Đề tài Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa

Mục lục

Nội dung

Chương I: Khái quát về tập trung hóa báo chí

1. Khái niệm về tập trung hóa báo chí

2. Quá trình tập trung hóa báo chí

2.1. Theo X.I. Bê - lốp

2.2. Theo khái niệm

3. Nguyên nhân dẫn đến tập trung hóa báo chí

4. Những biểu hiện của tập trung hóa báo chí

Chương II: Tập đoàn báo chí

1. Khái niệm về tập đoàn báo chí

2. Nguyên nhân và dạng thức hình thành các tập đoàn báo chí

3. Những tập đoàn báo chí nổi tiếng trên thế giới

3.1. Rupert Murdoch – huyền thoại của truyền thông thế giới

3.2. Tập đoàn báo chí lớn ở Mỹ

3.3. Tập đoàn báo chí lớn ở Pháp

3.4. Tập đoàn báo chí lớn ở Anh

3.5. Tập đoàn báo chí lớn ở Đức

4. Chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam

4.1. Những tiền đề để ra đời tập đoàn báo chí ở VN

4.2. Những động thái cởi mở của nhà nước đối với việc thành lập tập đoàn báo chí ở VN

4.3. Các bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng trở thành tập đoàn báo chí ở VN

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể quảng bá cho các sản phẩm của mình, chính điều này đã tạo ra những cơ hội thuận lợi cho Rupert Murdoch. Không bỏ qua dịp may đó, Rupert Murdoch đã tìm cách thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo sau đó là tập trung vào xây dựng chuyên mục quảng cáo đi vào chiều sâu cho tờ tạp chí The News. Quyết tâm biến chuyên mục này thành nguồn phát triển, với nguồn vốn không phải là mạnh của mình, Rupert Murdoch vẫn quyết định mua lại tờ Sunday Newspaper đang trước nguy cơ phải đóng cửa để khôi phục hoạt động. Song song với đó, Rupert Murdoch còn tiếp tục đầu tư một lượng vốn khá lớn vào nhập dây truyền kỹ thuật in báo khổ nhỏ tiên tiến trong thời điểm đó. Sau một loạt chương trình đầu tư đó, doanh thu từ các chuyên mục quảng cáo đã tăng lên rất nhanh, News Limited đã có được những khoản lãi và thanh toán được những khoản nợ trước đó đồng thời bắt đầu khuyếch trương hoạt động ra các khu vực lân cận. Hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường báo chí trong nước, trên cơ sở những thành công đã đạt được, Rupert Murdoch còn tiếp tục mua lại và thiết lập thêm nhiều tờ báo mới như TV Week, New Idea, The Australian, The Daily Telegraph... Một trong số đó là tờ TV Week đã từng được tổ chức Southdown Press tại Melbourne bầu chọn là tờ tạp chí truyền hình thành công nhất. Nếu như bước khởi đầu chồng chất những khó khăn thì chỉ sau đúng 4 năm, trên cương vị là người đứng đầu công ty, Rupert Murdoch đã đưa News Limited trở thành một trong những doanh nghiệp báo chí truyền thông có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Australia. Hầu hết các khu vực từ thành thị tới các vùng nông thôn đều có sự xuất hiện các tờ báo của News Limited. Hoàn tất chương trình chiếm lĩnh thị trường nội địa cùng một nguồn lực hùng mạnh, Rupert Murdoch tiếp tục khởi động chiến lược khuyếch trương hoạt động ra thị trường báo chí của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Xây dựng thành công Tập đoàn News Corporation Chiến dịch lan toả ra thị trường ngoài nước đầu tiên được Rupert Murdoch thực hiện chính là Anh Quốc. Đây là một thị trường có tiềm năng khai thác rất lớn và hơn thế nữa là một thị trường Rupert Murdoch đã có nhiều năm gắn bó, có nhiều hiểu biết. Để có thể đi vào hoạt động ngay khi tiến vào thị trường mới, Rupert Murdoch đã tìm cách mua lại tờ The News of the World, một trong những tờ tạp chí có tầm ảnh hưởng lớn tại Anh và nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với Rupert Murdoch trong thời điểm này chính là việc đối thủ “nặng ký” Robert Maxwell đã có thâm niên hoạt động tại Anh cũng đang tìm cách mua lại The News of the World. Quyết dành phần thắng trong cuộc đua này, Rupert Murdoch đã phải bán đi nhiều cổ phần đầu tư tại nhiều doanh nghiệp và thậm chí là thế chấp nhiều tài sản tại Australia để vay thêm vốn của ngân hàng. Nhờ chiến lược tổng lực đó, Rupert Murdoch đã thành công với bản hợp đồng dành quyền sở hữu The News of the World. Tổng số lượng phát hành lên tới 6 triệu ấn phẩm tính riêng trong năm 1968, The News of the World đã trở thành một công cụ hữu hiệu không thể thiếu để Rupert Murdoch khuyếch trương hoạt động tại thị trường Anh Quốc. Không dừng lại ở đó, nhờ biết triệt để khai thác ưu thế của The News of the World nên chỉ sau một thời gian không lâu sau đó, cùng với mức tăng trưởng mạnh của The News of the World, Rupert Murdoch đã không những tạo được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Anh mà còn trả được những khoản vay thế chấp tài sản tại Australia. Trong những năm tiếp theo, Rupert Murdoch còn thực hiện thành công bản hợp đồng mua lại tờ The Sun và tờ The Times danh tiếng và vươn lên trở thành một thế lực hùng mạnh trong lĩnh vực báo chí truyền thông tại Anh. Có được những kinh nghiệm quý báu từ thị trường Anh, năm 1973, bắt đầu tiến vào thị trường Mỹ, ngay trong thời gian đầu tiên, Rupert Murdoch đã ngay lập tức mua lại tờ San Antonio Express-News. Thêm vào đó, nhằm giải toả sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mạnh tại thị trường Mỹ, một lần nữa, Rupert Murdoch sử dụng chiến lược đầu tư tổng lực vào thành lập tờ Star và liên tiếp thâu tóm nhiều tờ báo danh tiếng khác như New York Post, The Herald and Weekly Times Ltd., Fox Network, Fox News Channel... Chưa thị trường nào Rupert Murdoch lại thực hiện nhiều thương vụ mua đi và bán lại như tại thị trường Mỹ. Mới đây, với sức mạnh tài chính của mình, Rupert Murdoch còn tiếp tục đầu tư 34% cổ phần tương đương với 6 tỷ USD vào hệ thống Hughes Electronics và mua lại Công ty Intermix Media Inc với mức giá 580 triệu USD. Qua những thương vụ kinh doanh dày đặc và nhanh đến chóng mặt đó, Rupert Murdoch đã chính thức đưa tên mình vào vị trí một trong những ông trùm báo chí truyền thông tại Mỹ. Cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ đó, Rupert Murdoch đã biến News Limited thành tập đoàn báo chí truyền thông quốc tế News Corporation. Hiện nay, tính cả kênh truyền hình qua vệ tinh STAR TV (Asia) hoạt động tại các quốc gia thuộc khu vực châu Á bao gồm Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam, News Corporation đã thiết lập được một mạng lưới tổng cộng hơn 170 chi nhánh trên 3 châu lục của thế giới. Sau gần cả cuộc đời gắn bó với thương trường, Rupert Murdoch đã tạo dựng được khối tài sản cá nhân khổng lồ, trị giá 6,7 tỷ USD Bí quyết thành công  Giới báo chí được coi như là một cơ quan quyền lực thứ tư của mỗi đất nước (sau ba cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp), bởi vậy các ông trùm truyền thông là những người không mấy ai thích. Rupert Murdoch là ông trùm báo chí đầu tiên trở thành “con quỷ” của cả thế giới. Ông là đối tượng của nhiều lời chỉ trích, về những tư tưởng chính trị hữu khuynh của ông, hay về thái độ ''ve vãn'' của ông đối với Trung Quốc bởi vì ông đang triển khai kế hoạch kinh doanh ở đất nước này. Tuy nhiên, trước búa rìu dư luận, Murdoch vẫn không hề nao núng, một trong những sức mạnh của ông là ông không quan tâm đến những lời chỉ trích này.  Trưởng thành trong thời đại toàn cầu hoá, Murdoch là người nhạy bén hơn ai hết khi sớm nhận ra những cơ hội mà kỷ nguyên khoa học công nghệ mang lại, đó là máy tính, vệ tinh, công nghệ truyền tín hiệu không dây. Nhờ đó, ông là người đầu tiên tạo ra hãng truyền thông quốc tế, và thống trị các kênh truyền hình. Ông đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ để xây dựng hệ thống truyền hình vệ tinh BSkyB ở Anh. Sau đó cũng chính ông phát triển hệ thống vệ tinh truyền hình trên khắp châu Á. Năm1998, dịch vụ LineOne của Murdoch đã trở thành AOL của châu  Âu.  Murdoch có một phong cách làm việc khá độc đáo. Ông không phải là người thích nói ra những gì mình làm, tự thể hiện mình thông qua cách xử lý công việc hiệu quả và các mối quan hệ chính trị - kinh doanh đầy quyền lực. Đầu thập niên 1990, sự thống trị của News Corp bị lung lay do Murdoch đã đầu tư quá nhiều tiền vào kế hoạch truyền hình vệ tinh ở Anh, thêm vào đó là sự suy thoái của News Corp. Lần đầu  tiên, tập đoàn truyền thông này rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, Murdoch có điểm thuận lợi là các ngân hàng lớn của thế giới đều rất tin tưởng vào tài năng kinh doanh của ông, vì thế họ đã đồng ý quay vòng nợ cho News Corp. Cuối cùng tập đoàn này đã thoát khỏi khủng hoảng và phục hồi. Kể từ đó, News Corp lại giành lại vị trí ưu thế số một của nó.  Trong số các hãng mà Murdoch sở hữu, Star Television ở châu Á - mua năm 1993 – là hãng gặp nhiều khó khăn nhất. Hãng này rất có tiềm năng phát triển: các vệ  tinh truyền hình của nó phủ sóng từ Nhật Bản cho đến Trung Đông, qua Trung Á, và phục vụ 2/3 dân số thế giới. Tuy nhiên, Murdoch sớm nhận ra rằng hãng này không có thị trường toàn thể thống nhất mà chỉ có những thị trường theo kiểu khu vực địa phương mà thôi. Hiện, với kế hoạch xâm nhập thị trường Trung Quốc, ông hi vọng sẽ có thể khắc phục được khó khăn này.  Ở tuổi thập cổ lai hy, với bảng thành tích phong phú hơn ai hết, Murdoch vẫn không ngừng cố gắng làm việc và vươn lên. Ông gọi những thành công là một loạt các trận chiến trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển. Cuộc đẩu tranh ấy không bao giờ kết thúc. Điều đó làm cho News Corp. không ngừng lớn mạnh. Tới năm 2007, bước sang tuổi 76, Rupert Murdoch đã vươn lên vị trí thứ 32 trong danh sách những doanh nhân thành đạt nhất thế giới. Mới đây, ông chủ của News Corporation lại vừa hoàn tất thương vụ mua lại Dow Jones với khoản tiền hơn 5 tỷ USD. 3.2. Tập đoàn báo chí của Mỹ: Viacom: Tiền thân của Viacom là CBS Films, một nhánh truyền hình của CBS, đến năm 1971 mới đổi tên thành VIACOM (Video&Audio Communication). Tòa nhà của tập đoàn viacom Năm 1985, Viacom mua hãng Warner-Amex Satellite Entertainment (hay MTV Networks). Cùng năm Viacom cũng mua tập đoàn Showtime Networks (Bao gồm có Showtime và Kênh chiếu phim -Movie Channel) Năm 1986, ông chủ của National Amusements (Giải trí quốc gia) mua lại Viacom và “mua” lại cả Sumner Restone - Giám đốc Viacom bấy giờ. Từ đó, Restone tiến hành chiến dịch bành trướng, mua lại Paramout Pictures (1993) và Blockbuster Video (1994), tạo đà cho Viacom mua lại gã khổng lồ Spelling Entertainment (kiểm soát hãng ABC và NBC). Sau đó, đội quân truyền hình đông đảo này sát nhập với Paramount Pictures tạo ra một Paramout Pictures hùng mạnh như ngày nay. Năm 1999, Viacom mua BET(Black Entertainment Television) với giá 3 tỉ đô. Black Entertainment Television (BET) là hệ thống truyền hình cáp đàu tiên tập trung ở Bắc Phi được Robert L.Johnson tạo lập Vào năm 1979. Hệ thống này được khai trương vào tháng 1 năm 1980, lúc đầu phát sóng 2 tiếng một tuần. Sau 11 năm, BET trở thành công ty điều khiển đầu tiên được đưa vào danh sách trong thị trường chứng khoán NewYork. Năm 2007, BET đạt được lợi nhuận 65 triệu đôla và ngày càng mở rộng hơn thành những kênh truyền hình có liên quan đến BET và tạo thành một mạng lưới BET như : BET, các kênh truyền hình kĩ thuật số BET HipHop và BET Gospel. Không dừng lại ở đó, năm 1999 Viacom tiến hành chiến dịch mua lại lớn chưa từng có: mua lại chính “phụ thân” CBS với giá khổng lồ là 34,5 tỉ USD. Từ đây Viacom là chủ sở hữu của mạng truyền hình cáp đồ sộ: TNN, Country Music Television, Eyemark, King World. Lịch sử của CBS: CBS là hệ thống truyền hình đầu tiên ra đời vào buổi bình minh của kỷ nguyên truyền hình. Nó thống trị lĩnh vực truyền hình trong những năm đầu kỷ nguyên và cho ra các tác phẩm đặc sắc như I Love Lucy, Dragnet, The Jack Benny Show, Gunsmoke (thập niên 1950), The Ed Sullivan Show, The Andy Griffith Show, Candid Camera (thập niên 1960) và các bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng như All In The Family, MASH, The Mary Tyler Moore Show (thập niên 1970). CBS cũng đem đến cho khán giả Dallas, The Beverly Hillbillies, The Waltons, Hawaii Five O. Ngày 28/1/1983 CBS phát hành tập cuối cùng của bộ phim MASH, phá kỷ lục về số khán giả theo dõi trong lịch sử điện ảnh: 60 triệu người. Gần đây hơn là các bộ phim truyền hình nhiều tập Murphy Brown, Cybill, Medicine Woman, Chicago Hope và The Nanny. Hôm nay, CBS không còn có sự ưu thế như xưa nhưng bộ phim truyền hình nhiều tập 60 minutes của nó vẫn rất ăn khách và các chương trình tạp kỹ như Everybody Love Raymond, Becker vẫn có nhiều người xem. CBS cũng giữ chân được David Letterman, một tổ sư trong lãnh vực phỏng vấn đối thoại truyền hình trước sự mua chuộc của đối thủ ABC. CBS TV City được xây năm 1952 tại địa điểm cũ của sân vận động Gilmore. Đây là nơi CBS ghi hình nhiều chương trình truyền hình được yêu thích nhất nước Mỹ, các bộ phim truyền hình nhiều tập và cả các chương trình phỏng vấn như Late Late Show (do Craig Kilborn chủ trì), Dennis Miller Live. Ngoài ra còn hai chương trình trò chơi thi đấu: Hollywood Squares và The Price Is Right. Các nghệ sĩ Jack Benny, Bing Crosby, Krank Sinatra, Doris Day, Steve Martin, George Burns, Elton John, Bob Hope...đều có các chương trình đặc biệt được ghi hình tại CBS TV City. Ngày 17/10/1951, khi CBS công bố logo mới CBS Eye có hình con mắt của hãng, CBS cũng không ngờ logo này sẽ trở thành một biểu tượng của kỹ thuật giải trí Mỹ và được đánh giá là một trong các logo công ty ấn tượng nhất trong lịch sử thế giới. Ngày 20/10/1951, logo mới chính thức xuất hiện trên kênh TH của CBS và nó vẫn giữ nguyên hình dạng từ bao năm nay dù đã được thay đổi về màu sắc nhiều lần. Ngày 11/11/2001, CBS kỷ niệm 50 năm ngày phát hành chương trình TH hài I Love Lucy (bộ phim phát sóng ngày 15/10/1951, 5 ngày trước khi logo mới ra mắt khán giả TH). Nhân dịp này hãng sẽ giới thiệu lại quá trình tiến hoá của logo CBS Eye. Trước những năm 1970, Viacom là “con” của CBS, năm 2000 CBS bị Viacom thôn tính và trở thành “con” của Viacom. Chỉ 6 năm sau, Viacom và CBS tách ra và hoàn toàn đứng độc lập: CBS - đứng đầu là Leslie Moonves - hãng phát thanh truyền hình; và Viacom – chủ tịch là Sumner Redstone - tập trung vào mạng lưới truyền hình cáp. Có thể nói quan hệ giữa Viacom và CBS là mối “nhân duyên tiền định”, là biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất về chuỗi liên hoàn: nhập-tách; tách-nhập của gã khổng lồ truyền thông nói riêng và cả thế giới truyền thông nói chung. Vậy mối lương duyên tiền định này mang được lợi gì cho Viacom? Để hiểu được căn nguyên của vấn đề chúng ta hãy quay trở lại cuộc chia tách lịch sử giữa Viacom và CBS năm 2006. Cuộc chia tách lịch sử: Viacom và CBS Tháng 7/2000, cổ phần Viacom ở mức kỷ lục: 75,88 đô la nhưng đến 6/2005, mức giá ở phiên giao dịch giảm hơn 1 nửa. Chính vì thế Viacom quyết định chia tách với CBS. Mục đích để có được cú lội ngược dòng thành công khi giá cổ phiếu Viacom đang sụt thê thảm. Hơn nữa, cuộc chia tách này góp phần củng cố quyền lực của Sumner Restone khi vị trí của ông đang bị các ứng viên Freston và Moonves dòm ngó. “Sumner rất khôn ngoan khi tăng giá trị cổ phần nhờ thu hẹp phạm vi hoạt động, vì sau một loạt cuộc sát nhập giá cổ phiếu của Viacom vẫn sụt giảm”, Richard Greenfield, nhà phân tích truyền thông của tổ chức Fulcrum Global Partners nhận định. Khi Viacom tuyên bố chính thức tách khỏi CBS vào 17/3/2006, cổ phiếu của Viacom ở mức 36,72 đô la ở phiên đóng cửa. Sau đó giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo ngại liệu Restone có thể tạo ra kỳ tích hay không? Đáp lại, Restone chỉ nói, “Viacom và CBS là hai công ty khác nhau, kinh doanh ở lĩnh vực khác nhau. Khi chúng tách ra, sẽ tối đa hóa lợi nhuận vì mỗi hãng sẽ thu hút những nhà đầu tư riêng”. Quả đúng như thế, quý ba năm 2007, Viacom tuyên bố doanh thu tăng 24% (doanh thu CBS cũng tăng 8%). Năm 2007, bộ phim phiêu lưu viễn tưởng “Indiana Jones” và series phim truyền hình “Star Trek” đã hốt bạc về cho Paramount Pictures. Doanh thu Viacom tăng lên 27%, lợi nhuận ròng tăng 80%, cố phiếu tăng thêm 65 cent/1 cổ phiếu, truyền thông chiếm 60% doanh thu và 92% lãi doanh thu. “Đó là do nhu cầu quảng cáo tăng vọt do truyền thông giờ đây không còn lệ thuộc nhiều vào bất động sản và dịch vụ tài chính như trước nữa”, Frederick W. Moran, thành viên của tập đoàn Stanford cho biết. CBS cũng đạt được thành công tương tự sau khi tách khỏi Viacom. Giới phân tích nhận định truyền hình cáp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với Internet nhưng Viacom tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho truyền hình cáp. Giới đầu tư cũng bị kích thích vì Viacom tiếp tục mua lại cổ phần trong suốt quý 3 năm nay: chi 1,7 tỉ đô la để mua lại cổ phần đã bán ra. Mua lại cổ phần được coi là cái mốt đang thịnh hành trong giới truyền thông. Viacom đã kiếm được hơn hàng nghìn triệu đô la từ việc mua bán cổ phần từ trước tới nay. Vậy bản chất của mua lại cổ phần là gì? “Mua lại cổ phần - chiến lược đầu tư dài hơi” "Summer luôn biết làm gì với túi tiền và túi của ông ta luôn đầy tiền": Đó là phát biểu hùng hồn của ngài chủ tịch quyền năng Sumner Redstone. Chỉ mới đầu năm 2006, dưới sự lãnh đạo của ông, công ty National Amusements (Công ty Giải trí quốc gia, sở hữu một chuỗi nhà hát, trực thuộc tập đoàn Viacom) đã bán 184 triệu đô la cổ phần Viacom với mức giá hết sức “khuyến mại”. Tất cả được tiến hành dưới sự dàn xếp của ông trùm Sumner. Khi các nhà đầu tư thấy tình trạng bán ồ ạt của các cổ đông sẽ dự đoán giá cổ phiếu ngày càng giảm. Khi giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn nhiều so với lúc bán ra, Viacom lại ào ạt mua về. Lợi nhuận kiếm được từ khoản chênh lệch trong những thương vụ này không hề nhỏ. Phát biểu trong cuộc họp báo, Redstone nói: “Viacom là nhà đầu tư chiến lược tài ba nhất trong ngành truyền thông”. Tất nhiên bản thân National Amusements muốn bán cổ phần với mức giá cao nhất nhưng phải tuân theo kế hoạch cũng như sự dàn xếp của Hội đồng quản trị Viacom. Trước khi tách khỏi CBS, National Amusements bán được 640 triệu đô la cổ phần (năm 2004 và 9 tháng đầu năm 2005) cũng theo sự dàn xếp tương tự. Khi tách khỏi CBS, Viacom càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình mua lại cổ phần. Theo đó, giá cổ phiếu liên tục giảm. Vào tháng hai, National Amsuements bán 59 triệu đô la cổ phiếu loại B đều đặn. Sau đó, National Amusements tiếp tục bán cổ phiếu với mức giá thấp hơn và càng ngày càng giảm. Cổ phần của ông Restone chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng trong số cổ phần bán ra từ trước tới nay củaViacom. Sau khi tách khỏi CBS, cổ phiếu Viacom cao giá hơn CBS và mức cổ tức cũng cao hơn. Nhiều hãng truyền thông lớn khác như Hãng Time Warner, Tập đoàn News và công ty Tribune đang tiến hành chiến dịch mua lại để tăng giá cổ phần. Mua lại cổ phiếu của chính công ty mình với mức giá thấp hơn (lần bán ra) là một cách đầu tư tốt, và tăng số lượng cổ đông sẽ tăng giá cổ phần. Đó là nguyên tắc kinh tế cơ bản. Với danh nghĩa chủ tịch Viacom, sau khi buộc phải bán cổ phần của một cổ đông lớn như National Amusements với mức giá quá thấp, Redstone mới xác nhận Viacom đang thực hiện kế hoạch mua lại cổ phần. Tháng 2 năm 2004: Viacom thành công trong thương vụ mua lại hãng phim DreamWorks SKG với giá 1,6 tỉ đô la Mỹ. Tháng 4.2006, Viacom đã mua Xfire với giá 102 triệu USD. Xfire là “sàn thi đấu” cấp thời dành cho các gamer đã ngày càng nổi tiếng hơn sau khi được Dennis Fong, biệt danh “Thresh”, thành lập vào năm 2001. Trung bình mỗi tháng, một gamer “sống” 91 giờ đồng hồ trên địa chỉ này. Viacom là chủ sở hữu của: * Các hãng phim lớn: Viacom International, Paramount Pictures, DreamWorks, Republic Pictures, MTV Films, Nickelodeon Movies, Go Fish Pictures * Các đài truyền hình: Comedy Central, Logo, BET, Spike, TV Land, Nick at Nite, Nickelodeon, Noggin, The N, Nick Jr., TEENick, MTV, VH1, MTV2, CMT, MHD *Hãng sản xuất truyền hình: DreamWorks Television *Hãng sản xuất trò chơi video: Xfire, Harmonix, GameTrailers, Neopets * Internet Sites: Screwattack Ngày nay, Viacom là tập đoàn truyền thông giải trí lớn thứ ba ở Mỹ, với hơn 120 mạng truyền hình khắp thế giới. Doanh thu của Viacom trong năm 2005 đã đạt hơn 25 tỉ đô la Mỹ. 3.3. Tập đoàn báo chí lớn của Pháp: Tổ hợp công nghiệp Lagardère: Tổ hợp công nghiệp Lagardère với người sáng lập là Jean-Luc Lagardère, là một tổ hợp khổng lồ hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như truyền thông, viễn thông, quốc phòng, hàng không.... Do đây là một tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực rất rộng lớn, và thể theo yêu cầu của đề bài, chúng tôi chỉ chú trọng nhấn mạnh đến sức mạnh của tập đoàn này trong lĩnh vực truyền thông mà thôi. Lịch sử: Jean-Luc Lagardère (1928-2003) người sáng lập ra tập đoàn Lagardère, ban đầu là giám đốc điều hành của Matra, siêu tổ hợp về viễn thông và hàng không. Cho đến những năm 80, Jean-Luc Lagardère đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của tập đoàn mình sang quốc phòng và đặc biệt là truyền thông. Trong lĩnh vực truyền thông, Jean-Luc Lagardère đã mua lại nhà sách- nhà xuất bản Hachette Livre, rồi kế đến là Hachette Filipacchi Médias. Hachette Livre hàng năm thu trên 2 tỉ euros, là nhà xuất bản lớn nhất của Pháp, lớn thứ hai tại Anh và Cannada và lớn thứ 5 trên phạm vi toàn thế giới. Hachette Filipacchi Médias sở hữu 260 đầu báo trên 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phải kể đến nhật báo Paris Match và tạp chí Elle- tạp chí đầu tiên xuất bản với phạm vi quốc tế. Năm đầu của thập niên 90, tập đoàn Lagardère tiếp tục sở hữu Hachette Press- tổ hợp báo chí chuyên dành cho trẻ em, là sự kết hợp đúp giữa Hachette Filipacchi Médias và hãng Walt Disney (hãng này từ năm 1934, đã cho ra đời ấn bản báo chí đầu tiên dành cho trẻ em mang tên: Tờ báo của Mickey). Hai nhánh cuối cùng trong tổ hợp truyền thông này là : Lagardère Active và Hachette distribution services. Các mốc thời gian: Năm 1826- Louis Hachette (1800-1864) khởi nghiệp tại Paris với nhà sách Bredif, và bắt đầu những bước cơ bản các hoạt động truyền thông của Hachette như sách, báo, xuất bản. Năm 1852: Louis Hachette cho thiết lập những thư viện đầu tiên dọc theo mạng lưới đường sắt quốc gia. Cho đến năm 1900, những thư việc đầu tiên tại các bến tàu điện ngầm của paris xuất hiện. Năm 1855: Louis Hachette là một trong những người tiên phong tại Pháp trong lĩnh vực xuất bản các tờ báo dành cho đại đa số bố phận công chúng, tờ báo dành cho số đông. Năm 1863:Louis Hachette bắt đầu công việc xuất bản từ điển với người bạn của mình là Littré. Năm 1864: Louis Hachette qua đời Năm 1897: sáng lập ra tổ hợp Messageries Hachette, tổ hợp siêu cường về phân phối sách báo tại Pháp. Năm 1900: Bùng nổ hàng loạt các thư viện tại các bến tàu điện ngầm của paris. Năm 1905: Mua lại toàn bộ các hoạt động của AGLP, hãng truyền thông sở hữu phần lớn các tạp chí danh tiếng, và các hiệu sách bán lẻ tại Nam Mỹ và các nước Trung Âu. Năm 1945: Hachette sáng lập ra Elle, một trong những tạp chí hàng đầu thế giới dành cho phụ nữ, và đồng thời Hachette còn sáng lập ra các tờ nhật báo. Năm 1953: Cùng với Henri Filipacchi , Hachette tung ra thể loại SÁCH BỎ TÚI, nắm thế thượng phong tại thị trường này. Năm 1963: Jean-Luc Lagardère được bổ nhiệm là giám đốc điều hành của Matra, với 1450 nhân sự lúc bấy giờ. Từ năm 1967-1975: hàng loạt các thành công trên thương trường của Matra. Năm 1981: Jean-Luc Lagardère bắt đầu có những dự định mang tính chiến lược quan trọng với nhà xuất bản Hachette. Năm 1986: Hachette sở hữu Europe 1,1 trong 3 kênh truyền hình phát thanh tư nhân có mạng lưới bao phủ lớn nhất tại Pháp Năm 1987: Phát kênh Europe 2, bắt đầu chuyển hướng sang phát sóng tại hải ngoại. Năm 1988: Hachette sở hữu bách khoa toàn thư Grolier của Mỹ và nhóm báo in Diamandis, sau này trở thành tổ hợp tạp chí Hachette Mgazine. Từ năm 1989-1991: tiếp tục các chuỗi sự kiện của Matra. Năm 1992: Sau 1 năm cải tổ chuyên nghiệp lại toàn bộ tập đoàn, sát nhập và ra đời tổ hợp Matra Hachette, và tập đoàn Lagardère. Năm 1993: Nhà sách Hachette tung ra thị trường bách khoa toàn thư đa phương tiện đầu tiên trên thế giới: AXIS. Năm 1995: +Tổ hợp phân phối dịch vụ Hachette (Hachette distribution services) tuyên bố mua lại được dây chuyền sản xuất tạp chí và báo in tại Canada : UCS, và trở thành nhà phân phối bán lẻ báo lớn thứ 3 trên thế giới. + Elle kỉ niệm sinh nhật lần thứ 50 và chính thức có mặt trên các sạp báo của 26 nước trên thế giới. Năm 1996: nhà sách Hachette sở hữu thêm tổ hợp xuất bản giáo dục lớn thứ 3 của pháp. Năm 1997: Nhà sách Hachette thu về nhiều giải thưởng danh giá: + Giải Goncourt và giải thưởng của viện hàn lâm Pháp với tác phẩm Cuộc chiến đấu của Patrick Rambaud + Giải Renaudot với tác phẩm: Những kẻ đánh cắp sắc đẹp của Pascal Bruckner Năm 1997: Sát nhập tập đoàn báo chí Hachette Filipacchi Presse và tập đoàn truyền thông Filipacchi Médias thành Hachette Filipacchi Médias. Năm 1998: + sáng lập ra Hachette đa truyền thông, kết quả của sự hợp tác giữu nhà sách đa phương tiện Hachette Livre và các dịch vụ giáo dục trực tuyến của Grolier Interactive. + phát triển mạnh hệ thống nhà sách Hachette trên toàn thế giới, cùng với việc mua lại 2 nhà sách khác của Anh là Orion và Cassell. + Tung ra bản tin châu ÂU với kênh Eurpe 1 và câu lạc bộ Internet, dịch vụ thông tin trực tuyến đầu tiên cho cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Năm 1999: Sở hữu 80% nhà xuất bản Rusconi Editore của Ý. Arnauld Lagaderè được đề cử làm giám đốc truyền thông của Eurpe 1. Năm 2000: 2 tổ hợp LAGARDERE và CANAL sát nhập lại trong lĩnh vực truyền hình số. Năm 2001: + nhà sách Hachette lại tiếp tục sở hữu nhà xuất bản Bruni của Tây Ban Nha và phát triển thành nhà sách mang tính quốc tế chuyên hoạt động trong lĩnh vực sách giáo dục. + Tập đoàn truyền thông Hachette Filipacchi Médias đạt được 42% cổ phần trong tập đoàn truyên thông Mairie Claire (tổ hợp tạp chỉ chuyên các ấn phẩm cho phụ nữ của Anh). + Nhà sách Hachette lại mua được nhóm xuất bản Octopus của Anh- một trong những nhà xuất bản sách minh họa đầu tiên của Anh. + Lagardère mua lại thương hiệu Virgin Stores và sở hữu tạp chí Virgin MegaStores tại Pháp 2002: + ra đời tuần báo Version Femina, tuần báo đầu tiên dành cho phái nữ của châu âu. + Tập đoàn HFM (Hachette Filipacchi Médias) mua lại nhóm báo-tạp chí Attic Futura của Anh. + Mua lại hệ thống cửa hàng Virgin Stores thứ 31 tại Pháp.' 2003: + xuất bản SÁCH BỎ TÚI kỉ niệm sinh nhật làn thứ 50 + Đám tang của Jean-Luc Lagardère, đồng thời là sự chuyển giao quyền lực cho người con trai độc nhất của ông là d'Arnaud LAGARDERE + xuất bản số 3000 của tạp chí Elle + ra đời tạp chí Public 2004: + LAGARDE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS7921 t7853p trung ha bo ch 7903 cc n4327899c t432 bamp.doc
Tài liệu liên quan