Đề tài Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư và những giải pháp khắc phục

Mục lục

Lời mở đầu

Chương 1: Hiểu biết về đầu tư quốc tế 1

1. Khái niệm về đầu tư quốc tế và các hình thức đầu tư quốc tế 2

2. 2. Đầu tư trực tiếp 3

3. 3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số quốc gia 14

Chương 2: Thực trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư quốc tế tại Việt Nam 36

1. Giới thiệu tổng quát về luật đầu tư Việt Nam 36

2. Tình hình đầu tư quốc tế trên thế giới 38

3. Tình hình đầu tư quốc tế tại Việt Nam 45

4. Phân tích thực trạng mất cân đối trong hoạt động thu hút đầu tư quốc tế tại Việt Nam 46

 

* Mất cân đối giữa vốn đăng kí và triển khai 52

 

* Mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ 65

 

* Mất cân đối giữa các ngành 72

 

* Mất cân đối giữa các hình thức FDI 104

 

* Mất cân đối trong thu hút đầu tư các đối tác 117

 

* Mất cân đối giữa thu hút và quản lý. 125

Chương 3: Các giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối trong thu hút đầu tư tại Việt Nam 137

* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa vốn đăng kí và triển khai 138

* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ 140

* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa các ngành 147

* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa các hình thức FDI 151

* Giải pháp khắc phục mất cân đối trong thu hút đầu tư các đối tác 153

* Giải pháp khắc phục mất cân đối giữa thu hút và quản lý. 158

Kết luận 162

 

 

docx160 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự mất cân đối trong thu hút đầu tư và những giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM) công bố bản báo cáo về tác động ô nhiễm của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Theo đó, đứng đầu danh mục ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gây ô nhiễm môi trường là ngành hóa chất, đặc biệt là ngành sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm và hóa chất công nghiệp. Tiếp đó, các nhà máy chế biến kim loại (sắt, thép và kim loại màu) được xem là nguồn góp phần gây ô nhiễm quan trọng đứng thứ hai sau ngành hóa chất. Các nhà máy sản xuất, định hình, xử lý, mạ và gia công cơ khí các loại kim loại, thậm chí cả ngành tái chế kim loại cũng được xếp vào nhóm 30 ngành có tải lượng ô nhiễm cao nhất cùng ngành công nghiệp giấy và bột giấy; sản phẩm gỗ và đồ nội thất. Nghề thuộc da và sản xuất sản phẩm da, đặc biệt là giầy dép da là nhóm ngành công nghiệp có tải lượng ô nhiễm khá lớn. Ngoài ra, các ngành sản xuất sản phẩm gốm, xi măng, đá vôi, thạch cao, mỡ và dầu động thực vật, xà phòng, bột giặt, thiết bị điện và lọc dầu cũng là những ngành có đặc tính dễ gây ô nhiễm. Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ cùng sản xuất giầy dép là những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với môi trường không khí, đất và nước. Tại Việt Nam, chế biến thủy hải sản là ngành có quy mô lớn và tải lượng ô nhiễm cao do mức độ tác động đến môi trường rất lớn.  Nguồn thải từ các ngành công nghiệp trên thường bao gồm bụi mịn (PM-10) và bụi lơ lửng tổng số (TSP)  - hiện đóng góp khoảng 19 phần trăm tổng tải lượng ô nhiễm không khí. Còn chất rắn lơ lửng (TSS) đóng góp 86 phần trăm tổng lượng chất thải gây ô nhiễm nước. Đó là chưa kể đến các hóa chất độc hại (như NH3, H2SO4, HCL…) và các kim loại nặng (như thủy ngân, chì, kẽm…) Nói chung, khi phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, áp lực lên môi trường sinh thái là rất lớn. Chúng ta hẳn chưa quên sự việc của một trong những công ty nước ngoài có mức đóng góp ngân sách cao nhất tỉnh Đồng Nai: Vedan đã “xử lý” nước thải công nghiệp của mình bằng một “hệ thống kép” tinh vi đến thế nào để qua mắt các nhà quản lý địa phương. Và ngay cả khi sự việc đã được đem ra ánh sáng, quyết định kiện hay không kiện doanh nghiệp này cũng khiến tỉnh Đồng Nai đau đầu không chỉ vì sự thất thu trong ngân sách của tỉnh hàng năm mà còn là vấn đề công ăn việc làm của hàng ngàn nhân công đang làm việc trong các phân xưởng của doanh nghiệp này. Ngoài áp lực về vấn đề bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp FDI trong ngành chế biến chế tạo còn tạo ra một áp lực cạnh tranh rất gay gắt với các nhà sản xuất Việt Nam. So với Nhật Bản, Hàn Quốc…là những quốc gia phát triển sớm trong khu vực, nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi mở cửa nền kinh tế và chấp nhận luồng vốn FDI. "Những nước đến sau" sớm như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đã có rất nhiều thời gian để xây dựng tiềm lực công nghiệp trước khi tự do hóa thể chế thương mại một cách đáng kể. Vì lý do đó, họ đã áp dụng chiến lược bảo vệ nền công nghiệp non trẻ bằng hàng rào thuế quan. Khi công nghệ được nhập khẩu ồ ạt, các công ty FDI không thống trị ngành sản xuất hiện đại hay xuất khẩu. Cuối cùng, công nghiệp hóa được hoàn thành và các công ty trong nước trở thành động lực tăng trưởng chính. Sự khác biệt lớn nhất là các nước đang phát triển buộc phải hội nhập nhanh chóng và toàn diện hơn vào nên kinh tế toàn cầu trong khi nền sản xuất trong nước vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Việt Nam phải tự do hóa thương mại chỉ một thập kỷ sau khi quá trình hội nhập với các nền kinh tế phương Tây bắt đầu, chính vì thế nền sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất nước ngoài. Tất nhiên khi thu hút FDI đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo, chúng ta mong chờ một sự chuyển dịch của công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến để xốc dậy nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên mối liên hệ giữa khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn rất lỏng lẻo và chưa thể hiện rõ vai trò của mình. Một trong những mối nối quan trọng là các ngành công nghiệp phụ trợ thì lại chưa phát triển (cả các doanh nghiệp trong nước cho đến các doanh nghiệp FDI đều không mặn mà với ngành này). Chuyển giao công nghệ thì trước hết phải tự thân vận động. Hơn nữa trong nội bộ ngàng công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành thâm dụng lao động (dệt may, gia công v.v…) và các ngành thâm dụng vốn(khai khoáng…) lại cũng có xu hướng nhỉnh hơn những ngành thâm dụng khoa học kĩ thuật. Mục tiêu trong những năm tới của chính phủ là phải làm sao để đẩy mạnh các ngành thâm dụng khoa học kĩ thuật hơn. Nhìn nhận một cách khách quan nhất, sự phát triển công nghiệp chế biến chế tạo do nguồn vốn FDI tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, và đó là động lực lớn để các nhà sản xuất trong nước tự cải thiện mình. Nhưng xem ra sự cải thiện này khá khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước với quy mô sản xuất nhỏ và thiếu vốn. Ngành công nghiệp khai khoáng: Một trong những bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp là công nghiệp khai khoáng. Trong những năm vừa quan, tỷ trọng thu hút FDI của ngành khai khoáng đang có sự gia tăng đáng kể. Nếu như trong năm 2008, FDI đầu tư cho ngành khai khoáng chỉ chiếm 0.27% tổng FDI (192.71 triệu USD) thì đến năm 2009, tỷ trọng của ngành này gia tăng đến 1.85% (397 triệu USD), khai khoáng trở thành ngành thu hút nhiều FDI thứ 5 trong cơ cấu 21 ngành kinh tế quốc dân. Sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành khai khoáng là một tín hiệu không biết đáng mừng hay đáng lo, bởi lẽ đây là một ngành công nghiệp hàm chứa trong nó nhiều vấn đề kinh tế xã hội nhạy cảm. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai khoáng không phải là ưu tiên của các quốc gia Đông Nam Á, các nước này vẫn đang nỗ lực tự phát triển lĩnh vực này bằng những kế hoạch chiến lược quốc gia đầy tham vọng. Khai thác khoáng sản để lại nhiều hậu quả tiêu cực về môi trường và xã hội luôn là chủ đề nóng những năm gần gây ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong khi đó những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai khoáng ở Việt Nam đang tăng lên đáng kể. Một trong những tác động xấu của ngành khai khoáng lên nền kinh tế Việt Nam đó là sự gia tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói ở một số địa phương. Khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trong vùng hiện rất lớn, trong khi những dự án khai khoáng chỉ xuất hiện ở các vùng nông thôn vốn có mức thu nhập và sự hiểu biết hạn chế, cuối cùng những người nghèo này lại phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ các dự án. Thực tế là không có nhiều cơ hội việc làm cho những người nghèo vốn không có chuyên môn trong lĩnh vực khai khoáng vì đây là một ngành cần đầu tư nhiều vốn hơn là lao động. Bản thân họ hầu như không được tham gia vào việc đánh giá tác động dự án, và gần như không có khả năng đòi hỏi bồi thường cho những thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ dự án. Những khu vực có nhiều khoáng sản của Việt Nam lại là những vùng có đông đồng bào dân tộc ít người, sinh sống, mối quan hệ giữa các nhóm dân tộc thiểu số với nhà nước trong khu vực vì vậy mà ngày càng căng thẳng hơn khi tiếng nói của họ không được quan tâm, cùng với đó là những tác động tiêu cực từ các dự án khai khoáng. Tác động môi trường từ những dự án khai thác mỏ cũng có thể làm tăng khả năng tổn thương đối với người nghèo. Bởi lẽ sinh kế của nông dân, ngư dân và người nghèo thường phụ thuộc trực tiếp vào các hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi các hệ sinh thái và sự tiếp cận của họ đối với tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, rõ ràng sự phụ thuộc của họ đối với việc xuất khẩu tài nguyên càng làm trầm trọng thêm tổn thương do suy giảm chất lượng môi trường. Các tác động về mặt môi trường của ngành khai khoáng được biết đến cho tới nay từ hoạt động khai khoáng là tàn phá rừng và có các tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước, ô nhiễm kim loại nặng và xói mòn đất. Một ví dụ là bốn công ty tham gia vào dự án khai thác titan ở bán đảo Nhơn Lý (tỉnh Bình Định) vào năm 2006 đã buộc phải dừng các hoạt động do bị phản đối bởi hoạt động này sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngầm và có tác động tiêu cực đến môi trường. Một vấn đề khác thường gắn liền với công nghiệp khai khoáng là sự tăng trưởng nóng nhưng dễ vỡ của nền kinh tế. Bản chất ngắn hạn của các dự án khai khoáng có thể thấy là tạo ra mức tăng trưởng kinh tế không bền vững và sự tàn phá ghê gớm mà những cộng đồng bản địa phải gánh chịu khi mỏ đóng cửa. Dự án có thể kéo dài 3 năm hay thậm chí 30 năm, nhưng khi các mỏ đóng cửa, nhìn lại thì thấy các nguồn tài nguyên và các vốn kinh tế xã hội cùng với lợi ích của người dân địa phương đã không còn. Có một số ý kiến cho rằng thu hút FDI vào ngành khai khoáng có thể chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Thomass Power (2002) lại chứng minh rằng mối liên hệ giữa phát triển khai khoáng và công nghệ hiện nay đã bị cắt đứt, khiến việc kiểm soát kiến thức kỹ thuật ngày nay được trao cho các công ty khai mỏ toàn cầu. Mặc dù thừa nhận có sự truyền bá công nghệ tiến hành thông qua các hoạt động đầu tư khai thác mỏ, song điều đó cũng không cần thiết để đầu tư thúc đẩy giảm nghèo thông qua phát triển công nghệ. Thậm chí nếu khai thác mỏ có thể mang lại một số sáng tạo và tiến bộ về mặt công nghệ cho một quốc gia đang phát triển, thì câu hỏi quan trọng hơn là con đường tốt nhất để mở rộng “năng lực sáng tạo quốc gia” hay không trong khi có thể đầu tư trực tiếp vào giáo dục đào tạo hay đầu tư vào các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin hoặc viễn thông? Vấn đề tiếp theo: đa số các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trong ngành khai khoáng là các công ty TNHH của Trung Quốc. Mà những công ty của Trung Quốc lại thường nổi tiếng với việc chuyển giao công nghệ cũ lạc hậu hủy hoại môi trường và vơ vét tài nguyên của nước sở tại. Mặc dù có một số vấn đề bất cập khi thu hút FDI vào ngành khai khoáng, nhưng vai trò của FDI trong ngành này vẫn cực kì cần thiết với Việt Nam hiện nay bởi sự có mặt công công nghiệp khai thác dầu khí. Trong suốt những năm qua, dầu thô luôn là sản phẩm xuất khẩu đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Và trong ngành khai thác dầu khí, vốn FDI luôn chiếm 100% vốn đầu tư. Không có dòng FDI, sẽ khó mà có được một ngành công nghiệp dầu khí như hiện nay ở Việt Nam.Hiệu quả của FDI đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: gia tăng kim ngạch xuất khẩu do góp phần đẩy mạnh công việc khai thác tài nguyên dầu khí, đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết được vấn đề lao động dư thừa của xã hội, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp dầu khí phát triển.Vốn FDI trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của một bộ phận dân cư. Hiện tại, chỉ riêng lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam đang sử dụng khoảng trên 20.000 lao động trong đó chỉ riêng Vietsovpetro chiếm hơn 6.000 lao động. Số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số kỹ sư và chuyên gia Việt Nam có trình độ chuyên môn cao làm việc tại các công ty liên doanh điều hành thăm dò khai thác dầu khí đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại mà trước đây chỉ có người nước ngoài mới có thể đảm đương được. Ngành dầu khí là một ngành có tính toàn cầu hóa cao, công nghệ được sử dụng tại các dàn khoan trên khắp thế giới không quá chênh lệch nhau. Cũng vì lẽ đó mà có thể nói FDI vào ngành dầu khí là một trong những FDI hàm chứa hàm lượng khoa học kĩ thuật đảm bảo nhất. (So với các ngành khai khoáng khác và kể cả các nganh chế tạo, chế biến khác, công nghệ sử dụng cho ngành khai thác dầu khí hiện đại hơn rất nhiều.) Tóm lại, mặc dù có những bất cập trong ngành khai khoáng khiến nó trở nên nhạy cảm với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng với sự có mặt của công nghiệp dầu khí, FDI vào ngành khai khoáng lại được hoan nghênh. Trong tương lai, nếu xu hướng FDI tiếp tục đổ vào ngành khai khoáng, chính phủ cần có cái nhìn thận trọng và công tác phê duyệt dự án cũng nên được tiến hành nghiêm túc hơn. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: Sản xuất, phân phối điện-khí đốt-nước nóng-hơi nước và điều hòa không khí là một trong những ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những năm vừa qua, tỷ trọng FDI đầu tư vào ngành này cũng đã có sự gia tăng đáng kể. (xem bảng tình hình 3 ngành ở phần các ngành công nghiệp. Đến cuối tháng 8 năm 2010, ngành sản xuất, phân phối điện-khí-nước nóng-hơi nước và điều hòa không khí từ vị trị hết sức khiêm tốn trong các năm trước đó đã vươn lên dẫn vị trí thứ 3 trong số các ngành tiếp nhận FDI. Còn nếu tính lũy kế từ năm 1988 đến hết tháng 8/2010, ngành này đứng vị trí thứ 5 trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dự án đáng chú ý được cấp phép gần đây là dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ USD. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO NGÀNH Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/08/2010 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) … … … … … 5 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 65 4,863,141,811 1,114,506,841 … … … … … Tổng số 11,954 191,400,598,119 61,494,853,062 Nguồn: Cục đầu tư Sự gia tăng của ngành sản xuất, phân phối điện-khí đốt-nước nóng-hơi nước và điều hòa không khí cũng là một tín hiệu đáng mừng cho cơ cấu thu hút FDI của các ngành ở nước ta bởi nó giúp phát triển những ngành năng lượng quan trọng, nhất là năng lượng điện. Trong các quy hoạch điện và chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đều coi việc thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh hợp tác quốc tế là chủ trương đồng thời là giải pháp cấp thiết. Theo kết quả của công tác quy hoạch cho thấy rõ nhu cầu năng lượng để có thể đáp ứng được phát triển kinh tế Việt Nam là rất lớn nhưng khả năng vốn lại có hạn, do đó không thể không tính đến đầu tư nước ngoài. Theo dự tính, chỉ riêng nhu cầu vốn của ngành Điện trong Quy hoạch điện VI là 80 tỷ USD trong 20 năm (2005 - 2025), nếu chỉ mong đợi vào nguồn vốn trong nước thì phải chăng quá bất khả thi? Chính vì vậy mà hiện nay chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư vào công trình năng lượng. Điện năng là lĩnh vực khuyến khích đầu tư, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm hay 30 năm nếu thấy quy mô dự án lớn.Trong thời gian tới, chiến lược phát triển năng lượng được thực hiện bằng các chính sách hợp tác quốc tế về xuất nhập khẩu năng lượng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo; cải cách cơ cấu tổ chức ngành năng lượng, hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mặc dù tỷ trọng của ngành này đã có sự gia tăng rất lớn thể hiện sự gia tăng về chất lượng của dòng FDI, nhưng trong vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí vẫn còn nhiều bất cập cản trở dòng đầu tư tiếp tục chảy về. Cụ thể trong ngành điện còn tồn tại một số vấn đề sau: Khung giá điện chưa hoàn chỉnh: mặc dù từ bao lâu nay các doanh nghiệp điện luôn mong muốn có một khung giá mua điện công khai và áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhưng cho đến nay việc minh bạch này hiện chưa thực hiện được, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó, ngay khi lập dự án đầu tư, các nhà đầu tư chưa thể biết được hiệu quả thực sự của dự án thế nào nên rủi ro rất lớn trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài lại thường đã thống nhất giá bán điện trước khi đầu tư. Do vậy, không nhiều nhà đầu tư FDI muốn bước chân vào thị trường này. Sự độc quyền của ngành điện: Thế giới phân chia ngành điện ra làm ba công đoạn: sản xuất, truyền tải, và bán lẻ. Về nguyên tắc, trục truyền tải được coi là độc quyền tự nhiên. Khó có thể hình dung một đất nước lại có nhiều đường trục truyền tải của những công ty khác nhau. Nhưng sản xuất và bán lẻ thì có phải có nhiều đơn vị tham gia. Toàn bộ hệ thống cũng giống như một cái cây: chỉ có một thân, nhưng có nhiều rễ và nhiều cành, sẽ như thế nào nếu một cành muốn kiểm soát toàn bộ thân, rễ của cả cái cây. Đối với ngành điện Việt Nam, sự độc quyền của EVN tạo ra một môi trường cạnh tranh không mấy lành mạnh làm nản lòng các nhà đầu tư. Do những bất cập nêu trên nên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện năng nói riêng và ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí nói chung còn nhiều hạn chế. Tỷ trọng trong năm 2010 có thể cao, nhưng xét những năm trước đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nhóm ngành này không ổn định như công nghiệp chế biến, chế tạo. Có lúc lên rất cao (như trường hợp 8 tháng đầu năm 2010) và cũng có lúc xuống rất thấp (như trong năm 2008, FDI đầu tư vào ngành điện chỉ chiếm 0.12% tổng FDI) Kết luận: Nói tóm lại, tỷ trọng của những ngành chính trong khối ngành công nghiệp về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thời gian qua thể hiện những tín hiệu đáng mừng về sự gia tăng chất lượng của dòng vốn FDI. Ngoại trừ năm 2009 với những biến động của ngành bất động sản làm dấy lên nhiều lo ngại của giới chuyên môn, cơ cấu tỷ trọng những năm gần đây đều nghiêng về những ngành công nghiệp được khuyến khích trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã lấy lại vị trí dẫn đầu của mình, theo sau là ngành sản xuất phân phối điện-khí đốt-nước nóng-hơi nước và điều hòa không khí. Ngành khai khoáng cũng đang dần gia tăng về tỷ trọng của mình trong cơ cấu các ngành thu hút FDI, tuy nhiên sự gia tăng về ngành khai khoáng cần được quan tâm xem xét thận trọng vì những hệ lụy nó có thể mang tới cho ngành kinh tế song song với những lợi ích nó mang lại cho công nghiệp dầu khí, một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta. 3. Khu vực dịch vụ Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, qua tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe... Trong những nền kinh tế thế giới phát triển, các dịch vụ này thường chiếm trên phân nửa các hoạt động kinh tế. Theo UNCTAD, tỷ trọng dịch vụ trong xuất nhập khẩu hiện chiếm khoảng 70% giá trị xuất nhập khẩu toàn cầu. Điều này có nghĩa là muốn thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển, Việt Nam phải mở cửa khu vực dịch vụ và thu hút đầu tư, liên doanh trên các lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên nguồn vốn FDI vào Việt Nam đối với khu vực dịch vụ lại có sự mất cân đối giữa các lĩnh vực trong khu vực này. Cụ thể như năm 2007: 47,7% vốn FDI của cả nước là vào khu vực dịch vụ trong đó: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Bước sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ đặc biệt là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới ngành dịch vụ năm 2009 đạt 498 dự án với 13,2 tỷ USD (tương ứng chiếm 59,3% và 81,2% tổng số dự án cấp mới và vốn FDI). Ngành Bất động sản: Với số liệu như trên ta thấy được lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực chiếm nhiều nguồn vốn FDI nhất trong khu vực dịch vụ nói riêng và của cả nước nói chung. Cụ thể theo số liệu của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Kinh tế -ĐH Quốc gia Hà Nội do PGS- TS Phùng Xuân Nhạ công bố năm 2010 cho thấy: trong vòng hai năm 2006-2007, các dự án về dịch vụ tăng thêm 2,59% về số lượng và tăng 2,56% về vốn đăng ký. Dự án xây dựng văn phòng, căn hộ giảm 0,9% nhưng lại tăng 3,32% về vốn đăng ký. Điều này cho thấy quy mô vốn của các dự án bất động sản (BĐS) tăng đáng kể. Đặc biệt năm 2008, cơ cấu ngành có sự thay đổi mạnh: 18% tổng vốn đăng ký vào dầu khí, 32% vào công nghiệp nặng, 3% vào công nghiệp nhẹ nhưng có tới 24% vào BĐS. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, dòng tiền tăng mạnh ở những ngành tập trung vốn nhưng ít có sức tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng như dầu khí, BĐS, khách sạn. Còn trong 8 tháng đầu năm 2010, đầu tư bất động sản chiếm 20.65% tổng vốn đầu tư đăng ký thêm. Bất chấp nhiều dự án bất động sản treo, các dự án quy mô lớn nhất được đăng ký đầu năm 2010 vẫn tập trung vào bất động sản, trong đó, các dự án lớn như dự án xây dựng kinh doanh Khu Trung tâm Hội nghị triển lãm, Trung tâm Thương mại tại Bà Rịa Vũng Tàu của Công ty TNHH SkyBridge Dragon Sea của Mỹ đầu tư với vốn 902,5 triệu USD. Bên cạnh đó còn có các dự án của công ty TNHH Đầu tư Daewon Bình Khánh tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn 120 triệu USD; hay dự án của công ty TNHH CZ Slovakia Việt Nam với tổng vốn 100 triệu USD và dự án của công ty TNHH Promenada Canany Thái Lan xây dựng quản lý vận hành tòa nhà Trung tâm thương mại cho thuê với tổng vốn đầu tư 95 triệu USD. Đặc biệt, mới đây một dự án FDI đổ vào bất động sản, lưu trú có tổng vốn lên tới 3 tỷ USD của công ty Emerging Markets Group Mỹ đã đầu tư tại Vân Đồn- Quảng Ninh. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010 theo ngành .Nguồn: Cục đầu tư Tính từ 01/01/2010 đến 20/8/2010 TT Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Tỷ lệ % … … … … … … … 3 KD bất động sản 16 2,358.7 4 32.1 2,390.8 20.65104 … …. 2 0.5 1 2.6 3.1 0.027091 Tổng số 658 10,789.9 143 787.1 11,577.0 100 Đối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thu hút nguồn vốn FDI cao nhất nước thì bất động sản cũng đang dẫn đầu thu hút FDI vào thành phố này. Theo cục Thống kê TPHCM, từ đầu năm đến ngày 15/7, đã có 197 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.098 triệu USD, vốn điều lệ 441,6 triệu USD. Trong đó, ngành bất động sản dẫn đầu với 722 triệu USD, chiếm tỷ trọng tới 65,8%. Qua trên, chúng ta thấy được tiềm năng của thị trường bất động sản tiếp tục là sức hút với dòng đầu tư FDI. Bên cạnh đó, đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi tính ổn định của Chính trị nên càng là lợi thế của Việt Nam khi kinh tế Việt Nam đang hồi phục với tốc độ tăng trường GDP khá, kéo theo nhu cầu điều kiện sống tốt hơn của dân nên dung lượng thị trường lớn hơn đang ngày càng tăng lên tại Việt Nam. Khu vực bất động sản liên quan tới văn phòng, du lịch, khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng cũng chứa đựng tiềm năng lớn của một nền kinh tế đang chuyển mạnh sang giai đoạn 2 của sự phát triển dựa trên năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh. Vì thế, các nhà đầu tư FDI tính toán và đổ vốn vào lĩnh vực này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, việc đầu tư FDI vào bất động sản cao cũng đem lại những hệ lụy như: Các dự án BĐS thường kéo dài có tác động trong dài hạn nên xu hướng dịch chuyển cơ cấu đầu tư theo ngành như hiện nay khó có thể mang lại hiệu quả chuyển giao và nâng cấp công nghệ. Hậu quả là đến năm 2009, 10% DN vẫn sử dụng công nghệ của thập niên 70, 30% sử dụng công nghệ của thập niên 80 và 50% sử dụng công nghệ của thập niên 90. Việc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến các dự án bất động sản đã tác động tiêu cực đến các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân vì: các dự án kinh doanh bất động sản đều chiếm diện tích đất khá lớn và trong đó có cả đất nông nghiệp, có giá trị gia tăng cao vì nó nằm ở khu vực đắc địa ở các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, khu du lịch. Riêng các dự án sân golf, theo số liệu được báo cáo tại kỳ họp Quốc hội mới đây, cả nước có “166 sân golf, trong đó có 145 dự án được cấp đất với tổng diện tích 52.000 héc ta, trong đó đất nông nghiệp là 10.500 héc ta, riêng đất trồng lúa là 2.900 héc ta”. Ngoài tác động tiêu cực đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đầu tư nhiều vào bất động sản còn gây phức tạp về cân đối thu chi ngoại tệ vì hầu hết các dự án này không có xuất khẩu, có thu một phần khiêm tốn qua cung cấp dịch vụ du lịch. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng giãn ra do các dự án bất động sản tập trung phần lớn ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung và khu du lịch. Và theo cảnh báo của GS-TS Hansjorg Herr (Trường ĐH Kinh tế - Luật Berlin) tại buổi tọa đàm Bối cảnh quốc tế sau khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức chiều 30/8/2010: “Không phải mọi luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều là tích cực. Nên coi luồng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản là đáng nghi ngại. Điều này có thể góp phần tạo nên bong bóng thị trường bất động sản và làm nền kinh tế mất ổn định”. “Chừng nào FDI góp phần xây dựng lĩnh vực du lịch thì hợp lý cho Việt Nam khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh quốc tế sau này. Còn đầu tư ở lĩnh vực bất động sản thì không nên cho FDI nhảy vào” - ông Herr nói. Do đó, đứng trước vấn đề này thì chính phủ Việt Nam nên xây dựng một chính sách vĩ m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcau2 dtqt.docx
  • docxbìa.docx
  • docxLỜI MỞ ĐẦU.docx
  • docxMục lục.docx
  • docxTài liệu tham khảo.docx
Tài liệu liên quan