MỤC LỤC
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt nam
1. Quá trình tổ chức phân công, phân công lại lao động .
2. Quá trình đa dạng hoá hình thức sở hữu .
3. Quá trình tiến hành cuộc cách mạng KHCN làm xuất hiện thị trường mới . .
4. Sự phát triển trao đổi phân công tầm quốc tế .
II. Các bước phát triển kinh tế thị trường.
1. Nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá giản đơn .
2. Nền kinh tế hàng hoá giản đơn sang nền kinh thị trường tự do .
3. Chuyển từ kinh tế thị trường tự do sang kinh tê hỗn hợp .
III. Các nhân tố của cơ chế thị trường.
1. Hàng hoá .
2. Tiền tệ .
3. Giá cả thị trường .
4. Lợi nhuận .
5. Hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng .
6. Quy luật cung – cầu. .
IV. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
1. Nền kinh tế thị trường phải được xây dựng trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đa dạng hoá các hình thức kinh tế .
2. Kinh tế thị trường ở Việt Nam phải được xây dựng trên nguyên tắc tự do kinh tế hay tự do cạnh tranh,có cơ sở kỹ thuật ngày càng hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước
3. Sự quản lý của nhà nước phải tuân theo những nguyên của thị trường
4. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi tổ chức dân cư, mỗi gia đình, mỗi người dân được bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự hình thành và phát triền nền kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất.
Lợi nhuận.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất cả các hãng kinh doanh đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất bỏ ra, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lừợng chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá. Nó kích thích các chủ thể sản xuất - kinh doanh hàng hoá cạnh tranh, ra sức đổi mới kỹ thuật và công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tiết kiệm lao dộng để sản xuất nhiều hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, có lợi cho họ và ngừời tiêu dùng.
Tuy nhiên quá trình theo đuổi lợi nhuận mù quáng cũng có thể làm cho kinh doanh phát triển không lành mạnh, gây nên sự mất cân đối nhiều mặt trong nền kinh tế. Những hiện tượng như đầu cơ buôn lậu chốn thuế, sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng cấm, thất nghiệp vi phạm đạo đức, lối sống,phá hoại tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường… là những biểu hiện phổ biến, mà người ta thường gọi là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
Hộ kinh doanh và hộ tiêu dùng.
Tiền và hàng hoá là hai khách thể của thị trường còn hãng kinh doanh và hộ tiêu dùng là nhân tố chu yếu của thị trường.
Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng và yếu tố sản xuất được mua bán trên hai thị trường khác nhau gọi tắt là hàng hoá thị trường tiêu dùng và thị trường yếu tố, mỗi hàng hoá được sản xuất trong những điều kiện khác nhau với trình độ khác nhau nên có giá trị cá biệt khác nhau. Song, trên thị trường mỗi loại hàng hóa đều phải bán theo một giá thống nhất.
Hộ kinh doanh là người sản xuất cung ứng hàng hoá cho ngừời tiêu dùng vì vậy trên thị trường họ là người bán hay là sức cung. Song để có nguồn lực để sản xuất hãng kinh doanh đói hỏi phải mua chúng trên thị trường yếu tố vì vậy thị trường này là sức cầu. Ngược lại hộ tiêu dùng là người đi mua hàng hoá tiêu dùng trên thị trường được gọi là sức cầu. Để có tiền mua hàng hoá họ phải bán yếu tố trên thị trường hình thành nên quan hệ cung cầu trên thị trường. Với vai trò khác nhau như vậy các chủ thể tham gia, các thị trường vốn tách biệt với nhau được lối liền với nhau thành vòng tròn vận động thông suốt.
6. Quy luật cung - cầu
Kinh tế thị trường hoạt động dưới sự chi phối của các quy luật khách quan mà trước tiên phải kể đến quy luật cung - cầu.
Cung cầu là sự khái quát hoá hai lực lượng cơ bản của thị trường đó là thị trường người mua và thị trường người bán, người sản xuất và người tiêu dùng của hai khâu trông quá trình tái sản xuất và tiêu dùng. Trên thị trường khi một hàng hoá nào đó được người tiêu dùng mua sẽ xuất hiện nhiều người bán cung ứng sản phẩm hàng hóa đó trên thị trường, khi giá hàng hoá thấp thôi thúc người tiêu dùng mua sắm hàng hoá đó như vậy cầu vể hàng hoá đó tăng và ngược lại khi giá hàng hóa cao người tiêu dùng ít tiêu dùng hàng hoá đó nhưng những nhà cung ứng hàng hoá đó ngày càng nhiều đòi hỏi phải có sự giảm giá cho đến khi nào tìm thấy được sự thoả thuận giữa người mua và người bán khi đó hàng hoá đó sẽ được bán. Như vậy sự vận động lên xuống của giá tuân theo quy luật cung cầu, quy luật này chi phối mọi hoạt động mua bán trao đổi trên thị trường hay nó chi phối toàn bộ hoạt động của các thành viên tham gia thị trường.
IV. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
1. Nền kinh tế thị trường phải được xây dựng trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đa dạng hoá các hình thức kinh tế.
Cơ sở tồn tại cuả kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường là sự tồn tại của các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và phân công lao động xã hội vì vậy vấn đề phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đầu tiên phải quan tâm đến vấn đề đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đa dạng hoá các hình thức kinh tế.
Hiện nay có thể nói ở nước ta có 3 chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất : Sở hữu quốc gia, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Mỗi thành phần kinh tế lại có một hình thức sở hữu khác nhau.
Sở hữu quốc gia bao gồm: tài nguyên, khoáng sản… là tài sản do nhà nước quản lý; hệ thống bảo hiểm, ngân sách quốc gia,dự trữ quốc phòng…
Sở hữu tập thể bao gồm: các hình thức liên doanh giữa sở hữu nhà nước và tư bản nước ngoài, giữa tư bản nước ngoài và tư bản trong nước, giưa các công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn…
Sở hữu tư nhân bao gồm: Sở hữu tư bản trong nước, sở hữu giữa tư bản 100% vốn nước ngoài và hình thức sở hữu tư nhân sản xuất nhỏ.
Việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế tận dụng triệt để các yếu tố đầu vào của mọi nguồn lực. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế do đo ở nước ta hiện nay đang tồn tại một số thành phần kinh tế như sau: Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty trách nhiện hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Thực tiễn phát triển nước ta nhiều năm qua cũng đã chứng minh tầm quan trọng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thể hiện là loại hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao có khả năng sinh lời cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa mọi nguồn lực phát triển các thành phần kinh tế khác.
2. Kinh tế thị trường ở Việt Nam phải được xây dựng trên nguyên tắc tự do kinh tế hay tự do cạnh tranh,có cơ sở kỹ thuật ngày càng hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước.
Trong môi trường tự do cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất cải tiến, tổ chức quản lý kinh tế để hiệu quả kinh tế là lớn nhất từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triểnvì vậy phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc này.
Nội dung của nó thông qua tự do kinh doanh, tự do đầu tư sản xuất tự do hình thành giá cả theo quy luật cung cầu trên thị trường, tự do cạnh tranh theo pháp luật của nhà nước. Như vậy tự do kinh tế không phải là tự do vô nguyên tắc vô điều kiện mà là tự do tuân theo quy định của nhà nước tuân theo những quy định thể chế của pháp luật
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự đồng bộ thị trường bao gồm cả thị trường yếu tố sản xuất và thị trường người tiêu dùng thị trường thành thị và thị trường nông thôn thị trường miền núi và thị trường nông thôn…và cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Muốn vậy phải phát triển sản xuất , thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.
3. Sự quản lý của nhà nước phải tuân theo những nguyên của thị trường.
Nhà nước cần xác định đúng vai trò, chức năng của mình trong nền kinh tế, đồng thời phải kiến tạo và đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn, bình đằng và thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế. Khác với kinh tế kế hoặch hoá tập trung, kinh tế thị trường dựa trên hai nền tảng là cạnh tranh và quyền tự do quyết định các chủ thể tham gia vào thị trường. Nhưng cạnh tranh lại có xu hướng tạo ra độc quyền, do vậy cần phải có sự tác động của nhà nước để đảm bảo mục tiêu công bằng cho xã hội, hay còn gọi là sự tác động của “Bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường. Do vậy để nền kinh tế thị trường phát triển được đòi hỏi nhà nước cần thực hiện chính sách cạnh tranh tích cực:
Nhà nước không chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ mà quan trọng hơn là nhà nước giữ vai trò quản lý và điều hành toàn bộ nền kinh , phải tạo cho mọi thành phần kinh tế phát triển, mọi loại hình kinh tế đều có điều kiện phát huy hết sức mạnh của chính mình tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường không phải là sự duy ý chí của mình mà là phải tuân theo quy luật thị trường. Những quyết định của nhà nước phải tuân theo , phù hợp với những điều kiện của thị trường. Điều này đòi hỏi nhà nước phải đóng vai trò mở đường, dẫn dắt những doanh nghiệp thông qua sản xuất những mặt hàng mũi nhọn làm tăng sực cạnh tranh cho nền kinh tế; sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng cho toàn bộ xã hội.
4. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi tổ chức dân cư, mỗi gia đình, mỗi người dân được bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Mục tiêu phát triễn sản xuất là từng bước nâng cao đời sống nhân dân, trước hết là nhân dân lao động bởi: “ Mức sống với sản xuất như là nước với thuyền. Nước cao thì thuyền mới lên cao” , nhà nước cần nghiên cứu, thực hiện chính sach sao mọi tổ chức, hộ gia đình người dân đều được hưởng lợi ích từ sự phát triển của sản xuất.
Như vậy tăng trưởng kinh tế phải đi đôi vời tiến bộ xã hội, khuyến khích làm giàu một cách hợp pháp, nâng cao đời sống của nhân dân miền đồng bằng và vùng núi trung du, giữa lao động chân tay và lao động chí óc, giữa thành thị và nông thôn. Đây được coi là công việc then chốt của đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phần II. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
I. Sự cần thiết phải chuyển đổi từ nền kinh tế cơ chế cũ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Cơ chế cũ và những hạn chế.
Sau năm 1954 cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình Liên Xô và Trung Quốc đã du nhập vào miền Bắc nước ta và sau đó lan rộng ra toàn quốc. Nó tồn tại và kéo dài cho đến tận những thập kỷ 80 của thế kỷ 21, đó là nền kinh tế kế hoặch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Trong nền kinh tế cũ chỉ tồn tại duy nhất hai thành phần kinh tế: Kinh tế khu vực quốc doanh và kinh tế khu vực hợp tác xã, do đó việc cung ứng sản xuất của các đơn vị được chỉ huy theo một hệ thống chặt chẽ, các đơn vị gần như không có quyên độc lập, tự định sẵn sự phát triển của mình. Vì vậy đã không tạo ra sự cạnh tranh giữa các khu vực sản xuất ngự trị cơ chế quản lý cũ, chi phí ngày càng cao lợi nhuận làm ra ngày càng lớn nhưng việc phân chia lại không đều do đó làm cho các doanh nghiệp có sức ỳ trong việc sản xuất, họ không quan tâm đến hiệu quả kinh tế và quy mô của nền kinh tế như thế nào nữa. Bởi nhà nước phải chịu những khoản thua lỗ mà các doanh nghiệp đã làm tổn thất và vấn đề hết sức bức xúc đặt ra trong nền kinh tế đó là các giám đốc của các đơn vị không quan tâm đến hiệu quả, quy mô năng suất làm cho nền kinh tế hoàn toàn không có cạnh tranh.
Cơ chế chỉ huy sản xuất theo kế hoặch đã không thực sự khuyến khích người lao động hăng say với công việc họ đang làm, không tạo ra sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Việc phân phối theo chế độ bình quân đã tạo ra sức ì đối với người lao động, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất chậm tiến.
Một hệ thống kinh tế theo sự quản lý kế hoặch tưởng chừng như hết sức chặt chẽ nhưng thực ra lại hết sức lỏng lẻo bơi cơ chế mệnh lệnh hành chính thuần tuý mà không đưa vào chính mệnh lệnh của tự thân nó, sự thiếu kế hoăch được tập trung ở chỗ các kế hoặnh của nền kinh tế thường xuyên thay đổi làm cho nền kinh tế xoăy chuyển không kịp thời.
Chế độ chính trị hết sức hà khắc, tệ nạn quan liêu tham nhũng ngày càng diễn ra mạnh mẽ trong xã hội, những người nông dân ngày càng cơ cực, xã hội hết sức rối ren, tình hình kinh tế bị kiệt quê. Song chính từ đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế sao cho phù hợp hơn để có thể phát huy hết nguồn lực sẵn có.
Một mầm mống của tư tưởng đổi mới kinh tế cũng đã được hình thành trong giai đoạn này. Một số nhà kinh tế đã đề cập vấn đề “cải cách quản lý kinh tế” hay cải cách kinh tế theo định hướng thị trường. Trong chế độ cũ việc áp dụng một cách máy móc cơ chế quản lý kinh tế của Trung Quốc và Liên Xô mà không căn cứ vào tình hình kinh tế thực tại của đất nước đã làm cho nền kinh tế của nước ta ngày càng xấu đi bởi: trình độ nhận thức còn hạn chế.
2. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Sau sự trì trệ đình đốn của nền kinh tế đến tận đầu những năm 1980 nền kinh tế vẫn bộc lộ những yếu kém mặcdù một số chỉ tiều vẫn đạt được ở mức ổn định: trong thời kì 1976-1985 mức tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm xã hội đạt 4,5%, thu nhập quốc dân đạt 3,8%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 4,2%, công nghiệp đạt 7,4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 14%, tổng kim ngạch đạt 3,5%, thu nhập quốc dân sử dụng 2,3%.
Từ cuối năm 1980-1985 tình hình kinh tế càng ngày càng xấu đi đòi hỏi đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước phải có những thay đổi. Bước đầu đã có những áp lực muốn xé rào vì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tạo ra sự tù túng cho lực lượng sản xuất. Quan hệ kinh tế thị trường bắt đầu có những cựa quậy trước hết là trong ngành nông nghiệp, công nghiệp quốc doanh và thương nghiệp, một số các tổ chức kinh tế tư nhân đã được hình thành cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nó đã buộc các tổ chức này tìm mọi cách móc lối với cơ sở sản xuất hoặc tổ chức thương nghiệp để mua hàng hoá và ăn chia phần chệnh lệch giá. Do tình hình như vậy áp lực cải cách kinh tế ngày càng mạnh mẽ.
Tháng 12/1986 đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam được coi là một đại hội đánh dấu bước ngoặt to lớn của Việt Nam về mọi mặt đặc biệt về vấn đề kinh tế . Tại đại hội đã nghiêm khắc đánh giá và nhận định về đường lối kinh tế trong những giai đoạn trước đó, việc đấu tranh tư tưởng giữa các cán bộ kinh tế hết sức gay gắt về vấn đề đổi mới. Và lần đầu tiên một văn kiện ở tầm đại hội đã cho rằng “trong lĩnh vực tư tưởng đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và sự yếu về vận dụng các quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ”, đại hội đã khẳng định sự phát triển của kinh tế tư nhân, chính thức chủ trương xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nhấn mạnh quan hệ hàng tiền, bải bỏ các biện pháp cấm đoán chia cắt thị trường theo danh giới hành chính. Đại hội VI đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam còn đang trong thời kỳ qúa độ lâu dài lên chủ nghĩa xã hội, vì nó có đặc trưng của nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm các thành phần: thành phần khu vực kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế hộ gia đình, và các thành phần kinh tế phi quốc doanh.
II. Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.Giai đoạn trước 1986.
Nền kinh tế hiện vật mới đầu được coi là lý tưởng tốc độ phát triển tương đối ổn định được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế :
Chỉ tiêu kinh tế
1976-1980
1981-1985
1986-1989
Tổng sản phẩm xã hội
1,4
7,3
4,6
Thu nhập quốc dân
O,4
6,4
3,5
Giá trị sản lượng công nghiệp
0,6
9,5
5,9
Giá trị sản lượng nông nghiệp
1,9
5,1
3,8
Tổng giá trị xuất khẩu
11
15,6
27
Tổng gía trị nhập khẩu
6,4
7,2
7,1
Nguồn: số liệu thống kê nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1976-1989. Nxb, Thống kê, Hà Nội, 1990.
Nhưng cũng đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó là phủ định mục tiêu ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Tính chất hiện vật hoá, tư duy hiện vật sự quản lý kế hoạch hoá tập trung và hình thức sở hữu tập thể, sở hữu toàn dân không còn phù hợp. Sự phát triển của kinh tế thế giới, quá trình quốc tế hoá nền kinh tế đòi hỏi nước ta phải có những bứơc đi mới trong quản lý kinh tế và đường lối phát triển kinh tế.
Trước sự phát triển của xã hội, của con người đòi hỏi xã hội phải cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu của con người. Thực tế đặt ra đòi hỏi phải có sự thay đổi hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn phù hợp với sự phát triển của lức lượng sản xuất.
Những mầm mống kinh tế thị trường đã được hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 1950 đã có những bước chuyển đổi tạo nền tảng cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế
Giai đoạn từ 1986 đến nay.
Với những ưu điểm của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng khá cao tạo ra bước ngoặt lịch sử . Trước tình đó với sự đúng đắn và kịp thời trong nhận thức lý luận và thực tiễn tại đại hội VI họp vào tháng 12-1986 đã quyết định “xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước” . Phát triển nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, xây dựng chế độ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh và chế độ trọng tài của nền kinh tế nhà nước, bảo đảm quyền tự do dân chủ tài chính của các đơn vị kinh tế, chủ trương xây dựng hệ thống ngân hành kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng là cái trước đây chưa hề có đồng thời chủ trương cho phép mua bán vàng và ngoại tệ qua các ngân hàng thương mại.
Kể từ đại hội VI đến nay nền kinh tế của nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường, các khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ và mang tính tự phát mà không cần những khoản đầu tư lớn của nhà nước. Thực tế này cho thấy ý nghĩa của hướng phát triển nền kinh tế thị trường và khả năng giải phóng lực lượng sản xuất. Khẳng định đường lối của Đảng trong việc chọn lựa phương hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cả về bề sâu và bề rộng đã và đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Khuyến khích tự do kinh doanh buôn bán sản xuất đã thúc đẩy các doanh nghiệp liên tục phát triển sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mình đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá đảm bảo cạnh tranh. Nhà nước mở cửa buôn bán với nước ngoài đã tạo ra một đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ xuất hiện nhiều quan hệ giao dịch, tài chính tiền tệ mới.
Các ngành trong lĩnh vực kinh tế cũng đã có sự phát triển tích cực được thể hiện rõ theo tốc độ sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP của một số ngành kinh tế (%)
Chỉ tiêu kinh tế
1987
1990
1994
1998
Nông lâm nghiệp
0,6
1,5
14
22,8
Công nghiệp
11
2,5
3,9
26,3
Tài chính tín dụng
5,4
21,7
10,2
10
Nguồn: Niên giám thống kê, Hà Nội 1992-1999
Bộ kế hoạch và đầu tư.
Cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ này cũng có những thay đổi quan trọng tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 1987-1989 có xu hướng tăng lên do tự do hoá về giá cả và thương mại cũng như các chính sách cải cách. Từ 1990 tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm và tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng đặc biệt trong ngành dịch vụ cũng đã có sự chuyển đổi. Giai đoạn từ 1991 đến nay sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã. Thử thách mới lại đặt ra cho Đảng và nhà nước ta trong quá trình khôi phục nền kinh tế. Tại Đại hội Đảng VII(6/1991) đã tổng kết :nước ta cơ bản đã vượt qua được đoạn “lột xác”đầu tiên và tại Đại hội Đảng và nhà nước đã đề ra đường lối “Tiếp tục xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước”. Xét về thị trường thì cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng chính là nền kinh tế thị trường bản chất là một. Điều này minh chứng thêm tính chất “từng bước” và “dần dần” thay đổi trong tư duy và hành động của Đảng.
Sự điều chỉnh của nhà nước trong việc xây dựng đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là những dấu hiệu khôi phục nền kinh tế. Điều này c tế , chính trị, văn hóa, xã hội . Nguy cơ ho thấy nhà nước đã có sự cởi mở trong nền kinh tế thị trường, theo lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường không có sự quản lý hay can thiệp của nhà nước nhưng xem xét thực tại trong nền kinh tế của nước ta thì nhà nước giữ một vai trò quan trọng: điều phối nền kinh tế, thúc đầy sự phát triển của thành phần kinh tế phi quốc doanh. Nhưng nếu nhà nước bảo thủ không chủ động tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thì sẽ bỏ lại nhà nước sang bên lề của nó. Do vậy đòi hỏi một nhiệm vụ đồng thời cũng là một thách thức đó là sự phát triển kinh tế thị trường nhưng nhà nước cần có sự điều tiết một cách hữu hiệu.
Trong xu hướng hiện nay sự phát triển nên kinh tế mang tính chất toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế đặt ra cho Đảng và nhà nước ta hết sức nóng bỏng trong đường lối phát triển kinh của quá trính cải cách hội nhập đang đe doạ chúng ta. Tính hình bất ổn định của an ninh thế giới hiện nay làm cho nền kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại và đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và tình hình chính trị của nước ta.
III. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị trung ương lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành trung ương (khoá VIII ) đã xác định: “Tiếp tục làm rõ hơn một số vấn đề bức xúc: kinh tế thị trường định hướng XHCN; vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước…” đó là câu trả lời dứt khoát đối với quan niệm sai lầm cho rằng định hướng XHCN là mâu thuẫn với kinh tế thị trường
Vậy có thể thực hiện kinh tế thị trường dưới chủ nghĩa xã hội hay không?
Kinh tế thị trường là thể chế kinh tế vận hành , nó có thể được thực hiện dưới chủ nghĩa tư bản cũng như dưới chủ nghĩa xã hội. Không nên đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản bởi những lý do sau:
Một là, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. kinh tế thị trường là hình thức cao nhất của kinh tế hàng hoá, mà kinh tế hàng hoá đã từng tồn tại trước chủ nghĩa tư bản. kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường hiện đại do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra. Còn bản chất cố hữu của chủ nghĩa tư bản bóc lột lao động làm thuê và bần cùng hoá họ, kinh tế hàng hoá không phải là do chủ nghĩa tư bản tạo ra mà là thành tựu văn minh mà loài người đạt được trong quá trình sản xuất của mình
Hai là, kinh tế thị trường là thể chế kinh tế vận hành, nó không phải là cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội. Nếu quan niệm kinh tế thị như là cơ sở kinh tế thì sẽ đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Dĩ nhiên kinh tế thị trường và chế độ xã hội có mối quan hệ với nhau. Nhưng nó không phải là mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng, cơ sở kinh tế của một xã hội là hệ thống quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ chế độ sở hữu quyết định. Cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội là hệ thốngqsuan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựu trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất .
Ba là; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa xã hộ có thể dung hoà. Cơ sở của hình thành kinh tế thị trường là sự tồn tại những chủ thể kinh tế độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng để họ ra quyết định phi tập trung hoá. Vì vậy trong điều kiện chế độ công hữu xã hộichủ nghĩa cũng có thể thực hiện được thể chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp…
2. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại nước ta.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những tính chất chung của nền kinh tế: nền kinh tế vân động theo những quy luật như quy luật giá trị, quy luật cung cầu quy luật cạnh tranh…nhưng bất cứ nền kinh tế thị trường nào đều cũng hoạt động trong những điều kiện lịch sử nhất định, nên nó bị chi phối bởi điều kiện lịch sử và đặc biệt là chế độ xã hộicủa nước đó, và do đó nó có những đặc điểm riêng phân biệt với nền kinh tế thị trường nước khác do đó nền kinh tế thị trường ở việt Nam có những đặc điểm sau:
-Nền kinh tế dựa trên cơ sở cơ cấu đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước nhà nước làm chủ. Do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta tồn tại ba hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu có những thành phần kinh tế khác nhau, trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta so với nước khác. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế được quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; Bởi lẽ mỗi chế độ xã hội tương ứng với một thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước được coi là một trong những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
-Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thực hiện nhiều hình thức phân phối: phân phối theo kết quả lao độngvà hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào trong sản xuất kinh doanh , và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội , trong đó phân phối theo lao động giữ vai trò quan trọng nhất, cốt lõi nhất.
Như đã biết, mỗi một chế độ xã hội tương ứng với một hình thức phân phối phù hợp với nó. Dưới chủ nghĩa tư bản , phân phối theo nguyên tắc giá trị: đối với người lao động theo giá trị sức lao động, còn đối với nhà tư bản theo giá trị tư bản. Trong chủ nghĩa xã hộicó đặc trưng riêng về sở hữu, co đó có chế độ phân phối cũng có chế độ đặc trưng riêng; phân phối theo lao động là đặc trưng riêng của chủ nghĩa xã hội.
Nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế vì vậy cần thực hiện nhiều hình thức phân phối, chỉ có như vậy mới khai thác hết khả năng của các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế.
- Cơ chế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tức nền kinh tế nước ta vận động theo nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34606.doc