LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : SỰ PHÙ HỢP KHI THAY ĐỔI TỪ MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CON CỦA VINATEX. 3
1. Cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Vinatex khi tổ chức theo mô hình Tổng công ty. 4
2. cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh khi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con của Vinatex. 7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KHI TỔ CHỨC THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CON CỦA VINATEX 13
1. Sự phù hợp và kết quả đạt được nhờ sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh . 13
2.Sự chưa phù hợp của cơ cấu tổ chức với chiến lược kinh doanh khi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - con. 22
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ PHÙ HỢP VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CON CỦA VINATEX. 24
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Danh mục tài liệu tham khảo 28
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh ở tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Bảng số 01: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1996 đến
năm 2000.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
1
Giá trị TSLĐ
Tỷ VND
3276
3686
4042
4505
5120
2
DT
Tỷ VND
4953
540
5881
6578
8038
3
XK
Triệu USD
395
472
451
484
546
4
LNTT
Tỷ VND
11
63
33
59
81
5
LNST
Tỷ VND
48
50
42
45
60
6
LĐ
1000 N
88,9
88
90
86,6
89,2
7
Tổng quỹ lương
Tỷ VND
163
134
140
209
421
8
Thu nhập bình quân
1000 VND
682
84
868
960
1090
9
Bảo toàn vốn nhà nước
Tỷ VND
1640
1774
1815
1988
Nguồn :Tổng công ty dệt may Việt Nam( năm 2000).
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tình hình hoạt động của công ty ngày càng tiến bộ. Giá trị hàng xuất khẩu tăng từ 395 triệu USD năm 1996 lên 546 triệu USD năm 2000. Và đặc biệt Tổng công ty hoạt động đi lên đã giúp cho tiền lương của công nhân viên được nâng cao từ 682.000đ/ 1 người năm 1996 lên 1.090.000đ/người năm 2000.
Tuy nhiên việc tổ chức và kinh doanh của Vinatex trong giai đoạn này cũng bộc lộ một số nhược điểm như quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chủ yếu là quan hệ hành chính. Khi thành lập Tổng công ty bao gồm các đơn vị do nhà nước cấp vốn 100%, không khuyến khích được các nguồn vốn xã hội. Sự gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường,... không rõ ràng. Từ đó dẫn đến mục tiêu tích tụ, tập trung tài sản, tài chính ở Tổng công ty và các công cụ chi phối như thương hiệu, thị trường chưa mạnh. Tổng công ty còn gặp phải những khó khăn về tổ chức chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất kinh doanh. Một trong những hạn chế về tài chính của mô hình Tổng công ty dệt may Việt Nam là nhà nước vừa giao vốn cho Tổng công ty, vừa có thể bổ sung vốn trực tiếp cho đơn vị thành viên khiến Tổng công ty không thể làm đại diện như sở hữu thực sự.
Quá trình tổ chức chưa thực sự tạo ra sự gắn kế về tài chính, công nghệ thị trường, do đó một vài doanh nghiệp thành viên thiếu gắn bó, hoạt động rời rạc, chưa phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của toàn công ty. Quyền đại diện chủ sở hữu của HĐQT, chức năng điều hành của Tổng giám đốc, vai trò quản lý nhà nước của các bộ UBND tỉnh thành phố chưa được quy định rõ ràng. Do đó có tình trạng không thống nhất giữa HĐQT và TGĐ trong quản lý, điều hành, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thông qua thẩm quyền, về bổ nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt của Tổng công ty. Mặt khác việc đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý Tổng công ty theo hướng đổi mới chậm được triển khai nên cung cách quản lý vẫn mang nặng tính chất hành chính trung gian của mô hình xí nghiệp của thời kỳ kinh tế tập trung. Về mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty cũng không khác gì với các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty, bởi các doanh nghiệp trong hay ngoài Tổng công ty đều phải thi hành luật Doanh nghiệp nhà nước. Trong một chừng mực nào đó, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty còn bị gò bó hơn do điều lệ Tổng công ty quy định chính vì những nhược điểm trên đây, tuy Tổng công ty có những tiến bộ nhất định, nhưng chưa đủ sức tạo tiền đề ra đời một tập đoàn dệt may mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX.
Và để đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra thì nhất định phải thay đổi bản chất mô hình Tổng công ty hiện nay và thực sự là chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con.
2. cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh khi tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con của Vinatex.
Cơ cấu tổ chức của Vinatex.
Mục tiêu thành lập tập đoàn dệt may theo mô hình công ty mẹ con của Tổng công ty Dệt may Việt Nam sẽ trở thành tập đoàn đa sở hữu hàng đầu kể cả về qui mô sản xuất kinh doanh lẫn sức cạnh tranh sản phẩm trong khu vực Đông Nam á hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dệt may. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra cần có một cơ cấu mang lại quyền lực thực hiện thay đổi. Cơ cấu công ty mẹ cho phép điều này.
Công ty mẹ - Vinatex (Luật DNNN)
Công ty con - nhà nước sở hữu 100%
(Luật DNNN)
“Kiểm soát “
C ty TNHH 1 thành viên - nhà nước sở hữu 100%
(Luật DN)
Công ty đã cổ phần hoá - Nhà nước sở hữu >51%
(Luật DN)
Công ty cổ phần Nhà nước sở hữu <=51%
(Luật DN)
“Điều hành”
Cổ đông Nhà nước
Hình 1: Công ty mẹ Vinatex
Khi chuyển từ mô hình tổng công ty sang công ty mẹ thì cơ cấu quản lý và cơ cấu tổ chức cũng thay đổi. Và hiện nay cơ cấu quản lý áp dụng cho công ty mẹ là:
Bao gồm TGĐ
&GĐTC
HĐQT (5-7)
Tổng giám đốc
Ban giám sát
GĐ dịch vụ hỗ trợ
GĐSX
Giám đốc tài chính
Kiểm toán
nội bộ
Nhóm 3
Nhóm 1
Các công ty con
Nhóm 2
Báo cáo hoạt động
Báo cáo tài chính
Hình 2: Cơ cấu quản lý áp dụng cho công ty mẹ
Với cơ cấu quản lý này thì lãnh đạo các bộ phận ngành thuộc công ty mẹ Vinatex chịu trách nhiệm điều hành, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con không thực hiện trực tiếp các hoạt động thương mại. Còn nhiệm vụ của từng công ty con là:
Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của bộ phận ngành vì vậy không tham gia trực tiếp vào hoạt động thương mại, hoạt động của từng công ty con.
Lãnh đạo các bộ phận sẽ báo cáo cho tổng giám đốc. Với tư cách là thành viên ban lãnh đạo cấp cao, các lãnh đạo bộ phận cùng với tổng giám đốc và ban giám đốc có thể có nhiệm vụ xây dựng chiến lược.
Lãnh đạo bộ phận/
Giám đốc điều hành
Trưởng phòng
kỹ thuật của công ty mẹ
Trưởng phòng
tài chính của công ty mẹ
Trưởng phòng
nhân sự của công ty mẹ
Các vị trí
Khác theo
yêu cầu
Các công ty con
Hình 3: cơ cấu tổ chức từng bộ phận
Sự thay đổi cơ cấu tổ chức đã tạo ra một bộ máy quản lý với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cùng với nó là một chiến lược kinh doanh mới được lập ra.
Chiến lược kinh doanh của Vinatex.
Tổng công ty may Việt Nam luôn có tầm nhìn là xây dựng Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam trở thành tập đoàn dệt may hàng đầu về quy mô lẫn năng lực cạnh tranh trong khu vực Đông Nam á vào năm 2010. Bên cạnh đó một định hướng của Vinatex là sẽ trở thành “Tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực dệt may Việt nam hoạt động theo các nguyên tắc thương mại trên thị trường quốc tế, khai thác sức mạnh tổng hợp trong tập đoàn để đạt được lợi nhuận tối ưu trên vốn đầu tư bằng cách tối đa hoá các nguồn nguyên liệu trong nước và sản xuất các sản phẩm có giá trị cao”.
Dựa trên định hướng đã nêu thì Vinatex đã đưa ra mục tiêu chiến lược cho cả công ty cũng như công ty bộ phận .
Các mục tiêu chiến lược tổng quát sẽ là:
Tối đa hoá hiệu quả trong nội bộ Tổng công ty.
Giúp cải thiện hoạt động tài chính, nang cao lợi nhuận.
Tối đa hoá giá trị vốn nhà nước.
Các mục tiêu chiến lược của ngành may sẽ là:
Khai thác các cơ hội về thị trường ma các doanh nghiệp hiện nay đã có được.
Tối đa lợi nhuận hoá bằng việc nâng cao giá trị gia tăng.
Các mục tiêu chiến lược của ngành dệt là:
Thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng các sản phẩm sản xuất trong nước phát triển các sản phẩm mới có giá trị và lợi nhuận cao hơn.
Cùng với các mục tiêu chiến lược trên thì Vinatex đồng thời đưa ra các chiến lược hoạt động cụ thể đó là:
Chiến lược thị trường:
Các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao với đẳng cấp và thương hiệu tương xứng. Củng cố và mở rộng quan hệ với các nhà nước nhập khẩu chiến lược đồng thời mở rộng mạng lưới bán lẻ rộng khắp trong nước .
Chiến lược đầu tư nghiên cứu và phát triển:
Tập trung khai thác tối đa công suất và phương tiện hiện có kết hợp với đầu tư chiều sâu và mở rộng để thưc hiện chiến lược sản phẩm có đẳng cấp và có giá trị gia tăng cao tập trung đầu khai thác sản xuất vải và phục vụ nguyên liệu cung cấp cho nghành may mặc. Chú trọng đầu tư vào công tác quản lý và khai thác công nghệ tương xứng với thiết bị.
Chiến lược tài chính
Tập trung nghiên cứu và thực hiện công tác đầu tư tài chính đạt hiệu quả, sinh lời tối đa với nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ Vinatex đồng thời cân dối nguồn nhân lực tài chính phục vụ kịp thời cho hoạt động thị trường và đầu tư của công ty mẹ.
Chiến lược nguồn nhân lực
Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bố trí và đánh giá cán bộ kịp thời đáp ứng yêu cầu của tổ chức. Xây dựng văn hoá Vinatex để tạo sự gắn bó đội ngũ cán bộ với mục tiêu phát triển của tập đoàn, đồng thời thưc hiện cơ chế thị trường hoá cán bộ để tăng cường sức cạnh tranh trong hệ thống.
Tất cả các hoạt động trong công ty nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra và đạt được các chiến lược đã hoạch định.
Chương II : phân tích sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với chiến lược kinh doanh khi tổ chức theo mô hình công ty mẹ – con của vinatex
1. Sự phù hợp và kết quả đạt được nhờ sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh .
Mục tiêu thành lập tập đoàn dệt may theo mô hình công ty mẹ công ty con của Tổng công ty dệt may Việt Nam là sẽ trở thành tập đoàn đa sở hữu hàng đầu cả về qui mô sản xuất kinh doanh lẫn sức cạnh tranh của sản phẩm trong khu vực Đông Nam á, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dệt may. Theo đó, mục tiêu đến năm 2010 tập đoàn sẽ có một số thương hiệu sản phẩm hàng đầu trong nước và khu vực, có qui mô vốn điều lệ hơn 7 nghìn tỷ đồng và sử dụng hơn 200000 lao động .
Để Vinatex có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra cần có một cơ cấu mang lại quyền thưc hiện các thay đổi. Cơ cấu công ty mẹ cùng với cơ cấu quản lý áp dụng cho công ty mẹ và cơ cấu tổ chức của từng bộ phận cho phép điều này. Khi chuyển đổi từ mô hình tổng công ty sang công ty mẹ thì Vinatex có được thêm quyền lực như Vinatex sẽ là đại diện “Chủ sở hữu” vốn nhà nước trong các đơn vị thành viên, thay mặt nhà nước, có quyền ra quyết định, chủ động quản lý tập trung vào kết quả lợi nhuận và đồng thời chịu về việc tối đa hoá việc sử dụng vốn nhà nước,.... Và lúc đó với tư cách một công ty mẹ thì vai trò của Vinatex sẽ là
Một công ty đơn thuần, nắm giữ các khoản đầu tư trong một nhóm công ty con, nhưng không tham gia trực tiếp vào việc quản lý hàng ngày của các công ty con này hoặc sẽ là một công ty quản lý chủ động, cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho các công ty con và thông qua đại diện trong ban lãnh đạo của các công ty con, sẽ thực hiện vai trò chủ động hơn trong việc quản lý các công ty con này. Vinatex sẽ có các vai trò khác nhau trong các công ty con khác nhau phụ thừộc vào:
Mức độ sở hữu vốn của công ty mẹ trong công ty con (100% hoặc nhỏ hơn 50%,....)
Một số chức năng sẽ có hiệu quả hơn nếu thực hiện ở cấp công ty con hơn là ở cấp công ty mẹ.
Nguồn lực của công ty mẹ so với doanh nghiệp nhà nước.
Thực tế là một số doanh nghiệp nhà nước hay các công ty con quy mô lớn (như công ty may Việt Tiến). Không muốn hay không cần các dịch vụ do công ty mẹ cung cấp. Trong các trường hợp như vậy, vai trò công ty mẹ có thể chỉ là (thông qua tham gia vào ban lãnh đạo) làm thế nào để tối đa hoá các lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình (cổ tức và tăng giá trị vốn).
Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở kế thừa tổng công ty dệt may Việt Nam hiện tại và giữ vai trò lành đạo tập đoàn. Công ty mẹ có pháp nhân đầy đủ được gọi là tập đoàn dệt may Việt Nam, thực hiện các chức năng vừa là công ty đầu tư vốn, vừa thực hiện kinh doanh và cung cấp các dịch vụ cho các công ty thành viên.
Khi đã chuyển đổi Vinatex thành công ty mẹ, thì mối quan hệ giữa nhà nước và công ty mẹ sẽ phải thực hiện những vấn đề:
Làm rõ cơ cấu sử hữu để phân rõ chức năng.
Các đầu tư trong tương lai của nhà nước chỉ thực hiện trên cơ sở thương mại dựa trên các kế hoạch của công ty mẹ Vinatex đệ trình.
Nhà nước không đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp nhà nước, công ty con mà chủ đầu tư thông qua công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ đầu tư vốn vào các công ty con và việc tăng cường, giảm vốn đầu tư do công ty mẹ quyết định theo nguyên tắc thương mại.
Nhà nước sẽ không kiểm soát trực tiếp các DNNN mà kiểm soát thông qua đại diện của mình trong hội đồng quản trị của công ty mẹ VINATEX.
Các thành viên HĐQT công ty mẹ phải chịu trách nhiệm với tư cách tập thể và cá nhân trước các cổ đông là nhà nước là các hoạt động của công ty mẹ.
Mối quan hệ giữa các công ty mẹ và các công ty con mà công ty mẹ nắm quyền sở hữu tối đa là mối quan hệ qua lại .Công ty mẹ sẽ bổ nhiệm HĐQT công ty con, đầu tư hoăc điều chuyển vốn với công ty con, yêu cầu các công ty con nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính, chủ động giám sát các hoạt động, cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ, và thông qua các đại diện trong HĐQT tại công ty con để phê duyệt các chiến lược và các khoản đầu tư lớn đồng thời tác động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các nghĩa vụ xã hội. Còn các công ty con thì phải lập các báo cáo tháng, qúy, năm để trình lên công ty mẹ xem xét tình hình hoạt động nhằm có những thay đổi kịp thời hợp lý. Các công ty con phải xây dựng các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghiên cứu khả thi đối với các khoản đầu tư mới để đảm bảo chắc chắn rằng số vốn và công ty mẹ đầu tư sẽ được sử dụng có hiệu quả. Đồng thời công ty con cũng thực hiện chia cổ tức, nâng cao các giá trị cổ phiếu. Tất cả các việc này đều phải báo cáo lên công ty mẹ và phải được sự thông qua của công ty mẹ.
Với mối quan hệ “chặt” mà “lỏng” này thì thực sự công ty mẹ không kiểm soát trực tiếp công ty con trong các lĩnh vực công nghệ, thị trường, thương hiệu riêng và hoạt động hàng ngày của từng công ty con, HĐQT của công ty con chịu trách nhiệm về vấn đề này. Công ty mẹ tham gia vào các vấn đề trên thông qua việc bổ nhiệm đại diện trong HĐQT của công ty con cung cấp các dịch vụ mà công ty con cần để nâng cao các hiệu quả hoạt động của mình. Mục đích hàng đầu của công ty mẹ là dẫn dắt và hỗ trợ các công ty con hoạt động hiệu quả hơn và đạt lợi nhuận cao hơn, công ty mẹ không cạnh tranh với các công ty con và phải chú ý đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Còn các công ty con sẽ yêu cầu công ty mẹ cung cấp các dịch vụ theo cấp độ khác nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm với công ty mẹ bằng việc áp dụng các hệ thống quản lý để kịp thời báo cáo chuẩn xác về việc thực hiện kế hoạch chiến lược tài chính và việc sản xuất kinh doanh đồng thời HĐQT của các công ty con chịu trách nhiệm trước công ty mẹ (và các cổ đông thiểu số) về hoạt động kinh doanh (bao gồm các chỉ tiêu lợi nhuận) của công ty con. Ngoài ra tập đoàn bao gồm các thành viên có quan hệ lợi ích khác nhau ngoài vốn là đối tác kinh doanh có quan hệ ràng buộc lợi ích về thương hiệu, uy tín và điều lệ tổ chức hoạt động của Vinatex. Tập đoàn vừa thực hiện được sợ gắn kết các công ty thành viên theo cơ cấu công ty mẹ – con tập hợp đông đảo các đơn vị. Do đó, tập đoàn là nòng cốt của nghành dệt may trong quan hệ đối tác, nhất là các đối tác lớn nước ngoài.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược là trở thành một tập đoàn dệt may cả về quy mô lẫn năng lực cạnh tranh trong khu vực Đông Nam á vào năm 2010, tập đoàn hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, trong đó công nghiệp dệt may là chính. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn ban đầu sẽ gồm 6 công ty đang hoạt động theo mô hình mẹ – con là công ty Dệt May Hà Nội; công ty dệt Phong Phú; công ty dệt may Miền trung Hoà Thọ; công ty dệt Nam Định; công ty may Việt Tiến; công ty may Nhà Bè và 6 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 19 công ty cổ phần liên doanh Vinatex giữ 50% số vốn, 13 các công ty liên kết .
Với cơ cấu tổ chức ngành thì công ty mẹ sẽ có các hoạt động hỗ trợ cho các công ty con. Các hoạt đông hỗ trợ sẽ là khác nhau đối với các công ty con khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ sở hữu của công ty mẹ tại công ty con và liệu các hỗ trợ này có được các công ty con luôn so với công ty mẹ hay không đồng thời phải xem sét chuyên môn xem các khả năng của công ty mẹ Vinatex so với khả năng của công ty con. Công ty mẹ có các hoạt động hỗ trợ công ty con như nghiên cứu thị trường vĩ mô của một quốc gia khác. Xúc tiến thị trường như triển lãm hội trợ. Đào tạo khả năng chuyên môn như thiết kế và sử dụng vải và thiết kế hoa văn trên các hệ thống vi tính. Điều tra thị trường nước ngoài, xây dựng các khoá đào tạo cho công ty con, phù hợp liên doanh liên kết đầu tư trong sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Đặc biệt là sự hỗ trợ của Vinatex đối với các công ty con trong việc đẩy mạnh liên doanh, liên kết các công ty có hiệu quả rõ rệt và góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Vinatex.
Vinatex đã hỗ trợ các công ty con trong việc liên doanh với địa phương như may Phương Đông liên doanh với Quảng Ngãi, thành lập các công ty may Đông thành; May Việt Tiến liên doanh với tỉnh Ninh Thuận thành công ty may Tiến Thuận, với tỉnh Tiền Giang thành lập công ty may Tiền Tiến và công ty may Việt Tiến, với tỉnh Bến Tre thành lập công ty may Việt Hồng Tỉnh cần thơ thành lập công ty may Tây Đô... và trong năm 2002 các đơn vị liên doanh đã đạt kim ngạch xuất khẩu gần 70 triệu USD, góp phần giải quyết gần 100000 lao động tại các địa phương. Đặc biệt khi thị trường Mỹ được mở ra các doanh nghiệp Vinatex đã có nhiều cơ hội liên kết giúp đỡ các doanh nghiệp may của địa phương manh hơn. Từ việc liên kết này các doanh nghiệp địa phương được hỗ trợ và đạt Kim Nghạch xuất khẩu hàng triệu USD và điều quan trọng theo đánh giá của Vinatex hoạt dộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp địa phương của các doanh nghiệp trong Vinatex đã góp phần chuyển dịch cơ cáu kinh tế tăng thu nhập và tạo hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương.VINATEX đã đầu tư mở rộng sản xuất tại nhiều địa phương có tiềm năng, phối hợp liên doanh , liên kết giúp đỡ các tỉnh cùng phát triển ngành dệt may và hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may địa phương đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể trong năm 2002 một số dự án may của các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã được khởi động xây dựng ở nhiều địa phương như Thái Bình, Bắc Ninh, Nam ĐịnhTrong số các công trình đầu tư này, một số đã được khánh thành và đi vào hoạt động, số còn lại dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất trong năm 2003 và dự kiến sẽ thu hút trên trục ngàn lao động, hàng năm có thể đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD. Điều này đảm bảo thực hiện được trong các mục tiêu chiến lược mà công ty mẹ Vinatex đã đề ra.
Bảng số 02: Các hoạt động Thương mại chính( Năm 2003)
(Phân loại theo lĩnh vực hoạt động)
Lĩnh vực /
Số doanh nghiệp
Doanh thu
Triệu USD
% Tổng
doanh thu
Lợi nhuận / (Lỗ)
Triệu USD
Số nhân viên
% Tổng số
Nhân viên
May mặc / (12)
191
28
4,7
29.613
35
Dệt / (21)
354
52
3,24
48.852
57
Xuất nhập khẩu / (3)
7
1
0,25
1.3821
2
Bông / (1)
39
6
0,01
1.450
2
Len / (1)
13
2
0,63
2.845
3
Bảng số 03: Các hoạt động thương mại chính (năm 2003) (Phân tích tài chính theo lĩnh vực hoạt động)
Lĩnh vực
Có lãi
(số doanh nghiệp)
Hoà vốn
(số doanh nghiệp)
Lỗ
(số doanh nghiệp)
Tỷ suất Nợ/Vốn chủ sở hữu cao
(lần)
Lợi nhuận trên vốn
(%)
Dệt
5
( 1,7 triệu USD )
11
5
(5,38 triệu USD)
15
(4)
May mặc
10
( 4,8 triệu USD )
Không
2
(0,05 triệu USD)
5
20
Khác
3
( 0,2 Triệu USD)
3
2
(0,2 triệu USD)
4
(1)
Tổng cộng
18
(USD6,7M)
14
9
(USD5,63M)
24
1
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam( năm 2003)
Để thực hiện chiến lược tối đa hoá lợi nhuận "bằng sản phẩm có đẳng cấp và giá trị gia tăng cao” thì các công ty con của Vinatex sẽ chuyển đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng chuyên môn hoá, tập trung các mặt hàng đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Các công ty con sẽ chú trọng đầu tư tăng tỷ lệ sợi chải kỹ từ 13% lên 35% để cung cấp sợi dệt vải chất lượng cao. Các mặt hàng dệt qui hoạch đầu tư theo hướng hình thành các mặt hàng chủ lực ở mỗi công ty dệt qua việc hình thành các trung tâm sản xuất các mặt hàng chiến lược như vải bông, bông pha vải PES chất lượng cao. Còn để thực hiện các mục tiêu chiến lược ngành dệt may thay thế các nguyên liệu nhập khẩu bằng các sản phẩm mới có gia trị và lợi nhuận cao hơn thì công ty mẹ đã qui hoạch các cơ sở dệt và từng bước phân bố ở năm khu vực là khu vực công nghiệp, phố nối B Hưng Yên, khu công nghiệp Hoà Xá (Nam Định), Khu vực (Đà Nẵng), Huế, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty con này tập trung dệt các mặt hàng cao cấp có cả hoa văn hoặc in thuê tạo ra các sản phẩm giá trị cao. Ngoài ra Vinatex còn phát triển các nhà máy cán bông và kéo sợi tại các tỉnh miền trung nơi có nhiều diện tích trồng bông lớn
Kể từ khi chuyển đổi đến nay mặcdù còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì Vinatex đã chứng tỏ được mình là một tập đoàn kinh tế đứng đầu trong lĩnh vực dệt may và đạt được những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất kinh doanh, đăc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-2003 là 14.25%. Sang năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của Vinatex đạt 900 tr USD , tăng khoảng 24% so với năm 2003.
Bảng số 04: kết quả hoạt động xuất khẩu
Năm
Doanh thu(tỷ đồng)
Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex(tr.USD)
Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may (tr.USD)
Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Vinatex/toàn ngành (%)
2001
7966.2
463.8
1975
23.48
2002
9914.6
541.0
2752
19.66
2003
12519.2
713.8
3630
19.66
2004
14905.7
900
4347
20.70
Nguồn : Tổng công ty dệt may Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng Vinatex đã đóng góp một phần rất
lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may (chiếm từ 26%-27% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành).Trong Vinatex thì hoạt động xuất khẩu của các đơn vị thành viên cũng có những đóng góp lớn vào sự phát triển của tổng công ty, tạo ra một nguồn thu rấ lớn cho tổng công ty.
Về hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì với các thị trường truyền thống EU, Mỹ, và Nhật Bản. Năm qua, Tổng công ty gặp nhiều khó khăn về hạn ngạch (EU) và thị trường thu hẹp (Nhật Bản) với hai mặt hàng chủ lực: dệt kim và khăn bông. Tuy nhiên, công ty mẹ đã áp dụng mọi biện pháp để giữ chân khách hàng, tân dụng hạn ngạch giữ vững thị trường. Bằng sự chuẩn bị kĩ càng, khi thị trường Mỹ mở ra thì tập đoàn đã kịp thời khai thác có kết quả kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã đạt được khoảng 200 triệu USD, chiếm 1/5 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của Vinatex năm 2003.
Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,7tỷ USD tăng 7,2% so với năm 2002 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 10 năm qua. Đáng chú ý là xuất khẩu sang thị trường Hông kông dã có bước tăng trưởng đáng kể, về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt đạt 900 triệu USD chiếm 37,5% kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường đầy tiềm năng và khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản trong những năm gần đây nhiều công ty may trong nước đã chú trọng đến thị trường nội địa bằng việc xây dựng các thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm hàng lấy lại thị trường trong nước một thời họ đã lãng quên. Mặc dù vào cuộc hơi muộn và đã có một thời để cho hàng may may mặc đại chúng của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhưng trong hai năm gần đây VINATEX đã lấy lại thị trường nội địa vốn là của mình. Bên cạnh viêc mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng dệt may mang thương hiệu chung Vinatex, từng công ty thuộc Vinatex cũng đã định hướng, vượt lên xây dựng thương hiệu của riêng mình.
Với thị trường dân số 80 triệu thị đây là chính thị trường đầy tiềm năng cho ngành may mặc trong nước và các công ty may cua Viantex vùng vẫy. Nhiều năm trước do quá mải mê với việc làm hàng gia công xuuất khẩu nên Vinatex cũng như các công ty may khác đã để trống và không coi trọng thị trường nội địa. Chính vì vậy, đã có một thời hàng may mặc cho tầng lớp bình dân tràn ngập hàng Trung Quốc và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Nhưng hiện nay đã khác, Vinatex có kế hoạch đang mở rộng và nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm doanh nghiệp thành viên trên thị trường nội địa. Công ty kinh doanh hàng thời trang của Vinatex được giao nhiệm vụ mở rộng mạng lưới của hàng Vinatex và cùng với các công ty khác chấn giữ thị trường này. Cách đây ba năm ngay tư khi mở hai siêu thị bán hàng may mặc mang thương hiệu Vinatex đầu tiêu tại Hà nội va thành phố Hồ Chí Minh, các siêu thị này đã tiêu thu hút được sự chú ý của khách hàng. Có cửa hàng hiện nay có doanh thu mỗi ngày từ 60 - 100 triệu đồng.
Hiện nay Vinatex đã mở được tổng cộng15 siêu thị tại các tỉnh thành trên cả nước và con số này còn lên tới hàng chục chi nhánh trong thời gian tới. Việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong nước cũng đồng nghiã với việc thương hiệu Vinatex và thương hiệu cùa doanh nghiệp may thành viên càng ngày càng có uy tín vơí người tiêu dùng. Nhiều công ty lớn thuộc Vinatex cũng đã chủ động xây dựng thương hiệu và mở rộng mạng lưới bán hàng trên thị trường nội địa. Điển hình trong số đó là những doanh nghiệp đi đầu như: may Việt Tiến, may Nhà Bè, may 10, may Phương Đông, .... Bên cạnh chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã phong phú thì may Việt Tiến được đánh giá là doanh nghiệp chịu chi nhất trong Vinatex việc xây dựng thương hiệu tại thị trường trong nước. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2004, doanh số tiêu thụ nội địa của Việt Tiến đã lên đến 92 tỉ đồng. May 10 cũng đoạt con số tiêu thụ nội địa trong 6 tháng hơn 43 tỉ đồng
Bảng số 05: Phân tích nhóm - các đơn vị có doanh thu báo cáo cao nhất
Năm 2003
Văn phòng TCT và các DN
phụ thuộc +10
DNNN có doanh thu cao nhất
Triệu USD
% Tổng doanh thu của Tổng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0262.doc