MỤC LỤC
Phần I. Mở Đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
III. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
Phần II. Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương pháp luận của xã hội học Mac- Lênin
1.2. Lý thuyết vị thế- vai trò
1.3. Lý thuyết cơ cấu- chức năng
1.4. Lý thuyết giới
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
II. Những khái niệm công cụ
1. Khái niệm gia đình
2. Khái niệm phân công lao động
3. Khái niệm giới.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc nội trợ trong gia đình
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diện gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
Học vấn của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình.
Nghề nghiệp của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình.
Thu nhập của gia đình với việc thực hiện các công việc trong gia đình.
Tuổi của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình.
IV. Kết luận và khuyến nghị
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12102 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành, phù hợp với bản sắc giới của mỗi con người, do vậy vai trò giới có thể khác nhau do sự khác nhau về văn hoấ và thời kỳ lịch sử.
3.5. Bình đẳng giới
Trong một thời gian dài, "bình đẳng giới” được coi là sự ngang bằng nhau về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội với phương châm: phụ nữ có thể làm tất cả những gì mà đàn ông có thể làm, phụ nữ có quyền tương đương với nam giới. Giải quyết bình đẳng theo cách này gặp phải một hạn chế là giữa nam giới và nữ giới có những khác biệt về mặt sinh học.
Gần đây, cấc nhà nghiên cứu giới đã đưa ra những quan niệm mới về sự bình đẳng giới, những quan niệm này tỏ ra rất tích cực trong việc khắc phục những hạn chế cũ. Bình đẳng giới biểu hiện một sự công bằngmà trong đó phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện tốt nhất. tương đương nhau về hưởng thụ chính đáng những thành quả lao động của bản thân, thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ kể cả trong gia đình và ngoài xã hội ”bởi vì cơ sở của sự bình đẳng là hường về sự nâng cao khả năng của con người mà nó cần phải được phân phối đều cho cả hai giới” (Một vài suy nghĩ về ý nghĩa và tầm quan trọng của CEDAW trong thực tiễn – TS. Lê Thị Quí). Bình đẳng giới là mọi vấn đề của cả hai giới, phải được xem xét trong quan hệ với nhau và dựa trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt tự nhiên của cả hai giới.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
Trong các gia đình, sự phân công lao động chủ yếu diễn ra trong quan hệ giữa người vợ và người chồng. Phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều phải cáng đáng gánh nặng của các công việc gia đình – nấu nướng, lấy nước, thu gom chất đốt, chăm sóc con cái, chăm sóc người bệnh và người già. Nói chung phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới - đặc biệt là khi họ cũng đi làm công ăn lương. Sự phân công này làm cho phụ nữ ít được bình đẳng hơn so với nam giới. Trong khi đó, nam giới được coi là trụ cột và là nguời bảo vệ chính của gia đình, do đó lòng tự trọng cũng như địa vị của họ trong xã hội quyện chặt với khả năng của họ để hoàn thành các trách nhiệm này. Và nếu như vai trò của các giới trong xã hội càng được phân tầng và sắp đặt trước bao nhiêu thì sự phân công lao động theo giới trong gia đình càng trở nên cứng nhắc bấy nhiêu.
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình với công việc nội trợ
Công việc nội trợ là một khái niệm cho đến nay chưa có một định nghĩa nào thật rõ ràng. Theo sự tính toán của các chuyên gia thì người nội trợ phải thực hiện 216 dạng hoạt động khác nhau từ đính khuy áo, chăm sóc nguời ốm đến dạy con học. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài quan tâm nghiên cứu công việc nội trợ ở các khía cạnh sau: nấu nướng, đi chợ, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa.
Công việc nội trợ gia đình hay còn được coi là hoạt động tái sản xuất liên quan đến việc duy trì gia đình. Mặc dù được coi là hoạt động htiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người song lại không thường hoặc khó qui đổi thành giá trị kinh tế, vì vậy những công việc nội trợ gia đình (còn gọi là lao động gia đình) cho đến nay vẫn được xem là loại hình lao động không được trả công. Ở nước ta và nhiếu quốc gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội trợ vào lĩnh vực "phi kinh tế" và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ. trong điều kiện hiện này liệu quan niệm về sự phân công này đã thay đổi?
Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sứ lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức hoạt động diễn ra hàng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống cho mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt động này không diễn ra mà thay vào đó là sự
chen lấn của các loại hình dịch vụ.
Ngày nay, việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của nguời phụ nữ được đặc biệt đề cao. Nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ là người phải chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc của gia đình.
Phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế mang lại động lực và cơ hội để phá vỡ vai trò đã ăn sâu của các giới – cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường giống như nam giới và khiến nam giới phải chia sẻ các trách nhiệm chăm sóc gia đình. Phát triển kinh tế có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà của phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động thị trường. Cùng với quá trình học tập và làm việc, trình độ của lao động nữ cũng ngày càng được tăng lên rõ rệt. Nhưng người phụ nữ không chỉ mong muốn được bình đẳng trong các hoạt động nghề nghiệp mà cả trong công việc gia đình. Do vậy cần có sự phân công lao động một cách hợp lý hơn giữa vợ và chồng trong các công việc của gia đình trên cơ sở cùng hợp tác cùng gánh vác trách nhiệm, như vậy công việc gia đình sẽ mang ý nghĩa sâu xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên. Sự chia sẻ không còn đơn thuần chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân tích cực. Nói cách khác, sự bình đẳng trong công việc gia đình giữa vợ và chồng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi không chỉ riêng nữ giới mà cả nam giới trong việc hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Nhằm tìm hiểu mức độ tham gia của các thành viên trong các hoạt động thiết yếu của gia đình, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi " trong gia đình ông (bà) ai là người đảm nhiệm chính các công việc sau: lao động sản xuất, đi chợ, nấu nướng, gịăt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ em...”
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Sự tham gia các công việc nội trợ trong gia đình.
(Đơn vị:%)
Công việc
Vợ
Chồng
Cả hai
Đi chợ
90,5
3,2
6,3
Nấu nướng
85,9
4,4
9,7
Giặt giũ
85,8
3,2
11,0
Dọn dẹp nhà cửa
78,0
4,6
17,4
*Sự phân công lao động theo giới trong gia đình đối với việc đi chợ.
Trong số các công việc trong gia đình thì việc đi chợ có tỉ lệ nam giới tham gia ít nhất: chỉ có 3,2% nam giới đảm nhiệm chính công việc này trong khi tỉ lệ tương ứng ở nữ giới là 90,5%.
Điều đó cho thấy một thực tế là việc đi chợ được quan niệm như công việc
chỉ dành riêng cho phụ nữ nên nam giới ít tham gia vào.
Khi được hỏi về vấn đề này thì có ý kiến cho rằng:
PVS: Nam- 27 tuổi- kinh doanh- PTTH
“Anh thỉnh thoảng cũng giúp chị làm việc nhà, nấu nướng, giặt giũ, nhưng riêng khoản đi chợ thì anh chịu, có lẽ là đàn ông nên rất hay bị mua đắt. Vợ anh cũng không để anh đi chợ một mình bao giờ cả.”
PVS: Nam- 32 tuổi- Giáo viên- Đại học
”Đi chợ anh ít đi lắm, chỉ khi nào nhà có việc, khách khứa thì đi nhưng cũng là đi cùng chị, lai chị vào chợ, anh theo xách đồ thôi. Con trai bọn anh không biết mặc cả đâu.”
Như vậy, có thể hiểu sự phân công lao động theo giới trong gia đình đối với việc đi chợ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đặc tính giới. Theo đó, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới nhấn mạnh đến sự dịu dàng, khéo léo, phụ thuộc; vai trò của người phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò người vợ, người mẹ, người nội trợ, là người phụ thuộc vào chồng trong gia đình, dù bản thân người phụ nữ vẫn đi làm để kiếm thu nhập ;Về đặc tính của nam giới được quan niệm có những đặc điểm như mạnh mẽ, quyết đoán; vai trò của người chồng trong gia đình là trụ cột về kinh tế, là tấm gương về đạo đức, là chỗ dựa cho vợ con về tình cảmvà trên hết là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng.
Qua nội dung phỏng vấn sâu, có thể thấy rằng không chỉ riêng nam giới mà chính những người phụ nữ cũng mang quan điểm việc đi chợ là dành cho giới mình.
Tỉ lệ cả hai người- vợ và chồng- cùng đảm nhiệm chính vai trò này cũng chỉ chiếm 6,3%, người chồng chưa tham gia, chia sẻ nhiều với vợ trong công việc này.
Mặc dù ngày nay trên tất cả các phương tiện truyền thông, trong các chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra sự bình đẳng giữa nam và nữ. Song trên thực tế đó là một vấn đề hết sức phức tạp, là quá trình vận hành của cả một hệ thống quan hệ tinh tế và không đơn giản. Nó chịu sự điều tiết của cả phấp luật lẫn đạo đức, cả nhận thức ý thức lẫn tập quán thói quen.
Các thể chế xã hội- các chuẩn mực, tập quán xã hội, quyền hạn, luật lệ- cũng như các thể chế kinh tế như thị trường, chẳng hạn như các thị trường đang định hình cho vai trò và mối quan hệ giữa nam và nữ, tác động đến loại nguồn lực nào mà họ được tiếp cận đến, hoạt động nào mà họ được phép hay không được phép tham gia, và họ có thể tham gia vào nền kinh tế và xã hội dưới hình thức nào. Chúng quy định động cơ khuyến khích hoặc không khuyến khích các thành kiến. Ngay cả khi chúng không công khai phân biệt nam nữ thì những thể chế chính thức hoặc không chính thức vẫn thường chịu tác động bởi các chuẩn mực xã hội (hoặc công khai hoặc ngấm ngầm) về những vai trò thích hợp theo giới. Và công việc đi chợ được xem như là một vai trò thích hợp đối với nữ giới.
*Sự phân công lao động trong gia đình với công việc nấu nướng.
Cũng giống như công việc đi chợ thì việc nấu nướng trong gia đình hầu hết vẫn là do phụ nữ đảm nhiệm chính. Nam giới chỉ tham gia với một tỉ lệ nhỏ, không đáng kể.Theo kết quả nghiên cứu thu được thì tỉ lệ tương ứng ở nữ giới là 85,9% đảm nhiệm chính việc nấu nướng, trong khi tỉ lệ này ở nam giới 4,4%. Ta có thể thấy ”Vai trò truyền thống về giới vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu” (Desai,1995), theo quan niệm truyền thống thì con gái thường làm việc nhà nhiều hơn con trai và nam giới là trụ cột kinh tế , là người kiếm cơm chính nuôi các thành viên trong gia đình và trong ý thức của cộng đồng vẫn còn quan niệm có những việc dành riêng cho phụ nữ và nam giới. Điều này chứng tỏ người đàn ông cũng như phụ nữ chưa có sự chuyển biến quan niệm truyền thống về nghề nghiệp. Vai trò giới không chỉ bị chi phối bởi đặc điểm tính chất của công việc mà cái chính còn bị chi phối mạnh mẽ bởi những định kiến nghề nghiệp.
Trong các gia đình vẫn thường quan niệm rằng, phụ nữ là người chăm lo quán xuyến mọi công việc trong gia đình, từ việc giữ tay hòm chìa khoá cho đến việc lo liệu chợ búa, cơm nước, đồng thời lo việc phân bổ chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn của gia đình nhằm chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên gia đình mình. Nó xuất phát từ những quan niệm, tập quán dân tộc cho rằng bếp núc là ”thiên chức” riêng của phụ nữ. Bởi vậy từ xa xưa ông cha ta đã có câu:
Vắng đàn ông quạnh nhà
Vắng đàn bà quạnh bếp
Cho đến tận bây giờ thì vấn đề đó vẫn tồn tại như một tất yếu xã hội. Cho dù là phụ nữ nông thôn hay đô thị, có học vấn cao hay thấp thì vẫn là người đảm nhiệm chính vai trò này.
PVS: Nữ- 44tuổi- kinh doanh- PTTH
” Cô bán hàng lúc nào thì bán còn vẫn phải lo chuyện cơm nước, đi chợ, giặt giũ. Ngoài ra, cô cũng phải lo cả chuyện cám bã lợn gà nữa. Con gái cô cũng giúp được mẹ làm việc nhà rồi, cô nghĩ con gái thì phải biết nấu nướng không thì khó mà lấy chồng”
PVS: Nam- 24 tuổi- nông dân-THCS
“Tình yêu của người con trai bắt đầu từ cái dạ dày mà, nếu vợ không biết nấu nướng thì làm sao chăm sóc được cho gia đình và nuôi dạy được con cái, lúc đó bản thân người chồng cũng cảm thấy không hài lòng, huống chi còn gia đình bên chồng nữa”
Có lẽ chính vì những suy nghĩ như vậy, mà cho đến nay khi nền kinh tế đã phát triển, đời sống được nâng cao, phụ nữ đã có những cơ hội để phát triển, để thăng tiến vươn lên những vị trí cao trong xã hội thì cũng vẫn nhất thiết phải gắn liền với “thiên chức riêng của mình”. Đôi khi, có những trường hợp chỉ vì người phụ nữ bận bịu với các công việc ngoài xã hội hay có thể vì lí do này hay lí do khác mà không hoàn thành vai trò bếp núc trong gia đình nên đã gây ra những xung đột và mâu thuẫn với các thành viên khác trong gia đình.
Như vậy, công việc bếp núc được quan niệm như chìa khoá của sự hạnh phúc, của sự êm ấm mà người phụ nữ có trong tay. Nó trở thành một thứ vũ khí ngầm bảo vệ sự ổn định và hạnh phúc trong gia đình.
Có rất ít gia đình cho rằng việc nấu nướng là công việc cần sự chia sẻ của cả nam và nữ. Tỉ lệ gia đình mà cả hai vợ chồng cùng tham gia vào công việc nấu nướng chiếm 9,7%.
PVS: Nữ- 32 tuổi- nông dân- PTTH
“Anh nhà chỉ nấu nướng khi nào nhà có khách khứa hoặc cỗ bàn thôi, mà thực ra anh ấy nấu còn khéo hơn cả chị. Bình thường thì chị làm hết.”
PVS: Nam- 27tuổi- kinh doanh- PTTH
“Anh thấy công việc nội trợ rất vất vả nên anh cũng muốn chia sẻ với vợ những lúc rảnh rỗi.”
Qua đó, có thể nhận thấy mức độ tham gia của người chồng trong công việc nấu nướng nói riêng và công việc nội trợ nói chung không phải là thường xuyên, nhưng dù saođó cũng là những dấu hiệu đáng mừng trong việc nhận thức của chính bản thân mỗi giới. Bởi vậy, việc phụ nữ và nam giới bình đẳng trong quá trình phân công lao động không chỉ là họ cùng thực hiện những công việc như nhau, mà quan trọng hơn việc nam giới cùng với phụ nữ tham gia vào các công việc gia đình là cả một sự thay đổi lớn cái nếp nghĩ đã tồn tại rất lâu đời trong tâm tưởng mỗi người dân.
*Sự phân công lao động theo giới trong gia đình với việc giặt giũ
Trong xã hội học truyền thống, theo cách tiếp cận chức năng, sự bất bình đẳng về phân công lao động theo giới trong gia đình thường bị bỏ qua vì người ta cho rằng việc phụ nữ sinh đẻ, làm việc nhà, nuôi con, chăm sóc các thành viên trong gia đình; nam giới làm việc bên ngoài , kiếm tiìen nuôi sống gia đình là điều “hợp lý”, không cần phải bàn cãi, hay theo cách diễn đạt của T.Parson, đàn ông có vai trò công cụ, đàn bà có vai trò biểu cảm. Điều cần thiết là làm sao để hai giới thực hiện vai trò của mình một cách hoàn hảo nhất.
AnnOakley- nhà xã hội học người Anh khi nghiên cứu về lao động nội trợ của phụ nữ có ý kiến “ Một số mặt của công việc nội trợ,rửa ráy, là quần áo và lau chùi , chẳng khác một công nhân dây chuyền lắp ráp. Trên thực tế thì họ phải chịu đựng sự đơn điệu, sự vụn vặt và nhanh chóng quá mức trong công việc của mình”.Công việc nội trợ tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều công sức,bà cho rằng chứng bệnh tâm thần, buồn chán, sự thất vọng và cô đơn là sự trải nghiệm của những người vợ nội trợ trong gia đình. Như Gavron đã đưa ra khái niệm đó là những “người vợ bị giam cầm”.
Đối với công việc giặt giũ, tỉ lệ nam giới đảm nhiệm chính vai trò này cũng vô cung khiêm tốn chỉ có3,2%, trong khi tỉ lệ tương ứng ở nữ giới là 85,8%.
Do quá trình xã hội hoá vai trò giới trong gia đình, ngay từ nhỏ, các bé gái đã được dạy bảo và tuân theo những giá trị, chuẩn mực truyền thống. Do đó, người phụ nữ ngay từ khi còn nhỏ đã tỏ ra vượt trội hơn nam giới về khoản bếp núc, thêu thùa, may vá, giặt giũ,...rồi nên họ làm công việc nhà dễ dàng hơn là chuyện đương nhiên. Quan niệm cũ này đã ăn sâu vào nếp nghĩ của đại đa số gia đình Việt Nam và dần dần nó như là một điều tất yếu là phụ nữ thì lo việc nội trợ còn nam giới thì lo việc kiếm tiền. Nếp nghĩ này không chỉ tồn tại ở nam giới mà chính những người phụ nữ cũng đồng tình.
PVS: Nữ- 44 tuổi- nông dân- THCS
“ Chú đã lo kinh tế cho gia đình thì những việc kia cô làm hết cũng là hợp lý thôi. Nhà cô chỉ có 5 sào ruộng, bộ lên mấy ngày mùa rồi lại nhàn tênh ấy mà”
PVS: Nữ- 31 tuổi- công nhân- PTTH
“Mỗi buổi sáng trước khi đi làm chị đều dậy sớm dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ quần áo, chỉ khi nào thật bận hoặc ốm thì anh mới giặt”
Quả thực, suy nghĩ công việc nội trợ là thiên chức riêng của người phụ nữ vẫn còn quá nặng nề. Để thoát khỏi ngưỡng đó thật khó khăn, ngay cả trong gia đình mà cả vợ và chồng có cùng trình độ thì việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động còn khó huống chi với nhứng gia đình mà cả vợ và chồng đều có trình độ kém, ở đó, người vợ thì cam chịu, còn người chồng thì gia trưởng, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động lại càng trở nên khó khăn gấp bội. Bởi vậy, việc thực hiện quyền bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình phải được thực hiện dần dần từng bước một.
*Sự phân công lao động theo giới với việc dọn dẹp nhà cửa trong gia đình
Cũng như tất cả các công việc nội trợ kể trên, tỉ lệ nữ giới đảm nhiệm
chính công việc này vẫn là chủ yếu chiếm 78%, trong khi tỉ lệ tương ứng ở
nam giới là 4,6%.
PVS: : Nữ- 31 tuổi- công nhân- PTTH
“Anh nhà chị tính luộm thuộm, nhờ anh ấy nấu đựơc một bữa cơm thì anh ấy bày bừa khắp mọi chỗ, nguyên việc dọn lại cái bếp cũng đã mất cả buổi rồi. Chị có bận đến đâu thì vẫn cố dọn dẹp nhà cửa cho nó tươm tất , sạch sẽ chứ đợi anh ấy làm thì đến bao giờ, đàn ông họ nghĩ đó là những chuyên vặt vãnh, chuyện đàn bà nên họ không làm. Mà có làm thì lại bị người khác chế giễu là núp váy vợ”
Nhưng thực tế những công việc bếp núc hay dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ..... không phải là công việc đơn giản, nhẹ nhàng như quan niệm của nhiều người, đó không chỉ là những công việc vặt vãnh, mà cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực của người thực hiện. Ngưòi phụ nữ vừa coó gắng hoàn thành tốt công việc trong khu vực lao động sản xuất như nam giới, lại phải tiếp tục bỏ thêm một lượng thời gian như thế cho công việc nội trợ, liệu điều đó có trở nên quá sức đối với họ?
Cùng với sự vận hành của phát triển kinh tế , sự biến đổi trên mọi mặt của đời sống, nhận thức về giới của cả nam và nữ cũng đã có nhiều mặt cải thiện. Mặc dù tỉ lệ người chồng đảm nhiệm chính các công việc nội trợ trong gia đình còn thấp nhưng tỉ lệ chia sẻ những công việc này đang có xu hướng tăng lên. Bằng chứng là tỉ lệ nam giới chia sẻ các công việc giặt giũ cùng vợ là 11,0%; công việc dọn dẹp nhà cửa là 17,4%.
PVS: Nữ- 27 tuổi- giáo viên- đại học
“ Anh luôn chia sẻ công việc nhà với chị không nề hà gì cả, kể cả đi chợ cùng chị, giặt quần áo, chị giặt anh múc nước, lấy mắc phơi cho chị, chị lau nhà thì anh quét mạng nhện.....”
Đây là những biến đổi tích cựcvà nguyên nhân của những biến đổi này một mặt là do những thay đổi về nhận thức, trình độ văn hoá của cặp vợ chồng, thay đổi vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình.
Mặc dầu vậy, những trở lực phát ra ở cả hai phía xã hội và cá nhân, nam và nữ vẫn là một rào cản để đạt được một sự bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận sạch trơn rằng vị trí của người phụ nữ xưa và nay không có gì thay đổi. Chúng ta thấy rằng đã có nhiều thay đổi lớn: nếu như trước đây phụ nữ còn phải chịu đựng sự khống chế từ mọi phía “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”; phụ nữ phải chịu bao khổ sở cơ cực thì ngày nay họ đã có nhiều quyền lợi hơn, độc lập hơn trong việc
quyết định cuộc sống của mình. Vị trí của họ đang dần được khẳng định.
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những bước đầu tiên trong quá trình tìm kiếm sự bình đẳng giới và chúng ta sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được điều đó.
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình với công việc chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái
“ Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người cần tái tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”(C. Mac- Hệ tư tưởng Đức)
Bảng 2: Sự tham gia công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái
(đơn vị %)
Công việc
Vợ
Chồng
Cả hai
Chăm sóc người già
48.1
5.6
46.3
Chăm sóc người ốm
42.7
5.4
51.9
Chăm sóc trẻ em
61.7
4.0
34.3
Giáo dục con cái
17.9
10.9
71.2
Gia đình được tạo dựng trên nền tảng sự yêu thương, chăm sóc, chia sẻ giữa các thành viên, các mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ- con cái củng cố sự ổn định và bền chặt của gia đình. Trong môi trường gia đình, người vợ vẫn là người chăm lo thường xuyên đến đời sống tình cảm, chăm sóc và quan tâm dến các thành viên khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người vợ đảm nhiệm chính vai trò chăm sóc người già là 48.1%, chăm sóc người ốm chiếm 42.7%, chăm sóc trẻ em chiếm 61.7% và giáo dục con cái là 17.9%. Trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam giới đối với các công việc này là 5.6%, 5.4%, 4.0% và 10.9%.
Như vậy, sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái vẫn giống như các công việc nội trợ. Nói cách khác, tỷ lệ nam giới đảm nhiệm chính vai trò này là rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu so với các công việc nội trợ như đi chợ, nấu nướng...tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính vả trò này một mình đã giảm đi đáng kể. Trong các công việc này, đã có sự đóng góp, chia sẻ rất lớn của người chồng, biểu hiện là tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận vai trò chăm sóc người già là 46.3% ,chăm sóc người ốm là 51.9%, chăm sóc trẻ em là 34.3% và giáo dục con cái là 71.2%.
Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngay từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy trong gia đình sự đùm bọc về vật chất, tinh thầnvà tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt. Vì một lý do nào đó,có lúc điều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và giáo dục con cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình.
Chăm sóc và giáo dục con cái có thể coi là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Với những người cha, người mẹ, sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đố còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn,phát huy đầy đủ và toàn diện cả về mặt thể lực và trí lực nếu có được sự chỉ bảo thường xuyên của cha me.
Tập quán phân công lao động theo giới mà trong đó hầu hết chỉ có phụ nữ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển tâm lý ở trẻ em, cả trai lẫn gái. Trong khuôn khổ đó, trẻ gái nhỏ dần dần được khu biệt, ít độc lập, thụ động hơn, có xu hướng đồng nhất tâm lý với người chăm sóc cùng giới tính và như vậy sẽ hạn chế phát triển bản năng trong tiếp xúc với người khác giới tính. Ngược lại, trong chăm sóc, ngay từ nhỏ trẻ trai đã được tách biệt một cách “bản năng” và xác định bản thân “không thuộc nhóm nữ” (thông thường bởi người chăm sóc là nữ) qua đó ở trẻ trai hình thành xu hướng hạ thấp những đặc điểm được coi là nữ tính, phát triển và khẳng định “cái tôi”, tính độc lập cá nhân mạnh hơn .
Do đó khi nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ, chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhỏ, dạy dỗ trẻ ở các tuổi lớn hơn (trường học,thực tiễn xã hội...) thì trẻ trai hay gái sẽ có điều kiện phát triển một cách cân bằng.Điều này sẽ hạn chế dần hiện tượng tách biệt, hay hội chứng “hạ thấp, coi thường” phụ nữ và góp phần tạo các quan hệ giới bình đẳng hơn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và trong việc phân công lao động trong gia đình nói riêng.
Khi được hỏi về vần đề này có ý kiến cho rằng:
PVS : Nam-27 tuổi-kinh doanh-PTTH
“Trong gia đình tiếng nói của người cha với con cái bao giờ cũng quan trọng hơn phụ nữ. Anh nghĩ là khi con còn nhỏ vai trò của người cha rất quan trọng nhưng vì hai cháu nhà anh đều là nữ nên đến tuổi trưởng thành các cháu sẽ tâm sự với mẹ nhiều hơn, bởi mẹ gần gũi hơn nên lúc đó sự bảo ban, chỉ dẫn của người mẹ là vô cùng cần thiết”
PVS : Nữ 27 tuổi-giáo viên-đại học
“Việc giáo dục con cái nếu chỉ có mẹ mà thiếu sự dạy dỗ của người cha thì đứa trẻ sẽ bị thiếu hụt cả về mặt tình cảm lẫn tri thức sống, ngược lại nếu chỉ được bố chăm sóc và dậy bảo mà thiếu đi sự yêu thương của người mẹ đứa trẻ cũng không thể phát triển hoàn thiện được. Thế nên cả hai bố mẹ có vai trò như nhau”
Như vậy, quan điểm nhận thức của người dân đã có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Trong tất cả các công việc thì giáo dục con cái là công việc có tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận chính cao nhất 71.2%. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, sự chia sẻ của vợ và chồng trong công việc này được đặc biệt nhấn mạnh.
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng với việc quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diên cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể.
Bảng 3 : sự tham gia quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diên cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể
(đơn vị %)
Công việc
Vợ
Chồng
Cả hai
Quyết định việc lớn trong gia đình
12.2
47.4
40.4
Đại diện gia đình tham gia hoạt động đoàn thể
28.5
44.5
27.0
Đại diện gia đình tham gia hoạt động dòng họ
12.0
67.7
20.3
* Quan hệ giới và quyền quyết định các việc lớn trong gia đình
Gia đình truyền thống việt nam phổ biền lấy kiểu gia đình nửa hạt nhân làm cơ bản. Vì vậy, quan hệ vợ-chồng chịu sự chi phối và ràng buộc chặt chẽ của bố mẹ, anh em, họ hàng. Ngoài ra hệ tư tưởng nho giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến con người và xã hội thời kỳ này, đặc biệt nó đã tạo ra một hệ thống kiểm soát đối với suy nghĩ và hành vi của người phụ nữ. Chính điều đó đã gián tiếp tạo ra sự phụ thuộc của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng, không những về kinh tế mà còn trong việc quyết định các việc lớn của gia đình .
Khác với các công việc nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, quyền quyết định các việc lớn trong gia đình chủ yếu là thuộc về nam giới, tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính chỉ chiếm 12.2% trong khi tỉ lệ tương ứng ở nam giới là 47.4%. Như vậy có sự tỷ lệ nghịch giữa vai trò của người phụ nữ và vị trí, địa vị, tiếng nói của họ trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1665.doc