Đề tài Sự ra đời và phát triển của truyền hình

Ở Việt Nam thời điểm này có rất nhiều chương trình đang sử dụng thường xuyên hình thức này. Chẳng hạn, kênh HTV9 có chương trình Nói và làm, Trung tâm truyền hình Việt Nam ở Cần Thơ có Toàn cảnh đồng bằng sông Cứu Long và rất nhiều chương trình của các đài địa phương được phát sóng trực tiếp. Trong quá trình thực hiện liên tục số điện thoại được thông báo để khán giả cần trao đổi có thể kết nối được ngay với những người tham gia chương trình. Chương trình Sức sống mới, Làm giàu không khó phát sóng trên VTV1 ngoài số điện thoại, email còn cung cấp trang web, tại đây khán giả xem truyền hình có thể xem lại chương trình nếu chưa có điều kiện xem trên tivi và cập nhật mở rộng thêm những thông tin về chương trình.

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự ra đời và phát triển của truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đoàn Quân – Giám đốc VTC Mobile, đơn vị thực hiện dự án truyền hình full HD của VTC, thiết bị thu sóng truyền hình full HD sẽ được đồng loạt bán trên toàn quốc từ ngày 6/1, ngày chính thức phát sóng truyền hình HD (HDTV). Trước mắt, VTC sẽ phát tám kênh truyền hình HDTV, trong đó có ba kênh do VTC sản xuất là VTC HD1, VTC HD2, VTC HD3. Ông Quân cho biết ngoài kênh phim truyện với những bộ phim nước ngoài đặc sắc phát 24/24, VTC sẽ tự sản xuất các chương trình bằng tiếng Việt, trước mắt là phim về những vùng đất, phong cảnh đẹp. VTC cũng lên kế hoạch sản xuất phim dạng ký sự quay ở nước ngoài. “Với HDTV, những bộ phim phong cảnh đẹp sẽ làm nổi bật hiệu quả hình ảnh. Chúng tôi cũng đã mua bản quyền hàng nghìn phim nước ngoài ăn khách chất lượng đẹp hiện nay để chiếu trên VTC HD. Những gia đình có tivi LCD hoặc Plasma full HD màn hình lớn sẽ có thể thưởng thức phim chất lượng đẹp gần như phim nhựa chiếu ở rạp” – Ông Lê Đoàn Quân khẳng định. Năm kênh HDTV nước ngoài bên cạnh ba kênh tiếng Việt phát trên sóng VTC gồm kênh thể thao ESPN HD, kênh địa lý quốc gia National Geographic HD, Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV-HD, kênh thời trang Fashion TV HD, kênh Luxe TVHD. Ông Quân cho hay, VTC sẽ phát sóng các kênh truyền hình HDTV qua vệ tinh. Với dung lượng yêu cầu để phát sóng HDTV rất lớn nên VTC đã phải mua tới hai bộ phát đáp trong tổng dung lượng 20 bộ phát đáp (bộ thu – nhận tín hiệu) của vệ tinh VINASAT-1. Để xem được truyền hình HDTV, người sở hữu tivi LCD hoặc Plasma phải mua bộ thu tích hợp giải mã truyền hình số vệ tinh độ nét cao chuẩn HD bao gồm chảo thu có đường kính 60 – 80 cm và đầu giải mã tín hiệu. Theo công bố của VTC, bộ thu có giá 3.530.000 đồng này ngoài thu được tám kênh truyền hình HDTV còn thu được 30 kênh truyền hình chuẩn SDTV thông thường mà các đài truyền hình đang phát hiện nay. Nhà nào cũng được xem HDTV. HDTV là một công nghệ truyền hình ảnh với độ nét cao. Hình ảnh phát từ đài truyền hình được chia làm các ô nhỏ (hay có thể gọi là điểm ảnh) rồi truyền đến tivi của người xem. Số lượng điểm ảnh trong HDTV cao hơn đến năm lần trong truyền hình tiêu chuẩn SDTV hiện nay mà VTV các đài truyền hình địa phương đang phát sóng. Đài truyền hình Việt Nam - VTV cũng đang triển khai thực hiện hai dự án phát truyền hình HDTV, một dự án phát mặt đất (tín hiệu thu qua antena bình thường rồi được giải mã qua đầu thu trước khi hình ảnh phát qua tivi) và một phát qua cáp quang. Ông Ngô Thế Trị - Giám đốc Trung tâm Tin học và Đo lường VTV, đơn vị thực hiện dự án phát HDTV mặt đất - cho biết ngoài mua các kênh truyền hình HDTV của nước ngoài, VTV sẽ tự sản xuất các chương trình truyền hình độ phân giải cao. Ông Trị nhận định, HDTV sẽ thay thế hoàn toàn truyền hình truyền thống hiện nay. “Chậm nhất là năm năm nữa, truyền hình HDTV sẽ thay thế hoàn toàn chuẩn SDTV truyền thống hiện nay” – Ông Trị khẳng định. Giám đốc VTC Mobile Lê Đoàn Quân cũng cho rằng xu thế HDTV là tất yếu trong thời gian rất ngắn và nhà nhà sẽ xem truyền hình HDTV. Theo ông Quân, có hai lý do cho thấy truyền hình HDTV sẽ phổ biến. Trước hết là tivi LCD và Plasma ngày càng rẻ. Hiện đã có thể mua tivi LCD 32 inch với giá năm triệu đồng. Các hãng sản xuất đang chuyển hướng sang sản xuất tivi bóng hình CRT thông thường sang tivi LCD với kích cỡ nhỏ nhất là 32 inch. Sony mới đây đã tuyên bố ngừng sản xuất tivi bóng hình CRT kích cỡ 4:3. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ khuôn hình 16:9 của HDTV phù hợp hơn cho mắt của người xem và cũng mang lại nhiều thông tin hơn so với khuôn hình 4:3 của SDTV. Bên cạnh đó, các đài truyền hình lớn đang vào cuộc ráo riết để phát truyền hình HDTV nên thiết bị thu ngày càng rẻ, nội dung chương trình phong phú hơn. “Với công nghệ được cập nhật liên tục hiện nay, vấn đề dung lượng quá lớn của HDTV sẽ được giải quyết triệt để. Vấn đề hiện nay đầu tư mua máy thu hình HDTV từ phía người xem” - Ông Ngô Thế Trị nói. Theo ông Trị, VTV sẽ phát sóng theo chuẩn HDTV ở cả truyền hình quảng bá (không mất tiền) và truyền hình trả tiền (cáp, mặt đất). Theo Tienphong IPTV 'đua' với truyền hình truyền thống tại Việt Nam Internet qua cáp truyền hình Nếu như trước đây, khách hàng thuê bao các kênh truyền hình qua cáp chỉ có được một dịch vụ duy nhất thì nay mọi chuyện đã khác... Ngoài xem truyền hình với số kênh ngày càng phong phú, họ có thể lướt web với tốc độ truy cập lên tới 10 Mbps. Ngay tại Mỹ, quốc gia đi đầu thế giới về công nghệ thông tin, trong tổng số 90 triệu thuê bao truyền hình cáp thì cũng mới có hơn 30 triệu thuê bao truy cập Internet qua mạng truyền hình cáp (cable modem). Nhưng xu hướng tương lai cho thấy một thanh niên ghiền Internet sẽ bỏ bớt thời gian giải trí với truyền hình mỗi ngày một hoặc hai tiếng đồng hồ để lướt web, nơi anh ta tìm thấy những dịch vụ giải trí đa dạng, hấp dẫn và hoàn toàn mang tính chất riêng tư. Ngoài ra, cable modem tăng tốc lướt web cho người sử dụng lên đến hàng chục megabit mỗi giây và nó trở thành hạ tầng lý tưởng để cung cấp dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (video-on-demand) trên Internet. Sức quyến rũ của Internet càng lớn khi nó có khả năng thay thế được các kênh truyền hình truyền thống, khi khán giả được thưởng thức những kỹ xảo điện ảnh, truyền hình với âm thanh, màu sắc và hình ảnh hoành tráng sống động. Người ta đang chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt đài truyền hình trên Internet và thậm chí có thể xuất hiện loại tivi mới, thay vì nối với ăngten hay cáp đồng trục, chiếc tivi này có cổng vào là một card mạng LAN để nối với những đài truyền hình trên Internet! Lướt web sẽ không chỉ còn đơn thuần là đọc chữ, xem ảnh nữa, mà giờ đây nó bao hàm cả việc xem truyền hình và chơi game trực tuyến. Tốc độ, giá rẻ khuyến mãi thêm truyền hình Tại Việt Nam, dịch vụ truy cập Internet trên mạng truyền hình cáp (cable modem) đã bắt đầu xuất hiện. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là dịch vụ Cable Home và BizNet Cable của Trung tâm viễn thông Thế hệ mới Việt Nam (VNGT) (//cable.vngt.vn) triển khai trên mạng truyền hình cáp của công ty truyền hình cáp Hà Nội (BTS). Do vừa thử nghiệm vừa phát triển nên số thuê bao của sử dụng dịch vụ này còn rất ít, chưa tới 1.000 thuê bao và tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm Hà Nội. Hiện dịch vụ "cable modem" của VNGT được chia thành hai gói dịch vụ chính: - Cable Home - dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao dành cho đối tượng khách hàng là hộ gia đình với mức giá cước được điều chỉnh để phù hợp với thu nhập của khách hàng tại VN: mức cước thuê bao tháng khởi điểm từ 100.000 đồng/tháng kèm theo tám tiếng miễn cước download mỗi ngày. - BizNet Cable - dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trọn gói cho phép các cơ quan doanh nghiệp truy cập Internet với tốc độ download tối đa 10 Mbps, upload tối đa 2 Mbps (cao hơn tốc độ tối đa 8 Mbps download và 600 kbps upload của ADSL), ngoài ra thuê bao BizNet Cable còn được sử dụng không hạn chế 10 hộp thư điện tử email, một tên miền cấp ba và 5 MB web hosting kèm theo, với mức chi phí ước lượng từ 230.000 - 1.300.000 đồng/tháng. Trong khi đó, tuy ra đời sau nhưng với lợi thế có sẵn khách hàng, Công ty truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) cho biết khả năng đáp ứng của SCTV là 10.000 khách hàng/tháng. Dự kiến ngày 15/8 tới đây, SCTV sẽ chính thức khai trương dịch vụ MediaNet. Khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ truyền hình cáp của SCTV chỉ cần khai báo sử dụng thêm dịch vụ MediaNet và mua thêm một cable modem là có thể sử dụng Internet. Mức giá dịch vụ MediaNet trên cáp truyền hình dự kiến sẽ rẻ hơn hoặc bằng với thuê bao ADSL được cung cấp hiện nay. Truyền hình trực tuyến (IPTV) đang chiếm thị phần ngày một lớn ở các nước có hạ tầng ADSL và cáp quang phát triển như Mỹ và châu Âu nhưng vẫn còn là khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. IPTV (Internet Protocol Television) là hình thức sử dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất, cho phép các chương trình truyền hình được phát trên Internet và người xem chỉ cần một máy tính kết nối mạng, hoặc bộ giải mã tín hiệu (set-top box) để thưởng thức nội dung họ mong muốn. Tại châu Á, mô hình này đang bắt đầu phá vỡ thế độc quyền của các kênh truyền hình truyền thống. Trong năm 2008, thị trường IPTV tại Trung Quốc đạt 36,3 triệu USD và giới phân tích ước đoán con số này sẽ tăng trưởng gấp 6 lần lên 201 triệu USD trong năm nay. Ở Việt Nam, các kênh truyền hình cáp và analog chỉ có thể phủ sóng trong nước còn truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh (DTH) cần có khoản đầu tư lớn mới có thể phát triển ra thế giới. Do đó, lợi thế của IPTV là tận dụng hạ tầng mạng Internet sẵn có và khả năng kết nối toàn cầu. Người dùng còn có thể xem lại mọi chương trình họ thích mà không bị lệ thuộc vào thời gian phát sóng của Đài. Một số kênh truyền hình trực tuyến đang tìm lối đi riêng khi mà những dịch vụ tiện ích của truyền hình truyền thống chưa đủ thỏa mãn nhu cầu của thời đại công nghệ số. Song song với sự phát triển về dịch vụ ADSL, nhà nước cũng đã có chính sách mở hơn, cho phép tư nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất chương trình và sở hữu các kênh truyền hình riêng. Hiện nay, iTV là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu duy nhất tại Việt Nam do FPT cung cấp. Tín hiệu được truyền qua hạ tầng mạng ADSL và thông qua bộ giải mã truyền thẳng lên TV. Ngoài những tiện ích thông thường, iTV còn cho phép xem lại các chương trình đã phát trong vòng 48 giờ của nhiều kênh nổi tiếng. Trong khi đó, chỉ có NetTV.vn, do công ty DINIL và Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC) phát triển, là kênh truyền hình trực tuyến thời gian thực trong nước đầu tiên. Những chuyên mục như Công nghệ và cuộc sống, Thị trường tiêu dùng, Mua sắm, Ẩm thực... đều được NetTV tự dàn dựng và sản xuất độc lập chứ không mượn lại chương trình của các kênh khác. Theo bà Nguyễn Mai Anh, Giám đốc truyền thông của NetTV, một trong những trở ngại cho sự phát triển IPTV tại Việt Nam là yêu cầu đường truyền ADSL phải đạt trên 300 Kb/giây trong khi các hộ gia đình thường chọn gói dịch vụ giá rẻ với tốc độ chỉ bằng 1/3. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong số những quốc gia châu Á có mức tăng trưởng Internet cao, là cơ sở để giới truyền thông tin tưởng vào tương lai của mô hình truyền hình này trong khoảng 5 năm tới. Hơn nữa, hãng nghiên cứu thị trường Infonetics (Mỹ) dự đoán doanh thu IPTV sẽ đạt 44 tỷ USD trong năm 2009 còn công ty ABI Research cho rằng sẽ có khoảng 120 triệu thuê bao vào 2010 với tốc độ phát triển mạnh nhất ở châu Âu, Trung Đông và châu Á. Truyền hình tương tác – Tăng tính chủ động của khán giả Năm 2007 có hơn 1 tỉ chiếc điện thoại di động mới đã được bán ra, nâng tổng số điện thoại di động của người sử dụng hiện nay lên gần 3 tỷ chiếc – tương đương gần nửa số dân thế giới. Đây là một trong những phương tiện góp phần không nhỏ gia tăng sự tương tác của khán giả với truyền hình. Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, sự tiếp nhận thông tin, mức độ tương tác của khán giả với chương trình truyền hình ngày càng chủ động và phong phú. Một số mức độ tương tác giữa khán giả với truyền hình Thứ nhất: tương tác đơn giản – có thể hiểu là sự tương tác với chiếc tivi. Người xem hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận, lựa chọn nội dung thông tin. Chương trình phù hợp thoả mãn với nhu cầu của khán giả, họ tiếp tục theo dõi còn không thì người xem sẽ nhanh chóng chuyển kênh. Việc tương tác - chuyển đổi thường được thực hiện thông qua chiếc điều khiển (remote). Hình thức tương tác này thể hiện sự quan tâm, tán thành hoặc không tán thành; yêu thích hoặc không của khán giả đối với chương trình. Chẳng hạn, khán giả đang theo dõi chương trình tin tức thời sự nhưng một số thông tin trong bản tin chậm hơn so với các loại hình báo chí khác đồng thời hình thức thể hiện lại không có gì sinh động, không hấp dẫn được người xem, để không mất thời gian họ có thể chuyển kênh và vô số chương trình, chuyên mục hấp dẫn khác đang chờ đón họ. Thứ hai: Tương tác phức hợp - tương tác để mở rộng thông tin. So với mức độ thứ nhất thì ở đây hình thức tiếp cận thông tin của khán giả phức tạp hơn. Ngoài thông tin được cung cấp từ truyền hình, người xem có thể mở rộng thông tin về vấn đề đó bằng việc tìm kiếm, trao đổi, thảo luận với bạn bè, với những người làm chương trình qua mạng internet hay điện thoại di động. Với mức độ này thông tin mà khán giả nhận được không còn bị bó hẹp ở việc nhà đài cho “ăn” món gì được thưởng thức món đó nữa mà thông tin của đài chỉ là những chấm phá, gợi mở từ đó khán giả chủ động khám phá tận cùng của vấn đề. Với hình thức này khán giả thực sự hiểu rất sâu vấn đề. Tuy nhiên để hình thức tương tác này có thể thực hiện được thì khán giả phải có trong tay ít nhất một phương tiện công nghệ đó có thể là một chiếc điện thoại di động hoặc một máy vi tính nối mạng. Thực tế điều kiện này đặt ra cũng không phải là khó đối với đối với đông đảo bạn xem truyền hình sống trong thời đại công nghệ cao như hiện nay. Theo thống kê của hãng IDC (Công ty chuyên nghiên cứu thị trường điện thoại toàn cầu), năm 2007 có hơn 1 tỉ chiếc điện thoại di động mới đã được bán ra, nâng số điện thoại di động của người sử dụng hiện nay lên gần 3 tỷ chiếc – tương đương số dân nửa thế giới. Đây là một trong những phương tiện góp phần tăng sự tương tác của khán giả với truyền hình. Tin nhắn SMS đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Trung bình mỗi tháng trong năm vừa qua có hơn 5 tỷ tin nhắn đã được gửi đi trên toàn thế giới so với con số gần 2,8 tỷ so với năm ngoái. Và việc số lượng máy tính nối mạng toàn cầu để truy cập thông tin ở các trang web hay xem phim, nghe nhạc xem tin tức truyền hình cũng ngày một gia tăng. Như vậy, với sự hỗ trợ của công nghệ việc tham gia một cách chủ động của khán giả vào chương trình là hoàn toàn có thể chỉ có điều mỗi đài truyền hình tận dụng và phát huy những ưu thế của hình thức truyền hình mới này như thế nào mà thôi. Hiện nay, để tăng khả năng tương tác ở mức độ này, nhiều chương trình, đài truyền hình đã cung cấp số điện thoại, địa chỉ emai, trang web…để khán giả có thể vào đó trao đổi, thảo luận làm rõ hoặc mở rộng thông tin. Ở Việt Nam thời điểm này có rất nhiều chương trình đang sử dụng thường xuyên hình thức này. Chẳng hạn, kênh HTV9 có chương trình Nói và làm, Trung tâm truyền hình Việt Nam ở Cần Thơ có Toàn cảnh đồng bằng sông Cứu Long…và rất nhiều chương trình của các đài địa phương được phát sóng trực tiếp. Trong quá trình thực hiện liên tục số điện thoại được thông báo để khán giả cần trao đổi có thể kết nối được ngay với những người tham gia chương trình. Chương trình Sức sống mới, Làm giàu không khó phát sóng trên VTV1 ngoài số điện thoại, email còn cung cấp trang web, tại đây khán giả xem truyền hình có thể xem lại chương trình nếu chưa có điều kiện xem trên tivi và cập nhật mở rộng thêm những thông tin về chương trình. Mới đây, Đài truyền hình Việt Nam có thêm kênh VTV6 - kênh truyền hình tương tác dành cho thanh thiếu niên, ngoài được theo dõi những chương trình trẻ trung, hấp dẫn trên truyền hình, các khán giả đặc biệt là lứa tuổi “teen” còn  có thể đăng nhập vào các diễn đàn để trao đổi, trình bày quan điểm về một vấn đề. Thứ ba: Tương tác hợp tác – tương tác với nội dung chưong trình. Hình thức tương tác này có thể hiểu giữa nguồn phát và người xem truyền hình cùng hợp tác, có sự trao đổi để tạo ra một chương trình hợp lý, hấp dẫn. Ở hình thức này mức độ tương tác là rất cao. Nó mang tính bản chất nhất của hình thức tương tác truyền hình. Ở đây thông tin trao đổi hai chiều rất rõ nét. Khán giả ngoài việc được bình luận, bày tỏ quan điểm còn có thể được trực tiếp tham gia vào diễn biến của chương trình, tham gia sáng tạo làm chương trình. Có thể kể ra một số ví dụ cho mức độ tương tác này đã được thực hiện ở Việt Nam chẳng hạn như VietnamIdol, Nhật ký Vàng Anh hay trong các chương trình trò chơi truyền hình. Sức hấp dẫn của  truyền hình tương tác Năm 2006, Nhật ký Vàng Anh phát sóng trên VTV3 gần như là chương trình đầu tiên đưa đến một hình thức xem phim mới. Đó là việc đưa ra các phương án giải quyết tình huống phim, từ đó đạo diễn, biên kịch sẽ dựa vào ý kiến khán giả để xây dựng những tập tiếp theo của bộ phim. Không ít tập phim trở nên phong phú, khán giả là người quyết định số phận nhân vật. Trong những chương trình trò chơi truyền hình tương tác, vai trò của khán giả cũng rất lớn. Người thực hiện chương trình không thể quyết định được ai thắng, đội nào thua. Khán giả, người chơi có vai trò quan trọng gần như định hướng, quyết định diễn biến của trò chơi. Chương trình Vui cùng Hugô (Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội); Ai là triệu phú, Đấu trường 100 (Đài truyền hình Việt Nam), Thử thách (HTV7)… là ví dụ. Hay trong chương trình Vietnam Idol - một cuộc thi chọn giọng ca trẻ tài năng của Việt Nam, thông qua hệ thống bình chọn tin nhắn SMS trực tiếp khán giả là người tham gia tích cực vào việc bình chọn, góp phần quyết định thứ bậc của giải. Gần đây nhất, Như chưa hề có cuộc chia ly được phát sóng trên kênh VTV1, Kết nối trẻ của VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, Đấu giá cuối tuần của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, … là những minh chứng cho sự phong phú của hình thức, mức độ tương tác truyền hình, đặc biệt là mức độ thứ ba – tương tác với nội dung. Từ kết quả phân tích, lựa chọn của khán giả những người làm chương trình lấy đó làm cơ sở để xây dựng nội dung tập tiếp theo của chương trình. Như vậy có thể thấy rằng ý kiến của khán giả có ảnh hưởng rất lớn tới chương trình, thậm chí thay đổi hẳn nội dung, hướng giải quyết của chương trình ở những số phát sóng sau. Có chương trình số lượng khán giả tham gia bình chọn đã lên tới hàng vạn người. Những con số đó không những phản ánh mức độ quan tâm của khán giả đối với chương trình mà nó còn thể hiện mức độ thích thú cuả người xem đối với một hình thức tiếp nhận, cung cấp thông tin mới. Nắm bắt những thế mạnh này của truyền hình tương tác mà nhiều kênh truyền hình, đài truyền hình trên thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể. Mới đây vào ngày 16/10/2007, kênh truyền hình Current TV (Mỹ) có sự tham gia của cựu Phó Tổng thống Mỹ Algore đã được trao giải thưởng Emmy – 1 giải thưởng danh giá cho những kênh truyền thông xuất sắc. Giật được giải thưởng lớn này bởi trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt nhưng Current TV đã biết tìm ra một hướng đi trong cách xây dựng thông tin, hình ảnh luôn mang phong cách riêng, kênh đã biết tận dụng tối đa ý kiến, ý tưởng của khán giả (30% chương trình của Current TV là do khán giả quan tâm, yêu thích chương trình sản xuất gửi tới). Currente TV đã tạo nên 1 kênh thông tin rộng rãi, 1 diễn đàn chủ động trong khán giả. Tất cả điều đó là cốt lõi của truyền hình tương tác. Hiện  nay, cùng với Currente TV nhiều kênh truyền hình của Mỹ và các nước có nền truyền hình phát triển trên thế giới cũng đang tìm thị trường ở hướng đi này đó là truyền hình tương tác. Công ty nghiên cứu thị trường Isuppli (Mỹ) dự đoán đến năm 2010, 63 triệu khách hàng toàn cầu sẽ thích thú và thành thạo với dạng truyền hình này và doanh thu đạt tới 27 tỷ đô so với thu nhập khiêm tốn hiện nay là 2 triệu. Truyền hình tương tác - một hướng đi mới của truyền hình hiện đại. Tương tác trong truyền hình phản ánh sự kết hợp giữa sự tác động to lớn của truyền hình trong đời sống xã hội với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đang đem lại cho truyền hình những khả năng mới, sức hấp dẫn mới. Những tiến bộ của công nghệ đã, đang cho phép tăng cường tương tác nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi để khán giả và những người sản xuất chương trình sát cánh bên những chương trình truyền hình hấp dẫn và thiết thực hơn. Sức hấp dẫn của truyền hình tương tác với nhà đài, với công chúng ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội của hình thức truyền hình mới này đem lại thì không ít những thách thức cũng đang đặt ra cần giải quyết. Để truyền hình tương tác phát triển lành mạnh, để sự tham gia của công chúng ngày càng chủ động, tích cực thì cần tới nhiều yếu tố. Trong đó cần tính tới trang bị, tích hợp công nghệ hiện đại để có thể phát huy tối đa ưu việt của hình thức tương tác. Nhưng hơn thế nữa, như đã phân tích ở trên, truyền hình tương tác góp phần tăng tính chủ động của người xem, thúc đẩy sự tham gia của khán giả với chương trình. Song điều cần hướng tới là làm sao để sự tham gia của công chúng truyền hình thật sự tích cực, hiệu quả. Để giải quyết tốt điều này cần phải tính tới cơ chế quản lý, cách thức phân tích, tổng hợp, thẩm định, sàng lọc ý kiến, phản hồi ngược từ công chúng để từ đó không chỉ xây dựng những chương trình gần gũi, thân thiện, phù hợp nhu cầu chính đáng của khán giả, mà còn hướng người xem tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Có như vậy truyền hình tương tác mới phát triển một cách lành mạnh và đó mới thực sự là hướng đi tích cực của truyền hình hiện đại. Với hình ảnh và âm thanh sinh động cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, truyền hình ngày càng khẳng định vị thế cũng như sức mạnh to lớn của mình trong đời sống xã hội. Nhưng để phát huy hơn nữa thế mạnh đó và có thể cạnh tranh với sự phát triển không ngừng của các loại hình truyền thông khác trong xã hội hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, truyền hình cần có nhiều sự đổi mới về cả nội dung, hình thức lẫn cách thức truyền tải thông tin. Một trong những “chiêu” góp phần thu hút, hấp dẫn khán giả  đó là tăng cường sự tham gia, sự tương tác của người xem với các chương trình truyền hình. Các bạn thích ca khúc và cách biểu diễn của ca sĩ nào trong “show” diễn đêm nay hãy soạn tin nhắn theo mẫu…và gửi đến số…. ý kiến của bạn sẽ hiện ngay phía dưới màn hình tivi đồng thời đó cũng là một đóng góp quan trọng trong việc xếp thứ hạng của các ca sĩ trong cuộc thi này. Hay, quý vị đồng ý với phương án nào trong bộ phim vừa rồi hãy bình chọn tìm ra phương án xử lý, ngay trong tập phim sau phương án được nhiều khán giả bình chọn nhất sẽ được thể hiện. Hãy suy nghĩ sau đó gọi điện thoại hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi… Hình thức này không chỉ xuất hiện như nấm sau mưa trên kênh truyền hình của những nước có ngành truyền hình phát triển mà hiện nay đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Có thể dễ dàng nhận thấy hình thức này ở một số chương trình truyền như: chương trình Vietnam Idol, Sao Mai điểm hẹn, Nhật ký Vàng Anh, Như chưa hề có cuộc chia ly hay những chương trình trò chơi giải trí, chương trình thể thao…đang phát trên sóng truyền hình Quốc gia và một số đài truyền hình địa phương. Hình thức này đã trở thành “cơn sốt” trong khán giả, đặc biệt là giới trẻ - những người năng động, thích thể hiện chính kiến của mình. Với hình thức này họ có thể dễ dàng gửi lời yêu thương tới người mình yêu quý hay bình chọn, góp ý, tham gia thảo luận về một vấn đề với bạn bè hoặc với những người làm truyền hình. Truyền hình tương tác- truyền hình hai chiều Cách thức xem truyền hình kể trên được các nhà nghiên cứu, những người làm truyền hình gọi là truyền hình tương tác hay truyền hình hai chiều, truyền hình mở. Trong tiếng Anh, truyền hình tương tác được dùng với thuật ngữ “Interactive television” với tên viết tắt là ITV. Truyền hình tương tác có thể hiểu là hình thức tiếp nhận và trao đổi thông tin tích cực, đa chiều ở đó người xem và nguồn phát có thể trao đổi thông tin với nhau thường xuyên trong quá trình chương trình thực hiện. Thông tin không chỉ được chuyển đi từ nguồn phát tới người xem mà còn được thực hiện với chiều ngược lại từ người xem tới nguồn phát. Với truyền hình truyền thống, người xem thoả sức để cho chương trình, những người làm chương trình dẫn dắt đi đến nơi nào nhà Đài muốn và sự suy ngẫm gần như bị phong toả tuyệt đối thì với truyền hình tương tác một thói quen đã bị tác động và làm đảo lộn. Thói quen xem bị động, xem cho vui mắt, vui tai dần bị thay thế bởi một cách xem truyền hình mới - xem chủ động. Ở đây người xem hoàn toàn được quyền chủ động lựa chọn và tham gia vào chương trình truyền hình.  Sự tham gia của khán giả ở nhiều cung bậc nhưng đơn giản nhất có thể kể tới như viết thư tay bày tỏ thái độ, tình cảm, mong muốn, ý tưởng của mình về chương trình và gửi tới “nhà Đài”. Hoặc hiện đại hơn, khi có sự tích hợp, hội tụ công nghệ trong lĩnh vực truyền thông người xem truyền hình có thể gửi thư điện tử (email), tin nhắn, tự chọn hoặc yêu cầu được xem chương trình mình quan tâm thậm chí biên tập, sắp xếp một chương trình theo cách mình muốn. Ngoài ra, khả năng tương tác của truyền hình đã tạo điều kiện cho khán giả trong việc chủ động thời gian, thể loại chương trình cần xem và tham gia vào  những diễn đàn lớn, trao đổi thông tin để làm sâu thêm những chương trình đã phát sóng.  Một sự kiện, một chương trình truyền hình thực sự có giá trị và ý nghĩa khi nó kết nối được với khán giả. Thực tế truyền hình tương tác đã góp phần tạo nên chất xúc tác rút ngắn khoảng  cách giữa chương trình, giữa đài truyền hình với công chúng hơn. Quá trình tương tác – trao đổi giúp nhà đài hiểu hơn tình cảm, nhu cầu của khán giả; xác định rõ hơn hiệu qủa của thông tin. Tương tác tạo khả năng đa dạng hoá nguồn thông tin. Với nguồn thông tin ngược từ khán giả, đài truyền hình cùng các phóng viên đã có thêm mạng lưới thông tin rộng rãi với những nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_8424 (2).doc