Đề tài Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

 

 

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM 1

1.1.Khái niệm 1

1.2.Các hình thức đầu tư 1

1.2.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp 1

1.2.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp 2

1.2.3 Hình thức tín dụng quốc tế 2

1.3. Vai trò của đầu tư quốc tế đối với sự phát triển kinh tể của Việt Nam 3

1.4. Những vấn đề đã và đang gặp phải trong quá trình thu hút đầu tư quốc tế của Việt Nam 6

1.5. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc thu hút FDI 7

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MẤT CÂN ĐỐI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 11

2.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam 11

2.2. Tổng quan về tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam 1988 - 9/2010 20

2.2.1. Dự án FDI được cấp phép đầu tư từ 1988 đến 9/2010 20

2.2.2. Tình hình tăng vốn đầu tư (1988 - 9th/2010) 22

2.2.3. Quy mô dự án 23

2.3. Thực trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư quốc tế của Việt Nam 24

2.3.1 Mất cân đối theo các hình thức đầu tư trực tiếp FDI 24

2.3.1.1 Thực trạng 24

2.3.1.2 Hậu quả 25

2.3.1.3 Nhân tố ảnh hưởng 25

2.3.1.4 Giải pháp 26

2.3.2 Mất cân đối theo ngành nghề 26

2.3.2.1 Thực trạng 26

2.3.2.2 Hậu quả 33

2.3.2.3 Nhân tố ảnh hưởng 33

2.3.2.4 Giải pháp 34

2.3.3 Mất cân đối theo địa bàn đầu tư 37

2.3.3.1 Thực trạng 37

2.3.3.2 Hậu quả 39

2.3.3.3 Nguyên nhân 39

2.3.3.4 Giải pháp 39

2.3.4 Mất cân đối theo vốn đăng kí với vốn hiện thực 40

2.3.4.1 Thực trạng 40

2.3.4.2 Hậu quả 42

2.3.4.3 Giải pháp 43

2.3.5 Mất cân đối giữa các dự án thâm dụng lao động với các dự án có hàm lượng công nghệ cao 43

2.3.5.1 Thực trạng 43

2.3.5.2 Hậu quả 46

2.3.5.3 Nhân tố ảnh hưởng 47

2.3.5.4 Giải pháp 48

2.3.6 Mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư từ đối tác 48

2.3.6.1 Thực trạng 48

2.3.6.2 Hậu quả 53

2.3.6.3 Giải pháp 53

 

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG MẤT CÂN ĐỐI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 57

3.1. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết tình trạng mất cân đối trong thu hút FDI 57

3.2 Giải pháp chung khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 58

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc60 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó có quan hệ hữu cơ với hiệu quả kinh tế xã hội, với đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. thời gian qua, không thể phủ nhận vai trò của FDI đã đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, tiếp theo đó là lĩnh vực dịch vụ, số vố còn lại đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp và các ngành khác. Bảng FDI vào Việt Nam theo ngành. Lĩnh vực trong giai đoạn 1988 - 2009 Ngành nghề Số dự án tỷ lệ (%) Vốn đăng ký (triệu USD) tỷ lệ (%) Công nghiệp chế biến 7475 59.4 88579.5 45.6 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 1867 14.8 45505.7 23.4 Khách sạn và nhà hàng 379 3.0 19402.8 10.0 Công nghiệp khai thác mỏ 130 1.0 10980.4 5.6 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 554 4.4 8435.3 4.3 Xây dựng 521 4.1 7964.4 4.1 Nông nghiệp và lâm nghiệp 575 4.6 3837.7 2.0 HĐ văn hóa và thể thao 129 1.0 2838 1.5 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 72 0.6 2231.4 1.1 Tài chính, tín dụng 69 0.5 1103.7 0.6 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 322 2.6 1041.6 0.5 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 73 0.6 1033.3 0.5 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 118 0.9 658.3 0.3 Thủy sản 163 1.3 541.4 0.3 Giáo dục và đào tạo 128 1.0 275.8 0.1 Tổng 12575 100 194429.3 100 (Nguồn tổng cục thống kê) Biểu đồ: Cơ cấu vốn FDI theo các ngành nghề 1988-2009: Nhận xét: Ta thấy sự đầu tư vào các ngành nghề kinh tế không đều nhau. Ngành công nghiệp chế biến là ngành có lượng vốn đầu tư cao nhất gần 89 tỷ USD chiếm 46% tổng lượng vốn FDI. Tiếp theo là các ngành liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn với tổng vốn là 46 tỷ USD chiếm 23% . Sau đó là là lĩnh vực nhà hàng khách sạn chiếm 10%. Mặc dù ngành nông nghiệp là ngành chiếm số đông lao động nhưng lượng vốn đầu tư lại rất ít chỉ có 3,9 tỷ và chiếm 2%. a. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành. Tính đến hết năm 2009, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Bảng FDI phân bổ các ngành công nghiệp từ 1988 đến 2009: Chuyên ngành Số dự án Tỷ lệ (%) Vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ lệ (%) CN nặng 2404 33.2 38546 35.8 CN thực phẩm 753 10.4 31878 29.6 CN nhẹ 3520 48.6 19378 18.0 CN dầu khí 45 0.6 9758 9.1 Xây dựng 521 7.2 7964 7.4 Tổng 7243 100 107524 100 (Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài) Biểu đồ : Cơ cấu vốn FDI các ngành công nghiệp1988-2009 Ta thấy, FDI đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các ngành công nghiệp mới và cơ cấu kinh tế, kỹ thuật của công nghiệp, chiếm tỷ trọng khá lớn trong một số ngành công nghiệp như ngành công nghiệp dầu khí, điển tử, xe máy, ô tô, xi măng… FDI trong các ngành công nghiệp và xây dựng là một kênh quan trọng để chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam , qua đó chúng ta có thể học hỏi được các phương thức quản lý tiên tiến, cách tiếp cận thị trường và đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ hơn 1 triệu lao động có tay nghề cao và thu nhập ngày càng tăng. FDI trong công nghiệp và xây dựng đã du nhập vào nước ta một số phương thức phân phối mới như mua hàng trả góp, cung ứng hàng hóa tại nhà, góp vốn đầu tư nhà ở… qua đó hình thành các tập quán mới trong cung ứng hàng hóa trên thị trường Việt Nam- đây là một thành tựu đáng ghi nhận. tuy nhiên FDI trong một số ngành bắt đầu thể hiện sự mất cân đối, kém hiệu quả được thể hiện trong một số ngành dưới đây: Hiện cả nước có 249 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích hơn 63.000 ha, trong đó có 38.858 ha cho thuê, đạt 61,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020 cả nước sẽ thành lập mới 106 khu công nghiệp với diện tích hơn 50.000 ha và mở rộng 26 khu công nghiệp với diện tích gần 6.000 ha. Phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư trên 45 – 50 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 50%, thu hút khoảng 2,1 – 2,2 triệu lao động. Trong giai đoạn 2020, hoàn thiện cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ, với tổng diện tích 120.000 ha, đưa giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 25% GDP cả nước. Xét về mất cân đối nghiêm trọng trong phát triển công nghiệp của các địa phương nhiều năm qua: ngành công nghiệp chế biến (chế biến lương thực, thủy hải sản, thức ăn gia súc) chiếm phần lớn giá trị của toàn ngành; các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chưa phát triển được bao nhiêu. Riêng công nghiệp chế biến, trình độ mới chỉ dừng lại sơ chế, tỷ lệ chế biến chuyên sâu chưa cao, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, chi phí trung gian còn lớn. Ví như ở tỉnh An Giang, trình độ công nghệ của các cơ sở công nghiệp chế biến ở tỉnh này, kể cả các nhà máy mới xây, chủ yếu dừng lại ở khả năng làm phi-lê đông lạnh tươi, chưa có sự đột phá mới về công nghệ. Khu công nghiệp là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, thống kê cho thấy các khu cụm công nghiệp thu hút khoảng 50% tổng nguồn vốn FDI.. Việc phát triển khu công nghiệp chưa gắn kết với tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhiều khu công nghiệp được thành lập nhưng thu hút đầu tư kém, sản phẩm làm ra nghèo nàn không tương xứng với quy hoạch. Việc đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư… bất cập dẫn đến nhiều khó khăn cho người dân. Ngoài ra, còn nhiều bất cập về đất đai và hạ tầng kỹ thuật của khu cụm công nghiệp cũng như giải phóng mặt bằng, kết cấu hạ tầng xã hội… đã làm hạn chế việc tiếp nhận và đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được cấp phép đầu tư. Hầu hết các khu cụm công nghiệp đều đa ngành nghề, hay nói khác hơn việc thành lập khu cụm công nghiệp đơn giản chỉ là gom doanh nghiệp lại một chỗ để… quản lý. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng khu cụm công nghiệp không tạo ra trong chuỗi giá trị chung của địa phương và vùng. Cấu trúc ngành nghề của khu cụm công nghiệp quá đa dạng, như các ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc (chiếm hơn 50%); ngành dệt may, da giày sử dụng nhiều lao động; khai thác, chế biến từ nguyên liệu nông-lâm-thủy sản; tỷ lệ xuất khẩu cao nhưng gia công là chính, giá trị gia tăng thấp. Đáng lưu ý, các khu cụm công nghiệp có dự án quy mô vốn lớn, công nghệ hiện đại chỉ chiếm khoảng 5%-6%, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghệ cao như điện, điện tử, vật liệu mới. b. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn. Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD, Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta. Trong những năm qua, tuy tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có xu hướng giảm dần, nhưng về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế và xã hội trong tiến trình phát triển đất nước. Ðây là địa bàn tập trung hơn 70% dân cư cả nước, nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị có xuất thân từ nông thôn, cuộc sống vẫn gắn liền với nông thôn. Nông thôn cũng là địa bàn tập trung đại bộ phận những người nghèo trong xã hội. Tình trạng suy giảm kinh tế, sự biến động thất thường của thị trường trong nước và thế giới, thiên tai, dịch bệnh diễn ra ở phạm vi lớn, với cường độ mạnh... làm cho sản xuất và đời sống của nông dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn ở mức thấp xa so với yêu cầu. Trong giai đoạn 1997-2006, tỷ trọng đầu tư nông nghiệp chỉ chiếm có 10 đến 15% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước, đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp đã giảm từ 13,8% năm 2000 xuống 7,5% năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp cũng chỉ chiếm khoảng 3 đến 4% tổng số dự án và tổng vốn đăng ký. Bảng FDI phân bổ trong nông lâm, ngư nghiệp từ 1988 đến 2009: Nông,lâm ngư nghiệp Số dự án Tỷ lệ(%) Vốn đăng ký ( triệu USD) Tỷ lệ(%) Nông,lâm nghiệp 575 77.9 3837.7 87.6 Thủy sản 163 22.1 541.4 12.4 Tổng 738 100.0 4379.1 100.0 (Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài) Trong giai đoạn từ 1988 đến tháng 9/2009, đã có 8.058 dự án FDI được triển khai ở Việt Nam. Lượng vốn đầu tư trong gần 20 năm đạt đến con số 72,86 tỉ USD nhưng cho đến thời điểm 9/2007 mới chỉ thực hiện được khoảng 42,5% – một hiệu suất không hề cao. Nếu bổ ra theo các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì càng thấy rõ. c. Lĩnh vực dịch vụ: Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Bảng FDI phân bổ trong ngành dịch vụ trong giai đoạn 1988- 2009: Chuyên ngành Số dự án Tỷ lệ(%) Vốn đăng ký Tỷ lệ(%) KD bất động sản 315 9.5 40117.9 53.7 Du lịch - Khách sạn 379 11.4 19402.8 26.0 Giao thông vận tải-Bưu điện (bao gồm cả dịch vụ logistics) 554 16.7 8435.3 11.3 Tài chính – ngân hàng 69 2.1 1103.7 1.5 Văn hoá - y tế – giáo dục 448 13.5 275.8 0.4 Dịch vụ khác (giám định, tư vấn, trợ giúp pháp lý, nghiên cứu thị trường) 1552 46.8 5387.8 7.2 Tổng 3317 100 74723.3 100 (Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài) Biểu đồ: Cơ cấu vốn FDI trong ngành dịch vụ 1988-2009 Khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Càng về sau, trong thời gian gần đây thì vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản tăng cao. Năm 2007, đầu tư bất động sản chiếm khoảng 25% tổng vốn đăng ký, con số này của năm 2008 là 36,8% và của sáu tháng đầu năm 2009 cũng hơn 60% tổng vốn đăng ký (tương đương 5,92 tỉ USD). Có thể nói rằng, lĩnh vực kinh doanh bất động sản là nhân tố quan trọng nhất góp phần tăng nhanh FDI vào nước ta. 2.3.2.2. Hậu quả Nền kinh tế phát triển khập khiểng. Chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp chế biến lãng quên ngành nông nghiệp của nước nhà sẽ làm tỷ lệ người thất nghiệp ở nông thôn lên cao. Họ buộc phải lên thành phố gia nhập vào các khu công nghiệp, làm cho khu vực thành thị tăng dân số, tệ nạn xã hội lan tràn, ô nhiễm môi trường, đời sống nhân dân cơ cực. Ngoài ra, chiến lược phát triển không song hành với chất lượng cuộc sống. GDP có cao nhưng mặt bằng dân trí thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với mức bình quân cả nước thì đây là điều đáng lo ngại. 2.3.2.3. Nhân tố ảnh hưởng a. Nhân tố khách quan: - Khả năng sinh lợi của chính ngành đó. Lĩnh vực, Dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. : Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, đến nay đã có 162 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 38.800 ha và 74 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích gần 14.800 ha. Các khu công nghiệp phân bố ở 61 tỉnh thành với tỷ lệ diện tích lấp đầy gần 48% và đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngoài với tông vốn đầu tư đăng ký 46,9 tỷ USD (chiếm 30% về sồ dự án và 25% về vốn đầu tư của cả nước) và 3.200 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 254.000 tỷ đồng. Hiện cả nước có 1,34 triệu lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2009, các doanh nghiệp khu công nghiệp đã tạo ra 12,2 tỷ USD và 67,9 tỷ đồng doanh thu, xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2.600 tỷ đồng, nộp ngân sách 689 triệu USD và 4.000 tỷ đồng. - Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tại một số nơi, việc phát triển các khu công nghiệp đã tạo ra các khu dân cư lân cận cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất, tạo tiền đề hình thành các cụm đô thị - sản xuất – dịch vụ liên kết, hỗ trợ phát triển. Các khu công nghiệp đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư vào Việt Nam như Canon, Samsung, Formosa... Trình độ công nghệ của các dự án đầu tư ngày càng nâng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến với lao động chất lượng cao, phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng. b. Nhân tố chủ quan: - Trình độ quản lý yếu kém ở nhiều cấp chính quyền địa phương và ngành kinh tế, những thủ tục hành chính rườm rà, nạn tham nhũng, thiếu minh bạch và tốc độ giải ngân các dự án đầu tư. - Yếu kém của nguồn nhân lực trong chính ngành đó - Tỷ lệ thiết bị hiện đại của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở khu vực chú trọng phát triển công nghiệp chế biến còn rất thấp, đa số chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số công đoạn sản xuất chủ yếu. - Ở ngành nông nghiệp, khả năng thanh toán thấp, người tiêu dùng thường tính toán hết sức chặt chẽ cho mỗi khoản chi tiêu; nhu cầu phổ biến là các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Theo đó, kích cầu tiêu dùng ở nông thôn là vấn đề hết sức phức tạp. 2.3.2.4 Giải pháp: a. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Các khu công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, chúng ta cần có định hướng, kế hoạch để phát triển các khu công nghiệp một cách bền vững. Nói cách khác, cần phải đổi mới hơn 80% thiết bị mới nâng cao đáng kể sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, quy mô phát triển khu cụm công nghiệp. Từ đó tiến hành định vị hướng đầu tư, từng giai đoạn phát triển… tránh tình trạng dàn trải, nóng vội, thiếu định hướng gây lãng phí. Trong quá trình quy hoạch khu cụm công nghiệp nên lựa chọn những địa điểm phù hợp, tránh nơi đất tốt. Do vậy, không phải cứ thành lập là có khu cụm công nghiệp. Quan trọng hơn, các khu cụm công nghiệp trong vùng chưa thúc đẩy được quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Đối với các khu cụm công nghiệp đang trong quá trình xây dựng thì tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên cần mạnh dạn rà soát lại xem còn nơi nào phù hợp với xu thế chung của vùng, của quốc gia hay không? Nếu không cần mạnh dạn bỏ. Xem lại quy chế cấp phép, đăng ký vốn, đặt cọc trước, trong thời gian nhất định nếu nhà đầu tư không triển khai sẽ bị thu hồi giấy phép và mất tiền cọc. Việc này nhằm tránh tình trạng nhà đầu tư chiếm đất rồi để đó, làm khổ nông dân.  Trên cơ sở những định hướng phát triển mang tính bền vững, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần đặc biệt chú trọng tăng cường kết cấu hạ tầng kỹ thuật về giao thông, xây dựng và công nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực. Như vậy, cần xây dựng tầm nhìn và chiến lược phát triển cho vùng, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh để phát huy tiềm năng, thế mạnh, nắm bắt cơ hội và hạn chế tối đa cạnh tranh cục bộ. Việc phát triển các khu công nghiệp cần có định hướng, kế hoạch triển khai cụ thể. Theo đó, cần tuân thủ bốn định hướng: Trước hết, đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp liên hoàn có vai trò dẫn dắt phát triển công nghiệp quốc gia; thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp trên các vùng, tránh quá tập trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển. Bên cạnh đó, phát triển các khu công nghiệp hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển mạnh từ gia công sang công nghiệp chế biến và chế tạo nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh. Mặt khác, không xây dựng phát triển các khu công nghiệp xen lẫn khu dân cư, trên diện tích đất nông nghiệp có năng suất ổn định, hướng các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp. Cuối cùng, phát triển các khu công nghiệp đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài các khu công nghiệp, chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động, giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp. Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, ngay trong năm nay, Bộ Kế hoạch- Đầu tư sẽ xúc tiến thành lập bản đồ số khu công nghiệp. Chỉ cần tra cứu vào bản đồ số khu công nghiệp, nhà đầu tư sẽ có các thông tin cần thiết để quyết định đầu tư vào khu công nghiệp nào. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức. Trong điều kiện hiện nay, nông nghiệp, nông thôn, nông dân phải là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong thụ hưởng gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ. Giành ưu tiên thỏa đáng cho đối tượng này vừa phù hợp những tiêu chí hỗ trợ của Nhà nước, vừa tạo nền tảng ổn định về chính trị - xã hội trong bối cảnh có nhiều biến động về kinh tế - xã hội. Kích cầu về đầu tư, một điều dễ nhận thấy là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn hết sức thấp kém và lại đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ðây là yếu tố cản trở trực tiếp yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn, là yếu tố làm gia tăng khoảng cách chênh lệch cả về kinh tế và văn hóa, xã hội giữa nông thôn và thành thị. Từ đó, đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn phải được xác định là mục tiêu ưu tiên trong kích cầu đầu tư. Các đối tượng cụ thể cần được chú trọng là: Cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nước theo khoa học ở các vùng nông nghiệp trọng điểm; Xây dựng các công trình đê biển, đê sông chống sụt lở đất và ngăn mặn xâm nhập các nguồn nước ngọt; Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, chủ yếu là hệ thống đường liên huyện, liên xã và giao thông nội đồng; Cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện nông thôn..., bảo đảm an toàn trong sử dụng và giảm tổn thất điện năng; Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống trường học nông thôn theo Chương trình kiên cố hóa trường học; Cải tạo và nâng cấp mạng lưới trung tâm y tế dự phòng tuyến xã và các bệnh viện tuyến huyện, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; Mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch ở nông thôn, tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch; Ðầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Khuyến khích đầu tư xây dựng các doanh nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ ở các vùng nguyên liệu tập trung. Tóm lai, đối với ngành công nghiệp: - Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. - Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. b.Lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp: Theo Luật Đầu tư năm 2005, nuôi trồng, chế biến nông, lâm thuỷ sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới là một trong những lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư. Phù hợp chiến lược phát triển ngành, thu hút đầu tư nước ngoài định hướng theo ngành hàng, sản phẩm chủ yếu như sau: - Về trồng trọt và chế biến nông sản, đầu tư nước ngoài tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè... theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến. - Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, đầu tư nước ngoài tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao. - Về trồng rừng - chế biến gỗ, đầu tư nước ngoài tập trung vào các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản. c. Lĩnh vực dịch vụ: - Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác. Với định hướng trên, tiến hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnội dung hoàn chỉnh.doc
  • docBìa.doc
  • docMở đầu - Kết luận.doc
  • docMục lục.doc
  • docPHỤ LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Tài liệu liên quan