Đề tài Sử dụng phần mềm violet 1.7 thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 9

MỤC LỤC

I. Lý do chọn SKKN Trang 1

II.Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp Trang 2

III. Nội dung SKKN Trang 3

1. Cơ sở lí luận Trang 3

2.Nội dung, biện pháp thực hiện SKKN Trang 4

2.1. Xây dựng bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin

bằng phần mềm Violet 1.7 Trang 4

2.2 Dạy học với bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin

soạn bằng phần mềm Violet 1.7. Trang 5

2.3. Các bước xây dựng bài giảng ứng dụng công nghệ

thông tin bằng phần mềm Violet Trang 7

2.4. Giới thiệu một số chức năng chính của phần mềm

Violet 1.7 Trang 7

3. Công nghệ thông tin và dạy học Ngữ Văn. Trang 13

4. Ví dụ dùng phần mềm violet 1.7 soạn bài

giảng điện tử dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 Trang 14

IV. Kết quả Trang 21

1. Đối với học sinh Trang 21

2. Đối với giáo viên Trang 24

V. Bài học kinh nghiệm Trang 25

VI. Kết luận và đề nghị Trang 25

- Tài liệu tham khảo Trang 25

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng phần mềm violet 1.7 thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần mềm Violet 1.7 ở lớp 9. - Đánh giá kết quả của học sinh qua các hoạt động ở lớp bằng các bài tập trắc nghiệm, tự luận . - Phát phiếu điều tra hứng thú học tập và thái độ học tập bộ môn của học sinh thì thấy rằng học sinh được học với bài giảng điện tử thì hứng thú và tích cực hơn hẳn. 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Xây dựng bài giảng điện tử bằng phần mềm Violet 1.7 a) Giới thiệu về phần mềm Violet - Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh cấp phổ thông các cấp. + Thân thiện, dễ sử dụng Giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng, phù hợp với những người không chuyên tin học, không giỏi ngoại ngữ. + Chức năng soạn thảo phong phú Cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu văn bản, công thức toán, âm thanh, hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, v.v... + Nhiều mẫu bài tập được lập trình sẵn Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, điền khuyết, vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v... + Nhiều giao diện khác nhau. Cho phép giáo viên chọn lựa giao diện bài giảng phù hợp với bài học và ý thích của mình. + Tạo sản phẩm bài giảng trực tuyến Cho phép xuất bài giảng ra thành phần mềm chạy độc lập, hoặc thành một trang web để chạy trực tuyến qua Internet. b) Tải phần mềm và sử dụng hệ thống tài nguyên giáo dục miễn phí của công ty cổ phần tin học Bạch Kim - Tải phần mềm dùng thử 200 lần tại trang chủ của công ty cổ phần tin học Bạch Kim tại địa chỉ: - Sử dụng hệ thống tài nguyên giáo dục miễn phí của Bạch Kim : + “Thư viện tư liệu giáo dục” tại địa chỉ + “Thư viện bài giảng điện tử” tại địa chỉ : + “ Thư viện đề thi – Kiểm tra tại : + “ Thư viện giáo án” tại : - Giao diện chính của trang soạn thảo phần mềm Violet 1.7 c)Cấu trúc bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet Bài học Mục 1 Mục 2 Mục 1.1 Mục 1.2 Lý thuyết Minh hoạ Bài tập Tóm tắt - ghi nhớ d) Bài giảng điện tử cần thể hiện : - Tính đa phương tiện (Multimedia) - Tính tương tác giữa thầy và trò e) Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.7 Yêu cầu về nội dung : Trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh hoạ sinh động Yêu cầu về phần câu hỏi - giải đáp - Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích : + Giới thiệu một chủ đề mới + Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung vừa trình bày không ? + Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp + Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử g) Yêu cầu về thể hiện khi thiết kế : Đầy đủ, chính xác và phải trực quan 2.2 . Dạy học với : Bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.7 a ) Khái niệm - Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường Phổ thông. - Ta có thể hiểu bài giảng điện tử là bài giảng được biên soạn trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng rồi được trình chiếu qua máy chiếu (projector) . b) Thiết kế bài giảng điện tử . Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng phần mềm Violet của công ty cổ phần tin học Bạch kim (Việt Nam) có nhiều ưu điểm để soạn một bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 do: Ưu thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows Khả năng hỗ trợ multimedia rất mạnh. Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản. c) Vị trí của bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.7 trong quá trình dạy học : - Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều: + Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà nó có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy. + Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết ,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó. - Trong dạy học với bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của Violet và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…trên màn hình chiếu. Tuy nhiên vì Violet không được thiết kế để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết. d) Bài giảng điện tử có lợi gì hơn? - Đối với môn Ngữ vănlớp 9 nói riêng, bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet có ưu thế rất lớn ở chỗ: Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy truyền thống không thể làm được như: Trình diễn sơ đồ động, phim ảnh, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, … Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn. 2.3. Các bước xây dựng bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.7 a) Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp Chúng ta sử dụng bài giảng điện tử trong các trường hợp sau đây : + Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng trong đó học sinh khó hình dung. + Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lượng lớn các bài tập + Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó b) Bước đầu xây dựng kịch bản Bước 1 : Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học Bước 2 : Mô hình hoá quá trình dạy học Bước 3 : Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện thông tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha dạy học. Bước 4 : Mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá c) Kiểm thử : - Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng hiệu ứng. * Chú ý : - Mỗi trang màn hình cần thể hiện một cách cô đọng nhất, với số lượng chữ ít nhất. - Không nên lạm dụng màu sắc của chữ, mảng trang trí. - Không nên lạm dụng các hiệu ứng khi không cần thiết như chữ chạy ra, chạy vào. * Tất cả các điều trên nhiều khi khiến người học bị nhiễu hoặc phân tán khả năng nhận biết thông tin. 2.4. Giới thiệu một số chức năng chính của phần mềm Violet 1.7 sử dụng có hiệu quả tốt trong soạn bài giảng điện tử giảng dạy Văn Học 9 a)Tạo trang màn hình cơ bản - Để tạo trang màn hình, vào menu Nội dung → Thêm đề mục, cửa sổ nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vào đây. - Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công cụ” b) Chèn ảnh, phim - Từ phiên bản 1.4, Violet hỗ trợ mọi định dạng file multimedia thông dụng bao gồm: flv, mpg, avi, mov, wmv, asf, dat, 3gp (phim), jpg, gif, png, bmp, ico, wmf, emf (ảnh), swf (Flash) mp3 (âm thanh). Với bất kỳ loại file tư liệu nào, chỉ cần kéo thả vào màn hình soạn thảo, hoặc dùng nút “Ảnh, phim” là đều có thể đưa vào Violet được - Click nút này để nhập các file dữ liệu multimedia (ảnh, phim,...) vào cửa sổ soạn thảo trang màn hình, bảng nhập liệu sẽ hiện ra như sau: - Hộp "Tên file dữ liệu" cho biết file dữ liệu nào đang được chọn. Để đơn giản, có thể nhấn vào nút "…" để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng Windows. Nếu chọn file Flash (SWF) thì sẽ xuất hiện thêm hộp “Vị trí dữ liệu trong file”. Bình thường không cần nhập gì vào đây. Nếu nhập file âm thanh hoặc phim thì sẽ xuất hiện thêm hộp lựa chọn để xác định xem dữ liệu phim, âm thanh này có được tự động Play hay không. - Việc nhập tư liệu bằng nút “Ảnh, phim” cũng có thể được thực hiện dễ dàng và trực quan hơn bằng cách từ cửa sổ Windows hoặc Windows Explorer, ta kéo trực tiếp các file tư liệu (ảnh, phim, flash, mp3) rồi thả vào màn hình soạn thảo. Nếu cần thay đổi các tham số như Vị trí dữ liệu trong file Flash hay Tự động play video thì chỉ cần click đúp chuột vào tư liệu. c) Sử dụng công cụ chuẩn vẽ hình cơ bản - Cách sử dụng: trên cửa sổ soạn thảo, click chuột vào nút “Công cụ”, một thực đơn hiện ra, chọn mục “Vẽ hình”, cửa sổ nhập liệu sẽ hiện ra như sau: d)Thiết kế bài tập trắc nghiệm - Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang màn, rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra. - Violet cho phép tạo được nhiều kiểu bài tập trắc nghiệm: Một đáp án đúng,Nhiều đáp án đúng,Đúng/Sai, Câu hỏi ghép đôi Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì? Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nhập liệu cho bài tập trên như sau: - Làm tương tự đối với loại câu trắc nghiệm dạng đúng -sai Ví dụ 2: Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”. - Hãy kéo mỗi ý ở cột trái đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có kết quả đúng. A- NOÄI DUNG TAÙC PHAÅM B- TEÂN TAÙC GIAÛ 1. Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, , tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng họ vẫn lạc quan a. Chiếc lược ngà 2. Truyện thức tỉnh mọi người sự trân trọng những giá trị và vẽ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương. b. Lặng lẽ Sa pa 3. Truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh của chiến tranh. c. Những ngôi sao xa xôi 4. Truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến cho đất nước. d. Bến quê - Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại. - Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau: Sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm: - Dùng Macromedia Flash, Corel Draw để vẽ hình và tạo ra một file .swf, hoặc dùng một phần mềm xử lý ảnh (chẳng hạn như Paint Brush, Photoshop,...) để vẽ hình và tạo ra một file ảnh JPEG. Nhập tên file này vào ô nhập liệu “Ảnh”, ảnh này sẽ được hiện ra trong bài trắc nghiệm ở ngay phía dưới của câu hỏi. - Ngoài Flash, Corel và các chương trình xử lý ảnh, ta cũng có thể vẽ ở bất kì chương trình nào: Sketchpad, Geocabri, Word, v.v… rồi dùng chức năng chụp hình và ghi ảnh thông qua các phần mềm như Paint, Photoshop,... Tạo bài tập ô chữ Ví dụ 3: Ta lần lượt nhập câu hỏi và câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ . Tạo bài tập kéo thả chữ - Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau: Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án nhiễu khác. Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào. Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện). Ví dụ 4: Tạo bài tập kéo thả chữ vào đoạn văn như sau Đoạn văn Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo; một dạ thuỷ chung với chồng hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình nhưng phải chết oan uổng. Các từ : Thờ kính, thuỷ chung, chết, hạnh phúc - Nhập liệu cho bài tập trên như sau: - Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||||. - Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...). - Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Ví dụ 5: Bài tập điền khuyết - Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào menu Nội dung ® mục Sửa đổi thông tin ® Nhấn “Tiếp tục” ® click đúp vào bài tập kéo thả ® Chọn kiểu “Điền khuyết” ® Nhấn nút “Đồng ý”. - Học sinh khi click chuột vào các ô trống ... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu như hình trên, cho phép nhập phương án đúng vào đó. - Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ. * Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên. e) Tạo hiệu ứng hình ảnh - Với một đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập,...) để mở bảng hiệu ứng hình ảnh, đầu tiên ta chọn đối tượng, click vào nút tròn thứ nhất ở phía trên bên phải đối tượng để mở bảng thuộc tính, sau đó click vào nút tròn ở góc dưới bên phải của bảng thuộc tính. g) Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi - Chọn một hình ảnh, đoạn văn bản hoặc plugin trên màn hình soạn thảo, khi đó sẽ hiện ra 3 nút tròn nhỏ ở phía trên bên phải. Click vào nút (nút đang quay), bảng lựa chọn hiệu ứng sẽ hiện ra như sau: h) Đóng gói bài giảng . - Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục : Bài giảng ® Đóng gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy (EXE)”. - Có thể đóng gói dạng HTML, phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web, và có thể đưa lên Website của trường, Website cá nhân hoặc một hệ thống E-learning nào đó. Nhờ vậy, giáo viên có thể truy cập, sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm hay CD. Nội dung gói bài giảng và cách chạy - Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), Nếu muốn chạy bài giảng thì click đúp chuột vào file chạy EXE (file có biểu tượng hình chữ F). - Nếu đóng gói ra dạng HTML thì thay vì file chạy EXE sẽ có hai file “Index.html” và “Player.swf”. Sau khi copy cả thư mục gói bài giảng này lên Web thì người dùng các nơi chỉ cần gọi đường dẫn URL của thư mục Web là bài giảng có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt nào. Trên máy tính cá nhân, nếu chạy thẳng file HTML thì bài giảng cũng sẽ được mở bằng trình duyệt mặc định, thường là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox. 3. Công nghệ thông tin và dạy học Ngữ Văn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ Văn có những ưu điểm rõ rệt. Bởi lẽ môn Ngữ Văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức và văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Vậy mà không ít học sinh ngày nay lại thờ ơ với môn Văn, thậm chí Ngữ Văn còn trở thành môn học chán ngán, đáng sợ. Việc thay đổi quan điểm dạy học không chạy theo thành tích, cùng với những đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội đã dẫn đến hiệu quả tất yếu là phải đổi mới phương pháp dạy học. . Cùng với công nghệ thông tin, người thầy có thể tạo ra giờ dạy không còn là bảng đen, phấn trắng mà các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích sẽ giúp người thầy làm được điều đã, khiến cho học sinh yêu thích và đến với môn Văn Phương pháp dạy học mới và sự trợ giúp của công nghệ thông tin đã mang đến cho giờ dạy học Văn một không khí mới. Thứ nhất: Công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của giáo viên, cung cấp cho họ những phương tiện hiện đại. Từ các phương tiện đã giáo viên khai thác thông tin, cập nhập và trao đổi thông tin, bổ sung và tự làm giàu vốn tri thức của mình tõ một số phương tiện chủ yếu như: mạng internet, các loại từ điển điện tử, sách điện tử, thư điện tử… Hiện nay chúng ta đã có rất nhiều tài nguyên dạy và học của các địa phương, của bộ giáo dục – đào tạo. Trên những trang web này dành cho tất cả giáo viên. Giáo viên có thể giới thiệu đề cương hoặc bài giảng của mình, trình bày những ý tưởng và cách thức tổ chức bài học của mình để cùng trao đổi với đồng nghiệp. Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng công nghệ thông tin còn mang lại những hiệu quả khác biệt. Giáo viên thường xuyên cập nhật kiến thức và chuyên môn, tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy đã vận dụng công nghệ thông tin người giáo viên thực sự cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú, đồng thời nảy sinh những ý tưởng mới, lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp thêm. Và điều quan trọng nhất là học sinh không còn sợ học môn Văn nữa. Đây chính là điều kiện cần thiết để văn chương thực thi sứ mạng giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Thật vậy, nếu học sinh không thích học Văn thì làm sao các em lĩnh hội được những bài học và cuộc sống, làm người đuợc ẩn chứa trong tác phhẩm văn chương. Thứ hai: Công nghệ thông tin góp phần đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới phương pháo dạy học. Để làm được điều đó, cần chú ý đến phương tiện dạy học. Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng giúp cho việc đổi mới phương pháp bằng việc soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học. Bài học sẽ trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều hình ảnh minh hoạ sống động, cụ thể bằng các hìmh ảnh, phông nền, phông chữ, biểu bảng giúp học sinh hệ thống, khái quát bài học cùng với những lời giảng bình liên hệ khắc sâu kiến thức của giáo viên. Giáo viên không còn độc diễn mà phối hợp nhịp nhàng cùng hệ thống hình ảnh, câu hỏi, chất liệu trên máy để giảng, phân tích, bình giảng khiến giờ học trở nên sinh động, khả năng tiếp thu kiến thức cao hơn trước. Nếu coi BGĐT là một kịch bản thì bài giảng là vở kịch đã được công diễn. Như vậy bài giảng là việc GV thực hiện GA trên lớp cùng với HS. Tuy nhiên bài giảng điện tử thường đi cùng với việc phát huy những thế mạnh ưu điểm của công nghệ thông tin trong việc thực hiện GA trên lớp của GV. 4. Ví dụ dùng phần mềm violet 1.7 soạn bài giảng điện tử dạy tiết Văn học trong bộ môn Ngữ văn lớp 9 TIẾT 46: TUẦN 10 “Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh” Ph¹m TiÕn DuËt * So¹n ra giÊy §©y lµ b­íc ®Çu tiªn cña bÊt k× ng­êi GV nµo khi so¹n gi¶ng, bëi lÏ nã gióp ng­êi GV ®Þnh h­íng ®­îc néi dung, yªu cÇu, träng t©m kiÕn thøc bµi d¹y ®Ó tõ ®ã x©y dùng hÖ thèng c©u hái tõ ph¸t hiÖn à ph©n tÝch à gi¶ng à b×nh khai th¸c tr×nh tù n«Þi dung kiÕn thøc bµi d¹y. * Gióp HS hiÓu ®­îc: 1/ Về kiến thức: - C¶m nhËn ®­îc nÐt ®éc ®¸o cña h×nh t­îng nh÷ng chiÕc xe kh«ng kÝnh, cïng h×nh ¶nh nh÷ng chiÕn sÜ l¸i xe Trường sơn hiªn ngang, dòng c¶m s«i næi trong bµi th¬. - ThÊy ®­îc nh÷ng nÐt riªng cña giäng ®iÖu ng«n ng÷ bµi th¬. 2/ Về kĩ năng: - RÌn kÜ n¨ng ph©n tÝch h×nh ¶nh ng«n ng÷ bµi th¬. 3/ Về thái độ: -Thái độ yêu mến tự hào về những người lính cách mạng. * ChuÈn bÞ cña GV + HS GV: S­u tÇm tranh ¶nh t¸c gi¶, t¸c phÈm vµ mét sè h×nh ¶nh trong chiÕn tranh liªn quan ®Õn ND bµi th¬, so¹n ra giÊy, vµo m¸y ND tr×nh chiÕu. HS: So¹n bµi chuÈn bÞ theo yªu cÇu ND tiÕt häc. * Lªn líp 1. æn ®Þnh tæ chøc 2. KiÓm tra bµi cò: T×nh ®ång chÝ, ®ång ®éi ®­îc thÓ hiÖn nh­ thÕ nµo trong bµi th¬ §ång chÝ cña ChÝnh H÷u 3. Bµi míi Giíi thiÖu bµi: GV ®Én d¾t vµo bµi th«ng qua h×nh ¶nh minh ho¹ trªn mµn h×nh. Ngữ văn Bài 10 : Tiết 46 Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) I/ GIỚI THIỆU CHUNG 1) Tác giả: Phạm Tiến Duật, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941. Quê quán : Phú Thọ Mất ngày 5 tháng 12 năm 2007 Ông là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ Phong cách thơ: Giọng điệu sôi nổi trẻ trung, tinh nghịch phản ánh hiện thực cuộc sống nơi chiến trường Phong cách thơ: Giọng điệu sôi nổi trẻ trung, tinh nghịch phản ánh hiện thực cuộc sống nơi chiến trường 2) Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” viết năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa” c) Giải nghĩa từ: II/ ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN Thể thơ: Tự do Nhan đề: khác lạ, độc đáo cho thấy cách khai thác hiện thực đầy chất thơ của tác giả Bố cục: 2 phần III/PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1/ Hình ảnh những chiếc xe không kính “ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi ………………………………………….. “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước” - Lời thơ tự sự, giong thơ ngang tàng, hóm hỉnh. → Xe không kính là do hiện thực chiến trường ác liệt nguy hiểm gây nên 2/ Hình ảnh những chiến sĩ lái xe “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như lùa vào buồng lái.” → Tư thế hiên ngang, bình tĩnh, tự tin, chủ động đối mặt với khó khăn gian khổ, tâm hồn lãng mạn, tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên, với con đường ra trận của người chiến sĩ. + Thái độ tinh thần: Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi Giọng thơ ngang tàng, lặp cấu trúc, câu phủ định → Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường nguy hiểm với tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của người lính. + Tình cảm: “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội” Họ là một đại gia đình lớn gắn kết với nhau qua bom đạn chiến tranh “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm” → Tình đồng chí, đồng đội đã trở thành thiêng liêng, máu thịt. Họ là những người lính trẻ trung, sôi nổi, lạc quan vượt lên trên mọi gian lao của cuộc chiến ác liệt Điệp từ “Lại đi”: Mệnh lệnh thôi thúc các anh lên đường + Tinh thần yêu nước: Vật chất > < Tinh thần Không có kính, không đèn, không mui xe, thùng xe xước Hiện thực tàn phá khốc liệt của chiến tranh Một trái tim yêu nước => Hoán dụ Khát vọng giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của người lính. → Vẻ đẹp của lòng trung thành với lí tưởng cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở người lính + Phẩm chất đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe: - Tư thế hiên ngang. - Tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm. - Tình cảm đồng chí đồng đội gắn bó, thiêng liêng. - Trái tim yêu nước nồng nhiệt, ý chí khát vọng giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Sµi Gßn trong ngµy gi¶i phãng LÔ ¨n mõng chiÕn th¾ng t¹i Sµi Gßn IV/ Tổng kết: Ghi nhớ ( SGK- Trang 133) Bước 1: Học sinh trình bày một phút về đánh giá nghệ thuật, nội dung bài thơ. Bước 2: GVsẽ dùng Công nghệ thông tin chiếu phần tổng kết. 1/ Nghệ thuật: Ngôn ngữ, giong điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. 2/ Nội dung: Khắc họa hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam. (Phạm Tiến Duật) Lồng ghép kĩ năng sống: ? Qua hình ảnh con đường mòn Hồ Chí Minh em có nhận xét gì về cách sông, chiến đấu của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước?Ngày nay lí tưởng sống của thanh niên là gì?Làm gì để thực hiện lí tưởng ấy? Học sinh tự bộc lộ nhận thức, cách sống đúng đắn. 4/ Luyện tập củng cố Bài tập 1: Chọn đáp án đúng nhất: ? Chủ đề của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là gì? Sự hóm hỉnh của người lính lái xe. Tình đoàn kết giữa hai anh lính lái xe. Ca ngợi lòng yêu nước,tinh thần lạc quan vượt khó của những người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Mĩ. Vẻ tàn khốc của những chiếc xe không kính. Đáp án đúng: Câu c Bài tập 2: So sánh vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong hai bài thơ: “ Đồng chí ” của Chính Hữu. “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật. -Gống nhau: đó là người lính Cụ Hồ yêu nước -Khác nhau: Người lính trong bài thơ “ Đồng chí” Người lính trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính” -Xuất thân: nông dân nghèo,cùng cảnh ngộ, cùng lí tưởng chiến đấutrong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp. - Người lính lái xe trên đương Trường Sơn trong chống Mĩ, hóm hỉnh yêu đời, dung cảm vượt mưa bom chở quân, chở đan, gao ra tiền tuyến - Các hoạt động này thực hiện trên Công nghệ thông tin. 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học thuộc lòng bài thơ, phân tí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng phần mềm violet 17 thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 9 ( phân môn văn).doc
Tài liệu liên quan