Đề tài Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự

Từ việc nghiên cứu những tồn tại và vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng lao động, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện Luật tố tụng lao động, đưa Luật tố tụng lao động vào giải quyết các tranh chấp lao động kịp thời, chính xác.

Thứ nhất, ngành Toà án cần bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về pháp luật lao động và nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm tham gia xét xử án lao động, vì án lao động là một loại án mới, kinh nghiệm xét xử án lao động chưa nhiều, tố tụng lao động chưa được hiểu đúng và thống nhất. để góp phần giải quyết các tranh chấp lao động, thoả mãn yêu cầu của các bên đương sự, tạo điều kiện ổn định quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ hai, Toà án cũng cần có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Đặc biệt là những quy định về thủ tục hoà giải nói chung và về những điểm khác biệt của tố tụng lao động so với tố tụng dân sự, tránh hiện tượng đồng nhất, dẫn đến việc áp dụng pháp luật tố tụng lao động không đúng.

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể bị thiệt thòi nhưng tranh chấp lao động có thể vẫn không xảy ra... Điều đó còn phụ thuộc vào tương quan cung- cầu giữa các bên trên thị trường và đó là yếu tố khách quan mà cơ quan có thẩm quyền không thể can thiệp. Khoản 1 điều 1 PLTTGQCVALĐ quy định: “Người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, việc yêu cầu toà án giải quyết chỉ là quyền không phải là nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Khi tranh chấp lao động xảy ra, các bên có quyền quyết định có yêu cầu toà án giải quyết hay không giải quyết. Điều này hoàn toàn do các bên tự định đoạt. Trường hợp tranh chấp giữa các bên chỉ là những bất đồng nhỏ hoặc vì những lợi ích lớn hơn mà một hoặc cả hai bên tuy không đạt được thoả thuận chung, không đồng ý với phương án của hội đồng trọng tại những bỏ qua tranh chấp đó, không yêu cầu toà án giải quyết thì toà án cũng không có cơ sở thụ lý vụ án. Nếu yêu cầu toà án giải quyết, các đương sự có quyền được đưa đơn, rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật. Họ cũng có quyền thu thập, cung cấp, bổ sung thông tin, chứng cứ, có quyền tự hoà giải với nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Nhìn chung, toà án chỉ giải quyết các vụ án lao động trên cơ sở đơn yêu cầu của các bên. Tuy nhiên, là cơ quan tư pháp, toà án cũng chủ động giúp các bên hiểu quyền và lợi ích hợp pháp của họ, hướng dẫn các bên cung cấp chứng cứ, hoà giải với nhau... Trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những lao động tàn tật, lao động chưa thành niên hoặc bảo về người lao động trước những vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, viện kiểm sát vẫn có quyền khởi tố vụ án lao động. Điều 28 PLTTGQCVALĐ quy định: “... Đối với những vi phạm pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là người chưa thành niên, người tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, nếu không có ai khởi kiện thì viện kiểm sát khởi tố mà các đương sự thoả thuận được với nhau về phương án giải quyết thì toà án vẫn công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Như vậy, quyền định đoạt của các đương sự được bảo vệ và thực hiện một cách tuyệt đối. Đây là nguyên tắc cơ bản, đặc thù của tố tụng lao động bởi các quan hệ lao động luôn luôn vận động, liên quan đến sự vận động phát triển và sự ổn định của nền kinh tế, của xã hội, thậm chí nó còn liên quan đến môi trường chính trị của một đất nước. Vì thế việc quy định nguyên tắc này nhằm khuyến khích các bên giải quyết các tranh chấp của mình nhanh gọn nhất, hoàn toàn tự chủ trong việc thực hiện quyền của mình. PLTTGQCVADS cũng quy định quyền tự định đoạt của các đương sự tại điều 2, nhưng quyền này được áp dụng hạn chế hơn so với tố tụng lao động. Trong tố tụng dân sự, tại điều 8 và điều 28 PLTTGQCVADS quy định sự tham gia tố tụng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân... Theo đó, chủ thể có quyền khởi kiện rộng hơn và phạm vi các vụ việc thuộc thẩm quyền khởi kiện của các chủ thể này hiện cũng rộng hơn, nghĩa là quyền tự định đoạt của đương sự thực hiện không triệt để, không tuyệt đối như trong tố tụng lao động. Hơn nữa, trong tố tụng lao động, thủ tục hoà giải được áp dụng đối với mọi loại tranh chấp, trước và tại phiên toà. Quy định này cho phép các đương sự tự lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp. Trong tố tụng dân sự, một số việc không áp dụng thủ tục hoà giải mà khởi kiện luôn tại toà; các bên bắt buộc phải tuân thủ quy định này (Điều 43 PLTTGQCVADS) mà không được chọn phương án khác. Đặc biệt trong tố tụng lao động, các bên có nghĩa vụ chủ động chứng minh, toà án không có nghĩa vụ chủ động điều tra. Đây là quy định thể hiện rõ quyền tự định đoạt của đương sự, họ tự định đoạt quyền và lợi ích mà họ sẽ được hưởng thông qua những tài liệu, chứng cứ xác thực mà họ cung cấp cho toà án. Ngược lại, trong tố tụng dân sự, toà án có nghĩa vụ điều tra, xác định sự thật của vụ án, do đó quyền tự định đoạt của đương sự hạn chế hơn. Như vậy, tố tụng lao động đảm bảo quyền tự định đoạt cho các bên rộng rãi hơn, triệt để hơn tố tụng dân sự. Thứ hai, nguyên tắc xét xử các vụ án lao động công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật (Điều 6 PLTTGQCVALĐ). Khi xét xử các vụ án lao động phải đảm bảo tính công khai. Toà án phải công khai về thời gian, địa điểm xét xử để mọi người đều có thể đến dự phiên toà, tạo điều kiện cho nhân dân tìm hiểu pháp luật, góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Trong tố tụng dân sự, tính công khai, khách quan đòi hỏi ở mức độ cao hơn, đảm bảo đúng sự thật; bởi lẽ, toà án có nghĩa vụ điều tra hoặc có thể uỷ thác điều tra, bằng mọi cách tìm ra sự thật vụ án. Ngược lại, trong tố tụng lao động, toà án không có nghĩa vụ điều tra, các đương sự phải tự chứng minh, vì vậy, nhiều trường hợp tính khách quan không được đảm bảo triệt để do điều kiện chứng minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của các bên là khác nhau. Một đòi hỏi quan trọng trong công tác xét xử các vụ án lao động là phải kịp thời, nhanh chóng để ổn định đời sống người lao động và nhịp độ sản xuất kinh doanh trong đơn vị và trên toàn xã hội. Vì vậy, các quy định về thời hạn tố tụng rất ngắn - ngắn hơn nhiều so với tố tụng dân sự (vấn đề này sẽ được phân tích ở phần sau). Do đặc điểm, tính chất của quan hệ pháp luật lao động, do hậu quả của các tranh chấp lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể, ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất của doanh nghiệp và nhiều trường hợp còn tác động đến cả nền kinh tế nên một đòi hỏi bức thiết là phải giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, kịp thời. Đòi hỏi này được tuân thủ như một nguyên tắc, từ đó dẫn đến sự khác biệt với tố tụng dân sự. Nguyên tắc cuối cùng mang tính đăc thù, riêng biệt của tố tụng lao động, đó là nguyên tắc “có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp”. Thực tế, đây là nguyên tắc được quy định tại điều 158 Bộ luật lao động, chưa được cụ thể hoá trong pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Nhưng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, việc tuân thủ nguyên tắc này là hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, nó cần phải được cụ thể hoá trong pháp lệnh. Giải quyết vụ án lao động có sự tham gia của đại diện các bên đương sự là một nguyên tắc quan trọng của tố tụng lao động, đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn. Đối với những vụ án mà tổ chức công đoàn không khởi kiện thì công đoàn có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát, cung cấp các tài liệu, chứng cứ hoặc ý kiến về vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đại diện của ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể được toà án mời tham dự phiên họp hoà giải, tham gia phiên toà và có thể được phát biểu ý kiến (Điều 23 PLTTGQCVALĐ). Tổ chức công đoàn với vai trò bảo vệ quyền lợi của người lao động nên sự tham gia tố tụng của tổ chức này là không thể thiếu được. Đại diện của các bên thường là người am hiểu pháp luật, hiểu rõ khả năng, điều kiện của các bên và khắc phục được sự không thiện chí giữa các bên tranh chấp. Do đó, sự tham gia tố tụng của đại diện các bên rất có ý nghĩa trong việc giải quyết các vụ án lao động. Nó giúp cho việc giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được triệt để hơn, hàn gắn được quan hệ lao động, mang lại sự đoàn kết cần thiết trong quan hệ lao động. Tố tụng lao động và tố tụng dân sự đều giống nhau ở các nguyên tắc chung. Nhưng do đặc chung của từng ngành luật, do loại quan hệ mà chúng điều chỉnh có sự khác nhau nên giữa chúng tồn tại một số nguyên tắc khác nhau. Những nguyên tắc này có thể khác nhau về nội dung, hoặc khác nhau về mức độ thể hiện, mức độ áp dụng. 2.2. Người tham gia tố tụng Người tham gia tố tụng trong tố tụng dân sự có sự khác biệt với người tham gia tố tụng trong tố tụng lao động. Điều 19 PLTTGQCVADS quy định: “Các đương sự là công dân, pháp nhân tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì người có quyền lợi được bảo vệ có thể được tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn. Khoản 2 điều 22 PLTTGQCVADS quy định “... Pháp nhân tham gia tố tụng thông qua người lãnh đạo của mình hoặc người được pháp nhân uỷ quyền bằng văn bản”. Ngược lại, điều 19 PLTTGQCVALĐ có quy định hệ thống các đương sự tham gia tố tụng lao động như sau: Người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Đương sự là cá nhân có thể tự mình hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động Đương sự là tập thể lao động thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng thông qua đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Người sử dụng lao động là tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng thông qua người đại diện pháp luật hoặc theo uỷ quyền. Trong trường hợp công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện thì phải cung cấp tài liệu, chứng cứ và có quyền, nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn; ban chấp hành công đoàn cơ sở của tập thể lao động có lợi ích cần được bảo vệ phải tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn” Hệ thống tham gia tố tụng lao động rất phong phú, lần đầu tiên xuất hiện đương sự là một tập thể lao động. Các đương sự trong vụ án lao động là các bên tranh chấp lao động. Tuy nhiên, các bên tham gia vào vụ tranh chấp không chỉ đơn thuần là hai bên của quan hệ lao động mà còn gồm cả chủ thể khác là tập thể lao động. Tập thể lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng thông qua đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở. Tuỳ từng tính chất tranh chấp mà các đương sự có thể được đưa vào quá trình giải quyết theo từng cặp đối xứng là: Người lao động - Người sử dụng lao động hoặc; Người sử dụng lao động - Tập thể lao động Như vậy, đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp nhân chung chung mang tư cách cá nhân họ hoặc đại diện cho pháp nhân trong quan hệ tố tụng dân sự. Ngược lại, đương sự trong tố tụng lao động không phải là cá nhân, pháp nhân chung chung mà tư cách đương sự luôn gắn với tư cách của họ trong quan hệ lao động: người lao động hoặc người sử dụng lao động. Đương sự trong vụ án lao động chỉ có thể là cá nhân hoặc tập thể trực tiếp tham gia quan hệ lao động đó và có quyền lợi bị xâm phạm. Một điều đặc biệt trong tố tụng lao động là hành vi của tổ chức công đoàn trong việc khởi kiện. Tổ chức công đoàn là một tổ chức chính trị- xã hội. Nếu tổ chức công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vì lợi ích của tập thể lao động thì công đoàn cơ sở phải tham gia tố tụng với “tư cách nguyên đơn” vì công đoàn là một tổ chức của người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, tập thể lao động trong doanh nghiệp. Sự tham gia tố tụng của tổ chức công đoàn làm cho cơ cấu người tham gia tố tụng trong lao động khác hẳn với các hình thức tố tụng khác. Thêm vào đó là sự ghi nhận của luật về tư cách đương sự của một tập thể (tập thể lao động với tư cách đương sự, các quyền và nghĩa vụ tố tụng được thực hiện thông qua đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở). Như vậy, về mặt lý luận, trong tố tụng lao động tồn tại tư cách đương sự là một tập thể người. Sở dĩ, tồn tại các loại đương sự này là do trong quan hệ pháp luật lao động không chỉ tồn tại quan hệ giữa người lao động với chủ sử dụng lao động mà còn có quan hệ giữa chủ sử dụng lao động với tập thể lao động. Quyền và lợi ích của cá nhân người lao động là thống nhất với quyền và lợi ích của cả tập thể lao động. Hơn nữa, chủ sử dụng lao động và tập thể lao động còn có mối ràng buộc trong việc xây dựng và thực hiện thoả ước lao động tập thể, trong việc chăm lo quyền và lợi ích của các tập thể lao động, trong việc giữ vững và ổn định môi trường doanh nghiệp, tạo điều kiện lao động tốt nhất. Người sử dụng lao động và người lao động ở hai vị trí khác nhau. Người lao động thường bị rơi vào “thế yếu”. Họ không có điều kiện am hiểu pháp luật, không thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ cho người lao động. Vì thế, khi có tranh chấp lao động xảy ra, sự tham gia của tổ chức công đoàn là một tất yếu. 2.3. Thẩm quyền của toà án Theo nghĩa rộng, thẩm quyền của toà án là những quyền năng mà pháp luật quy định cho toà án được giải quyết những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ xã hội. Trong tố tụng dân sự, thẩm quyền của toà án được quy định tại điều 10 PLTTGQCVADS. Theo đó, toà án sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự khi có yêu cầu của cá nhân, pháp nhân theo trình tự do pháp luật quy định. Thẩm quyền của toà dân sự rộng hơn toà lao động. Toà dân sự có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự và việc dân sự. Còn toà lao động chỉ giải quyết các tranh chấp lao động, nghĩa là phải có sự tranh chấp, sự bất đồng giữa các bên và có yêu cầu toà án giải quyết. Trong tố tụng lao động, thẩm quyền của toà án là thẩm quyền có điều kiện hẹp hơn tố tụng dân sự nhiều. Thẩm quyền có điều kiện có nghĩa là những tranh chấp mà toà án có quyền xét xử nhưng trước khi toà án thụ lý giải quyết thì phải do một cơ quan khác giải quyết. Trong trường hợp cơ quan đó giải quyết mà không có kết quả thì toà án mới được thụ lý giải quyết. Thẩm quyền có điều kiện chỉ áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp lao động, bởi vì khi tranh chấp lao động phát sinh, việc khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đến đời sống của người lao động. Cải thiện và duy trì tốt quan hệ lao động là mục tiêu và yêu cầu hàng đầu đối với việc giải quyết tranh chấp lao động. Chính vì lẽ đó mà Bộ luật lao động quy định giải quyết bằng hoà giải ở cơ sở và trọng tài là thủ tục bắt buộc đối với hầu hết các tranh chấp lao động trước khi khởi kiện tại toà án. Thủ tục hoà giải bắt buộc trước khi khởi kiện tại toà cũng là một đặc trưng và có nhiều điểm khác hoà giaỉ trong tố tụng dân sự (phân tích ở mục sau). Tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân theo thủ tục tố tụng lao động có đặc điểm là những tranh chấp về hợp đồng lao động, bởi vì Bộ luật lao động chủ yếu áp dụng đối với quan hệ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động với người làm công ăn lương theo chế độ hợp đồng lao động. Thẩm quyền của toà án trong tố tụng lao động là thẩm quyền có điều kiện, nó bị chi phối bởi Bộ luật lao động, PLTTGQCVALĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. 2.4. Thành phần hội đồng xét xử phiên toà sơ thẩm Khoản 1, điều 16 PLTTGQCVADS quy định: “Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân”. Trong khi đó, khoản 1 điều 16 PLTTGQCVALĐ quy định: “Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và một hội thẩm”. Tại sao lại có sự khác nhau trong cơ cấu thành phần hội đồng xét xử trong khi việc xét xử các tranh chấp lao động và dân sự đều tuân theo nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền...? Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án (khoản 1, điều 1 Pháp lệnh về phẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân). Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án. (khoản 2, điều 1 Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân). Như vậy, một người muốn trở thành thẩm phán thì phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định và phải có trình độ pháp lý. Hội thẩm nhân dân thường là người có uy tín ở địa phương, những thành viên của tổ chức xã hội, công nhân viên chức nhà nước, quân nhân... chỉ được bồi dưỡng về nghiệp vụ chứ không qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp về luật học. Nói cách khác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán hơn hẳn hội thẩm nhân dân, bởi vì thẩm phán là người hoạt động chuyên trách còn hội thẩm nhân dân là người hoạt động kiêm nhiệm. Trong khi đó đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ pháp luật lao động là khác nhau, yêu cầu xét xử đặt ra cũng khác nhau. Mặc dù, quan hệ lao động và tranh chấp lao động cũng có yếu tố dân sự nhưng về mặt bản chất nó là một loại “quan hệ dân sự đặc biệt”. Quan hệ lao động chủ yếu diễn ra giữa người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở hợp đồng lao động. Do vậy, việc xét xử các tranh chấp đòi hỏi những thẩm phán có trình độ chuyên môn cao, giải quyết án kịp thời, tránh trường hợp kéo dài gây ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác. Quan hệ lao động là một quan hệ rất “nhạy cảm”. Sự gián đoạn của quan hệ này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cả nền kinh tế - xã hội. Tại thời điểm xây dựng PLTTGQCVALĐ, tranh chấp lao động là một loại tranh chấp mới, việc giải quyết quyền và lợi ích của các bên rất phức tạp nên đòi hỏi những người có trình độ pháp lý cao. Ngược lại, quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ đa dạng, phức tạp. Nó bao gồm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Yếu tố “tài sản” và “nhân thân phi tài sản” bị chi phối bởi nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Các tranh chấp dân sự phát sinh từ các mâu thuẫn có thể là rất nhỏ nhặt trong đời sống dân sinh thường ngày, cho nên chỉ những người hiểu dân, gắn bó với dân mới có thể giải quyết tốt mâu thuẫn của dân, làm thoả mãn lòng dân. Chế định hội thẩm thoả mãn yêu cầu này vì hội thẩm nhân dân là người gần gũi, hiểu biết về tâm tư, tình cảm, cuộc sống của các đương sự, thể hiện ý chí của nhân dân nên có thể đưa được các tư tưởng, suy nghĩ của quần chúng vào quá trình xét xử. Nhờ vậy mà việc xét xử đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy mà các nhà làm luật đưa ra những quy định khác nhau về thành phần hội đồng xét xử ở phiên toà sơ thẩm vụ án lao động và vụ án dân sự. Về quy định này còn nhiều ý kiến khác nhau, song xu hướng nâng cao tỷ lệ thành viên chuyên trách công tác xét xử đã được thực hiện trong những năm gần đây nhằm đảm bảo việc xét xử được chính xác hơn, nhanh gọn hơn phù hợp với yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp lao động. Quy định này cũng không ảnh hưởng đến việc bảo đảm tính nhân dân trong hoạt động xét xử của toà án. Bởi vì, quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi thảo luận và quyết định về vụ án hội thẩm vẫn được quyền bảo lưu ý kiến của mình. 2.5. Điều kiện thụ lý vụ án Do bản chất của tranh chấp lao động và tranh chấp dân sự khác nhau nên trình tự giải quyết các tranh chấp cũng khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ngay ở giai đoạn thụ lý vụ án và điều kiện thụ lý vụ án. Đối với tranh chấp dân sự, các bên tranh chấp có thể kiện, yêu cầu toà án giải quyết ngay sau khi tranh chấp xảy ra. Việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết tuân theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định tại PLTTGQCVADS. Đối với tranh chấp lao động, chỉ trừ một số loại tranh chấp các bên có thể khởi kiện ngay (đó là tranh chấp về việc kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động), còn tất cả các tranh chấp khác bắt buộc các bên phải yêu cầu hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động (quận) huyện tiến hành hoà giải. Chỉ khi nào hoà giải không thành, các bên mới được kiện ra toà. Khi đó, trình tự tố tụng tại toà án mới bắt đầu. Theo hướng dẫn tại công văn số 40/KHXX ngày 6/7/96 của Toà án nhân dân tối cao, đối với những tranh chấp không bắt buộc phải qua hoà giải nhưng nếu các bên có yêu cầu thì hội đồng hoà giải lao động cơ sở và hoà giải viên vẫn tiến hành hoà giải; và khi đã yêu cầu hoà giải thì các bên chỉ được đưa đến toà án khi hoà giải không thành. Riêng đối với tranh chấp lao động tập thể thì sau khi hội đồng hoà giải cơ sở hoà giải không thành, các bên phải yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Khi không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tại thì các bên mới có thể yêu cầu toà án giải quyết. Như vậy, hoạt động hoà giải tại hội đồng hoà giải lao động cơ sở và trọng tài lao động cấp tỉnh là điểm phân biệt điều kiện thụ lý vụ án lao động và vụ án dân sự. Điều kiện thụ lý vụ án lao động chặt chẽ hơn, ưu tiên áp dụng phương pháp hoà giải vì mục đích hàn gắn quan hệ lao động sau tranh chấp. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự đơn giản hơn, chỉ cần có tranh chấp xảy ra, tranh chấp thuộc thẩm quyền toà dân sự và nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí là vụ án được thụ lý. Tranh chấp lao động thường xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp, giữa hai bên tranh chấp đã có sự hiểu biết lẫn nhau, có quan hệ lợi ích gắn bó với nhau. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả hai chủ thể này. Vì lợi ích chung, vị sự lớn mạnh của doanh nghiệp, đòi hỏi hai bên pahỉ có sự phối hợp hài hoà cùng ngồi lại với nhau thoả thuận, thương lượng và giải quyết những bất đồng. Đảm bảo yếu tố thời gian và giữ vững môi trường lao động trong doanh nghiệp, giữ gìn mối quan hệ hoà bình, hợp tác , cảm thông, chia sẻ giữa các bên. Do vậy trình tự giải quyết tranh chấp lao động không thể thiếu thủ tục hoà giải. 2.6. Thời hạn tố tụng Thời hạn tố tụng là khoảng thời gian do pháp luật quy định. Trong khoảng thời gian này toà án hoặc người tham gia tố tụng khác được thực hiện hoặc phải hoàn thành một công việc, một giai đoạn xét xử, một cấp xét xử hoặc chấp dứt việc giải quyết vụ án. Việc quy định thời hạn tố tụng của tố tụng dân sự và tố tụng lao động cũng rất khác nhau. Các loại thời hạn tố tụng trong lao động đều ngắn hơn các loại thời hạn tố tụng trong dân sự. Điều 36 PLTTGQCVALĐ có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử. Theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 40 ngày, xét xử tại toà án nhân là 55 ngày đối với giai đoạn sơ thẩm, 30 ngày đối với xét xử phúc thẩm. Điều 61 PLTTGQCVALĐ quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, thời hạn kháng cáo là 10 ngày kể từ ngày toà tuyên án hoặc ra quyết định; nếu đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho đương sự hoặc được niêm yết tại trụ sở uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn nơi đương sự cư trú hoặc nơi có trụ sở nếu đương sự là pháp nhân. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là 10 ngày kể từ ngày toà tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị được tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhân được bản sao bản án, quyết định của toà án. Nếu kháng cáo, kháng nghị quá hạn vì trở ngại khách quan thì thời hạn kháng cáo là 10 ngày, kháng nghị là 7 ngày kể từ ngày trở ngại không còn nữa. Ngược lại, các loại thời hạn tố tụng dân sự đều dài hơn. Điều 47 PLTTGQCVADS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc việc điều tra gặp nhiều khó khăn thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 6 tháng. Điều 59 PLTTGQCVADS quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày toà tuyên án hoặc ra quyết định. Đối với đương sự vắng mặt thì thời hạn này tính từ ngày bản án được giao cho hoặc được niêm yết tại trụ sở uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đương sự cư trú. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày toà tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án hoặc quyết định của toà án. Nếu kháng cáo, kháng nghị quá hạn mà có lý do chính đáng thì thời hạn là 15 ngày kể từ ngày trở ngại cho việc kháng cáo không còn nữa. Từ nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động nhanh gọn, kịp thời mà tất cả các loại thời hạn đều được rút ngắn. Việc quy định này là hợp lý, do trình tự tố tụng lao động khác dân sự, thẩm quyền của toà là thẩm quyền có điều kiện, trước khi khởi kiện đến toà, hai bên tranh chấp đã trải qua một quá trình hoà giải ở có sở, ở trọng tài. Việc này đã gây ra nhứng phí tổn, gây ra sự ngưng trệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, mong muốn của các bên là kết thúc nhanh gọn vụ việc, sớm đưa quan hệ lao động trở lại bình thường. Để thực hiện tốt nguyên tắc xét xử này, cũng như đảm bảo được các thời hạn tố tụng đòi hỏi tất cả các bên đều phải nỗ lực, tự nguyện. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc quy định thời hạn tố tụng lao động ngắn hơn thời hạn tố tụng dân sự là do mối quan hệ giữa quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác cũng như tắc động của quan hệ lao động đối với sự ổn định, sự phát triển bình thường của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Một tranh chấp lao động kéo dài, không được giải quyết thoả đáng sẽ gây ra tâm lý bất ổn cho người lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động, gây tốn kém cho các bên do phải theo hầu tòa, án phí tăng lên... Sự giám sát quá trình xét xử của Viện kiểm sát là không thể thiếu. Việc quy định thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên ngắn như vậy càng làm tăng vai trò và trách nhiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0042.doc
Tài liệu liên quan