Đề tài Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực

Vốn giúp cho doanh nghiệp hoạt động được liên tục, mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị cho quá trinh sản xuất. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng, đòi hỏi vốn nằm trong sản xuất lớn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn thì công ty cần chú trọng một số giải pháp sau :

+Cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý, tăng cường vốn chủ sở hữu và giảm vốn vay nhằm tránh tình trạng kết quả sản xuất kinh doanh tăng không cao do trả lãi vay vốn lớn.

+Nhanh chóng giải phóng vốn tồn đọng tại các kho đồng thời tăng việc thu nợ của các đơn vị khách hàng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn để công ty tiết kiệm được vốn.

+Quản lý vốn chặt chẽ, tránh lãng phí và thất thoát vốn.

*Giải pháp về con người

+Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đảm bảo bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức kinh doanh vững vàng, năng động sáng tạo trong công việc.

+Cần có cán bộ, đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình với công việc, gắn bó với công ty. Muốn vậy công ty cần có chiến lược về nguồn nhân lực bằng cách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm việc (Wg) Q Wg = Tgc -Mức năng suất lao động bình quân 1 ngày làm việc (Wn) Q Wn = Tnc -Mức năng suất lao động bình quân 1 công nhân (Wcn) Q Wcn = T(số công nhân tham gia sản xuất bình quân) -Trường hợp tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất ta có mức năng suất lao động bình quân chung của tổng thể (W ) S Q W = S T *Chỉ tiêu lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị kết quả sản xuất(t). -Công thức 1 T t = = W Q *Mức doanh lợi theo lao động : Công thức: Lợi nhuận Ln RT = = Số lao động BQ T ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết bình quân mỗi lao động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận trong kỳ. *Thu nhập bình quân của người lao động : Nâng cao thu nhập người lao động cũng là tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động thì mới đảm bảo tái sản xuất mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập của người lao động mới bền vững. -Công thức : Tổng quỹ phân phối lao động Thu nhập bình quân của lao động = Số lao động hiện có bình quân 3.2.Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản. 3.2.1.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định *Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định (HF). Công thức Q HF = F Trong đó: Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh thường dùng GO, VA, Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá (G), Tổng doanh thu thuần (DT). F là giá trị tài sản cố định bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh. ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng kết quả sản xuất kinh doanh. *Chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định (EF). Công thức F EF = Q ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết tạo ra 1 triệu đồng két quả sản xuất kinh doanh thì cần phải tiêu hao mấy triệu đồng giá trị tài sản cố định. *Chỉ tiêu mức doanh lợi tài sản cố định (RF) Công thức Ln RF = F Trong đó: Ln là lợi nhuận kinh doanh. ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định bình quân đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận. 3.2.2.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. a.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung tài sản lưu động. *Chỉ tiêu hiệu suất tài sản lưu động (Hv) Công thức Q Hv = V Trong đó :Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất : G, DT. ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản xuất lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được mấy triệu đồng tổng doanh thu hay tổng doanh thu thuần. *Chỉ tiêu mức doanh lợi tài sản lưu động (Rv) Công thức : Ln Rv = V ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được mấy triệu đồng lợi nhuận. *Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu (RG) Công thức : Lợi nhuận Ln RG = = Tổng doanh thu G ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu tạo ra trong kỳ thì có mấy triệu đồng lợi nhuận. *Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu thuần (RDT) Công thức : Lợi nhuân Ln RDT = = Tổng doanh thu thuần DT ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì có mấy triệu đồng lợi nhuận. b.Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. *Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động (Lv) Công thức Doanh thu(hay doanh thu thuần) DT(hay G) Lv = = Vốn lưu động trong kỳ V ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. *Chỉ tiêu độ dài bình quân 1 vòng quay vốn lưu động (t). Công thức N t = Lv Trong đó :N là số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu. ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết thời gian vật chất cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. *Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động (mv) Công thức : Vốn lưu động bình quân V mv = = Tổng doanh thu thuần(hay tổng doanh thu) DT(hay G) ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết để tạo ra 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần thì cần phải tiêu hao mấy triệu đồng vốn lưu động. *Chỉ tiêu số vốn lưu động tiết kiệm (hay lãng phí) do tốc độ chu chuyển vốn nhanh hay chậm gây ra (Dv) Công thức Dv = mv . DT1(hay G1) DT1(hay G1) Hoặc Dv = . (t1 - t0) N Trong đó : DT1(hay G1) là tổng doanh thu thuần kỳ nghiên cứu ( hay tổng doanh thu kỳ nghiên cứu ) t1, t0: độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. 3.3.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh : Như ta đã biết, kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thời kỳ, vốn sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thời điểm, nên để đảm bảo yêu cầu so sánh được thì vốn sản xuất kinh doanh phải được tính bình quân. Tổng vốn đầu kỳ + Tổng vốn cuối kỳ Tổng vốn bình quân (TV) = 2 =Vốn cố định bình quân + vốn lưu động bình quân *Chỉ tiêu hiệu suất (hay hiệu năng) tổng vốn (HTV) Công thức GO (VA hoặc G) HTV = TV ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng giá trị sản xuất (hay giá trị tăng hoặc tổng doanh thu) *Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn (RTV) Công thức Lợi nhuân Ln RTV = = Tổng vốn bình quân trong kỳ TV ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng bỏ vào sản xuất kinh doanh trongười kỳ thì tạo ra mấy triệu đồng lợi nhuận. 4.Một số phương pháp phân tích hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.1.Phương pháp dây số thời gian : Phương pháp này dùng để phân tích xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Qua dây số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động của hiện tượng, vạch rõ được xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán được hiện tượng trong tương lai. Tuy nhiên trong bài viết này, ta chỉ sử dụng các chỉ tiêu của dây số thời gian để phân tích sự biến động của hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu của dây số thời gian gồm có : *Mức độ trung bình theo thời gian *Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối. *Tốc độ phát triển. *Tốc độ tăng (hoặc giảm). *Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). 4.2.Phương pháp chỉ số : Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường dùng hệ thống chỉ số tổng hợp. Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Như đã biết, các nhân tố hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, thông qua phương pháp chỉ số, ta thấy được việc sử dụng các yếu tố đầu vào nào là chưa hiệu quả để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp như phân tích biến động của năng suất lao động bình quân do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn và mức trang bị vốn cho lao động. Ta phân tích theo các hướng sau : Giá trị sản xuất = Mức năng suất lao động bình quân x Số lao động bình quân Doanh thu = Mức doanh thu bình quân x Số lao động bình quân Lợi nhuận (lãi thuần)= Mức doanh lợi bình quân x Số lao động bình quân hoặc =Mức doanh lợi của vốn sản xuất x Khối lượng vốn tương ứng kinh doanh từng bộ phận. Chương III : Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải Lương thực. I.Khái quát về công ty kinh doanh vận tải Lương thực : 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty kinh doanh vận tải lương thực là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sáng lập. Trụ sở của công ty ở số 9A vĩnh tuy quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 44 NN/ TCCB-QĐ ngày 08/01/1993 của bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Số đăng ký kinh doanh : 105865 -Với ngành nghề kinh doanh là: -Vận tải đường bộ -Thương nghiệp buôn bán lẻ -Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Tiền thân của công ty kinh doanh vận tải lương thực là xí nghiệp V73 được thành lập năm 1973. Mục đích thành lập xí nghiệp lúc ấy là giải quyết nhu cầu lương thực cho các tỉnh miền núi cao và phục vụ chiến tranh. Với nhiệm vụ vận chuyển lương thực cho các tỉnh miền núi và giải quyết nhu cầu đột suất của Hà Nội. Như vậy nhiệm vụ chính của công ty bấy giờ là vận tải lương thực phục vụ ngành. đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng khi lương thực thực phẩm là đIều kiện cơ bản cho cuộc sống. Đến năm 1985 xí nghiệp V73 được đổi tên thành xí nghiệp vận tải lương thực nhưng nhiệm vụ thì không có gì thay đổi. Như vậy từ khi thành lập (1973) đến những năm trước đổi mới xí nghiệp vận tải V73 hoạt động theo kế hoạch của nhà nước, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Bao cấp dẫn được xoá bỏ, tuy nhiên đối với xí nghiệp vận tải lương thực I thì công việc vận tải được thực hiện do hàng hoá tập trung. Đến năm 1989 thì bao cấp được xoá bỏ hoàn toàn dẫn đến tan rã việc vận tải tập trung nên xí nghiệp phải thay đổi, đổi mới. Lúc này không còn kế hoạch của nhà nước nên xí nghiệp buộc phải tự vận động. Lãnh đạo công ty xác định nhiệm vụ của công ty vẫn là vận tải nhưng có thể chuyển sang kinh doanh lương thực. Trước mắt để giải quyết khó khăn cho cán bộ công nhân viên, dựa vào kinh nghiệm có sẵn của mình nên có thẻ mua thóc ở các địa phương. Lúc đó miền Nam là vựa lúa của cả nước trong khi miền Bắc năng suất lúa chưa cao nên còn sự chênh lệch giá lúa giữa hai miền. Nhận biết được điều này công ty cho người vào miền nam mua lúa gạo sau đó thuê tàu thuỷ chỏ ra các cảng ở miền Bắc. Công ty cho xe của mình nhận thóc ở các cảng chở đi các địa phương để bán thu lãi qua chênh lệch giá. Cũng vì việc kinh doanh lúa gạo này làm nảy sinh ra những địa điểm là mầm mống đại lý vận tải. Nhờ việc kinh doanh lương thực xí nghiệp đã tồn tại được nhưng đời sống của cán bộ công nhân viên vẫn còn khó khăn, thiếu việc làm. điều này đặt ra câu hỏi đối với lãnh đạo công ty là phải làm gì để giải quyết tình trạng này. qua thăm dò thị trường công ty biết được rằng kinh tế vừa mở cửa thì ngành xây dựng phát triển rất mạnh vì vậy lãnh đạo công ty quyết định mở xưởng sản xuất vật liệu xây dựng. Mở xưởng sản xuất vật liệu xây dựng công ty đã giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động. đây là xưởng sản xuất với lao động không phức tạp nên có thể sử dụng những thợ cơ khí, những lái xe có đầu óc kém thích nghi với cơ chế thị trường, sống bắt buộc phải phụ thuộc vào công ty. Thời kỳ đầu xưởng sản xuất vật liệu xây dựng làm ăn có hiệu quả nhưng sau do hàng vật liệu xây dựng của Trung Quốc tràn vào rất nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, giá lại không đắt hơn là bao nên hàng của xí nghiệp không cạnh tranh được do kỹ thuật lạc hậu, không có vốn đổi mới công nghệ. Đến 1993, công ty kinh doanh vận tải lương thực chính thức được thành lập với các nhiệm vụ cơ bản sau đây : Kinh doanh lương thực : bán buôn, bán lẻ góp phần bình ổn lương thực ở miền Bắc. Kinh doanh vận tải đường bộ Đại lý vận tải Sản xuất vật liệu xây dựng. Đến năm 1995 kinh doanh vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó khăn do phương tiện cũ dần, đầu tư giảm và cắt hẳn. đời sống của cán bộ công nhân viên lại gặp khó khăn, tình trạng chờ việc lại xảy ra. Để giải quyết tình trạng này, qua thăm dò nhu cầu thị trường, được phép của tổng công ty lương thực miền Bắc công ty quyết định mở thêm xưởng bia. Với công nghệ hiện đại của nước ngoài bia hoạt động rất có hiệu quả nhất là vào mùa hè và tồn tại cho đến ngày nay. Nhờ đó việc là được giải quyết, đời sống của cán bộ công nhân viên. Đầu năm 1996, nhà nước định hướng thành lập những tập đoàn kinh tế mạn để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đồng thời giảm đầu mối tổ chức, tập chung vốn đầu tư có trọng điểm nên quuyết định sáp nhập công ty vật tư bao bì và công ty kinh doanh vận tải lương thực. Việc sáp nhậ hai công ty thì vấn đề mới nảy sinh lại là lao động dư thừa. Đây là vấn đề làm đau đầu ban giám đốc và các phòng ban trong công ty. Giải quyết tình trạng nay chỉ còn cách mở rộng sản xuất. Vì vậy qua nghiên cứu thị trường, công ty quyết định mở thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành và xưởng chế biến gạo chất lượng cao. Việc mở thêm hai xưởng này đã giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động. Ngoài ra để tận dụng mặt bằng, sử dụng mặt bằng có hiệu quả công ty còn có ngành kinh doanh nhà kho. 2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty. a.Chức năng : Trong những năm gần đây, sản xuất lương thực ở nước ta liên tục tăng trưởng ở mức độ khá cao. Nhu cầu tiêu dùng lương thực trong nước đã được đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, xuất khẩu lương thực ngày một tăng. Cân đối lương thực ở miền Bắc về tổng thể đã đủ và dư chút ít, song do đặc điểm về địa lý, thời tiết nên hiện tượng mất mùa, thiếu lương thực cục bộ tại từng vùng, từng thời điểm là cho giá cả lương thực có lúc chưa ổn định, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là bộ phận có thu nhập thấp. Mặt khác do bình quân diện tích đất canh tác thấp, sản lượng thấp, chi phí sản xuất cao lại không có điều kiện dự trữ bảo quản nên khi giá thị trường lương thực có biến động ( tăng hoặc giảm ) đều có tác động trực tiếp đến đời sống của nông dân. ở miền Bắc thành phần tư doanh lương thực đã có phát triển chỉ tham gia hoạt động thị trường lương thực, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất lương thực chủ yếu do nhà nước đảm nhận. Bên cạnh đó, nước ta là một nước nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú, người nông dân chủ yếu sống dựa vào việc bán các nông phẩm mà họ trồng trọt được. Do vậy việc thu mua lương thực lưu thông phân phối trên thị trường và xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp cho người nông dân bán được sản phẩm của mình để có thu nhập tái sản xuất sức lao động. Công ty kinh doanh vận tải lương thực đã góp một phần vào việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. b.Nhiệm vụ : Kinh doanh lương thực, cung ứng gạo xuất khẩu cho tổng công ty lương thực miền Bắc. Kinh doanh nhà kho và đại lý vận tải. Xưởng sản xuất bia hơi cung cấp cho thị trường Hà nội. Xưởng sản xuất sữa đậu nành có thị trường toàn miền Bắc. Năm 1997 có mở trạm thu mua chế biến kinh doanh lương thực tại Đồng Tháp có đăng ký kinh doanh. c.Cơ cấu tổ chức : Để luôn thích ứng với cơ chế thị trường phức tạp và hay biến động, số lao động trung bình hoạt động trong một địa bàn rộng, sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao và để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao công ty đã thực hiện mô hình tổ chức trực tuyến chức năng để phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá hình thành nên các phòng ban. Các phòng ban chỉ tồn tại với tư cách là một bộ phận tham nưu giúp việc cho giám đốc trong phạm vi chức năng của mình. Những quyết định của bộ phận chỉ có ý nghĩa đối với bộ phận của mình khi đã được thông qua giám đốc hoặc được giám đốc uỷ quyền. Với mô hình này công ty phát huy được năng lực của trưởng phòng ban, bộ phận, tạo điều kiện cho họ thực hiện chức năng chuyên sâu của mình, gánh vác phần trách nhiệm quản lý của giám đốc. Tuy vậy cơ cấu này vẫn bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ của một thủ trưởng và chế độ trách nhiệm trong quản lý. Mô hình tổ chức của công ty Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tổ chức Phân xưởng sản xuất Phòng kinh doanh Phòng tiếp thị Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính + Bảo vệ Dịch vụ ăn uống Chế biến gạo Sản xuất bia hơi Sản xuất sữa đậu nành Sau đây là vài nét cơ bản về các phòng ban trong công ty. Phòng kinh doanh : tham mưu cho giám đốc về sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Quản lý toàn bộ về sản phẩm, lương thực và các mặt hàng trong kinh doanh, không để thất thoát tài sản hay bị chiếm dụng... luôn có những đề án kinh tế mới để chuyển hướng cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Hàng tháng, quý, năm phải lên được kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức : đảm nhận công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tiền công, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách đối với người lao động. Pham vi quản lý chủ yếu là quản lý con người. Phòng tài chính kế toán : chủ yếu quản lý toàn bộ công tác tàI chính, tài sản cố định, tài sản lưu động, vốn, thu, chi, thực hiện toàn bộ các nguyên tắc về tài chính kế toán theo pháp luật đã quy định. Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Phòng hành chính + Bảo vệ : phục vụ chủ yếu về nhu cầu hành chính của công ty như đánh máy, điện nước, đất đai... bảo vệ an toàn trong công ty, quản lý con dấu và các tài liệu lưu trữ. Phòng tiếp thị : tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của công ty, nghiên cứu, phân tích nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của công ty như : số lượng, chất lượng, mùi vị, phương pháp đóng gói và hình thức bao bì... để làm tham mưu cho giám đốc chỉ đạo các đơn vị sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường ch phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nghiên cứu hình thức thông tin, quảng cáo để thu hút khách hàng đạt hiệu quả cao, tìm hiểu thị trường về giá cả, đối thủ cạnh tranh, tiềm năng và triển vọng giúp cho công ty chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn cung như kế hoạch dàI hạn, chiếm được thị trường. Nghiên cứu sản phẩm và thị trường mới cho công ty. Ngoài chức năng, nhiệm vụ chính, tuỳ từng đIũu kiện cụ thể giám đốc có thể giao nhiệm vụ khác cho phòng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty. Phân xưởng sản xuất sữa đậu nành : thu mua đỗ tương loại tốt để phục vụ cho dây trruyền sản xuất sữa đậu nành, đóng chai để dưa sản phẩm ra thị trường. Phân xưởng bia, sản xuất bia hơi phục vụ cho cửa hàng dịch vụ ăn uống và nhu cầu bia của khách hàng. Phân xưởng chế biến gạo : chế biến gạo đóng gói, phân phối lưu thông gạo chế biến tới người tiêu dùng. 3.Thức trạng về hoạt động sản xuất kd của công ty trong thời gian qua. Trong những năm qua, do tình hình kinh tế đất nước có nhiều sự biến đổi lớn nên đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, được sự lãnh đạo của Tổng công ty và các phòng ban tổng công ty hết sức giúpb đỡ tạo điều kiện giao việc, giao vốn để công ty ổn đinh sản xuất kinh doanh và đời sống cho công nhân viên. Do đó, trang thiết bị mới, hiện đại, công nghệ tiên tiến đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm chất lượngh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Với điều kiện như vậy công ty có rất nhiều thuận lợi để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Về vốn : là một doanh nghiệp đứng số 1 trong 35 doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Bắc, giá trị doanh thu của công ty hàng năm khoảng 40 - 50 tỷ đồng. Vốn hoạt động của công ty dựa vào một phần vốn tự có và vay ngân hàng bằng hình thức vay ngắn hạn. Vốn lưu động 9,370 tỷ đồng Vốn cố định 6,000 tỷ đồng Đó là số liệu năm 1996. Vốn lưu động lớn hơn vốn cố định chứng tỏ cơ cấu vốn công ty là tốt. Về lao động : cơ chế cũ đã để lại nhiều khó khăn cho công ty. Trong đó có bộ máy hành chính cồng kềnh và lực lượng lao động vượt quá yêu cầu sản xuất kinh doanh. Từ chỗ có 320 người năm 1997, đến nay công ty chỉ còn lại 275 người, trong đó khoảng 20% tốt nghiệp đại học, 29% trung cấp, 10% là công nhân kỹ thuật bậc cao, còn lại là công nhân bình thường. Về thị trường : Đặc điểm của thị trường xuất khẩu là giá cả ảnh hưởng chung của mặt bằng thị trường thế giới. Uy tín về chất lượng hàng hoá trên thị trường quốc tế chưa cao. Về thị trường nội địa thì công ty chủ yếu đưa gạo từ miền Nam ra miền Bắc để kinh doanh, do vậy thị trường gạo nội địa của công ty là thị trường miền Bắc. Năm 1999, công ty có những thuận lợi như : tổ chức công ty ổn định, đoàn kết, thi đua nỗ lực sản xuất... Bên cạnh đó vẫn có khó khănhưng : năm 1999 là năm đầu tiên thực hiện thuế VAT nên những bỡ ngỡ ban đầu trong vận hành của nền kinh tế thị trường theo điều chỉnh thuế mới đã làm chậm lại tốc độ lưu chuyển hàng hoá từ nhiều góc độ khác nhau như : giá cả, sức cạnh tranh... Tuy nhiên năm 1999 công ty vẫn đạt được kết quả sản xuất kinh doanh như kế hoạch. Bảng 1 : Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 1998 và 1999 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 1998 Thực hiện 1999 So với kế hoạch 1999 (%) 1 Số lượng mua vào (Quy thóc) Tấn 25.219 16.900 109,3 2 Số lượng bán ra (Quy thóc) Tấn 27640 17870 105,7 Trong đó Xuất khẩu Tấn 9707 13609 100,8 Nội địa Tấn 17933 4261 127,6 3 Bia Sản xuất 1 nghìn lít 235 317 117,0 Tiêu thụ 1 nghìn lít 217 305 109,5 4 Sữa Sản xuất 1 nghìn lít 220 245 114,6 Tiêu thụ 1 nghìn lít 218 243 114,3 5 Doanh thu Triệu đồng 45315 58000 109,5 6 Lợi nhuận Triệu đồng 1238 1580 115,4 7 Nộp ngân sách Triệu đồng 986 1209 109 8 Thu nhập bình quân tháng 1000 đồng/người 750 800 106 9 Tổng giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 47791 61160 112,3 Qua số liệu có thể đánh giá tổng quát năm 1999 công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch ở các chỉ tiêu chủ yếu : doanh thu, lợi nhuận, GO... Những thuận lợi và khó khăn năm 1999 tiếp tục là những thuận lợi và khó khăn của năm 2000, nhưng sẽ là gay gắt và phức tạp tạp hơn. Tuy vậy do được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Tổng công ty Lương thực miền Bắc và quyết tâm của tập thể lãnh đạo và lao động trong công ty, đến nay có thể nói : năm 2000 là năm công ty kinh doanh vận tải lương thực tiếp tục nâng cao truyền thống "Đoàn kết - Việc làm - Đời sống - Tự hào" vượt qua khó khăn đạt được hiệu quả đáng mừng. Kết quả đạt được năm 2000 được thể hiện ở Bảng 2 : Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 2000 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2000 % so kế hoạch % so với thực hiện 1999 I.Kinh doanh lương thực Tấn (Quy thóc) 1.Mua vào Tấn 34210 108,6 122,2 2.Bán ra Tấn 34192 110,3 121 Trong đó Xuất khẩu Tấn 19280 105,5 143 Nội địa Tấn 14912 199,0 252,7 II.Kinh doanh mặt hàng khác 1.Bia + sữa Đậu nành + Ca cao 1000 lít 380 100 90 2.Dịch vụ + hàng hoá Triệu đồng 2765 130 130 III.Doanh thu Triệu đồng 67990,7 107,6 117,3 IV.Lợi nhuận Triệu đồng 1765 109 111,7 V.Nộp ngân sách Triệu đồng 1365 103 112,9 VI.Thu nhập bình quân tháng 1000 đồng/tháng 850 100 106,2 VII.Tổng giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 71520 105 116,9 Qua số liệu trên chúng ta vẫn nhận thấy : kinh doanh lượng thực vẫn là mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. Trong công ty cung ứng xuất khẩu cho Tổng công ty khối lượng khá lớn ( vượt 5,5% so với kế hoạch và vượt 43% so với năm trước). Và công ty cũng chủ động tìm kiếm khách hàng và nguồn hàng trong nước nên tỷ trọng tiêu thụ nội địa tăng 99% so với kế hoạch và tăng 152,7% so với năm trước, nâng tỷ trọng tiêu thụ lương thực nội địa và góp phần bình ổn giá lương thực trong năm trên địa bàn toàn quốc. Tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của công ty thực hiện đều vượt mức : -Tổng doanh thu : 67.990,7 triệu đồng, vượt 7,6% so với kế hoạch và tăng 17,3% so với năm trước. -Lợi nhuận đạt : 1.765 triệu động, vượt 9% so với kế hoạch và tăng 11, 7% so với năm trước. II.Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở tổng công ty kinh doanh vận tải lương thực. 1.Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có đạt được hiệu quả kinh tế cao hay không thì điều trước tiên là doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên, tiếp đó là xét đến việc sử dụng các chi phí kinh tế như thế nào. Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua, thông qua các báo cáo tổng kết hàng năm ta có các chỉ tiêu giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, từ đó tính được các chỉ tiêu về dây số thời gian nhằm cho mục đích đánh giá và phân tích. Bảng 3 : Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 1998 - 2000. Qua số liệu ta thấy : trong giai đoạn 1998 - 2000 các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng đạt được thành công đó là nhờ công ty có định hướng đúng đắn mở rộng sản xuất, tìm hiểu thị trường một cách đúng hướng. *Về giá trị sản xuất : Tổng giá trị sản xuất bình quân 11.864,5 triệu đồng/năm hay tăng 22,33%/năm. Năm 1999 so với năm 1998 giá trị sản xuất tăng 13.369 triệu đồng hay tăng 27,97%, năm 2000 so với năm 1999 giá trị sản xuất tăng 10.360 triệu đồng hay tăng 16,94%. Giá trị tuyệt đối 1% tăng của giá trị sản xuất năm 1999 là 477,91 triệu đồng, năm 2000 là 611,6 triệu đồng và gấp năm 1999 là 1,28 lần. Như vậy, giá trị sản xuất của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng ngày càng giảm dần. Doanh thu bình quân 11.337,5 triệu đồng/năm hay tăng 22,49%. Năm 1999 so với năm 1998 doanh thu tăng 12.685 triệu đồng hay tăng 27,99%, năm 2000 so với năm 1999 doanh thu tăng 9.990 triệu đồng hay tăng 16,94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0098.doc
Tài liệu liên quan