Đề tài Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Mục lục

 

A. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận

6. Kết cấu của liên luận

B. Nội dung

Chương 1: Khái quát sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân

1.1 Khái niệm giai cấp công nhân

1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

2.1 Nguồn gốc ra đời và những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

2.2 Vai trò và vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

2.3 Vai trò và vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay

C. Kết luận

D. Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do sự áp đặt của nhà tư tưởng nào đó mà do điều kiện khách quan quy định, đó chính là điều kiện kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định xứ mệnh lịch sử đó. Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận của C.Mác-Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải diễn ra một cách bằng phẳng mà họ phải trả giá bằng máu và nước mắt của mình, giai cấp công nhân đã trai qua những cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt với giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản. Trong chế độ tư bản giai cấp tư sản đã tập trung hàng vạn công nhân sản xuất tập thể, với trình độ hợp lý hoá cao, nhưng đời sống của công nhân ngày càng cực khổ, nạn thất nghiệp ngày càng tăng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm ở thì phải chui rúc trong những căn nhà tồi tàn. Trái lại, bọn tư bản thì ngày lại càng giàu có sung sướng, đời sống sinh hoạt cao. Cho nên những người công nhân thấy rõ hơn ai hết sự cần thiết phải đánh đổ chế độ xã hội bất công ấy, thủ tiêu chế độ người bóc lột người để xây dựng một chế dộ xã hội mới công bằng hơn, trong đó không có tình trạng người bóc lột người, ai cũng có công ăn việc làm đầy đủ, ai cũng được sống tự do sung sướng. Đó là mong muốn chủ quan và cũng là mục đích của giai cấp công nhân trong quá trình chống lại áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Ngay từ khi mới ra đơì giai cấp công nhân đã có nhiều cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Lúc đầu cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ, rời rạc, tự phát, sau đó, phát triển thành những cuộc đấu tranh của công nhân trong cùng một công xưởng rồi đền cùng một ngành công nghiệp, cùng một địa phương. Tuy nhiên thời kỳ này phương thức đấu tranh và mục đích đấu tranh của công nhân còn rất đờn giản, hình thức đấu tranh thì cũng chỉ là bãi công bỏ xưởng nhằm vào mục đích kinh tế. đòi giảm giờ làm chưa thấy rõ được nguồn gốc đau khổ thực sự của mình là cả chế độ tư bản. Đế cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX, thì những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân mới có những hành động đập phá nhà máy, phá vỡ máy móc. Càng đấu tranh, công nhân càng nhận thấy một điều muốn thắng được kẻ thù lớn đấy thì không còn cách nào khác giai cấp công nhân các nước phải liên kết lại mới có sức mạnh để chống lại kẻ thù giải phóng mình, giải phong giai cấp, giải phóng dân tộc. Nhận thấy điều đấy, từ chỗ không có tổ chức giai cấp công nhân đã tiến đến tổ chức ra công đoàn để lãnh đạo đấu tranh, và những công đoàn đầu tiên đã xuất hiện ở nước Anh trong những năm 20, 30 của thế kỷ XIX. Đến những năm 30, 40 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân có những bước phát triển mới: Các cuộc đấu tranh chẳng những đã liên kết được công nhân trong cùng một ngành sản xuất, một địa phương mà còn liên kết được công nhân trong pham vi cả nước, không phải chỉ chống lại từng nhà tư bản riêng lẻ mà còn chống lại toàn bộ giai cấp tư sản. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh phong trào của công nhân thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa của công nhân Ly-Ông ở pháp 1831-1834, phong trào Hiến Chương ở Anh năm 1835-1848 và cuộc khởi nghĩa của công nhân Dệt ở Đức 1844. Các cuộc khời nghĩa này của giai cấp công nhân đã đánh dấu một bước tiên mới của phong trào đấu tranh của công nhân. Sự phát triển mạnh mẽ của đại công nghiệp tư bản chư nghĩa đã làm cho đội ngũ công nhân lớn lên nhanh chóng và tập trung tời mức độ khá cao tại các trung tâm công nghiệp, đồng thời làm tăng thêm mức độ áp bức bóc lột đối với giai cấp công nhân, do đó, những cuộc đấu tranh mới của công nhân mới lại diễn ra, đến cuối những năm 50- đầu những năm 60 của thế kỷ XIX phong trào công nhân phát triển cao hơn nữa ở Pháp, Anh, Đức. Song lúc này, phong trào công nhân các nước vẫn còn tình trạng phân tán, sự tồn tại của nhiều phe nhóm khuynh hướng phi vô sản đang cản trở rất lớn cho sự thống nhất phong trào. Đặc biệt vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác ra đời với học thuyết về cách mạng và khoa học như một ngọn đèn pha soi sáng con đường tiến lên của phong trào công nhân và công nhân quốc tế.Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là sự kiện vĩ đại của loài người,đã giai đáp kịp thời và chính xác vấn đề của thời đại.Nó là”khoa học về những quy luật phát triển của tự nhiên và của xã hội,khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức,bóc lột, khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước,khoa học về kiến thiết xã hội cộng sản chủ nghĩa”(1) Xta-lin: Chủ nghĩa Mác và những vấn đề về ngôn ngữ học, Nxb Sự thật, Hà Nội , 1958, tr.63. . Và đỉnh cao của cách mạng của giai cấp vô sản là cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công.Khác với tất cả các cuộc cách mạng trước trong lịch sử,cách mạng tháng Mười Nga đã xoá bỏ chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao đông lên làm chủ đất nước,làm chủ vận mệnh của mình,đã làm cho chủ nghĩa xã hội thành hiện thực ở Nga. Cách mạng tháng Mười Nga như tiếng sét dội khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất, nhất là đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức , mở đường giải phóng cho nhân dan các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Cách mạng tháng Mười Nga đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Từ đó, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trên thế giới đã nổ ra khắp nơi, ở rất nhiều nước giai cấp công nhân đã dành thắng lợi giải phóng được mình và giải phóng được dân tộc. Song sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ là giải phóng dân tộc mà còn là xây dựng đất nước. Thời đại nào mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đều không thể điều hoà được, trong thời đại ngày nay, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản được biểu hiện và quy định bởi hai nguyên nhân chính vừa có phần riêng rẽ biệt lập, vừa có phần gắn kết với nhau. Đó là: thứ nhất, cuộc đảo lộn bất ngờ và sâu sắc trong cục diện thế giới từ sau sự tan vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô(cũ) và Đông Âu; thứ hai, cuộc cách mạng khoa hoc-công nghệ bùng nổ từ những năm 70 đến đầu những năm 80 và vẫn đang tiếp diễn đã thúc đẩy nền kinh tế, sản xuất thế giới phát triển vượt bậc. Trước hết, do sự tan vỡ của hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới đã từng một thời rất hùng mạnh và chế độ chủ nghĩa xã hội chỉ còn tồn tại ở một só it quốc gia đều trong giai đoạn đang hoặc mới phát triển nên hiện nay mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với rư sản nhìn chung biến động theo hướng tương quan về số lượng và một phần về chất lượng, trở nên bất lợi hơn trước đối với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Trong khi đó, hệ thống tư bản chủ nghĩa và giai cấp rư sản thế giới không còn phải lo ngài vệ một hệ thống xã hội chủ nghĩa vốn từng là đối trọng tranh chấp quyết liệt và thách thức nghiêm trọng sự tồn tại của chúng trong gần suốt nửa sau thế kỷ XX. Trước đây, trong bối cảnh cùng tồn tại bên cạnh hệ thống xã hôị chủ nghĩa – một hình thái xã hội mới, bộc lộ tính ưu việt rõ rệt và được thừa nhận khá rộng rãi trên nhiều lĩnh vực; chủ nghĩa tư bản đã không thể không tự thích nghi, tự cải biến và đôi khi còn buộc phải nhượng bộ phần nào trước quần chúng lao động và giai cấp công nhân. Hiện nay áp lực này không còn đối với giai cấp tư sản, trong điều kiện mới sẽ không loại trừ việc tái xuất hiện và được áp dụng trở lại ở mức độ, phương thức nào đó một số thể chế chính trị tư sản phản động cực đoan nhất đã từng được biết đến như các chế độ chuyên chế, độc tài hay thậm chí cả chủ nghiã phát xít. Và nếu như sự đảo lộn cục diện tình hình thế giới làm thay đổi vị thế của giai cấp công nhân và tương quan giữa nó với giai cấp tư sản trên trường quốc tế chủ yếu về mặt chính trị-xã hội thì những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay cũng tác động mạnh mẽ tới mâu thuẫn giữa giai cấp cấp công nhân và giai cấp tư sản. Từ khoảng cuối những năm 70-đầu những năm 80 đến nay, cách mạng khoa học và kĩ thuật trên thế giới đã có bước phát triển mới. Đó là cuộc cách mạng khoa học công nghệ với đặc trưng nổi bật là bước tiến quan trọng của nghành công nghệ mũi nhọn về điện tử-tin học và ảnh hưởng lan rộng của nó đối với hầu hết các linh vực nghiên cứu khoa học cũng như nghành nghề lao động sản xuất. Nếu trong những cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật trước đây, lao động chân tay từng bước được thay thế bằng cơ giới hoá, tự động hoá thì cuộc “cách mạng điện tử-thông tin” đang diễn ra hiện nay còn tiến tới thay thế cả lao động trí óc của con người trong một số khâu của dây truyền sản xuất, trao đổi. Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra hiện nay đã đưa đến những hệ quả phức tạp, đa dạng và nhiều chiều. Một mặt nó cung cấp cho giai cấp tư sản những phương cách quản lý, thống trị chặt chẽ hơn, làm phân tầng, phân loại đội ngũ công nhân ở phạm vi một nước cũng như trong bộ nền kinhtế thế giới tư bản chủ nghĩa thành những nhóm khác nhau về lao động nghề nghiệp, cách biệt nhau về mức thu nhập và lối sống. Điều này vừa có nguyên nhân khách quan là tiến bộ khoa học-công nghệ tự nó không thể xuất hiện đồng thời ở tất cả mọi nơi, vừa có nguyên nhân chủ quan là những thành quả của tiến trình đó lại bị giới tư bản quốc tế triển khai một cách không đồng đều trong trật tự “trung tâm-ngoại vi” do chúng dựng lên và duy trì bằng mọi giá. Đồng thời, cuộc cách mạng này lại tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật này cũng làm phát sinh những xung lực mới tương ứng, kích thích mạnh mẽ sự chín muồi của mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản, đua mâu thuẫn này lên một mức độ sâu sắc hơn trong tiến trình đi đến việc giải quyết triệt để. Có thể dự đoán rằng đến một giới hạn phát triển nhất định nào đó trong tương lai, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật chẳng những sẽ không còn là liều thuốc cải tử vạn năng đối với chủ nghĩa tư bản nữa, mà thậm chí có thể trở thành một trong những tác nhân trực tiếp quan trọng góp phần thủ tiêu chế độ xã hội tư lâu đã trở nên lỗi thời này. Như vậy mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày nay vẫn diễn ra rất gay gắt, chỉ có điều nó tồn tại dưới những hình thức khác nhau mà thôi. Không phải đấu tranh bằng súng nữa nhưng giai cấp công nhân vẫn luôn phải đấu tranh với giai cấp tư sản dưới mọi hình thức khác nhan để bảo vệ quyền lợi cho mình và giai cấp mình. Như vậy, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại sẽ quy địnhk sứ mệnh lịch sử khác nhau của giai cấp công nhân. Trong thời bình cũng như trong thời chiến giai cấp công nhân luôn phát huy được sức mạnh của mình, đây là giai cấp tiến bộ nhất của xã hội. Và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được. Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. 2.1 Nguồn gốc ra đời và những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Sự ra đời của giai cấp vô sản đã được Ănghen giâi thích rõ trong tác phẩm”những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ănghen đã giải thích”giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra, của cách mạng này xảy ra ở Anh vào nửa sau của thế kỷ trước và sau đó tái diễn ở tất cả các nước văn minh trên thế giới…Bằng cách đó, những máy móc đó đã trao toàn bộ công nghiệp toàn bộ vào tay các nhà tư bản lớn và hoàn toàn làm giảm giá trị số tài sản nhỏ bé không đáng kể thuộc về công nhân (công cụ, khung cửi…) Thành thử chẳng bao lâu các nhà tư bản đã nắm hết thảy mọi thứ vào tay mình, còn công nhân thì không còn gì nữa(1) Mác và Ăng-ghen, tuyển tập gồm 6 tập, T1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.442. . Và từ đây khái niệm “công nhân” đã ra đời. Còn ở Việt Nam mặc dù không phải là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, nhưng ở các thế kỷ XV-XVI cũng đã xuất hiện đội ngũ “người lao động làm thuê”. Đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn cũng khai mỏ và dĩ nhiên có thợ mỏ,nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại theo CácMác-ĂngGhen, tuyển tập gồm 6 tập, tập1, nhà xuất bản sự thật, Hà Nội,năm 1980, trang 441-442, dây truyền công nghiệp. Đội ngũ “công nhân” chỉ xuất hiện thực sự khi có cuộc khai thác thuộc địa lần I (1897-1919) và phát triển mạnh vào cuộc khai thác thuộc địa lần I. Thực dân Pháp với chính sách đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những biến chuyển quan trọng, đặc biệt là xã hội Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng, trong đó giai cấp công nhân đã thực sự xuất hiện và phát triển . Với sự đầu tư của thực dân Pháp vào các ngành công-thương nghiệp, đặc biệt là ngành khai thác mỏ đã làm cho số lượng giai cấp công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cụ thể là vào năm 1909 tổng số công nhân toàn quốc đã lên tới 55 nghìn người. Số lượng này càng đông đảo thêm theo đà phát triển đầu tư vào các ngành kinh tế của thực dân Pháp. Đến năm 1929, riêng số công nhân trong các ngành doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương là 221.050 người. Tuy giai cấp công nhân chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong dân số toần quốc nhưng công nhân Việt Nam vẫn là nột tập đoàn người có vị trí riêng trong sản xuất của xã hội thuộc địa. Họ không có tư liệu sản xuất, sinh sống bằng việc bán sức lao động cho nhà tư bản. Cuộc sống của họ bị rằng buộc bởi những thể lệ lao động của nhà nước thực dân bởi chế độ tiền công, của chế độ lao động của các chủ tư bản. Họ là một đạo quân làm việc thường xuyên tại các xí nghiệp tư bản và rất tập trung: hầm mỏ, đồn điền cao su, các đường giao thông vận tải và thương nghiệp ở thành thị…Tuy đa số chưa phải là công nhân kỹ thuật, nhưng lao động của họ là lao động xã hội hoá, thuộc những hệ thống dây truyền của xã hội tư bản. Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam đã được xác định rõ “nó sinh ra và lớn lên không phải từ khi có thành phần kinh tế tư bảnchủ nghĩa của giai cấp tư sản dân tộc, mà ngay từ khi có sự khai thác đầu tiên của tư bản nước ngoài trên đất nước ta”(1) Lê Duẩn: Vai trò giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của giai cấp công đoàn trong giai đoạn trước mắt. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968. . Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự thống trị của đế quốc Pháp, một thứ tư bản chủ nghĩa thực lợi không quan tâm đến mấy đến phát triển công nghiệp ở nước thuộc địa, nên giai cấp công nhân đã phát triển chậm. Mặc dù số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp, còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, song giai cấp công nhân việt nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò cách mạng ở nước ta do những điều kiện sau: Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất chông ngoại xâm. Ơ giai cấp công nhân, nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp là một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng được nhân được nhân lên gấp bội. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và từng bước trưởng thành trong không khi sôi sục của một loạt phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống thực dân pháp đặt chân lên đất nước ta: phong trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… đã có tác dụng to lớn đối với việc cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và quyết tâm đập tan xiềng xích nô lệ của toàn thể nhân dân ta. Nhưng tất cả các phong trào ấy đều thất bại và sự nghiệp giải phóng dân tộc đều lâm vào tình trạng bế tắc về đường lối. Vào lúc đó, phong trào cộng sản và công nhân thế giới phát triển. Cuộc cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ thắng lợi và ảnh hưởng đến phong trao dân tộc dân chủ nước khác, trong đó có phong trào cách mạng nước ta. Chính vào lúc đó nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc trên hành trình tìm đường cứu nước đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin bí quyết thần kỳ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta. Từ đó, Người đã đề ra con đường duy nhất đúng đắn cho cách mạng Việt Nam- con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và chuyển cách mạng đân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tấm gương cách mạng Nga và phong trào cách mạng và phong trào cách mạng ở nhiều nước khác đã cổ vũ giai cấp công nhân non trẻ Việt Nam đứng lên nhận lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng nước ta và đồng thời cũng là chất xúc tác khích lệ nhân dân ta lựa chọn, tiếp nhận con đường cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam mà tuyệt đại bộ phận xuất thân từ nông dân lao động và những tầng lớp lao động khác, nên có mối liên hệ tư nhiên với đông đảo nhân dân lao động bị mất nước, sống nô lệ nên cũng là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân xây dựng lên khối liên minh công nông vững chắc và khối đoàn kết dân tộc và rộng rãi bảo đảm cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong suốt quá trình cách mạng ở nước ta. Ngoài những đặc điểm trên giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm chung giống như giai cấp công nhân quốc tế đó là giai cấp tiên tiến nhất, đại biểu cho một nền sản xuất tiến bộ nhất. Giai cấp công nhân cũng là những người nắm được và biết sử dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Là giai cấp có ý thức tổ chức, kỷ luật và tư tưởng tập thể. Đó là điều kiện rất cần thiết để ánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Như vậy những điều kiện và đặc điểm trên đã quy định sứ mệnh lịch sử giai câp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong công cuộc giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, bởi đó là giai cấp cách mạng nhất triệt để nhất, kiên quyết nhất vì là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất trong xã hôi tư bản. 2.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ơ nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản Việt Nam. đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa không có chế độ người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Như chúng ta đã biết, qúa trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân ta đầu thế kỷ này là sự chuyển biến trực tiếp từ người nông dân yêu nước thành người công nhân cách mạng. Người nông dân yêu nước hiện nay lai là người kế tục trực tiếp của hàng trăm thế hệ nông dân Việt Nam có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do. Lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã tạo nên trong nhân dân ta chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, sáng suốt, bất khuất và có tính chất nhân dân. Vào giữa thế kỷ XIX khi đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta chủ yêu là nông dân, đã kết hợp được một cách tự nhiên cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc với cuộc đấu tranh dành quyền làm chủ vận mệnh dân tộc của nhân dân ta. Tinh thần yêu nước nồng nàn bất khuất đó của nông dân Việt Nam đã truyền tới giai cấp công nhân mới hình thành vào đầu thế kỷ XX. Tiếp thu được chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, giai cấp công nhân đã sớm tìm thấy con đường đi đúng đắn phù hợp với bước phát triển của thời đại. Với chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, sáng suốt và có tính chất nhân dân, phong trào công nhân Việt Nam đã kết hợp làm một với chủ nghĩa xã hội khoa học tạo thành chủ nghĩa yêu nước chân chính Vịêt Nam và Hồ Chí Minh khẳng định “Tinh thần yêu nước chân chính là một bộ phận của tinh thần quốc tế” (Hồ Chí Minh,st 1960). Người đã dẫn dắt dân tộc ta đi theo con đường cứu nước của quốc tế vô sản thứ III do Lênin sáng lập ra. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng giai cấp công nhân Việt Nam ra đời chưa được bao lâu ngay cả khi nó chưa có đảng mà đã tổ chức một cách tự phát nhiêu cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân và được nhân dân ủng hộ. Tiêu biểu là cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ơ chợ Lớn 1922 mà Nguyễn Ái Quốc coi đó mới chỉ là “Do bản năng tự vệ” của những người công nhân “Không được giáo dục và tổ chức” nhưng đã là “Dấu hiệu… của thời đại”. Năm 1927 có gần chục cuộc bãi công với hàng trăm người tham gia, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, sợi Nam Định, xe lửa Trường Thi… Những cuộc đấu tranh như thế không chỉ giới hạn trong công nhân mà còn tác động sâu sắc đến các tầng lớp khác, đặc biệt là đến giai cấp nông dân. các tầng lớp nhân dân lao động, thanh niên, sinh viên làm cho bọn thống trị thực dân hoảng sợ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đấu tranh tự phát, giai cấp công nhân chưa thể nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình. Sự kết hợp chủ nghĩa Mac-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đưa tới sự kiện lịch sử; Đảng cộng sản việt nam ra đời năm 1930, chính đảng của giai cấp công nhân. Đây là bước nhảy vọt về chất của giai cấp công nhân và là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo, thì giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách mạng. CácMác đã nhấn mạnh rằng, trong cuộc đấu tranh của mình trong cuộc đấu tranh chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp tự mình tổ chức được thành một chính đảng độc lập của mình chông lại quyền lực liên hiệp của tất cả các chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư chách là một giai cấp được. Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi ích của toàn thể giai cấp. Đối với giai câp công nhân đó là đảng cộng sản, chẳng những đại biểu cho chí tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc. Cho nên phải có một đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt, có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của toàn giai cấp và toàn bộ phong trào để giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng cộng sản ra đời với sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng cho giai cấp công nhân để đạt được tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình, từ đó các phong trào cách mạng chính trị của nó mới thực sự là một phong trào chính trị. Trình độ lý luận đó cho phép giai cấp công nhân nhận thức được vị trí, vai trò của mình, trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện pháp giải phóng giai cấp mình, giải phóng xã hội và giải phóng cả nhân loại. Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đảng cộng sản Việt Nam đã tự đề ra cho mình:” Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Đảng đề ra đường lối, sách lược, phương pháp cách mạng, thông qua tuyên truyền, tổ chức và đấu tranh cách mạng làm cho giai cấp công nhân trở thành đội ngũ có ý thức giác ngộ cao về kẻ thù của dân tộc và giai cấp, về những người bạn đồng minh chiến đấu của mình nhất là giai cấp nông dân, về chủ nghĩa quốc tế vô sản. Lịch sử cách mạng đã chứng minh rằng giai cấp công nhân đã trưỏng thành trong đường lối chính trị và phương pháp cách mạng của đảng. Ngược lại giai cấp công nhân đã rèn luyện và xứng đáng là giai cấp của đảng tiên phong, đảm bảo cho thắng lợi của đường lối của đảng. Ngay khi đảng mới đời “những cuộc bãi công tiến công” của công nhân trong những htáng đầu năm 1930, đã có sức cổ vũ rất lớn đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân khác, từ đó mở màn cao trào cách mạng 1930-1931. Trong các cao trào này, 129 cuộc bãi công của công nhân kết hợp với 636 cuộc biểu tình của công nhân mà đỉnh cao của cao trào là sự thành lập Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đây là thời kỳ đầu của phong trào công nhân ở trình độ tự giác. Biểu hiện về tinh thần giác ngộ của giai cấp công nhân là hăng hái nhât, chiến đấu với tinh thần cách mạng nhất vì lợi ích dân tộc và giai cấp, đồng thời xây dựng được khối liên minh công nông vững mạnh. Và đến cao trào 1936-1939 lại là một thời kỳ phát triển cao hơn về ý thức giai cấp công nhân. Trải qua những cuộc đấu tranh tranh trong lịch sửvới những thắng lợi to lớn giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt đưa cuộc đấu tranh của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là chiến thắng của cuộc cách mạng tháng 8-1945 đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Nó đã phá tan 2 tầng xiềng xích nô lệ của thực dân pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế ngót ngàn năm. Với thắng lợi của cách mạng tháng 8, nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ đất nước. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1688.doc
Tài liệu liên quan