,...., 7 ).
Ở đây mô hình Capm được xem như một hệ phương trình đệ quy. Một câu hỏi hiển nhiên được đặt ra ở đây là : Bằng cách nào lựa chọn được đâu là cổ phiếu 1, cổ phiếu 2 ....? Lee và Lloyp trả lời câu hỏi này thuần tuý bằng thực nghiệm. Hai tác giả đã hồi quy tỷ lệ lợi suất của cổ phiếu i với tỷ lệ lợi suất của 6 cổ phiếu còn lại và quan sát kết quả R2. Theo đó sẽ có 7 sự hồi quy như vậy. Sau đó họ sắp xếp các giá trị R2 đã ước lượng được theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất. Cổ phiếu nào có giá trị R2 thấp nhất được mô tả như cổ phiếu 1 và cổ phiếu có giá trị R2 cao nhất được mô tả như cổ phiếu 7. Ý kiến sau đây là bằng trực giác. Nếu tỷ lệ lợi suất Imperial oil có giá trị R2 thấp nhất trong mối quan hệ với 6 cổ phiếu khác, điều đó gợi ý rằng cổ phiếu này đã có ảnh hưởng ít nhất tới sự biến động trong tỷ lệ lợi suất của 6 cổ phiếu còn lại.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ BÁO LỢI SUẤT CỦA MỘT SỐ CỔ PHIẾU
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN MỘT SỐ LOẠI CỔ PHIẾU
Chọn các cổ phiếu niêm yết sớm nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm các cổ phiếu: HAP, LAF, REE, SAM. Phân tích, so sánh, dự báo lợi suất của các cổ phiếu này với quan sát từ đầu năm 2001 đến cuối năm 2006.
HAP – Công ty cổ phần giấy Hải Phòng
LAF – Công ty chế biến hàng xuất khẩu long An
REE – Công ty cổ phần cơ điện lạnh
SAM – Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông
II. MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Ký hiệu: Pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t
Rt là lợi suất của cổ phiếu tại thời điểm t
Chúng ta có được số liệu giá cổ phiếu. Để tính lợi suât cổ phiếu ta có 2 công thức:
(1)
(2)
Tính lợi suất cổ phiếu theo công thức (1).Trong chuyên đề này tôi chỉ sử dụng công thức (1) để tính lợi suất 4 loại cổ phiếu, vì nó đơn giản trong tính toán khi làm đề tài này.
Ký hiệu: R_HAP là lợi suất của cổ phiếu HAP
R_LAF là lợi suất của cổ phiếu LAF
R_REE là lợi suất của cổ phiếu REE
R_SAM là lợi suất của cổ phiếu SAM
1. Kiểm định tính dừng của lợi suất từng cổ phiếu bằng Eview:
H0: Chuỗi không dừng
H1: Chuỗi dừng
1.1. Cổ phiếu R_HAP
ADF Test Statistic
-32.52649
1% Critical Value*
-3.4380
5% Critical Value
-2.8641
10% Critical Value
-2.5681
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(R_HAP)
Method: Least Squares
Date: 04/09/08 Time: 10:22
Sample(adjusted): 2 1374
Included observations: 1373 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
R_HAP(-1)
-0.871062
0.026780
-32.52649
0.0000
C
-0.000590
0.000937
-0.629259
0.5293
R-squared
0.435564
Mean dependent var
-1.04E-05
Adjusted R-squared
0.435152
S.D. dependent var
0.046196
S.E. of regression
0.034719
Akaike info criterion
-3.881587
Sum squared resid
1.652643
Schwarz criterion
-3.873976
Log likelihood
2666.709
F-statistic
1057.973
Durbin-Watson stat
2.006507
Prob(F-statistic)
0.000000
Kết quả ước lượng: DW = 2.006507 cho biết ut không tự tương quan.
Bằng tiêu chuẩn DF ta có 32.52649 > = 3.4380, = 2.8641 và 1,5681. Như vậy chuỗi R_HAP là chuỗi dừng.
1.2. Cổ phiếu R_LAF
ADF Test Statistic
-33.69961
1% Critical Value*
-3.4380
5% Critical Value
-2.8641
10% Critical Value
-2.5681
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(R_LAF)
Method: Least Squares
Date: 04/09/08 Time: 10:18
Sample(adjusted): 2 1374
Included observations: 1373 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
R_LAF(-1)
-0.906022
0.026885
-33.69961
0.0000
C
-0.000596
0.000914
-0.652228
0.5144
R-squared
0.453058
Mean dependent var
-1.97E-05
Adjusted R-squared
0.452659
S.D. dependent var
0.045767
S.E. of regression
0.033859
Akaike info criterion
-3.931748
Sum squared resid
1.571789
Schwarz criterion
-3.924138
Log likelihood
2701.145
F-statistic
1135.664
Durbin-Watson stat
2.000830
Prob(F-statistic)
0.000000
Kết quả ước lượng: DW = 2,000830 cho biết ut không tự tương quan
Bằng tiêu chuẩn DF ta có 15.69993> = 3.4380, = 2.8641 và 2.5681. Như vậy chuỗi R_LAF là chuỗi dừng.
1.3. Cổ phiếu R_REE
ADF Test Statistic
-30.08691
1% Critical Value*
-3.4380
5% Critical Value
-2.8641
10% Critical Value
-2.5681
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(R_REE)
Method: Least Squares
Date: 04/09/08 Time: 10:27
Sample(adjusted): 2 1374
Included observations: 1373 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
R_REE(-1)
-0.795259
0.026432
-30.08691
0.0000
C
0.000578
0.00066
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5944.doc