MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu: 1
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1
1.4. Câu hỏi nghiên cứu 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu 2
1.6. Kết cấu của đề án 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 3
2.1. Dịch vụ giáo dục đại học chính quy: 3
2.1.1. Định nghĩa dịch vụ giáo dục: 3
2.1.2. Đặc điểm dịch vụ giáo dục đại học chính quy 3
2.2. Sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với chất lượng dịch vụ giáo dục đại học. 3
2.2.1. Chất lượng dịch vụ giáo dục đại học 3
2.2.2. Khái niệm về sự hài lòng 5
2.2.3. Một số mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng. 6
2.3. Lựa chọn mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên chính quy đối với chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Kinh tế Quốc Dân: 10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 13
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 13
3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 13
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp 14
3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 15
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 16
4.1. Kết quả thu được qua đợt khảo sát theo từng tiêu chí 16
4.1.1. Giảng viên 16
4.1.2 Chương trình đào tạo 18
4.1.3. Cơ sở vật chất 20
4.1.4. Các chương trình phụ trợ khác 23
4.2. Đánh giá chung về mức độ hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (hài lòng, không hài lòng và nguyên nhân) 25
4.2.1. Hài lòng và nguyên nhân 25
4.2.2. Không hài lòng và nguyên nhân 26
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ SÁNG KIẾN NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 28
5.1. Phương hướng của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục. 28
5.1.1. Mục tiêu và phương hướng chung phát triển Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 28
5.1.2 Chiến lược phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân 28
5.1.2.1 Sứ mệnh- Tầm nhìn 28
5.1.2.2 Mục tiêu phát triển trường đến năm 2020 29
5.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên trường đại học Kinh Tế Quốc Dân về chất lượng dịch vụ giáo dục. 30
5.2.1 Chiến lược về đảm bảo chất lượng 30
5.2.2 Chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ 30
5.2.3 Chiến lược về xây dựng cơ sở vật chất. 30
5.2.4 Chiến lược về phương pháp giảng dạy 31
5.3. Điều kiện để thực hiện kiến nghị. 32
5.3.1 Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên và tăng cường vai trò tổ chức công đoàn các bộ môn. 32
5.3.2 Tăng cương đầu tư phương tiện thiết bị dạy học. : 32
5.3.3 Tổ chức giảng dạy 32
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7999 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng cảm nhận (Perceived quality)
Sự trung thành (Loyalty)
Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) có một số khác biệt nhất định. Hình ảnh của sản phẩm (thương hiệu) có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng. Sự mong đợi sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ. Ba yếu tố này tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng. Khi đó, sự hài lòng của khách hàng là tác động tổng hòa của 4 nhân tố hình ảnh, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận. Khi có được sự hài lòng thì sẽ tạo ra sự trung thành của khách hàng .
Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU
(European Customer Satisfaction Index – ECSI)
Giá trị cảm nhận (Perceived value)
Sự hài lòng của khách hàng (SI)
Chất lượng cảm nhận về – sản phẩm (Perceved quality-Prod)
– dịch vụ (Perceved quality–Serv)
Sự trung thành (Loyalty)
Hình ảnh (Image)
Sự mong đợi (Expectations)
Ưu điểm của mô hình này có thể thấy đó chính là khả năng thích ứng, khả năng chuyển đổi (biến đổi) phù hợp với từng loại hình dịch vụ, từng đặc điểm của từng nước khác nhau, hơn hẳn so với mô hình SERVQUAL. Hơn nữa, mô hình là đã đề cập tới yếu tố “sự trung thành” của khách hàng, từ đó người đánh giá có thể xác định được các vùng “trung thành”, vùng “không có sự khác biệt” hay vùng “từ bỏ”. Điều này là hết sức cần thiết trong việc ra quyết định chiến lược khách hàng, định vị thương hiệu.
Nhược điểm của mô hình là: các biến số mà mô hình đưa ra khá trừu tượng, tuy đã có sự giải thích rõ về các biến số, nhưng vẫn gây ra sự nhầm lẫn giữa các biến số.
Trên thực tế, mô hình CSI được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt ở các nước phát triển, nơi rất quan tâm tới vấn đề chăm sóc khách hàng. Ở các nước này, CSI được coi như là một công cụ kiểm toán hàng năm với tài sản vô hình là uy tín, thương hiệu, tình cảm mà khách hàng dành cho mình, các thông tin của CSI được cập nhật liên tục vào hệ thống thông tin của doanh nghiệp để làm cơ sở trong việc hoạch định các chiến lược trong tương lai.
2.3. Lựa chọn mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên chính quy đối với chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Kinh tế Quốc Dân:
Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên chính quy đối với chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, bọn em quyết định chọn mô hình CSI bởi vì:
Do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên việc sử dụng mô hình SERVQUAL sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc điều tra, gây mất thời gian cho người được điều tra và kết quả điều tra sẽ không chính xác.
Mô hình CSI do khả năng dễ dàng thích ứng và chuyển đổi của mình, nên việc xây dựng mô hình phù hợp cho quá trình điều tra sẽ dễ dàng hơn.
Với 10 tiêu chuẩn mà Bộ giáo dục đào tạo đưa ra ở trên, thì trong bài này để đánh mức độ hài lòng của sinh viên chính quy đối với chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Kinh Tế Quốc Dân thì bọn em chỉ xét các tiêu chuẩn: (1). Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học; (2). Chương trình giáo dục; (3). Hoạt động đào tạo; (4). Giảng viên; (5). Nghiên cứu khoa học của sinh viên; (6). Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác. Và 6 tiêu chuẩn này sẽ được coi là các tiêu chí để xem xét đánh giá trong quá trình nghiên cứu. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu sẽ được chuyển hóa thành các tiêu chí sau:
Giảng viên
Chương trình đào tạo
Cơ sở vật chất
Các chương trình phụ trợ khác
Mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên chính quy với chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
Chương trình đào tạo
Cơ sở vật chất
Sự mong đợi
Chất lượng cảm nhận
Giá trị cảm nhận
Sự hài lòng
Giảng viên
Các chương trình phụ trợ khác
Trong mô hình này:
- Sự mong đợi: thể hiện mức độ kì vọng mà sinh viên mong muốn nhận được đối với từng tiêu chí ở trên. Mức độ kì vọng này là kết quả của việc lấy kinh nghiệm đánh giá của sinh viên trước đó, hoặc do thông tin qua những kênh truyền thông đối với dịch vụ giáo dục của nhà trường.
- Chất lượng cảm nhận: là sự đánh giá của sinh viên khi sử dụng dịch vụ giáo dục của Trường theo 4 tiêu chí ở trên, có thể là trong hoặc sau khi sử dụng. Trên thực tế, khi sự mong đợi càng cao thì tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục sẽ càng cao và ngược lại. Do vậy yếu tố này cũng chịu tác động của cả yếu tố sự mong đợi.
- Giá trị cảm nhận: là kết quả của 2 yếu tố sự mong đợi và chất lượng cảm nhận. Nó được đo bằng chênh lệch giữa tổng giá trị mà sinh viên nhận được và tổng chi phí mà sinh viên bỏ ra để sử dụng dịch vụ giáo dục. Ở đây nó chính là tiền học phí (tiền học, các tiền phụ như xây dựng, lao động, bảo hiểm,.). nhưng chi phí về thời gian, công sức,…
- Sự hài lòng: được hình thành trên cơ sở chất lượng cảm nhận, sự mong đợi và giá trị cảm nhận. Nếu như chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận cao hơn sự mong đợi sẽ tạo nên sự hài lòng, còn nếu chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận thấp hơn sự mong đợi thì sẽ tạo ra sự không hài lòng.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, đọc tài liệu và tổng hợp.
- Thông qua các tài liệu đã xuất bản (sách, báo, tạp chí…), thông tin do các cơ quan nhà nước công bố, các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí,…) để có được những cái nhìn tổng quan về chất lượng dịch vụ giáo dục của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
- Thông qua các văn bản, định hướng của trường để nắm được mục tiêu, phương hướng nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên chính quy trường đại học Kinh Tế Quốc Dân về chất lượng dịch vụ giáo dục.
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Chúng em sử dụng kết hợp hai phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để nắm được thông tin về chất lượng cảm nhận dịch vụ giáo dục từ phía khách hàng cụ thể ở đây là sinh viên chính quy trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Tiến hành:
a). Thiết kế bảng hỏi.
Nội dung bảng hỏi gồm có 2 phần chính:
- Phần 1: gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về đối tượng được điều tra.
- Phần 2: gồm các câu hỏi liên quan tới mức độ hài lòng của sinh viên chính quy trường đại học Kinh Tế Quốc Dân về dịch vụ giáo dục.
+ Các câu hỏi trong phần này được xây dựng dựa trên các tiêu chí:
1. Giảng viên
2. Chương trình đào tạo
3. Cơ sở vật chất
4. Các chương trình phụ trợ khác.
+ Có 3 dạng câu hỏi được sử dụng chính trong phần này:
Câu hỏi dạng bậc thang: loại câu hỏi này được sử dụng nhiều nhất dùng để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dịch vụ giáo dục. Trong đó,1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý.
Câu hỏi phản đối: có hoặc không.
Câu hỏi mở: loại câu hỏi này chủ yếu dùng để xác định nguyên nhân và ý kiến của người được điều tra.
Nội dung chi tiết của bảng hỏi được trình bày ở phần Phụ lục.
b) Chọn mẫu và phương pháp tiến hành điều tra
Thời gian chọn mẫu: từ ngày 18 – 20/10/2010.
Đối tượng chọn mẫu: sinh viên chính quy trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Trong khoảng thời gian điều tra, thì các sinh viên năm nhất mới vào nhập học nên sẽ chưa có sự đánh giá chính xác về chất lượng dịch vụ giáo dục. Do vậy trong chúng em sẽ chỉ điều tra sinh viên chính quy năm 2, năm 3, năm 4.
Quy mô mẫu: 60 sinh viên.
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Cụ thể:
- Mỗi năm chọn ngẫu nhiên ra một khoa, sao cho các khoa ở mỗi năm là khác nhau.
- Chọn bất kì một lớp trong một khoa.
- Chọn ở mỗi lớp 20 sinh viên để điều tra, trong đó có 8 nam và 12 nữ (vì tỉ lệ nam / nữ sinh viên ở trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân là 3/5).
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
Phương pháp phỏng vấn điều tra bằng bảng hỏi không thể kiểm soát hết được người được điều tra, với rất nhiều câu hỏi người được điều tra bỏ qua do không hiểu rõ hoặc họ không muốn trả lời (vì nhiều nguyên nhân) nhất là các câu hỏi mở. Do vậy, phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp với ưu điểm là gặp mặt trực tiếp nên người điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ ràng cho các đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra, nên nó có thể dùng để thu thập các dữ liệu về sự mong đợi, nguyên nhân cũng như kiến nghị của sinh viên chính quy về chất lượng giáo dục của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Tiến hành: người điều tra sẽ gặp trực tiếp những người được điều tra ở phương pháp trên, để tiến hành phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi có được dữ liệu, thì tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu và mã hóa dữ liệu.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0, và thang điểm Likert 5 để phân tích các dữ liệu ở trên.
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
4.1. Kết quả thu được qua đợt khảo sát theo từng tiêu chí
Tổng số bảng điều tra phát ra là 60 và thu về đủ 60 phiếu. Sinh viên được điều tra phân bố ở các năm và lớp như sau:
Năm
Lớp
Số lượng
Năm 2
Kinh tế đầu tư
18
Năm 3
Ngân hàng
19
Năm 4
Kinh tế học
19
Sau đây là kết quả điều tra theo từng tiêu chí:
4.1.1. Giảng viên
Giáo viên là chủ thể của quá trình giảng dạy, có vai trò đặc biệt quan trọng để áp dụng nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp giảng dạy. Do vậy tiêu chí giảng viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì mức độ mong đợi của sinh viên về yếu tố giảng viên là rất cao. Và theo kết quả điều tra thì sinh viên khá hài lòng về tiêu chí giảng viên (75%):
SV hai long voi giang vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Hoan toan dong y
2
3.33
3.33
3.33
Dong y
19
31.67
31.67
35
Binh thuong
24
40
40
75
Khong dong y
14
23.33
23.33
98.33
Hoan toan khong hai long
1
1.67
1.67
100.0
Total
60
100.0
100.0
Missing
System
0
0
Total
60
100.0
Để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với dịch vụ giáo dục, chúng tôi đánh giá từng tiêu chí trên thang điểm Likert 5, với 1 là mức độ hoàn toàn không đồng ý (tức là hoàn toàn không hài lòng với tiêu chí đó) đến 5 là mức độ hoàn toàn đồng ý (tức là hoàn toàn hài lòng). Và kết quả thu được như sau:
Giảng viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với sinh viên
Giảng viên dạy đủ tiết, đủ giờ
Bài giảng phong phú đa dạng
Giảng viên khuyến khích sinh viên sáng tạo, nghiên cứu
Tiết học lý thú, thu hút sinh viên
Giảng viên nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập, giải đáp các thắc mắc của sinh viên một cách thỏa đáng
nN
VValid
60
60
60
60
60
60
MMissing
0
0
0
0
0
0
Mean
3.38
2.65
3.01
2.89
2.76
3.43
Có thể thấy mức độ hài lòng chung của các tiêu chí là cao hơn mức trung bình là 3 (xấp xỉ 3.02). Trong đó tiêu chí có mức độ hài lòng cao nhất là Giảng viên nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập, giải đáp các thắc mắc của sinh viên một cách thỏa đáng (3.43). Các tiêu chí có mức hài lòng thấp hơn các tiêu chí khác Giảng viên khuyến khích sinh viên sáng tạo, nghiên cứu (2.89); Tiết học lý thú, thu hút sinh viên(2.76); Giảng viên dạy đủ tiết, đủ giờ (2.65) .
Hiện nay, tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đang sử dụng kết hợp cả hai phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp giảng dạy mới. Phương pháp giảng dạy truyền thống – thầy giảng, trò nghe – hiện vẫn là phương pháp giảng dạy chính tại trường. Với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân thì phương pháp này tỏ ra khá hữu hiệu, lượng kiến thức truyền tải tới sinh viên là khá lớn. 56% sinh viên cho rằng bài giảng phong phú, đa dạng. Nhưng phương pháp này không tạo ra được sự lý thú, thu hút sinh viên. Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì có 60% sinh viên không hào hứng, nhiệt tình tham gia vào bài giảng trên lớp, 69% sinh viên cho rằng phương pháp này không giúp sinh viên phát huy hết được khả năng tư duy, sáng tạo. Điều này nó cũng lý giải tại sao chỉ tiêu giảng viên khuyến khích sinh viên sáng tạo nghiên cứu lại chỉ được có 2.89 điểm, dưới mức trung bình. Phương pháp giảng dạy kiểu mới đã khắc phục được điểm này. Ở một số bộ môn, các giảng viên áp dụng rất nhiều hình thức giảng dạy mới: như là hình thức giảng dạy theo tình huống, hình thức giảng dạy bằng việc giao tiểu luận (đồ án môn học, chuyên đề,….), hình thức thuyết trình, hình thức giảng dạy thông qua thâm nhập thực tế,… Hầu hết sinh viên khá là thích thú với hình thức này. Có đến 89% sinh viên khẳng định là có thể phát huy tốt khả năng tư duy, sáng tạo nhờ phương pháp này.
Qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân tiêu chí “Giảng viên dạy đủ tiết, đủ giờ” thấp (2.65) thì sinh viên phản ánh là hiện tượng giáo viên rất hay vào trễ, nghỉ sớm, thậm chí bỏ lớp mà không thông báo trước với người học. Còn có một số ít giảng viên bỏ lớp thường xuyên, đến cuối học kì bắt buộc phải dạy dồn để kịp thời khóa biểu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của sinh viên.
4.1.2 Chương trình đào tạo
Từ bản kế hoạch của các chuyên ngành, thuộc các khoa với những môn và số lượng tín chỉ cho thấy chương trình đào tạo vẫn còn thể hiện nhiều bất cập. Đa phần chương trình đào tạo từ trên bộ giáo dục đào tạo, tiếp đến nhà trường áp dụng, tiếp đến khoa lựa chọn hộ, cuối cùng là sinh viên – khách hàng cuối cùng của giáo dục đào tạo. Mặc dù trường đã áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ nhưng chưa thực sự đúng với bản chất của nó. 100% sinh viên được phỏng vấn đều mong muốn được chọn thầy, môn học, chủ động hoàn toàn về mặt thời gian,… nhưng thực tế việc chọn giảng viên là không có, việc chọn môn học và thời gian học vẫn bị hạn chế, phụ thuộc nhiều vào sắp xếp của bộ môn cho lớp chuyên ngành.
Để phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát triển của thực tế, trong mấy năm gần đây, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã bổ sung thêm nhiều môn, thành lập thêm một số khoa, lớp riêng như: tiếng anh thương mại, marketing, kinh tế và quản lý công, chuyên ngành kế toán theo chương trình tiên tiến,…Mặc dù vậy, theo ý kiến của người được điều tra thì chương trình đào tạo hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế. Nhiều môn còn mang nặng tính lý thuyết, “hàn lâm”, không có tính thực tiễn. Sinh viên thừa nhận, với những môn như thế này họ chỉ học để thi, nên tình trạng học vẹt, học gạo là chuyện tất yếu.
CTĐT phu hop voi nhu cau thuc te
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Hoan toan dong y
2
3.33
3.33
3.33
Dong y
13
21.67
21.67
25
Binh thuong
21
35
35
60
Khong dong y
22
36.67
36.67
96.67
Hoan toan khong hai long
2
3.33
3.33
100.0
Total
60
100.0
100.0
Missing
System
0
0
Total
60
100.0
Giáo trình, tài liệu học tập của trường thì đều đã được xuất bản từ lâu, các số liệu, dữ liệu mới không được cập nhật đầy đủ. Giảng viên trong quá trình giảng dạy, thì đều phải tự bổ sung cho sinh viên. Đây cũng là một trong những lý do lí giải tại sao chỉ có 48% sinh viên cho rằng nội dung chương trình đào tạo được cập nhật đầy đủ.
Về khía cạnh cách sắp xếp nội dung các học phần trong chương trình đào tạo, theo kết quả điều tra thực tế thì:
Nội dung học phần được sắp xếp hợp lý
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Vvalid
Hoàn toàn đồng ý
0
0
0
0
Đồng ý
12
20
20
20
Bình thường
36
60
60
80
Không đồng ý
11
18.33
18.33
98.33
Hoàn toàn không đồng ý
1
1.67
1.67
100.0
Total
60
100.0
100.0
MMissing
System
0
0
Total
60
100.0
Có tới 60% sinh viên cho chọn phương án bình thường. Khi được hỏi lý do tại sao, thì hầu hết sinh viên đều trả lời rằng nội dung học từng kì là do bộ môn sắp xếp từ trước, sinh viên chỉ được chọn một số môn tự chọn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều sinh viên phản ánh là họ không được tư vấn là nên chọn môn học nào cho hợp lý, nên đăng kí học môn nào trước, môn nào sau, hầu hết chỉ là nghe theo lời tư vấn của các anh chị khóa trên đã từng học, hoặc là đăng kí theo lớp. Vì thế mà nhiều sinh viên rơi vào tình trạng dở khóc dở cười vì đăng kí của mình. Một bạn đã đưa ra dẫn chứng như thế này: khi đăng kí học môn nguyên lý kế toán và kế toán công, đúng ra là phải đăng kí học môn nguyên lý kế toán trước, rồi sau đó mới có thể học được môn kế toán công, nhưng do không được tư vấn nên bạn sinh viên đó đã đăng kí ngược lại, và sau đó bạn phải tự học nguyên lý kế toán ở nhà thì mới học được kế toán công. Do vậy mà đến 86% sinh viên được hỏi là đều mong muốn được tư vấn về chương trình học tập.
4.1.3. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, kỹ thuật là điều kiện cần thiết và quan trọng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Khảo sát về cảm nhận chung cho thấy số lượng sinh viên cho rằng họ hài lòng ở mức trung bình, chỉ đạt khoảng 53.3%. Như vậy có thể thấy, việc đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên của trường ĐH KTQD chưa được tốt như mong đợi.
Để đánh giá cụ thể hơn về cơ sở vật chất trong trường, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của các bạn sinh viên về giảng đường, thư viện trường và giáo trình và tài liệu tham khảo.
Hệ thống giảng đường:
Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hệ thống giảng đường có bảng số liệu sau:
Statistics
Có đủ giảng đường
Phong hoc du anh sang
Phòng học rộng rãi, đủ tiêu chuẩn với số lượng sinh viên
Phòng học có đầy đủ trang thiết bị giảng dạy (máy chiếu, máy tính, thiết bị âm thanh)
N
Valid
60
60
60
60
Missing
0
0
0
0
Mean
2.34
3.52
3.22
2.85
Hầu hết các tiêu chí về giảng đường được sinh viên đánh giá không cao, với mức hài lòng chung thấp hơn mức trung bình là 3 (2.98). Điều đó cho thấy rằng hệ thống giảng đường là một yếu tố khiến sinh viên không hài lòng về cơ sở vật chất.
Khảo sát cho thấy hiện nay trong trường đại học Kinh Tế Quốc Dân có các giảng đường B, C, D (D1, D2), G, nhà văn hóa, dãy nhà cấp bốn. Trước nhu cầu học tập tăng nhanh, số lượng phòng học không đáp ứng được nhu cầu đào tạo, nên nhà trường phải thuê thêm rất nhiều giảng đường ở bên ngoài (như thuê giảng đường ở Thanh Trì cách trường 10 cây; ở trường THPT Phương Nam, nằm ở khu đô thị Định Công cách trường khoảng 5km; giảng đường ở Bùi Ngọc Dương - Bạch Mai cách trường 2 km..). Giảng đường tại các địa điểm thuê này thường được thiết kế với sức chứa 40- 50 học sinh trong khi các lớp học chuyên ngành của trường Kinh tế Quốc dân có số lượng sinh viên từ 60-70, các lớp học tín chỉ còn có số lượng sinh viên lên đến hơn một trăm, dẫn đến tình trạng chật chội trong các giảng đường. Những giảng đường này lại không có hệ thống máy chiếu, loa, mic khiến cho việc giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Có mặt trong một buổi học của sinh viên lớp Kinh tế học tại giảng đường trường THPT Phương Nam, với sĩ số 65 người, nhóm điều tra tận mắt chứng kiến cảnh tượng những bàn học dành cho hai người bị chịu tải đến ba, thậm chí bốn sinh viên. Vì không có mic, loa, giảng viên phải cố gắng nói thật to. Dù lớp học im lặng nhưng những sinh viên ngồi cuối lớp vẫn rất khó nghe hết được những lời giảng. Không có máy chiếu, toàn bộ kiến thức trong buổi học được ghi bằng mấy gạch đầu dòng trên bảng và qua lời giảng của giáo viên. Việc tiếp thu, ghi bài đầy đủ và có hệ thống của sinh viên gặp nhiều khó khăn. Khi nhóm phỏng vấn trực tiếp 18 bạn được phát phiếu điều tra thì có tới 16/18 bạn mong muốn được học tại trường và học ở phòng có đầy đủ trang thiết bị giảng dạy, 2/18 bạn muốn học ở Định Công vì gần chỗ trọ nhưng muốn thay đổi cơ sở phòng học hiện trạng. Đối với các giảng đường trong trường hệ thống bàn ghế, bảng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, phù hợp với quy mô của phòng học. Về thiết bị âm thanh loa đài, hệ thống máy chiếu đã được trang bị cho hầu hết các phòng học tuy nhiên vẫn còn lạc hậu, chất lượng không cao, không đồng bộ cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy của giáo viên; hệ thống máy tính và thông tin nối mạng - điều cực kỳ quan trọng phục vụ cho việc thu thập thông tin cần thiết cho giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên - hiện trường đã có 14 mạng LAN, 15 máy chủ tuy nhiên hệ thống máy tính chưa đồng bộ, chưa khai thác hiệu quả và tận dụng được khả năng của hệ thống công nghệ thông tin gây ra khá lãng phí.
Thư viện trường:
Thư viện là điều kiện không thể thiếu và có tầm quan trọng to lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và áp dụng các phương pháp giảng dạy mới. Hiện nay, trung tâm thông tin thư viện đại học Kinh Tế Quốc Dân lưu trữ 30178 đầu sách về kinh tế trong đó 15799 đầu sách với 106234 cuốn xuất bản trong nước và 14379 đầu sách với 41240 cuốn xuất bản nước ngoài. Hàng năm, trung tâm bổ sung khoảng 3000 cuốn sách kinh tế tiếng việt và 250 loại sách, tạp chí.
Điều tra về thư viện trường có 42/60 bạn sinh viên trả lời khảo sát do có một số bạn không sử dụng thư viện trường. Kết quả thu được như sau:
Statistics
Thư viện rộng rãi, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của sinh viên
Trang thiết bị của thư viện hiện đại
Thư viện có đa dạng, phong phú chủng loại sách
Cách sắp xếp bố trí sách trong thư viện hợp lý, thuận tiện
N
Valid
42
42
42
42
Missing
18
18
18
18
Mean
3.52
3.12
3.36
4.1
Bảng trên cho thấy các tiêu chí đều được đánh giá khá tốt, cao hơn mức trung bình là 3. Đánh trọng số các tiêu chí là như nhau, với thang điểm như trên thì mức độ hài lòng chung với thư viện là 3,525 điểm, tương đương 70,5%, có thể xem là khá tốt. Điều đó cho thấy rằng thư viện không phải là yếu tố khiến sinh viên không hài lòng về cơ sở vật chất.
Ngoài ra, theo khảo sát, trung tâm thư viện trường ngoài mở cửa vào giờ hành chính còn mở cửa phòng đọc từ 19h-21h các ngày trong tuần để tạo điều kiện cho sinh viên tham khảo sách phục vụ cho việc học tập. Khi hỏi sinh viên có mong muốn gì đối với thư viện hay không thì có đến 60,7% số bạn trả lời là mong thư viện ngoài việc mở phòng đọc sách ngoài giờ hành chính thì mở thêm phòng luận văn, tiểu luận nữa. Mong muốn này được đề xuất nhiều nhất đối với các sinh viên năm thứ 4 (16/19 phiếu đề xuất).
Giáo trình và tài liệu tham khảo:
Giáo trình và tài liệu tham khảo là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy và học cho dù sử dụng phương pháp dạy học như thế nào. Trường Kinh Tế Quốc Dân là một trường đầu ngành về kinh tế nên luôn xác định giáo trình không những phục vụ trong trường mà còn là giáo trình, tài liệu tham khảo cho nhiều trường kinh tế khác và là tài liệu tham khảo cho các doanh nhân, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và những bạn đọc quan tâm khác. Thời gian qua, nhà trường đã tập trung đầu tư nhiều cho việc biên soạn, đổi mới giáo trình giảng dạy. Từ chỗ nhiều môn học giảng “chay” hoặc bài giảng được biên soạn từ tài liệu nước ngoài, đến nay sau nhiều lần cải tiến, giáo trình của trường đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học của trường. Điều này cũng đã được minh chứng khi kết quả nhóm điều tra thu được là 73.4% ý kiến sinh viên đồng ý với tiêu chí “Các môn đầy đủ giáo trình”. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng giáo trình để nó trở thành tài liệu chuẩn, cập nhập và luôn bám sát thực tiễn kinh tế Việt Nam, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa của tập thể cán bộ, giáo viên của trường. Theo kết quả điều tra sinh viên thì có tới 59.6% ý kiến không đồng ý với tiêu chí “Giáo trình phù hợp với nhu cầu đào tạo”, và 70.9% ý kiến không đồng ý với tiêu chí “Giáo trình cập nhập, bám sát thực tiễn”. Khi phỏng vấn trực tiếp 4 bạn về chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo thì các bạn đều cho rằng: giáo trình của trường khá đa dạng tuy nhiên vẫn còn lý thuyết suông nặng nề, chỗ nào cần phân tích thì khuôn mẫu, trình bày khô khan, không hoặc thiếu minh họa, nhiều điểm cũ kỹ, không cập nhập thực tế hiện đại; phần bài tập và câu hỏi tình huống trong giáo trình thì còn xa rời thực tiễn.
4.1.4. Các chương trình phụ trợ khác
Các chương trình phụ trợ ở đây được xét dưới các khía cạnh: các chương trình học bổng, khen thưởng; các chương trình khuyến khích sinh viên học tập nghiên cứu khoa học; chương trình hướng nghiệp, nâng cao kĩ năng sinh viên.
* Chương trình học bổng, khen thưởng:
Các chương trình học bổng, khen thưởng của trường Kinh Tế Quốc Dân có thể nói ở mức khá nhiều. Ngoài các chương trình học bổng dành cho những sinh viên có thành tích tốt trong học tập, sinh viên nghèo vượt khó ra,… thì trường còn liên kết với các công ty, tổ chức bên ngoài có rất nhiều học bổng khác. Nhìn chung thì sinh viên khá hài lòng về các chương trình này, sự cho điểm về các tiêu chí nhiều loại học bổng cho từng đối tượng, học bổng khuyến khích sinh viên học tập đều trên mức trung bình 3. Cụ thể:
Nhiều loại học bổng cho từng đối tượng
Học bổng khuyến khích sinh viên học tập
N
Valid
60
60
Missing
0
0
Mean
3.62
3.54
* Chương trình khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân diễn ra khá sôi nổi, sinh viên năm 3 năm 4 đều được các giảng viên khuyến khích nghiên cứu khoa học.
Giao vien nhiet tinh giup do sinh vien
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Vvalid
Hoàn toàn đồng ý
6
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự hài lòng của sinh viên chính quy về chất lượng dich vụ giáo dục của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.doc