MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU 2
1.1. Polysaccharide và ứng dụng 2
1.1.1. Tinh bột 2
1.1.2. Glycogen 4
1.1.3. Cellulose 4
1.2 Sóng siêu âm 5
1.2.1. Định nghĩa 5
1.2.2. Bản chất của sóng âm 6
1.2.3. Các đại lượng đặc trưng của sóng 6
1.2.4. Phân loại sóng âm 7
1.2.5. Phạm vi ứng dụng 8
PHẦN 2: CƠ SỞ KHOA HỌC 15
2.1. Trích ly: 15
2.2. Sóng siêu âm: 16
2.2.1. Rung 16
2.2.2. Nhiệt 17
2.2.3. Sự tạo và vỡ bọt (cavitation) 17
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hình thành và vỡ bóng 22
2.2.5. Ưu và nhược điểm của sóng siêu âm 23
PHẦN 3: ỨNG DỤNG 25
3.1. Tối ưu hóa của siêu âm Khai thác polysaccharides từ mầm cây lúa miến Trung Quốc sử dụng mô hình thống kê RSM 25
3.1.1. Phương pháp Ngâm, gây mầm và chuẩn bị bột lúa miến: 25
3.1.2. Kết quả và thảo luận 27
3.1.3. Kết luận: 30
3.2. Tiến hành trích ly xylan của bắp bằng sóng siêu âm 30
3.2.1. Giới thiệu 30
3.2.2. Nguyên liệu và phương pháp 32
3.2.3. Kết quả và thảo luận 35
3.2.4. Kết luận 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
1. Các bài báo khoa học: 40
2. Các website: 42
MỤC LỤC 43
44 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng sóng siêu âm trích ly Polysaccharide, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cạnh các kỹ thuật làm sạch membrane bằng phương pháp thủy lực, cơ khí và hóa học, làm sạch bằng sóng siêu âm giải quyết rất tốt vấn đề nghẽn màng và phục hồi đáng kể lưu lượng dòng permeate trong quá trình xử lý membrane. Một số tác giả đã thử nghiệm sóng siêu âm trong việc khắc phục tình trạng tắt nghẽn màng và thu được một số kết quả khả quan. Việc sử dụng tia nước không đều kết hợp dòng chảy rung động (tạo bởi siêu âm) đã giúp vượt qua sự giảm tốc độ dòng permeat của membrane (Kobayashi và cộng sự, 2003). Trong những quá trình này, sóng siêu âm gây ra những chỗ gãy tại liên kết chặt chẽ giữa cặn bẩn và membrane trong thời gian xử lý ngắn. Ngoài ra, để giảm hiện tượng nghẹt màng của các membrane polysufone và polyacrylonitrile trong quá trình siêu lọc và vi lọc, có thể khắc phục bằng cách dùng sóng siêu âm. Theo nghiên cứu, siêu âm ở tần số 28 kHz, 45 kHz và 100 kHz có hiệu quả đến việc giảm nghẹt màng. Với phương pháp này, năng lượng sóng siêu âm được điều khiển gần màng bẩn bằng kỹ thuật phản xạ (Latt và cộng sự, 2006).
Quá trình sấy
Quá trình sấy kết hợp sóng siêu âm có thể tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn những phương pháp truyền thống, điều này làm giảm khả năng gây oxi hóa và hư hỏng nguyên liệu bởi các phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao. Khi dòng sóng siêu âm có cường độ cao tác động đến vật liệu cần sấy, nó di chuyển xuyên suốt môi trường rắn tạo ra một loạt các quá trình nén và dãn nhanh và liên tục, tương tự như một miếng xốp cao su khi nó bị bóp và thả ra nhiều lần. Những lực này cao hơn sức căng bề mặt vốn duy trì ẩm bên trong các mao quản của vật liệu, từ đó có thể giúp hơi ẩm di chuyển dễ dàng. Thêm vào đó, sóng siêu âm tạo ra các lỗ hổng được xem là có lợi cho việc di chuyển hơi ẩm mạnh mẽ. Sóng siêu âm có thể được dùng để tăng tốc độ truyền nhiệt giữa chất rắn được gia nhiệt bề mặt và chất lỏng, một quá trình quan trọng trong sấy.
Quá trình trích ly
Kỹ thuật cổ điển trong quá trình trích ly chất tan của nguyên liệu dựa vào việc lựa chọn chính xác các loại dung môi trích ly có độ hòa tan thích hợp kết hợp với sử dụng nhiệt và/hoặc khuấy đảo. Quá trình trích ly hợp chất hữu cơ chứa trong thân cây và hạt bằng dung môi được cải tiến đáng kể bằng cách sử dụng năng lượng sóng siêu âm trong quá trình tách chiết. Cơ chế của sóng siêu âm giúp làm tăng khả năng trích ly của các qui trình trích ly truyền thống là dựa trên:
Tạo ra một áp lực lớn xuyên qua dung môi và tác động đến tế bào vật liệu
Tăng khả năng truyền khối tới bề mặt phân cách
Phá vỡ thành tế bào trên bề mặt và bên trong của vật liệu, giúp quá trình thoát chất tan được dễ dàng.
Siêu âm năng lượng cao được áp dụng trong quá trình trích ly đường từ củ cải đường (Chendke và Fogler, 1975). Siêu âm hỗ trợ cho quá trình trích ly còn được ứng dụng trong sản xuất các hợp chất dược như helicid, berberine hydrochloride, và berberine từ những loại cây Trung Quốc (Zhao et al.,1991). Helicid, thường được trích ly bằng phương pháp trích ly ngược dòng trong ethanol, nhưng khi sử dụng sóng siêu âm thì lượng helicid thu nhận cao hơn 50% trong khoảng thời gian chỉ bằng một nửa phương pháp cổ điển ở nhiệt độ thường.
Kết tinh
Sóng siêu âm là nguồn năng lượng được cho là có khả năng điều khiển được các hạt nhân ở mức bão hòa thấp hơn so với cách làm thông thường. Sóng siêu âm có thể làm các phản ứng diễn ra nhanh hơn và đồng đều hơn, sản phẩm kết tinh được cải tiến hơn, giảm thiểu sự kết tụ và có thể kiểm soát được quá trình kết tinh. Sản phẩm tạo ra bởi kết tinh dùng sóng siêu âm đạt được kết quả cao hơn so với cách làm thông thường.
PHẦN 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Trích ly:
Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan, ta được hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách dung môi ta sẽ thu được chất cần thiết. Cơ sở lý thuyết của quá trình trích ly là dựa vào sự khác nhau về hằng số điện môi của dung môi và chất cần trích ly. Những chất có hằng số điện môi gần nhau sẽ dễ hòa tan vào nhau. Phương pháp này có thể tiến hành ở nhiệt độ thường (khi trích ly) và có thể lấy được những thành phần quí như sáp, nhựa thơm trong nguyên liệu mà phương pháp chưng cất không thể tách được. Vì thế, chất lượng của tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này khá cao.
Bản chất của quá trình trích ly là quá trình khuếch tán nên người ta thường dựa vào các định luật khếch tán của FICK để giải thích và tính toán.
Chất lượng của sản phẩm thu được bằng phương pháp trích ly phụ thuộc rất nhiều vào dung môi dùng để trích ly, vì thế dung môi dùng để trích ly cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách sản phẩm ra khỏi dung môi bằng phương pháp chưng cất, nhưng không được thấp quá vì sẽ gây tổn thất dung môi, dễ gây cháy và khó thu hồi dung môi (khó ngưng tụ),
- Dung môi không tác dụng hóa học với sản phẩm,
- Độ nhớt của dung môi bé để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ khuếch tán nhanh),
- Dung môi hòa tan nguyên liệu lớn nhưng hòa tan tạp chất bé,
- Dung môi không ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ cho tinh dầu và đặc biệt không gây độc hại,
- Dung môi phải rẽ tiền và dễ mua.
Tuy nhiên, không có loại dung môi nào đạt được tất cả yêu cầu trên, ví dụ: rượu, axêton hòa tan tinh dầu tốt nhưng hòa tan cả nước và đường có trong nguyên liệu nữa và như vậy tinh dầu sẽ có mùi caramen sau khi dùng nhiệt để tách dung môi. Nếu sử dụng ête êtilic dùng làm dung môi trích ly thì dung môi này hòa tan nhựa và sáp tốt nhưng độc và dễ sinh ra hỗn hợp nổ.
Hiện nay, người ta thường dùng dung môi là ête 700C thành phần chủ yếu là các hidro cacbon¸dầu hỏa, nhiệt độ sôi 450C no như pentan, hexan và lẫn một ít heptan. Ête dầu hỏa cần được tinh chế trước khi sản xuất. Ête dầu hỏa được đem đi cất lại để lấy những 700C đưa vào trích ly. Ête dầu hỏa dễ phần có nhiệt độ sôi từ 450C cháy nổ, độc, do đó trong sản xuất cần thực hiện nghiêm túc các qui tắc về an toàn lao động và phòng chữa cháy.
2.2. Sóng siêu âm:
Sóng siêu âm sử dụng trong trích ly có ba tác động sinh học sau:
2.2.1. Rung
Chuyển động sóng siêu âm tạo ra là rất nhanh, tác động lên các mô, giống như massage nhẹ. Tất cả các tác động khác của sóng (nhiệt và tạo bong bóng) đều dựa trên tác động rung này. .
Hình 6: Thiết bị tạo siêu âm (sừng siêu âm), thanh titan được ngâm vào trong dung dịch phản ứng để truyền động thông qua sự rung.
2.2.2. Nhiệt
Chuyển động do sóng siêu âm là nguyên nhân chính tạo ra tác dụng nhiệt. Siêu âm có thể tạo nhiệt độ cao như nhiệt độ của bề mặt mặt trời và áp suất lớn như áp suất dưới lòng đại dương. Trong một vài trường hợp sóng siêu âm có thể làm tăng tốc độ phản ứng lên gần một triệu lần.
2.2.3. Sự tạo và vỡ bọt (cavitation)
Lịch sử của ngành âm hóa học phát triển sau những năm 1800. 1984, trên con tàu chiến cao tốc, Sir John I. Thornycroft và Sydney W. Barnaby đã phát hiện con tàu lắc dữ dội và chân vịt tàu bị ăn mòn nhanh chóng. Họ tìm hiểu và thấy có những bóng khí lớn hình thành trên chân vịt của tàu khi tàu đang chạy, sự hình thành và vỡ của những bóng khí, bằng cách tăng kích thước của chân vịt và giảm vận tốc quay của chân vịt họ đã hạn chế được sự ăn mòn. Vì thế phát hiện ra được cơ chế cavitation (tạm gọi là "sự tạo và vỡ bọt")
Sóng siêu âm có chiều dài sóng khoảng 10cm – 10-3cm, với chiều dài sóng này thì không tạo đủ năng lượng để tương tác trực tiếp lên liên kết hóa học (không thể làm đứt liên kết hóa học).
Tuy nhiên, sự chiếu xạ siêu âm trong môi trường lỏng lại sản sinh ra một năng lượng lớn, do nó gây nên một hiện tượng vật lý đó là cavitation, quá trình này phụ thuộc vào môi trường phản ứng (môi trường đồng thể lỏng rất khác so với cavitation ở bề mặt tiếp xúc rắn-lỏng).
Siêu âm được chiếu xạ qua môi trường lỏng tạo ra một chu trình dãn nở, nó gây ra áp suất chân không (negative pressure) trong môi trường lỏng. Hiện tượng cavitation xảy ra khi áp suất chân không (negative pressure) vượt quá so với độ bền kéo (local tensile strength) của chất lỏng, độ bền này thay đổi tùy theo loại và độ tinh khiết của chất lỏng (độ bền kéo là ứng suất tối đa mà chất lỏng có thể chịu được khi kéo). Thông thường sự tạo-vỡ bọt là một quá trình tạo mầm, bắt nguồn từ những chỗ yếu trong chất lỏng như một lỗ hổng chứa khí phân tán lơ lửng trong hệ hoặc là những vi bọt tồn tại thời gian ngắn trước khi sự tạo-vỡ bọt xảy ra. Hầu hết các chất lỏng đều có đủ những chỗ yếu này để hình thành nên cavitation.
Những vi bọt này qua sự chiếu xạ của siêu âm thì sẽ hấp thu dần năng lượng từ sóng và sẽ phát triển. Sự phát triển của bọt phụ thuộc vào cường độ của sóng. Ở cường độ sóng cao, những bọt này sẽ phát triển nhanh thông qua tương tác quán tính. Nếu chu kỳ giãn nở của sóng đủ nhanh, bọt khí được giãn ra ở nữa chu kỳ đầu và nữa chu kỳ còn lại là nén bọt, nhưng bọt chưa kịp nén thì lại được giãn tiếp, cứ thế bọt lớn dần lên và vỡ. Ở cường độ âm thấp hơn bọt khí cũng hình thành theo quá trình chậm hơn.
Sự nén khí tạo ra nhiệt. Một ví dụ dễ thấy là khi bơm lốp xe đạp, năng lượng cơ học là sự đè nén khí tạo ra nhiệt làm nóng ống bơm.Trong chất lỏng chiếu xạ siêu âm, sự nén khí cũng diễn ra khi các bọt bị vỡ vào trong dưới áp lực của chất lỏng bên ngoài, sự vỡ này sinh ra một lượng nhiệt tại điểm đó gọi là sự tỏa nhiệt tại một điểm (hot-spot). Tuy nhiên trong môi trường xung quanh là lỏng lạnh và sự gia nhiệt nhanh chóng được dập tắt, nên nó tồn tại trong thời gian ngắn. Hot-spot là yếu tố quyết định của âm hóa học trong môi trường đồng thể.
Hình 7: Nén, tạo bọt và phá vỡ bọt
Sử dụng sóng siêu âm năng lượng cao trong công nghệ thực phẩm ngày càng được khảo sát tỉ mỉ. Phần lớn các nghiên cứu đều áp dụng tần số sóng trong khoảng từ 20 kHz đến 40 kHz.Khi sóng siêu âm được truyền vào môi trường chất lỏng, các chu trình kéo và nén liên tiếp được tạo thành. Trong điều kiện bình thường, các phân tử chất lỏng ở rất gần nhau nhờ liên kết hóa học. Khi có sóng siêu âm, trong chu trình nén các phân tử ở gần nhau nhau hơn và trong chu trình kéo chúng bị tách ra xa. Áp lực âm trong chu trình kéo đủ mạnh để thắng các lực liên kết giữa các phân tử và tạo thành những bọt khí nhỏ.
Trong suốt chu trình kéo/nén bọt khí kéo giãn và kết hợp lại cho đến khi đạt được cân bằng hơi nước ở bên trong và bên ngoài bọt khí. Diện tích bề mặt bọt khí trong chu trình kéo lớn hơn trong chu trình nén vì vậy sự khuyếch tán khí trong chu trình kéo lớn hơn và kích cỡ bọt khí cũng tăng lên trong mỗi chu trình. Các bọt khí lớn dần đến một kích cỡ nhất định mà tại đó năng lượng của sóng siêu âm không đủ để duy trì pha khí khiến các bọt khí nổ tung dữ dội. Khi đó các phân tử va chạm với nhau mãnh liệt tạo nên sự sốc sóng trong lòng chất lỏng, kết quả là hình thành những điểm có nhiệt độ và áp suất rất cao (50000C và 5x104kPa) với vận tốc rất nhanh 106 oC/s.
Hình 8: Cơ chế cavitation của sóng âm
Trong Môi Trường Lỏng-Rắn khi sự tạo-vỡ bọt xảy ra gần bề mặt phân cách lỏng-rắn thì nó khác so với trong hệ đồng thể. Trong hệ đồng thể thì quá trình vỡ bọt thì bọt vẫn ở dạng hình cầu đối xứng. Tuy nhiên, ở ranh giới phân cách rắn lỏng thì sự vỡ bọt ở dạng rất bất đối xứng và tạo ra một sự phun chất lỏng với tốc độ rất cao.
Hình 9: Hình ảnh một bóng khí trong môi trường lỏng chiếu xạ siêu âm vỡ gần bề mặt rắn. Sự có mặt của bề mặt rắn là nguyên nhân của sự vỡ bất đối xứng, hình thành một vòi chất lỏng bắn vào bề mặt rắn với tốc độ rất cao. (L.A. Crum)
Cơ chế tác động của năng lượng siêu âm trên hệ thống các chất ở môi trường lỏng chủ yếu cho là do sự tạo lổ hổng và các lực này có một ảnh hưởng nguy kịch lên hệ thống sinh học. Sự tạo lổ do sóng âm được chia tổng quát thành 2 loại: loại tạm thời và loại bền vững.
Dạng bong bóng sủi trong nước chứa đầy khí hay hơi nước, trải qua sự dao động không đều nhau và cuối cùng nổ tung. Điều này sinh ra nhiệt độ và áp xuất tại chỗ cao sẽ phân hủy các tế bào sinh học và làm biến tính các enzyme hiện diện. Các bong bóng nổ tung vào trong cũng sinh ra các lực biến dạng cao và các tia lỏng trong dung môi cũng có thể có đủ năng lượng phá hủy màng tế bào một cách cơ học. Cơ chế tác động kiểu này cũng từng được sử dụng ở quy mô nhỏ trong việc tẩy uế nguồn nước bị nhiễm bào tử vi sinh.
Dạng lổ ổn định liên quan đến những bọt sủi mà dao động theo một dạng đều cho nhiều chu trình âm thanh. Các bọt sủi cảm ứng các vi dòng có thể gây ra stress trong các chất lỏng xung quanh lên sự hiện diện của vài loài. Tác dụng này do đó cung cấp một lực lớn mà không có sự nổ của các bọt sủi. Dạng tạo lỗ trống này quan trọng trên một loạt các ứng dụng của siêu âm trong công nghệ sinh học
Thế năng của sự giãn nở bọt được chuyển thành động năng của vòi phun chất lỏng, nó hình thành và di chuyển vào phía trong, đâm xuyên qua bóng khí. Những vòi này bắn vào bề mặt rắn với một lực rất lớn, quá trình này tạo ra một lỗ thủng tại vị trí bị tác kích, làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của pha rắn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự mài mòn kim loại nhanh chóng ở chân vịt tàu, các tua bin những nơi mà sự tạo-vỡ bọt xảy ra liên tục.
Hình 10: Ảnh được chụp bởi máy quay vi phim cảm ứng laser tốc độ cao. Sự tạo-vỡ bọt gần bề mặt phân cách rắn lỏng, một vòi rất nhỏ được hình thành, bắn vào bề mặt rắn với vận tốc xấp xỉ 400Km/giờ (111 m/s) (Werner Lauterborn thuộc đại học Technische Hochschule ở Darmstadt của Đức).
Sự bóp méo phá hủy bóng khí phụ thuộc vào bề mặt rắn. Do vậy, nếu sử dụng bột mịn cho vào pha lỏng và sử dụng siêu âm thì sẽ không thấy sự hình thành vòi (jet). Trong trường hợp lỏng và bột thì sự tạo-vớ bọt hình thành liên tục tạo ra sóng kích thích (shock waves) có thể gây ra sự va chạm mạnh giữa các hạt. Sóng kích thích này có thể làm cho những hạt kim loại va chạm nhau với tốc độ cao và sinh ra nhiệt gây nóng chảy tại điểm va chạm, nên những hạt này bị dính với nhau.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hình thành và vỡ bóng
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả trích ly bằng sóng siêu âm. Chúng bao gồm các thông số liên quan đến âm trường như: tần số sóng âm, cường độ âm, mật độ năng lượng âm; nguyên liệu thô: cấu trúc, mức phá vỡ, loại và số lượng các chất trích ly; đặc tính vật lý dung môi, cũng như sự xử lý với các yếu tố: thời gian, nhiệt độ, áp suất,...
Cường độ siêu âm gây bất lợi, vì nó gây ra nhiều hiệu ứng phụ ảnh hưởng đến sự có mặt của trường âm như hiệu ứng nhiệt (nhiệt độ tăng), xâm thực, sự tán sắc, vv
Ảnh hưởng của siêu âm là không thể tách rời có liên quan giữa tỏa nhiệt cùng với môi trường xét nghiệm. Hiện tượng gây ra sự tăng nhiệt độ của nguyên liệu xử lý là: ma sát của bề mặt ranh giới và giao diện, sự hấp thụ của năng lượng siêu âm và trong trường hợp cường độ cao, xâm thực.
Hầu như 75% năng lượng âm truyền bởi chuyển đổi năng lượng sóng siêu âm sau đó có thể chuyển đổi thành năng lượng nhiệt của hệ thống xử lý đó là nguyên nhân của sự giảm cường độ ảnh hưởng của sóng âm trong nhiều lĩnh vực quá trình. Vì vậy, theo dõi các thay đổi nhiệt trong hệ thống thử nghiệm cùng với tìm kiếm nhiệt độ tối ưu cho quá trình trích ly rất quan trọng trong xử lý bằng sóng siêu âm.
Một số thông số như là tần số và biên độ của sóng siêu âm, nhiệt độ và độ nhớt của môi trường ảnh hưởng đến mức độ tạo bong bóng khí.
Sự hình thành các lỗ hổng hay bóng khí có thể bị giới hạn ở tần số cao hơn 2,5 MHz. Kích thước bong bóng khí thu được ở tần số thấp hơn 2,5 MHz là tối đa và do đó những bong bóng khí này sẽ tạo ra năng lượng lớn khi vỡ.
Siêu âm với biên độ cao hơn sẽ hình thành hiện tượng sủi bong bóng với cường độ mạnh hơn. Bong bóng được hình thành nhanh hơn ở nhiệt độ cao hơn do tăng áp suất hơi và giảm sức căng. Tuy nhiên sức căng hơi cao hơn sẽ làm yếu đi cường độ nổ bong bóng.
Độ nhớt của chất lỏng cũng ảnh hưởng đến hiện tượng sủi bong bóng. Trong môi trường có độ nhớt cao, sự lan truyền của các phần tử trong trường siêu âm bị cản trở và do đó làm giảm mức độ sủi bong bóng. Trong trường hợp này, siêu âm có tần số thấp hơn và năng lượng cao hơn có khả năng xuyên thấu vào thực phẩm tốt hơn là siêu âm có tần số cao hơn.
2.2.5. Ưu và nhược điểm của sóng siêu âm
Ưu điểm:
Thời gian trích ly nhanh
Hiệu suất trích ly cao hơn so với một số phương pháp trích ly thông thường.Sản phẩm trích ly chất lượng tốt.
Thiết bị dễ sử dụng, an toàn và bảo vệ môi trường.
Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20 Khz tức là hơn 20000 dao động trong một giây xung động truyền qua môi trường vật chất (khí, lỏng, rắn) vào tận trong tế bào, đồng thời nó còn làm tăng nhiệt độ. Những tác động đó làm tăng vận tốc hòa tan, khuếch tán hoạt chất vào dung môi, vì vậy rút ngắn thời gian trích ly. Măt khác, nó còn làm giảm sự tiêu hao năng lượng
Làm tăng tốc độ hòa tan chất phản ứng, làm tăng tốc độ phản ứng và do đó rút ngắn thời gian phản ứng.
Sản lượng sản phẩm thu được cao hơn.
Nguyên liệu sử dụng rẻ tiền hơn.
Lượng hóa chất độc hại (acid sulfuric) sử dụng ít hơn.
Nhược điểm:
Chỉ có thể áp dụng với qui mô nhỏ.
Nhiệt độ sôi của các dung môi đạt được rất nhanh, có thể gây nổ
PHẦN 3: ỨNG DỤNG
3.1. Tối ưu hóa của siêu âm Khai thác polysaccharides từ mầm cây lúa miến Trung Quốc sử dụng mô hình thống kê RSM
3.1.1. Phương phápNgâm, gây mầm và chuẩn bị bột lúa miến:
Sau khi loại bỏ vỏ và hạt hỏng, hạt lúa miến (1000 g) đã được rửa sạch bằng vòi nước và sau đó ngâm trong nước tro để trích ly. Hạt ngâm trong 24 giờ ở 300C với nước ngâm thay đổi khoảng 6giờ/ lần. Sau khi ngâm, lấy hạt bỏ vào túi đay và cột lại để vào chổ tối. Gây mầm tiến hành ở khoảng thời gian khác nhau (3, 5 và 6 ngày) và nhiệt độ gây mầm 250C. Sau đó sấy bằng tác nhân khí lò nướng ở 400C trong 24 h để chám dứt quá trình nảy mầm . Loại bỏ rễ mầm, hạt đem xay và sấy khô. Bột đem sàng qua rây 70 mesh. Bột sau đó đem đóng gói trong túi polyethylene đặt trong hộp nhựa có nắp đậy bảo quản trong tủ lạnh ở 40C để phân tích sau đó
Trích ly polysaccharides từ mầm cây lúa miến Trung Quốc bằng siêu âm:
Quy trình trích ly polysaccharides từ từ mầm cây lúa miến Trung Quốc bằng siêu âm thực hiện trong một tế bào nghiền siêu âm. Cân 2g bột (đã chuẩn bị ở trên) cho vào cốc, thêm nước cất vào cốc sao cho đủ 100ml, sau đó đặt thiết bị tạo sóng siêu âm vào tiếp xúc và trích ly tại thời gian khác nhau..Nước đá đã được sử dụng để đảm bảo nhiệt độ của trích ly là dưới 500C.
Công suất kế (W)
Bộ phận tạo sóng siêu âm
Đầu dò sóng siêu âm
Nhiệt kế
Dung môi
Mẫu
Hình 11: Thiết bị siêu âm đơn giản
Hình 12: Thiết bị tạo sóng siêu âm ở phòng thí nghiệm
Xác định lượng polysaccharides
Sau khi trích ly bằng siêu âm, ly tâm ở 10.000 vòng / phút trong 20 phút để thu dịch ly tâm và các cặn không hòa tan được trích ly 2-3 lần như đã đề cập ở trên. Cô đặc dịch ly tâm sử dụng một thiết bị bay hơi quay tại 550C trong chân không. Dung dịch sau cô đặc trộn ethanol khan, tỷ lệ 1:4 (nồng độ cồn 80%) và giữ qua đêm tại 40C. Sau đó, hỗn hợp được ly tâm ở 10.000 vòng / phút trong 20 phút, rửa sạch sáu lần bằng ethanol khan và kết tủa thu được trích xuất thô. Tủa đem sấy khô ở 500C cho đến khi trọng lượng không đổi .Tỷ lệ polysaccharides (%) được tính như sau:
% Polysaccharides =
Khối lượng dịch trích thô
Khối lượng nguyên liệu ban đầu
x 100
3.1.2. Kết quả và thảo luận
Đây là phương pháp mô tả mối quan hệ giữa các phản ứng và mức độ thử nghiệm của từng biến và các loại tương tác giữa hai biến thử nghiệm. Các hình dạng của đồ thị cong, tròn hoặc hình bầu dục, cho biết sự tương tác lẫn nhau giữa các biến được đáng kể hay không. Các cung tròn biểu hiện tương tác giữa các biến tương ứng là không đáng kể, trong khi lô đường cong hình elip cho thấy tương tác giữa các biến tương ứng là đáng kể. Các mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc đã được minh họa trong đường cong ba chiều của các phản ứng và hai đường cong 2 chiều mô tả lượng polysaccharide trích ly, mô tả trong các đường cong ba chiều trong khi biến khác giữ ở mức số không. Rõ ràng là lượng polysaccharides là nhạy cảm với sự thay đổi nhỏ của các biến thử nghiệm (năng lượng sóng siêu âm, thời gian trích ly và tỷ lệ nước và nguyên liệu). Nghe
Đọc ngữ âm
Hình 13: Đồ thị 2D và 3D thể hiện mối tương quan giữa %polysaccharide, công suất sóng siêu âm và thời gian trích ly
Hình 14: Đồ thị 2D và 3D thể hiện mối tương quan giữa %polysaccharide, công suất sóng siêu âm và tỷ lệ nước /nguyên liệu
Các mối quan hệ tương tác của năng lượng siêu âm với thời gian trích ly và tỷ lệ nước và nguyên liệu và lượng polysaccharides được thể hiện trong hình 13 và hình 14, tương ứng và chỉ ra rằng ba biến đã có tất cả ảnh hưởng đáng kể khả năng trích ly polysaccharides. Theo hình 13 và hình 14, Công suất sóng siêu âm và thời gian trích ly đã tác động tích cực đến thu nhận polysaccharides, trong khi lượng polysaccharides thay đổi chút ít khi tỷ lệ nước để vật liệu trong khoảng 25-35 ml/g. Lượng polysaccharides tăng nhanh chóng tăng cùng với sự gia tăng công suất sóng siêu âm và đạt đến giá trị cao nhất tại 600 W. Tiếp tục năng công suất sóng siêu âm lượng polysaccharides đã giảm nhẹ. Còn trích ly thời gian lâu hơn đã tác động tích cực vào việc trích ly polysaccharides và đạt ở 4 phút khi công suất sóng siêu âm không đổi (600 W). Điều này cho thấy rằng muốn thu lượng polysaccharides nhiều hơn thì công suất sóng siêu âm cao hơn, thời gian trích ly lâu hơn và tỷ lệ tỷ lệ nước và nguyên liệu thấp hơn. Các thông số đã thiết lập được xem là trích lypolysaccharides cao tại công suất sóng siêu âm cao hơn do sự gia tăng hiện tượng sủi bọt và hình thành nhiều bong bóng do đó tăng khả năng truyền khối.
Hình 15: Đồ thị 2D và 3D thể hiện mối tương quan giữa %polysaccharide, thời gian trích ly và tỷ lệ nước /nguyên liệu
Tuy nhiên, lượng polysaccharide giảm là kết quả tăng thêm công suất sóng siêu âm. Các kết quả tương tự đã đạt được tương tự theo Li cộng sự (2007) và cho rằng một phần của polysaccharides có thể bị phân hủy và tạo thành các gốc đường tự do.Qua đó cũng thấy rằng, sự tương tác giữa công suất sóng siêu âm và 2 thông số trích ly còn lại không ảnh hưởng đáng kể đến lượng polysaccharides thu được, bong bóng bọt của năng lượng sóng siêu âm là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng trích ly polysaccharides. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tương tác giữa các công suất sóng siêu âm và thời gian trích ly, công suất sóng siêu âm và tỷ lệ nước và nguyên liệu không gây ảnh hưởng đáng kể khả năng trích ly polysaccharide, trong đó công suất sóng siêu âm có tác động đáng kể. Hình 15 cho thấy thời gian trích ly và tỷ lệ nước /nguyên liệu là khác nhau. Kết quả là đường cong cao lượng polysaccharide càng cao thì thời gian trích ly lâu hơn. Các đường cong trích ly tương đối thẳng tại những khoảng thời gian trích ly thấp, mang lại hiệu quả trích ly polysaccharide thấp khi tỷ lệ nước /nguyên liệu thay đổi trong khoảng 25-35 ml/g. Tuy nhiên, lượng polysaccharide giảm khi tăng dần tỷ lệ nước/nguyên liệu tại thời gian dài hơn. Kết quả này chỉ ra rằng thời gian trích ly khác nhau ảnh hưởng đến lượng polysaccharide thu được ở tỉ lệ của nước /nguyên liệu là khác nhau, và các tương tác cũng đáng kể giữa thời gian trích ly và tỷ lệ nước / nguyên liệu.Lượng polysaccharides thu được nhiều hơn tại thời gian trích ly lâu hơn và tỷ lệ nước /nguyện liệu thấp.
Ở hình 15 sự tương tác của thời gian và tỷ lệ nước / nguyên liệu có ảnh hưởng đáng kể lượng trích ly polysaccharide, đó là cùng với kết quả nghiên cứu khác (Rodrigues và cộng sự, 2008;. Wang và cộng sự, 2009.). Kết luận này là không phù hợp với những quan sát thu được từ Li và cộng sự (2007).Li cho rằng điều này không gây tương tác quan trọng ảnh hưởng đến lượng trích ly polysaccharide tại công suất sóng siêu âm không đổi. Điều này mâu thuẫn có thể là do sự khác biệt lớn trong các thông số của điện âm. Trong nghiên cứu này, công suất sóng siêu âm (> 500 W) là lớn hơn so Li và cộng sự 2007 (60W)
3.1.3. Kết luận:
Công nghệ siêu âm được thực hiện để trích ly polysaccharides từ mầm cây lúa miến Trung Quốc để tăng sản lượng khai thác. Giá trị thực nghiệm của lượng polysaccharides thu được dao động từ 11,01-17,48%.Các điều kiện trích ly tối ưu cho polysaccharides đã được xác định như sau: công suất sóng siêu âm 600 W, thời gian trích ly 4 phút, tỷ lệ nước /nguyên liệu 30ml/g
3.2. Tiến hành trích ly xylan của bắp bằng sóng siêu âm
3.2.1. Giới thiệu
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công nghệ truyền thống và hiện đại để trích ly xylan. Nếu xylan có thể được trích ly từ lõi bắp chứa lignocellulosic trước khi nó được dành cho sản xuất ethanol, điều này sẽ thêm một giá trị lớn cho nền kinh tế nhiên liệu năng lượng sinh học .
Xylan trong lõi bắp là hợp chất của lignin và carbohydrates khác thông qua liên kết đồng hóa trị, liên kết này bền khó bị tác động bởi các phản ứng hóa học và enzyme. Vì vậy, các nguyên liệu cần được tiền xử lý để phá vỡ liên kết này để lộ các polysaccharide làm cho phản ứng với enzyme và hóa học dễ xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng sóng siêu âm trích ly polysaccharide.doc