MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 4
1. Lí do chọn đề tài: 4
2. Mục đích nghiên cứu: 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5
5. Phương pháp nghiên cứu: 5
6. Nội dung cả đề tài: 5
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 5
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: 5
1. Cơ sở pháp lí: 5
2. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: 5
3. Cơ sở thực tiễn: 6
Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 6
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu: 6
2. Thực trạng của đề tài: 6
3. Nguyên nhân của thực trạng: 6
Chương 3: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài: 11
Chương 3: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài: 12
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp: 12
2. Các giải pháp chủ yếu: 12
3. Tổ chức triển khai thực hiện: 12
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 12
1. Kết luận: 12
2. Kiến nghị: 13
IV. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
1. Các đĩa nhạc không lời phục vụ cho học sinh trong chương trình văn nghệ ở trường THCS. 13
2. Tuyển tập các ca khúc dành cho thiếu nhi THCS 13
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3541 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng tư liệu điện tử và nhạc đệm vào bài giảng âm nhạc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
SỬ DỤNG TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ VÀ NHẠC ĐỆM VÀO BÀI GIẢNG POWERPOINT
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Loài người phát hiện ra âm nhạc đã có từ rất lâu đời, có thể nói âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của con người. Âm nhạc vốn là một bộ môn nghệ thuật tạo cho chúng ta nhiều hứng thú để bắt đầu một việc làm bằng tư duy, trong trường THCS âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn đối với các em học sinh. Từ khi sinh ra các em đã được nghe những lời ru, câu hát ngọt ngào của mẹ cha, vì thế âm nhạc đã thấm sâu vào trí của các em thơ. Những làn điệu dân ca và những bản tình ca đã trở thành một món ăn tinh thần sau những giờ học căng thẳng, các em sẽ lĩnh hội thêm nhiều những tri thức mới để tiếp thu môn học khác một cách sâu sắc, có nhiều em cho rằng học nhạc là một môn học phụ không quan trọng, nên không chịu học thuộc tên nốt nhạc và ghi chép bài đầy đủ. Vì vậy để giáo dục cho các em có cách suy nghĩ hoàn thiện hơn về môn học nhạc tôi chọn đề tài này sử dụng tư liệu điện tử và nhạc đệm phục vụ vào bài giảng tạo hứng thú cho các em nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn âm nhạc ở trường THCS.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin được đưa vào trường học áp dụng cho tất cả giáo viên nhằm đổi mới hình thức giảng dạy theo phương pháp mới hiện đại hóa, công nghiệp hóa giúp giáo viên tiếp cận được về tin học thông qua đó tạo cho giáo viên có trình độ kĩ năng cơ bản về soạn giảng giáo án vi tính, điện tử, để trau dồi về chuyên môn, đồng thời tạo cho các em sự thích thú trong giờ học.
- Việc sử dụng những bài hát, những bài TĐN, đàn Organ và những hình ảnh động phù hợp với nội dung là giúp các em hiểu biết thêm về âm nhạc, thấy được những cái hay cái đẹp được thể hiện qua bức tranh minh họa tạo hứng thú cho các em khi học nhạc.
- Những bài hát, những bài TĐN và hình ảnh động đây là một tư liệu quý báu cho giáo viên âm nhạc ở các khối lớp THCS. Giúp cho giáo viên có một vốn tư liệu để soạn giảng giáo án điện tử phục vụ cho tiết dạy tốt hơn. Trong một tiết dạy nhạc thường có 3 phân môn chính đó là học hát, học TĐN và ANTT vì vậy việc sử dụng tranh bài hát và TĐN làm tư liệu giúp cho các em được nhìn thấy rõ hơn ở nốt nhạc và lời ca, đồng thời các em thấy đựơc những hình ảnh đẹp có liên quan đến bài học.
- Mục đích của việc sử dụng tư liệu điện tử, có tác dụng nâng cao việc học nhạc của học sinh theo phương pháp đổi mới. Đổi mới cách thức hoạt động của học sinh từ thụ động sang tích cực chủ động, từ đó hình thành năng lực tự học và một số kỉ năng cơ bản trong ca hát, từ tiết học hát trở thành tiết hoạt động âm nhạc có hưởng thụ âm nhạc, bình luận và góp ý kiến bổ sung cho nhau.
- Sử dụng kênh hình vào bài hát các em sẽ thấy được những bức tranh đẹp có cảm xúc trong bài hát hoặc chân dung của nhạc sĩ người đã sáng tác ra bài hát cho các em học.
- Việc sử dụng tư liệu điện tử giúp cho giáo viên có nhiều tư liệu để soạn giảng, ngoài ra còn giúp học sinh mở rộng sâu thêm kiến thức âm nhạc. Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh ngày càng gắn bó, với cách thức của hoạt động này giúp học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập có hứng thú khi học. Xét cho cùng, công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở các em tự nhận thức và sáng tạo ra nhiều cái mới cái hay, giáo dục phải được thông qua bằng hành động của bản thân, phải siêng năng, tìm tòi và phải có sự sáng tạo bản thân là con đường phát triển tối ưu của giáo dục học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc và học sinh khối lớp 7.
- Phạm vi nghiên cứu: là các trường học ở cấp THCS
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hướng dẫn cho giáo viên nên sử dụng các tư liệu điện tử và tự đệm đàn Organ để ứng dụng việc dạy học âm nhạc khi công nghệ thông tin đã đến với chúng ta.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu và thực hiện nội dung đề tài trong quá trình giảng dạy ở lớp học của bản thân tôi, luôn trao đổi với các đồng nghiệp, tổ chuyên môn và nhà trường để đúc kết kinh nghiệm qua từng tiết dạy bằng dự giờ thăm lớp, các đợt hội giảng cấp trường, cấp huyện, thị.
6. Nội dung cả đề tài:
Sử dụng tư liệu điện tử và tự đệm đàn Organ áp dụng vào tiết dạy powerpoint khi công nghệ thông tin đang phát triển.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài:
1. Cơ sở pháp lí:
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phương tiện giúp học sinh thu nhận kiến thức nhanh và hiệu quả cao.
- Nhờ sự hổ trợ máy móc giáo viên có nhiều thời gian đào sâu kiến thức, đủ thời gian hướng dẫn học sinh thực hiện tốt việc tiếp thu bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới.
2. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài:
- Cũng như các bộ môn học khác, học nhạc cần phát triển tính tích cực, sáng tạo và đam mê của học sinh đối với môn học.
- Trong những biện pháp sư phạm, nhằm phát triển tính tích cực, sáng tạo và đam mê trong học nhạc thì việc sử dụng tư liệu điện tử và nhạc cụ là rất cần thiết. Vì hiện nay không ai có thể phủ nhận vai trò của việc sử dụng tư liệu điện tử vào giáo án điện tử là không cần thiết. Sử dụng tốt việc đệm đàn organ và tư liệu điện tử vào bài dạy sẽ huy động sự tham gia của nhiều giác quan, kết hợp hai hệ thống tín hiệu với nhau, tai nghe, mắt thấy các em sẽ dễ hiểu, nhớ lâu gây được mối liên hệ thần kinh phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát lắng nghe, cảm nhận sâu sắc tạo hứng thú khi học.
3. Cơ sở thực tiễn:
Về thực tế một số giáo viên chưa bỏ công sức để tự mình soạn một bài giảng trên máy mà tải bài soạn từ trên mạng. Bên cạnh đó nhiều giáo viên đang cố công tự mình nghiên cứu bài giảng soạn làm sao để hay, đẹp, đầy đủ nội dung và hiệu quả đối với học sinh.
- §¹i ®a sè GV ®· nhËn thøc ®óng ®¾n, cã ý thøc ¸p dông ph¬ng ph¸p d¹y häc mới song míi chØ hiÓu vµ ¸p dông ë møc ®é còn ít ®¬n gi¶n, cha linh ho¹t trong viÖc vËn dông ph¬ng ph¸p gi¶ng d¹y ®Æc biÖt néi dung tæ chøc dạy giáo án điện tử cßn lóng tóng, còn mang nÆng tÝnh chÊt h×nh thøc.
- Về phÝa häc sinh: Nh×n chung c¸c em th«ng minh ham t×m tßi c¸i míi. Song bªn c¹nh ®ã cßn cã một số học sinh lười, kh«ng yªu thích môn học cã nhËn thøc lÖch l¹c vÒ bé m«n âm nhạc. C¸c em ng¹i häc cho r»ng m«n âm nhạc lµ kh«ng cã quan trọng.
Chương 2: Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
1. Khái quát phạm vi nghiên cứu:
Đối với học sinh ở cấp THCS muốn các em thêm yêu môn học trước hết giáo viên phải là người đầu tiên tự tìm tòi những cái hay, cái mới để lôi cuốn các em vào tiết dạy của mình
2. Thực trạng của đề tài:
Học môn âm nhạc cũng như các bộ môn văn hóa khác, phải khai thác dựa trên năng lực của các em, và cộng thêm một phần năng khiếu sẵn có ở bản thân. Tuy nhiên không đòi hỏi các em phải có một trình độ cao nhưng cần có một trình độ nhất định cơ bản, tuy là học nhạc không nhằm đào tạo các em thành một người làm nghề âm nhạc hay ca sĩ … mà chính là thông qua môn học để tác động đời sống tinh thần của các em.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh là một quá trình học tập, rèn luyện. Muốn thực hiện được phải cho các em tiếp cận với âm nhạc tham gia ca hát, diễn văn nghệ ở trường, tổ chức câu lạc bộ âm nhạc ở trường học, các trò chơi âm nhạc …
* Sau đây là một số hình ảnh minh họa:
Tiết 13: SGK âm nhạc 7 có 3 nội dung:
- Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
- Tập đọc nhạc số 5
Em là bông hồng nhỏ
“Trích” Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét-tô-ven
Hình 1
- Nội dung 1: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca
Qua nội dung này các em nhìn thấy nốt nhạc và lời ca rõ ràng, hình ảnh minh họa của bài hát rất xinh động và chân dung của nhạc sĩ, giúp các em có cảm nhận đây vừa là một tiết học âm nhạc vừa là một tiết hưởng thụ âm nhạc rất xinh động, từ đó tạo cho các em có nhiều hứng thú thích học nhạc.
Hình 2
Trong bài TĐN số 5 các em sẽ thấy và biết được những kí hiệu phân đoạn trong bài và chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Hình 3
Chân dung nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn
- Phần âm nhạc thường thức: Các em thấy được chân dung nhạc sĩ Bét-tô-ven ở nhiều góc độ khác nhau trong mỗi tác phẩm, qua đó các em hình dung được Bét-tô ven một nhạc sĩ thiên tài.
Hình 4
Bản xô-nát ánh trăng
Hình 5
Hình 4
Chương 3: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài:
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
- Đối với giáo viên: Muốn chất lượng giáo dục môn học được nâng cao thì việc đầu tư chuyên môn là cốt yếu.
- Muốn học sinh học tốt môn học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy, có kinh nghiệm, ngoài ra còn học tập nghiên cứu tìm tòi các giải pháp mới như: Tự đệm đàn cho học sinh hát, tập vận động, biểu diễn…
2. Các giải pháp chủ yếu:
- Giao lưu, tổ chức sinh hoạt, trò chơi.
- Tổ chức câu lạc bộ ca hát, giáo viên cần nghiên cứu bài mới.
- Sưu tầm tư liệu có liên quan, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đàn organ, thanh phách, tư liệu tác giả.
- Cần một số tư liệu thiết thực hơn để áp dụng cho một tiết dạy thực tế trên lớp.
3. Tổ chức triển khai thực hiện:
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt trò chơi câu lạc bộ âm nhạc ở trường học vào những dịp cuối tháng.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Kết luận:
- Qua thời gian thực hiện thử nghiệm ở lớp 7 trong học kì 2 năm học 2010 tôi nhận thấy học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn thông qua tiết dạy điện tử.
- Kiến thức âm nhạc của các em trở nên sâu sắc hơn.
- Với phương thức dùng tư liệu đưa vào bài giảng điện tử, đổi mới phương pháp dạy học theo công nghệ thông tin đã đạt một kết quả đáng kể như : phát huy được sự đam mê của các em đối với môn học, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh thực hiện theo phương châm: học vui-vui học giúp học sinh ngày càng thêm yêu môn học.
- Qua quá trình thực hiện giải pháp trên kết quả học tập của học sinh có tiến bộ.
- Kết quả đạt được ở học kì hai đạt:
Tỉ lệ học sinh: khối 7 : Học kì 2 năm 2010
LỚP
SS
GIỎI
KHÁ
T BÌNH
YẾU
KÉM
TRUNG BÌNH
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7A
35
32
91.4
3
8.6
100
7B
35
17
48.6
17
48.6
1
2.8
100
7C
34
22
64.7
11
32.4
1
2.9
100
7D
36
27
75
9
25
100
7Đ
36
27
75
9
25
100
- Việc sử dụng tư liệu điện tử giúp cho giáo viên có nhiều tư liệu để soạn giảng, ngoài ra còn giúp học sinh mở rộng sâu thêm kiến thức âm nhạc. Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh ngày càng gắn bó,với cách thức của hoạt động này giúp học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập có hứng thú khi học.
2. Kiến nghị:
- Để thực hiện tốt các phương án đã đưa ra đối với giáo viên âm nhạc cần có một số tư liệu sau:
- Các bài hát sử dụng đĩa nhạc dành cho các khối lớp 6, và phần âm nhạc thường thức cho HS nghe được nhiều hơn.
- Cần đĩa nhạc không lời các bài hát dành cho học sinh ở cấp 2 với chủ đề về thầy, cô, bạn bè, mùa xuân, mái trường …để các em thực hiện tốt chương trình văn nghệ ở trường THCS ngày càng thêm phong phú hơn.
- Cần bổ sung thêm 2 máy chiếu proseter để thuận tiện cho việc dạy giáo án điện tử được nhiều hơn.
- Mở lớp bồi dưỡng giáo án điện tử vào dịp hè để giáo viên có thể trao đổi với nhau về kinh nghiệm chuyên môn như: Học nhạc với Encor, kỉ năng cắt đoạn phim, cắt nhạc qua đĩa…
IV. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Các đĩa nhạc không lời phục vụ cho học sinh trong chương trình văn nghệ ở trường THCS.
2. Tuyển tập các ca khúc dành cho thiếu nhi THCS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sử dụng tư liệu điện tử và nhạc đệm vào bài giảng powerpoint.doc