Đề tài Sự hình thành và phát triển các chế độ Bảo hiểm ngắn hạn ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NGẮN HẠN 2

I. Tổng quan về ASXH và BHXH. 2

1.Tổng quan về ASXH 2

2.Tổng quan về BHXH 3

II. Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn. 7

1.Chế độ chăm sóc y tế 7

2.Chế độ trợ cấp ốm đau 8

3.Chế độ trợ cấp thất nghiệp 9

4.Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp 10

5.Chế độ trợ cấp gia đình 10

6.Chế độ trợ cấp thai sản 11

CHƯƠNG II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BHNH Ở VIỆT NAM 12

1. Quá trình phát triển của hệ thống BHXH ở Việt Nam 12

NHẬN XÉT 15

2.Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn ở Việt Nam 15

2.1 Chế độ ốm đau 15

2.2.Bảo hiểm y tế. 17

2.3.Chế độ trợ cấp thai sản 19

2.4.Chế độ trợ cấp tử tuất. 21

2.5.Bảo hiểm thất nghiêp. 22

3. Nhận xét chung. 23

KẾT LUẬN 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự hình thành và phát triển các chế độ Bảo hiểm ngắn hạn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tàn tật Chế độ trợ cấp tiền tuất Trong đó Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn bao gồm: Chế độ chăm sóc y tế Chế độ trợ cấp ốm đau Chế độ trợ cấp thất nghiệp Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Chế độ trợ cấp gia đình Chế độ trợ cấp thai sản Hiện nay pháp luật BHXH của Việt Nam quy định có 5 chế độ: chế độ trợ cấp cho những trường hợp bị ốm đau (gọi tắt là chế độ ốm đau); chế độ BHXH cho lao động nữ khi sinh con (gọi tắt là chế độ thai sản); chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (gọi tắt là chế độ TNLĐ & BNN); chế độ chôn cất và trợ cấp mất người nuôi dưỡng (gọi tắt là chế độ tử tuất); chế độ bảo hiểm tuổi già (gọi tắt là chế độ hưu trí). Có thể nói, các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của hệ thống BHXH, nó thể hiện được vai trò và phạm vi trách nhiệm của BHXH đối với người lao động khi họ tham gia BHXH. Trong các chế độ BHXH, quy định đối tượng được thụ hưởng, các điều kiện hưởng BHXH, mức hưởng và thời hạn được hưởng trợ cấp BHXH (sẽ được đề cập sâu hơn ở những phần sau - tác giả). Trợ cấp BHXH là khoản tiền từ quỹ BHXH được bên BHXH (cơ quan BHXH) chi trả cho mọi người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định.   - Quỹ BHXH Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, được sử dụng để chi trả cho những người được Quỹ BHXH được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau. Trước hết, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ. Thứ hai, là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lợi. Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về BHXH. Ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật của mỗi nước quy định. Theo mục đích của BHXH, quỹ BHXH phải đảm nhận chi những khoản chủ yếu như: trả trợ cấp theo các chế độ BHXH (khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất); chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp (tiền lương, đào tạo...) chi phí bảo đảm các cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác. Ở Việt Nam :1961-1985 phần quỹ cho 3 chế độ mất sức lao động,tử tuất và mất sức lao đông=1%tổng quỹ lương. 1988 tăng lên 2% tăng dần lên. - Tổ chức quản lý BHXH Quản lý BHXH chung nhất, được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằm đạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của nền kinhtế. Ở Việt Nam:Tổ chức thực hiện BHXH theo mô hình 3 cấp, từ trung ương đến địa phương. II. Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn. 1.Chế độ chăm sóc y tế -Mục đích của chế độ chăm sóc y tế Chăm sóc y tế nhằm mục đích chữa bệnh và, trong một số điều kiện theo quy định, nhằm mục đích phòng bệnh. Mục đích của chế độ này là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế để duy trì, khôi phục và cải thiện sức khoẻ và khả năng làm việc cũng như đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ. Chế độ này giúp người tham gia BHXH nhanh chóng hồi phục sức khoẻ và đảm bảo ASXH. - Đối tưởng hưởng chế độ chăm sóc y tế: người lao động ốm và thân nhân người lao động ốm (con nhỏ và đối tượng khác) - Điều kiện hưởng chế độ chăm sóc y tế: ốm đau và mọi trường hợp cần can thiệp của chế độ y tế - Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp chăm sóc y tế: thiết kế thời gian dài hơn gồm thời gian giới hạn và thời gian bổ sung,ngoại lệ,có sự khống chế thời gian loại dịch vụ và danh mục y tế 2.Chế độ trợ cấp ốm đau -Khái niệm Ốm đau là sự kiện pháp lý làm cho người lao động tạm thời mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn về thu nhập. Theo Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm ốm đau là trường hợp được trợ cấp khi mất khả năng lao động do ốm đau, tai nạn lao động, chăm sóc con ốm đau mà người lao động bị gián đoạn về thu nhập. -Mục đích Đối với người lao động, bảo hiểm ốm đau là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ người lao động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập. Đây là sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động. Bảo hiểm ốm đau còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình. -Đối tượng hưởng chế độ ốm đau: người lao động bị ốm phải nghỉ việc để điều trị -Điều kiện hưởng chế độ ốm đau Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có các điều kiện sau: - Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc - Có con ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc - Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội. -Thời gian và mức hưởng trợ cấp ốm đau: gồm 3 mức Mức 1: trợ cấp < mức thu nhập bị mất Mức 2: trợ cấp > mức thu nhập bị mất Mức 3: trợ cấp = mức thu nhập bị mất Thời gian hưởng là tối đa và thiết kế các trường hợp ngoại lệ 3.Chế độ trợ cấp thất nghiệp -Mục đích của chế độ trợ cấp thất nghiệp Một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ giúp góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. -Đối tượng hưởng trợ cấp: Người lao động mất việc làm hoăcj rơi vào tình trạng thất nghiệp nói chung -Điều kiện hưởng trợ cấp: thiết kế chi tiết cụ thể ( người lao động thất nghiệp nhưng do nguyên nhân khách quan, có năng lực và sẵn sàng làm việc ) và còn phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm -Thời gian và mức hưởng trợ cấp Thời gian:thiết kế thời gian tối đa do tỷ lệ thất ngiệp ngày càng tăng ,thời gian kéo dài thời gian tìm việc làm và thực trạng của nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng lạm phát nên kéo dài thất nghiệp hơn. Mức hưởng trợ cấp: tối thiểu , thấp rất thấp,chỉ đủ đảm bảo các nhu cầu sống thiết yếu -Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Nguồn hình thành quỹ Người lao động. Người sử dụng lao động Nhà nước hỗ trợ từ ngân Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. Các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng: 1. Trả trợ cấp thất nghiệp. 2. Hỗ trợ học nghề. 3. Hỗ trợ tìm việc làm. 4. Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp. 5. Chi phí quản lý. 6. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định 4.Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp -Khái niệm và mục đích : Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động về những thiệt hại của họ, giúp họ phục hồi sức khỏe do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm trợ giúp cho người lao động khắc phục những thiệt hại tạm thời cũng như lâu dài để gióp phần ổn định cuộc sống của người lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra. -Đối tượng được trợ cấp: những người làm công ăn lương, đối tượng trợ cấp còn có thể là vợ goá hoặc con cái của người lao động trong trường hợp họ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và bị tử vong. Trường hợp này còn gọi là trợ cấp tiền tuất cho người thân của họ. -Điều kiện được hưởng: người lao động gặp rủi ro, tai nạn và mắc bệnh nghề nghiêp theo danh mục các bệnh nghề nhiệp quy định vì nguyên nhân nào đó mà bị ốm đau, mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn một phần hoặc toàn bộ thu nhập. Trợ cấp chỉ áp dụng đối với người lao động làm công ăn lương trên lãnh thổ quốc gia vào lúc xảy ra tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp. -Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp: Vì các rủi ro, tai nạn và bệnh nghề nghiệp mang tính chất ngẫu nhiên, người lao động phải gánh chịu rủi ro cho người khác nên trong trường hợp này rủi ro đạo đức thấp, cần phải trợ cấp tối đa. Trợ cấp hợp lý nhất trên cơ sở lương tháng cuối cùng trước khi xảy ra tai nạn. Thời gian trợ cấp là suốt thời gian người lao động gặp rủi ro ngay từ ngày đầu tiên khi họ không có thu nhập. Riêng đối với trường hợp mất khả năng lao động có thể quy định thời gian chờ không quá 3 ngày đầu tiên của mỗi lần gián đoạn thu nhập. 5.Chế độ trợ cấp gia đình -Muc đích: cung cấp các nhu yếu phẩm và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống con cái và người thân của người lao động vói mục đích giảm nhẹ gánh nặng vế con cái giúp họ yên tâm trong quá trình lao động .Thực hiện mục tiêu bình đẳng và công bằng xã hội,góp phần hình thành nenn nguồn nhân lực có trí lực và thể lực tốt trong tương lai. -Đối tượng :người thân của người lao động -Điều kiện hưởng : người lao động là trụ cột trong gia đình và có gánh nặng về con cái hoặc người thân cân hỗ trợ về tài chính. -Thời gian trợ cấp là toàn bộ khoảng thời gian mà người lao dộng thỏa mãn các điều kiện quy định để được hưởng trợ cấp gia đình. 6.Chế độ trợ cấp thai sản -Khái niệm Chế độ thai sản là chế độ thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với lao động đặc thù và nhóm người nhận nuôi con nuôi. Mục đích: Chế độ thai sản nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi có thai, sinh con, nhân nuôi con nuôi sơ sinh. Đồng thời đó cũng là một khoản trợ cấp nhằm trợ giúp cho người lao động góp phần bảo đảm cân bằng về thu nhập và ổn định sức khỏe cho người lao động. Thông qua chế độ thai sản, chức năng làm mẹ của lao động nữ được nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện. -Đối tượng hưởng chế độ thai sản: Người lao động trong thời gian sinh con và nuôi con sơ sinh. -Điều kiện hưởng chế độ thai sản - Lao động nữ mang thai - Lao động nữ sinh con và nuôi con nhỏ. -Thời gian trợ cấp và mức trợ cấp Thời gian hưởng trợ cấp:dựa trên cơ sở kinh tế ; cơ sơ sinh học (phụ thuộc vào chế độ làm việc, số con trong một lần sinh và tuổi của đứa trẻ sơ sinh nhận nuôi) ;ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm trước đó. Mức trợ cấp:cao nhất mà quỹ cho phép,trợ cấp > hoặc = với thu nhập. CHƯƠNG II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BHNH Ở VIỆT NAM 1. Quá trình phát triển của hệ thống BHXH ở Việt Nam A-Thời kì Pháp thuộc : Trong ngót một thế kỉ ,Việt Nam là thuộc địa của đế quốc Pháp.Nhân dân lao đông Việt Nam bị áp bức bóc lột đến xương tủy ,sống một cuốc đời cơ cực.Trong các nhà máy hầm mỏ đồn điền của thực dân Pháp,điều kiện lao động nặng nhọc,vất vả, chế độ lao động hà khắc tiền lương rẻ mạt, hàng vạn người lao động đã vùi xác trong các đồn diền,hầm mỏ của thực dân.Luật lệ lao động không có còn nói gì tới BHXH. Từ khi thành lập Đảng ta, trong luận cương chính trị đã đề ra khẩu hiệu đòi nữ công nhân khi đẻ phải được nghỉ có lương và đòi các quyền lợi bảo hiểm khác.Đến thời kì mặt trận dân chủ Đông Dương do Đảng ta lãnh đạo,hoạt động công khai,đưa phong trào dấu tranh của nhân dân lao động lên đỉnh cao,khi đó bọn thực dân Pháp mới chịu nhượng bộ và ban hành quy chế lao động Đông Dương rồi đến quy chế tai nạn lao động.Nhưng những quy chế này chỉ là cái bánh vẽ biết bao nhiêu vụ tai nạn lao động đã không được chúng bồi thường và để lại cho ta giải quyết khi ta tiếp quản các vùng bị tạm chiếm năm 1954. Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc. Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai). B-Thời kì CMT8 1945 đến 1961 (tức là khi ban hành điều lệ BHXH ) CM tháng tám thành công, nhân dân làm chủ đất nước mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế,chính trị,quân sự nhưng ngay sau khi dành được chính quyền Đảng và chính phủ rất quan tâm tới đời sống nhân dân lao động :thành lập bộ lao động .Việc làm đầu tiên là bãi bỏ các luật lệ hà khắc của thực dân để lại và tiến hành nghiên cứu xây dựng ngay bộ luật lao động đầu tiên của nước ta ( Sắc lệnh số 29/ SL ngày 12/3/1947 ) Chính phủ ban hành sắc lệnh số 76, 77 ngày 20 và 22 tháng 5 năm 1960 về quy chế công nhân, viên chức nhà nước trong đó có những quy định của BHXH. Hòa bình lặp lại, miến bắc bước vào thời kì khôi phục và phát triển kinh tế nhiều xí nghiệp cũ đươc khôi phục, nhà máy được xây dựng.Đội ngũ công nhân chức không ngừng lớn mạnh.Trước tình hình đó chính phủ dần dần ban hành các chế độ tiền lương lao đông, phúc lợi và BHXH thích hợp cho từng loại đối tượng. Đối với xí nghiệp tư bản tư doanh, nhà nước ban hành điều lệ tạm thời về quan hệ chủ thợ số 646/TTG ngày 27/12/1955 quy định về bao hiểm khi ốm đau,sinh đẻ, tai nạn lao động. Nhìn chung các chế độ nói trên hoặc vì ban hành trong hoàn cảnh khó khăn ,kinh tế thiếu thốn nên các chế độ trợ cấp mang tính chất cung cấp bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ có tính chất tạm thời trước mắt Về mặt biên bản có nhiều thông tư,nghị định chắp vá khó khăn cho việc áp dụng và thi hành. Về mặt kinh phí thì mọi chỉ tiêu BHXH còn thấp trong quỹ lương còn bất hợp lí thiếu tác động khuyến khích sản xuất và sự quản lý chặt chẽ.Do đó năm 1960, hội đồng chính phủ đã quyết định đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương càn ban hành các chính sách cụ thể về BHXH và phúc lợi cho công nhân viên chức cán bộ.Sau khi hoan thành thắng lợi kế hoạch và cải tạo kinh tế phát triển miền bắc đã bước vào thực hiện kế hoạch dài hạn 5 năm .Chính phủ ban hành ‘’Điều lệ tạm thời về các chế độ BHX Giai đoạn này là cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật các chế độ BH ngắn hạn sau nàyTrong đó có các quy định về chế độ thai sản, chế độ trợ cấp ốm đau. Tuy nhiên do hoàn cảnh lúc bấy giờ nên diện trợ cấp còn hẹp và mức trợ cấp còn thấp, chủ yếu được thực hiện bằng hiện vật (gạo) C-Giai đoạn 1961-1985 Miền bắc tiến lên công cuộc xây dựng CNXH ,miền nam chiến đấu và thống nhất nước sau chiến tranh.Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động chính phủ ban hanh nghị định số 218/CP ngày 30/10/1964 làm theo điều lệ ưu đại tạm thời đối với quân nhân :2 điều lệ được coi là hai bản gốc của PL BHXH . Hai điểm hạn chế sự bao cấp trong các khoản trợ cấp và sự chồng chéo của nhiều văn bản bổ sung. Đây là giai đoạn hình thành hệ thống BHXH trong đó có ba chế độ BH ngắn hạn gồm: + Chế độ trợ cấp ốm đau + Chế độ trợ cấp thai sản + Chế độ trợ cấp ti nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Tuy nhiên thời gian này còn nhiều hạn chế do nguồn hình thành quỹ chủ yếu do ngân sách nhà nước đài thọ nên đối tượng còn hạn chế ,mức trợ cấp so với lương còn thấp,chưa có hệ thống văn bản rõ ràng,chi tiết và đầy đủ nhưng đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển của BHXH ở Việt Nam. D-Giai đoạn 1985- nay Giai đoạn 1986 đến nay, cũng như các nước có nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường ở Việt Nam đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội năng động hơn, đa dạng và phong phú hơn. Người dân có nhiều cơ hội, điều kiện hơn để phát huy tiềm năng sức sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội. Mặt khác kinh tế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức như: Phá sản, thất nghiệp là những nguy cơ luôn tiềm ẩn các tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo là điều khó tránh khỏi… Những rủi ro này làm tăng nhu cầu về an sinh xã hội của người dân. Đặc trưng cơ bản của an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần “công việc” từ Nhà nước sang cho xã hội, cho cộng đồng. BHXH bắt đầu đổi mới được đánh dấu từ sau khi đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 Hàng loạt văn bản pháp luật được ban hành hiến pháp năm 1992; NĐ số 43/CPQĐ tạm thời về BHXH 23/6/1994 thông qua luật lao động . NĐ 12/CP 26/01/1995 kèm theo điều lệ BHXH. NĐ 45/CP 15/7/1995 ban hành điều lệ BHXH với sỹ quan,quân dân chuyên nghiệp và hạ sỹ quan .... 29/6/2006 chính phủ thông qua luật BHXH có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 BHXH bao gồm 3 loại hình sau: BHXH bắt buộc: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. BHXH tự nguyện: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 BH thất nghiệp: sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. NHẬN XÉT Về đối tượng, phạm vi áp dụng: Rộng hơn trước. Ngoài công nhân viên chức còn bao gồm cả người làm công ăn lương trong các thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh Về các chế độ ngắn hạn được quy định: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ trợ cấp thất nghiệp và BH y tế. Về nguồn tài chính đảm bảo trợ cấp: từ quỹ BH xã hội độc lập với ba nguồn đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự hỗ trợ của nhà nước. Về quản lý quỹ bảo hiểm ngắn hạn: Do hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm các thành viên là đại diện của người lao động và nhà nước . . Với việc quyết định mở rộng đáng kể đối tượng hưởng BHXH, quy định quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ độc lập được hình thành từ ba nguồn quỹ đóng góp và những quy định khác, nghị định 43/ CP đánh một bước cách mạng trong quá trình đổi mới pháp luật BHXH. Thời kì này đánh dấu sự đổi mới toàn diện cả về nộ dung cũng như chất lượng của các chế độ bhxh. 2.Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn ở Việt Nam 2.1 Chế độ ốm đau Việt Nam xuất phát điểm thấp,nền kinh tế nghèo nàn ,lạc hậu cộng với chiến tranh kéo dài ,không đủ điều kiện về y tế cho người dân. Chế độ ốm đau đóng vai tro quan trọng giúp ổn định đời sống cho người lao đông ,do đó đây là một trong những chế độ BHXH hình thành sớm nhất ở Việt Nam từ nhũng năm 1945. *năm 1945 – 1960: Thời gian này mọi thứ đều bị hạn chế,đối tương được chỉ là Công nhân khi ốm đau muốn xin nghỉ ăn lương phải có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc thầy thuốc.;thời gian nghỉ tối đa la 20 ngày ;nếu cơ quan chịu chi phí tiền khám ,thuốc thì không phải trả lương cho công nhân trong những ngày điều trị.( Sắc lệnh số 29/ SL ngày 12/3/1947) .Giai đoạn này chưa hình thành rõ nét về điều kiện bảo hiểm cung x như mức hưởng trợ cấp,,nguồn quỹ chủ yếu vẫn la do nhà nước chi trả,số lượng tham gia bảo hiểm là ít và trợ cấp dưới hình thức hiện vật. *Từ năm 1960 – 1985: ngày 27/12/1961 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP kèm theo điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước có quy định chỉ khi nào thực sự ốm đau ,cần thiết phải nghỉ việc điều trị mới được hưởng chế độ này,không kể nguyên nhân vì đâu mà ốm đều được hưởng;quyền lợi về thuốc men viện phí là khám chữa bệnh không mất tiền ;đối tượng là công nhân viên chức nhà nước; chế độ trợ cấp không được trả luơng trong thời gian nghỉ ốm mà hưởng trợ cấp BHXH; Mức hưởng chế độ BH Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thời gian công tác là thước đo mức đóng góp của người lao động với Nhà nước và XH. Mức trợ cấp cụ thể lại phụ thuộc vào thời gian công tác liên tục. Cụ thể là: Mức trợ cấp thấp nhất bằng 60% lương và phụ cấp(nếu có) và mức cao nhất bằng 100% lương và phụ cấp(nếu có). Mức hưởng được quy định tại điều 7,8 Nghị định 218/CP (27/12/1961) Nhược điểm trong giai đoạn này là không khống chế thời gian tối đa được hưởng chế độ ốm đau,nguồn hình thành quỹ là từ NSNN,điều kiện hưởng chưa được quy định rõ ràng và mức trợ cấp thấp do kinh tế chưa thoát khỏi cảnh nghèo và lạc hậu. Giai đoạn 1985- nay: Có rất nhiều sự thay đổi,,nhưng sự ra đời bộ luật BHXH là một mốc lịch sử,mọi thay đổi để phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con: + Quy định hiện nay: Khống chế chỉ thực hiện với con thứ nhất và thứ hai (kể cả con nuôi) + Luật BHXH: Không khống chế ( Điều 22 - khoản 2) Về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau: Trường hợp lao động bị ốm đau đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên, thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm được quy định như sau: Làm việc trong điều kiện bình thường: + Quy định hiện nay: Được hưởng 50 ngày + Luật BHXH: Được hưởng 60 ngày (Điều 23 - khoản 1 - điểm a) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: + Quy định hiện nay: Được hưởng 60 ngày + Luật BHXH: Được hưởng 70 ngày (Điều 23 - khoản 1 - điểm b) Như vậy, so với quy định hiện nay, Luật BHXH đã tăng thêm thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm lên 10 ngày. Trường hợp người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đã hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiệp tục điều trị: Quy định hiện nay: Được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn Luật BHXH: (bổ sung) Nếu số tiền hưởng theo tỷ lệ quy định thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thi. Quy định hiện nay: không có - Luật BHXH: Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 đến 10 ngày trong một năm (Điều 26) 2.2.Bảo hiểm y tế. Ở nước ta, việc chăm sóc y tế được thực hiện theo cách khác nhau qua ba giai đoạn: • Giai đoạn từ năm 1961 đến 1992: Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH năm 1961 coi việc chăm sóc y tế cùng với chế độ trợ cấp ốm đau là một chế độ quan trọng hàng đầu của BHXH. Cụ thể như sau: - Đảm bảo chăm sóc y tế cho công nhân, viên chức nhà nước; - Đảm bảo cho cả trường hợp ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, mang thai và sinh đẻ; - Thực hiện chăm sóc y tế miễn phí tức toàn bộ do nhà nước đài thọ (cung cấp dịch vụ khám, điều trị, tiền thuốc men, bồi dưỡng, phí tổn tàu xe đi lại khám – chữa bệnh, …). Tuy nhiên, có sự phân biệt nơi khám và điều trị theo nhóm mức lương, nhóm cán bộ, công nhân, nhân viên. • Giai đoạn từ năm 1992 đến 2002: Ngày 15/08/1992, Nghị định 299/ HĐBT ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế và chính thức tách Bảo hiểm y tế ra hệ thống BHXH đặt dưới sự quản lý của Bộ Y tế. Hệ thống cơ quan bảo hiểm y tế được thành lập từ trung ương đến địa phương. Các nét chính của chế độ chăm sóc y tế giai đoạn này là: - Đảm bảo chăm sóc y tế theo chế độ bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước mà còn mở rộng ra đối với mọi người lao động ăn lương; - Đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm y tế bị ốm đau, thai sản, không đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (Điều này là điểm khác so với giai đoạn trước và khác với Công ước 102) , không đảm bảo chăm sóc y tế đối với những bệnh xã hội , bệnh tật bẩm sinh, điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ, làm chân giả – tay giả – mắt giả, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ bảo vệ sức khỏe đặc biệt, dịch vụ y tế tự chọn, khám chữa bệnh ở nước ngoài, tai nạn chiến tranh, thiên tai; - Nguồn tài chính đảm bảo cho chăm sóc y tế được huy động từ người lao động (1% tiền lương) và người sử dụng lao động (2% quiõ lương) không có sự hỗ trợ của nhà nước. Mặc dù cơ quan bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế nhưng việc chăm sóc y tế vẫn theo mô hình gián tiếp qua việc ký hợp đồng khám chữa bệnh giữa Bảo hiểm y tế và cơ sở y tế. • Giai đoạn hiện nay: Bắt đầu thực hiện chủ trương chuyển Bảo hiểm y tế sang quản lý chung với BHXH vì các lý do sau: - Đối tượng quản lý của BHXH và Bảo hiểm y tế là tương đồng (loại áp dụng chế độ bắt buộc), việc sát nhập làm cho việc quản lý thuận lợi hơn, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người được bảo hiểm; - Dù trước đây, Bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế nhưng việc chăm sóc y tế vẫn là theo mô hình gián tiếp. Về lâu dài, dù muốn chắc chắn nước ta cũng chưa có thể áp dụng mô hình trực tiếp chăm sóc y tế, nên việc chuyển về BHXH một mặt, vẫn giữ nguyên mô hình gián tiếp; mặt khác, vai trò, trách nhiệm một người quản lý quiõ tiền sẽ dễ phát huy hơn trong việc tổ chức thu – chi, giám sát việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế của cơ sở y tế, đầu tư và phát triển quỹ… 2.3.Chế độ trợ cấp thai sản Từ năm 1945 – 1960:Giai đoạn này chưa hình thành một cách rõ rãng ,mới chỉ nêu ra một vài khía cạnh: điều kiện hưởng Tại nạn lao động là những tai nạn xảy ra cho công nhân bỏ công việc làm hay công nhân khi làm công việc. Công nhân bị tai nạn lao động, dù lỗi tại mình hay không, mà phải nghỉ việc quá 4 ngày, thì phải được chủ bồi thường; nếu vì tai nạn ấy mà chết thì những người thừa kế được bồi thường. Số tiền bồi thường sẽ kể từ hôm sau ngày xảy ra tai nạn. Ngày xảy ra tai nạn coi như ngày công nhân vẫn làm việc, chủ phải trả cả lương. Mọi quy định chưa cụ thể, chưa rõ ràng. Từ năm 1960 – 1985:Trong điều lệ không quy định về vấn đè này ,hẹ thống văn bản lúc bấy giờ,cũng không có đingj nghĩa thế nào là tai nạn lao động được hưởng chế độ mà chỉ ra một số trường hợp ,còn những trường hợp tuy là trong thì giờ làm việc tại cơ quan nhưng làm việc riêng tư không liên quan tới nhiệm vụ thì không được coi là tai nạn lao động Chưa đề cập tới vấn đề khuyết điểm của đương sự trong tai nạn. Mức hưởng trợ cấp : hưởng đầy đủ chế độ thuốc men ,viện phí tàu xe,cả trong khi thương tạt tái phát; hưởng tiền lương =100% lương kể cả phụ cấp nếu có .thoiwf gian nghỉ việc điều trị vết thương cũ tái phát cũng được trợ cấp như vậy. Vấn đề tồn tại :Mức trợ cấp thương tật còn thấp,thấp nhất là đối với người thôi việc và còn mang tính chất bình quân chưa phân biệt giữa trường hợp tai nạ do khách quan và tai nạn do chủ quan để đề cao cảnh giác tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức .Tai nạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111192.doc