Đề tài Sự vận dụng lý luận của Lê Nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam

Có thể nóithế giới đã bắt đầu bước vào một thời đại mơí từ 10 năm naykể từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những thành tựu kỳ diệu, đã mở ra những chân trời vô cùng rộng lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Song chỉ tới những năm gần đây, những hệ quả của cuộc cách mạng làn thứ tư này mới bộc lộ rõ tác động cực kỳ mạnh mẽ đến nền sản xuất công nghiệp toàn cầu với nền móng và cơ cấu kinh tế của mọi quốc gia và gây đảo lộn lớn trong quan hệ chính trị quốc tế.

 Cách mạng khoa học và công nghệ, hiện tượng quốc tế hoá sản xuất công nghiệp thế giới, trào lưu cải cách thể chế và cơ cấu kinh tế ở mỗi nước có tác động dây truyền đang làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế và chính trị của thế giới hiện đại.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự vận dụng lý luận của Lê Nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyển sách nào nói đến. Ngay đến Mác cũng không viết một lời nào về vấn đề đó, và người đã mất đi mà không để lại một rõ rệt, một chỉ dẫn chắc chắn về vấn đề ấy cả. Lê nin còn chỉ rõ, CNTBNN trong điều kiện nhà nước vô sản không những chỉ là một hiện tượng mới mà còn là một điều hết sức bất ngờ, ”không ai dự kiến’’. Đó là vì không ai ngờ rằng giai cấp vô sản lại nắm được chính quyền ở một nước chậm tiến nhất ( Lê nin đánh giá nước Nga hồi ấy là như vậy ) và do đó cái hy vọng có thể tổ chức nền sản suất lớn và phân phối trực tiếp cho nông dân vì điều kiện văn hoá không cho phép đã trở thành điều không tưởng. Điều đó buộc những người cộng sản Nga phải lùi bước, phải viện đến CNTBNN. CNTBNN là một sự cứu nguy đối với chúng ta. Mặc dù đó là cái mà người ta vẫn cho là “ cái quái đản và không tốt’’. Bằng nhiều luận cứ, Lê nin đi đến khẳng định rằng CNTBNN dưới chính quyềnXô Viết Nga thời ấy là điều cần thiết và có lợi, chẳng những “không đáng sợ, mà đáng mong đợi’’đến mức, nếu không nói đến nó thì “ đó không phải vì chúng ta mạnh và thông minh, mà vì chúng ta kém và dốt’’. Đặc biệt, tư tưởng của Lê nin về CNTBNNcòn được thể hiện trong chính sách kinh tế mới ( NEP ). Nhưng thực chất của NEP là gì ?. Nội dung của NEP có thể được khái quát thành chính sách phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, hay có thể nói gọn ở hai điểm: Một là, nhà nước vô sản cho phép những người sản xuất nhỏ được tự do buôn bán Hai là, đối với những tư liệu sản xuất của đại tư bản. Nhànước áp dụng một số nguyên tắc của CNTBNN. Tư tưởng đó được thể hiện như sau : 1- Khi chuyển sang NEP, Lê nin đã thừa nhận rằng “toàn bộ quan điểm của chúng ta đã thay đổi căn bản”. Lê nin thấy rằng không thể xây dựng CNXH ở một nước tiểu nông như nước Nga lúc đó một cách trực tiếp. Người nói “trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua CNTBNN, tiến lên CNXH. 2- Lê nin cho rằng cần phải thay thế chế độ trưng mua lương thực thừa áp dụng trước đây bằng thuế lương thực, phần lương thực thừa sau khi nộp thuế sẽ thuộc về người nông dân và người nông dân có thể trao đổi tự do trên thị trường. Mà tự do trao đổi “ tự do buôn bán có nghĩa là có sự phát triển của CNTB”. Nhưng đối với chúng ta CNTB ấy không đáng sợ. Làm như thế chúng ta sẽ cải thiện dược nền kinh tế nông dân mà chúng ta rất cần phải cải thiện. 3- Sự phát triển của CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH là phương tiện, con đường để tăng lực lượng sản xuất, là biện pháp biến các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa thành xí nghiệp xã hội chủ nghĩa. 4- Lê nin nêu lên những hình thức của CNTBNN. Người đặc biệt chú ý đến tô nhượng, vì tô nhượng tăng cường nền sản xuất lớn hiện đại mà không có nó thì về phương diện kinh tế, bước quá độ lên CNXH là không thực hiện được. 5- Về mặt chính trị Lê nin khẳng định CNTBNN là không đáng sợ, không thay đổi được gì có tính chất căn bản trong chế độ xã hội nước Nga xô viết. Người cũng Cho rằng CNTBNN là một hình thức mới của đấu tranh giai cấp, chứ không phải là hoà bình giai cấp. Cho dù sự điều tiết của nhà nước có thành công đi nữa thì sự đối lậplợi ích giai cấp của lao động và của tư bản nhất định vẫn còn tồn tại. Vì vậy, nhà nước phải bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động. 2. Thực chất của chủ nghĩa tư bản nhà nước. CNTBNN là sản phẩm của sự can thiệp của nhà nước vào các doanh nghiệp tư bản. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH đó là CNTBNN đặc biệt, do nhà nước vô sản “sáng tạo ra”, đi “theo tay lái”của nhà nước vô sản. Lê nin vạch rõ :CNTBNN mà chúng ta có thể hạn chế, có thể qui định giới hạn. Theo Lê nin CNTBNN là hình thức kinh tế cao hơn so với “sản xuất nhỏ”. Việc sử dụng CNTBNN là cần thiết để phát triển lực lượng sản xuất. Sử dụng CNTBNN, nhà nước vô sản huy động được vốn, vật tư -kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản và cuối cùng vẫn thay thế được CNTB bằng CNXH một caachs êm thấm mà những người tư sản vẫn có thể chấp nhận được. II. Các hình thức của CNTBNN. 1. Tô nhượng Đó là một sự giao kèo, một sự liên kết, một liên minh giữa chính quyền nhà nước xô viết, nghĩa là nhà nước vô sản với CNTBNN, chống lại thế lực tự phát tiểu tư hữu ( có tính chất gia trưởng và tiểu tư sản ). Người nhận tô nhượng là nhà tư bản. Họ kinh doanh theo phương thức tư bản để lấy lợi nhuận: Họ đồng ý thoả thuận với chính quyền vô sản đẻ cốt thu được lợi nhuận bất thường, lợi nhuận siêu ngạch hoặc đẻ có đượcloại nguyên liệu mà họ không thể tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. Chính quyền xô viết cũng có lợi :Lực lượng sản xuất phát triển, số lựơng sản phẩm tăng lên ngay hoặc trong một thời gian ngắn. 2. Cho nhà tư bản tư nhân trong nứơc thuê để kinh doanh một doanh nghiệp, một cửa hàng, một khu đất nào đó của nhà nước. Bản hợp đồng cũng giống như bản hợp đồng tô nhượng. 3. Giao cho nhà tư bản với tư cách một nhà buôn, bán những sản phẩm của nhà nước và mua sản phẩm của những người sản xuất cụ thể, theo dõi tình hình sản xuất và phân phối sản phẩm. 4. Hợp tác xã. Với loại hình này nhà nước thực hiện kiểm kê kiểm soát, theo dõi tình hình sản xuất và phân phối sản phẩm. III. Điều kiện cần có để xử dụng CNTBNN Khi nói về các hình thức của CNTBNN, Lê nin đã nêu lên chế độ tô nhượng. Trong hình thức tô nhượng nhà nước XHCN sẽ ký hợp đồng với nhà tư bản, cho phép họ được sử dụng nguyên liệu, hầm mỏ, quặng, công xưởng để tiến hành sản xuất kinh doanh với số tư bản của họ. bằng cách đó, họ sẽ thu được:lợi nhuận thường, lợi nhuận siêu ngạch, hoặc được sử dụng nguyên liệu quí hiếm. Đồng thời, nhờ đó sản lượng trong nước sẽ gia tăng, các lực lượng sản xuất phát triển nhờ tiếp thu được công nghệ tiên tiến do nhà tư bản chuyển giao, tăng cường đại sản xuất trên qui mô cả nước, và các mối quan hệ kinh tế do nhà nước qui định. Vì vậy áp dụng chính sách tô nhượng một cách chừng mực và khôn khéo thì nhất định có lợi đối với nước nhà. Tuy nhiên, Lê nin cũng chỉ rõ, chấp nhận tô nhượng là tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới một hình thức khác, và thực tiễn sẽ chỉ rõ phương pháp đấu tranh. Điều đó có nghĩa, để có thể xây dựng CNXH, không thể có sự thoả hiệp giai cấp. Nói tóm lại, chế độ tô nhượng có một số đặc điểm như : - Chế độ tô nhượng dựa trên cơ sở đại công nghiệp cơ khí hoá. Đối tượng thi hành chính sách tô nhượng là cáccác xí nghiệp có kỹ thuật hiện đại - Hợp đồng tô nhượng được ký kết giữa nhà nước của giai cấp công nhân với một nhà tư bản hoặc một công ty hoặc vài công ty. Nội dung của hợp đồng tô nhượng phải rõ ràng, và có thời hạn được xác định. Nhà nước phải giám sát người tô nhượng định hướng sao cho đúng với mục tiêu ban đầu của nhà nước XHCN Ngoài hình thức tô nhượng kể trên, Lê nin cũng nêu lên một số hình thức khác của CNTBNN như chế độ hợp tác xã kinh tế, chính sách thuê nhà tư bản như một thương nhân, trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của nhà nướcvà mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. Hoặc nhà nước có thể ký hợp đồng cho nhà tư bản thuê một xí nghiệp, một của hàng, một khu rừng, một khu đất. . . . Như vậy, hình thức CNTBNN thì có nhiều. Vấn đề là phải có cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi mới có thể thu hút được các nhà tư bản nước ngoài. IV. Kết quả thực hiện CNTBNN thời Lê nin. Đến tháng 11 năm 1922, Lê nin đã trình bày khái quát những thành tựu của chính sách kinh tế mới nóichung, chủ nghĩa tư bản nói riêng, như sau: Trước hết và chủ yếu là tình hình giai cấp nông dân. Từ chỗ đói kém, một bộ phận trong nông dân bất bình, đến chỗ trong vòng một năm, nông dân chẳng những không thoát được nạn đói mà còn nộp được thuế lương thực hàng trăm triệu phút. Từ những cuộc bạo động mang tính chất phổ biến năm 1921, nông dân đã hài lòng với tình hình của họ. Công nghiệp nhẹ đang và có đà phát triển, đời sống của công nhân được cải thiện, tình trạng bất mãn của công nhân không còn nữa. Công nghiệp nặng tuy vẫn còn có khó khăn nhưng đã có sự thay đổi nhất định. Lí do là không có những khoản cho vay lớn hàng mấy trăm triệu đola. Chính sách tô nhượng thì hay thật nhưng cho đến lúc ấy (19220 vẫn chưa có một tô nhượng sinh lợi nào trong công nghiệp nặng. Không hy vọng vay được ở các nước giàu có, vì các đế quốc vẫn đang muốn bóp chết nhà nước non trẻ. Tuy nhiên nhờ chính sách kinh tế mới mà thu được một số vốn lớn hơn 20 triệu rúp vàng. Điều quan trọng hơn nữa là tiết kiệm về mọi mặt. kể cả những chi phí về trường học để cứu vãn công nghiệp nặng. Riêng về chínhsách CNTBNN, qua các tài liệu và sự đánh giá cho đến năm 1924, nhìn chung đã mang lại cho nước Nga xô viết những tác dụng tích cực nhất định, góp phần làm sống động nền kinh tế nước Nga đã bị suy sụp sau chiến tranh. Nhờ tô nhượng với nước ngoài, nhiều ngành công nghiệp quan trọng đã phát triển, nhiều kinh nghiệm tiên tiến với kỹ thuật, thiết bị hiện đại của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đã được đưa vào quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Tô nhượng cùng các công ty hợp doanh đã góp phần phát triển sản xuất hàng hoá, tăng thêm dự trữ ngoại tệ cho đất nước, mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết kinh tế trong các lĩnh vực đầu tư sản xuất, chuyển giao công nghệ tiến và phát triển ngoại thương với các nước tư bản phương Tây. Thông qua các hoạt động của các công ty hợp doanh, những người cộng sản Nga còn có thể thực sự học cách buôn bán, điều mà Lê nin thường nói là nhiệm vụ rất quan trọng. Hoạt động của các xĩ nghiệp cho thuê, các xĩ nghiệp hỗn hợp dã góp phần giúp nhà nước Xô viết duy trì sự hoạt động sản xuất bình thường ở các cơ sở kinh tế, tăng thêm sản phẩm xã hội, việc làm cho người lao động. Hình thức đại lý thương nghiệp và các hợp tác xã TBCN trong các lĩnh vực sản xuất, tín dụng và tiêu thụ đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ thương nghiệp XHCN, đẩy nhanh quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá tiền tệ, làm sống động nền sản xuất nhỏ, qua đó cải biến những người tiểu nông, nối liền quan hệ trao đổi công – nông nghiệp, thành thị – nông thôn. . . Những kết quả ấy có ý nghĩa tích cực đối với nước Nga xô viết. Nó góp phần không nhỏ vào công cuộc phất triển kinh tế nước Nga sau chiến tranh. Tuy nhiên so với sự mong muốn và mục tiêu ban đầu đặt ra của Lê nin thì kết quả thực hành chế độ này vẫn còn thấp. Nguyên nhân quan trọng nhất là CNTB đế quốc vẫn tìm cách bóp chết chính quyền xô viết, vì thế sự hợp tác, sự đầu tư của tư bản nước ngoài vào Liên Xô, không đạt sự mong muốn. Và, trong những năm 1923, 1924 tỷ trọng của CNTBNN – với tính cách là một thành phần, một hình thức kinh tế, trong tổng sản phẩm của cả nước chỉ chiếm có 1 %. Năm 1923, các xí nghiệp tô nhượng mới sản xuất được khối lượng sản phẩm trị giá 35, 1 triệu rúp. Tuy nhiên, kết quả lớn nhất là bắt đầu hình thành một khái niệm mới, CNTBNN đã thực sự là một phần đặc trưng của chính sách kinh tế mới. Và nhờ chính sách kinh tế mới mà chính quyền xô viết đã giữ được những vị trí vững chắc trong nông nghiệp và công nghiệp và có khả năng tiến lên được. Nông dân vừa lòng, công nghiệp cũng như thương nghiệp đang hồi sinh và phát triển. Đó là một thắng lợi của chính quyền xô viết. CHƯƠNG II Sự Vận Dụng Lý Luận Của Lê NinVề Chủ Nghĩa Tư Bản Nhà Nước ở Việt Nam I. Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta 1. Tính cấp thiết. Trong diều kiện lịch sử hồi ấy ( thời Lê nin ), nước Nga xô viết đã được thừa hưởng một cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định làm nền móng kinh tế CNXH. Tuy nhiên, Lê nin vẫn không đánh giá cao những cơ sở ấy và khẳng định phải đi qua con đường CNTBNN để tiến lên CNXH, Không sử dụng được nó thì không phải là ta mạnh và thôngminh mà là vì ta yếu và ngốc. Như vậy, nước Nga với mộtnền kinh tế tương đối phát triển nhưng vẫn phải đi con đường vòng xuyên qua CNTBNN để đi lên CNXH, coi đó là một tất yếu khách quan, thì đối với nước ta – một nước còn tiểu nông hơn nước Nga, việc phải đi qua CNTBNN để đi lên CNXH là cái còn tất yếu hơn nước Nga. Theo quan điểm của Lê nin đối với nước tiểu nông, xuất phát từ quan điểm cần thấy rõ những nét đặc thù của hoàn cảnh cùng với một số nét đặc thù khác. Lê nin rút ra kết luận, phải có một sách lược khác phù hợp với những điều kiện cụ thể khác nhau. Do đó, đối với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước ta, thì cần phải có một sách lược phù hợp khi đi xuyên qua CNTBNNlên CNXH. Nội dung của sách lược ấy là phải tỏ ra mềm dẻo hơn, nhượng bộ hơn đối với giai cấp tiểu tư sản, đối với trí thức, nhất là đối với nông dân. Phải lợi dụng các nước phương Tây về mặt kinh tế bằng đủ mọi cách, lợi dụng họ hơn nữa và thật nhanh chóng, bằng cách thực hiện chính sách tô nhượng và trao đổi hàng hoá với họ. Phải làm việc đó mộtcách rộng rãi, kiên quyết, khéo léo và thận trọng. Cần phải biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế có lợi hơn nước Nga hồi năm 1917 và 1918. Tuy nhiên, thời kỳ quá độ là một thời kỳ khá lâu dài và độ dài là bao nhiêu thì kinh nghiệm thực tế sẽ chứng tỏ, nhất là đối với nước tiểu nông như nước ta. Như vậy, việc chuyển sang CNXH đối với nước ta, cần thiết phải có một loạt những bước quá độ như CNTBNN. 2. Tính hiện thực của những khả năng Có thể nóithế giới đã bắt đầu bước vào một thời đại mơí từ 10 năm naykể từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những thành tựu kỳ diệu, đã mở ra những chân trời vô cùng rộng lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Song chỉ tới những năm gần đây, những hệ quả của cuộc cách mạng làn thứ tư này mới bộc lộ rõ tác động cực kỳ mạnh mẽ đến nền sản xuất công nghiệp toàn cầu với nền móng và cơ cấu kinh tế của mọi quốc gia và gây đảo lộn lớn trong quan hệ chính trị quốc tế. Cách mạng khoa học và công nghệ, hiện tượng quốc tế hoá sản xuất công nghiệp thế giới, trào lưu cải cách thể chế và cơ cấu kinh tế ở mỗi nước có tác động dây truyền đang làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế và chính trị của thế giới hiện đại. Từ giữa những năm 70, loài người đã bước vào một thời đại phát triển mới, chuyển từ nền văn minh máy móc, hoá chất và dầu lửa sang nền văn minh sinh học và thông tin, nền kinh tế thế giới đang bước vào một nền kinh tế được nhiều người gọi là nền kinh tế trí tuệ. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đang tạo ra một lực lượng sản xuất mới có tính chất và trình độ cao hơn lực lượng sản xuất cũ. Đồng thời lực lượng sản xuất thế giới đang được xã hội hoá và quốc tế hoá rất cao. Tính quốc tế cao của nền kinh tế đang làm cho tất cả các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc và hợp tác chặt chẽ với nhau. Ngày nay, không một nước nào dù lớn và giàu đến đâu cũng không tự mình giải quyết được tất cả những yêu cầu về kinh tế của nước mình. Bất cứ một nước nào muốn tách biệt khỏi nền kinh tế thế giới là một điều tự sát. Đấu tranh và hợp tác giữa các nước là điều kiện tồn tại của tất cả các nước, của mỗi nước. Quan hệ quốc tế, do đó, đã bước vào một thời đại mới. Cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh lạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ haiddang được chuyển dần sang một thời đại vừa đấu tranh, vừa hơp tác trong cùng tồn tại hoà bình, một thời đại chạy đua kinh tê sự sống còn của mỗi dân tộc. Đó là một số nét đặc trưng thời đại hiện nay. Có thể nói đặc trưng bao quát nhất của thời đại ở thập kỷ cuối của thế kỷ XX là, thế giới đang ở bước ngoặt, bước quá độ từ cục diện cũ sang cục diện mới chạy đua toàn cầu về kinh tế, một cuộc “chiến tranh mềm” trong cục diện vừa đấu tranh vừa hợp tác, trong cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ khác nhau; “vừa có diễn biến hoà bình”, vừa có chống “diễn biến hoà bình”, cục diện một thế giới với tính độc lập của gần 200 nước trên thế giới với các trào lưu toàn cầu: dân chủ hoá, hoà bình và phát triển. Sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và việc thực hành đường lối chủ nghĩa tư bản nhà nước nói riêng ở nước ta phải đặt trong cục diện chung của thế giới, từ đó mà nhận thức đau là thời cơ đâu là thách thức. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay tạo ra cho đất nước ta thời cơ lẫn thách thức. Với xu thế đối ngoại và hợp tác, trong cục diện vừa hợp tác vừa đáu tranh, đấu tranh để hợp tác, đát nước ta có được một hoàn cảnh quốc tế thuận lợi cho việc bình thường hoá quan hệ giữa nước ta và các nước lâu nay là thù địch, thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó có sự “du nhập” chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài, từ các nước tư bản phát triển. mặc dù chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa từ bỏ ý định xiết chặt vòng vây kinh tế ( cấm vận, chính sách tối huệ quốc có phân biệt. . . ) chưa từ bỏ mưu toan “diễn biến hoà bình” đối với nước ta bằng mọi thủ đoạn, song so với thời Lê nin, hoàn cảnh hiện nay thuận lợi hơn rất nhiều. Nước ta nằm ngay giữa khu vực phát triển năng động của thế giới ngày nay, là vùng vành đai Thái Bình Dương khu vực Châu á. Về khách quan, các nức phát triển không thể không lưu ý mở rộng ảnh hưởng và tìm những nguồn đầu tư mới ở vùng này. Chỉ cần có một chính sách hợp tác khu vực đúng đắn cùng với chính sách quốc tế mềm dẻo, chúng ta có thể thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài dưới những hình thức khác nhau của CNTBNN. Cũng phải nói đến mặt mạnh của đất nước ta có sức thu hút đối với tư bản nước ngoài. Cái mà CNTB thế giới cần sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, thì chúng ta đã bắt đầu. Về khách quan, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là cái quan trọng nhất quyết định xu hướng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, quyết định triển vọng phát triển của nền kinh tế nước ta. Công cuộc đổi mới của đất nước đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhà nước ta đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế với bên ngoài và đã có những chính sách kinh tế đối ngoại được nước ngoài đánh giá là mở rộng và thức thời. Nước ta cũng có một số tài nguyênquí giá, là một thị trường không phải nhỏ. Đặc biệt sự ổn định chính trị là cái mà người nước ngoài có thể tin cậy trong việc đầu tư lâu dài. Mặc dù nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường song sự chuyenr biến ấy lại xuất phát từ một nền kinh tế chủ yếu là tự nhiên, tự cung tự cấp. Do vậy cái thiếu thốn nhất và từ đó gây nhiều khó khăn nhất trong quản lý nền kinh tế nói chung, quản lý sự hồi sinh, dung nạp, du nhập CNTB nói riêng là chưa có thói quen “làm ăn theo kiểu buôn bán”, thiếu tri thức đội ngũ kinh doanh hiện đại. Một khó khăn cần nói tới là, sự chống phá con đường đi lên CNXH ở nước ta của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Chúng mưu toan thực hiện “diễn biến hoà bình” và hướng công cuộc đổi mới của nước ta đi chệch khỏi con đường XHCN. Những mặt trái của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện CNTBNN là những vấn đề xã hội hết sức phức tạp, đến mức có thể gây ra sự bất bình của cả một tầng lớp dân cư nào đó trước sự dung nạp, du nhập CNTB. Nhìn chung lại, việc thực hành CNTBNN ở nước ta sẽ có cả khó khăn và thuận lợi. Nhưng trước mắt khó khăn sẽ không nhỏ. Nghĩa là phải dự báo trước cái giá phải trả không thể nhỏ. Chung ta chỉ có thể hạn chế cái giá phải trả, chứ không thể không trả giá. Phải trả giá để phát triển. Vấn đề là phải dũng cảm và khôn ngoan, phải có chiến lược, bướcđi, hình thức thực hiện hữu hiệu. II. Những hình thức cụ thể của kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. 1. Hình thức liên doanh liên kết giữa nhà nước với các chủ sở hữu ngoài quốc doanh ở trong nước hoặc với các chủ sở hữu ở các nước tư bản chủ nghĩa. Sự liên doanh liên kết được các nhà kinh tế kể cả tư bản chủ nghĩa hiện đại, coi là “một ý tưởng tuyệt vời”. Sự khai thác triệt để CNTBNN đòi hỏi phải mở rộng khái liên doanh, liên kết. Không phải chỉ vối chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài, mà cả với chủ nghĩa tư bản nội địa, với các cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân, kể cả hợp tác xã tư nhân. Thông qua sự liên doanh, liên kết giữa nhà nước và các chủ thể sở hữu ngoài quốc doanh ở trong nước, nhà nước có thể huy động vốn được nhiều hơn, đổi mới kỹ thuật và quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. . . Đồng thời, nhà nước cũng thực hiện thuận lợi chức năng kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết sự phát triển để cải cách cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, cấu trúc lại nền kinh tế. Sự liên doanh, liên kết giữa các nước với nhau đang là su hướng phát triển chung của thế giới. Và các nước trên thế giới hiện nay đều đang trên con đường tìm kiếm hình thức liên doanh kinh tế có lọi nhất. Hình thức liên doanh này đã và đang có su hướng mở rộng. Thực tiễn trong nước và trên thế giới cho thấy để liên doanh đạt hiệu quả kinh tế, chính trị xã hội cần phải giải đáp một loạt vấn đề có liên quan. Chẳng hạn liên doanh để sản xuất cái gì ? Ta muốn có mặt hàng xuất khẩu nhưng phải tính đến khả năng cạnh tranh. . . Việc lựa chọn cơ sở trong nước để liên doanh với nước ngoài cũng là vấn đề phải xem xét cẩn thận nếu không muốn “đáng mất mình” 2. Công ty cổ phần với tính cách là hình thức kinh tế tư bản nhà nước và “cổ phần hoá”xí nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản nhà nước. Công ty cổ vói tính cách là hình thức kinh tế tư bản nhà nước TBCN cũng đã tồn tại từ lâu. cái mới là xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế trong điều kiện nhà nước XHCN hiện nay. Để hiểu vấn đè này cần có những nhận thức về chúng. Công ty cổ phần là hình thức phổ biến nhất của xĩ nghiệp lớn TBCN. Khi một công ty gọi vốn bằng cáchchia vốn đó thành những phần nhỏ bằng nhau mà người góp vốn vào công ty có thể góp một hoặc nhiều phần, thì mỗi phần đó gọi là cổ phần. Người gói cổ phần gọi là cổ đông. Mỗi cổ phần được thể hiện bằng một tờ phiếu gọi là cổ phiếu. Thực chất cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh hiện nay là chuyển từ sở hữu nhà nước thành sở huữu tập thể, hỗn hợp. Nó là giải pháp nhằm thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ ở nước ta. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là sản suats chưa ổn định, lạm phát vẫn còn cao, số đông người lao động không có vốn để góp cổ phần hoặc những người có khả năng về vốn chưa giám mạo hiểm bỏ tiền ra mua cổ phần. Do đó, sự hình thành những công ty cổ phầnvới tính cách là hình thức kinh tế tư bản nhà nước là việc làm có nhiều khả năng hiện thực. 3. Khu công nghiệp chế biến xuất khẩu ( khu chế xuất ). Khu công nghiệp chế biến xuất khẩu là khu công nghiệp được qui định chuyên môn sản xuất chủ yếu cho xuất khẩu, trong đó người ta áp dụng qui chế tự do thuế quan, tự do mậu dịch. Hiện nay ở nước ta đang chủ trương thí điểm thành lập khu chế xuất ở Tân Thuận ( thành phố Hồ Chí Minh ), vì vấn đề còn hết sức mới mẻ nên cần tham khảo kinh nghiệm các khu chế xuất trên thế giới. 4. Cho tư bản trong và ngoài nước, cho nông dân thuê các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân. Đây cũng là một hình thức kinh tế tưbản nhà nước được Lê nin rất coi trọng. Trong cải cách, đổi mới kinh tế hiện nay ử nhiều nước đi theo con đường XHCN đã và đang thực hiện hình thức kinh tế này. Một vấn đề hết sức thời sự hiện nay ở nước ta : chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất của các hộ. Vì ruộng đất là thuộc quyền sơ hữu toàn dân, cho nên các hộ – với tính cách là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp hiện nay – chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu. 5. Các tổ chức hợp tác liên doanh với tính cách là hình thức kinh tế TBNN Như phần trên đã trình bày, chính quan điểm của Lê nin và chế độ hợp tác cũng có những thay đổi. Trong những năm đầu của chính quyền xô viết, Lê nin coi chế độ hợp tác là một trong những biến dạng của CNTBNN hoàn toàn thích ứng với hệ thông kinh tế XHCN. Những năm gần đây ở Việt Nam xuất hiện những tổ chức hợp tác như kinh doanh liên hộ, tổ hợp dịch vụ, chế biến, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. . . . Những tổ chức hợp tác liên doanh này có sử dụng đất đai của sở hữu toàn dân, có vay vốn của nhà nước, và nhất là có sự kiểm kê kiểm soát của nhà nước đêù là hình thức CNTBNN, chúng ta cần nắm lấy để phát triển nền kinh tế quốc dân. III. Phương hướng và những điều kiện để vận dụng thành công kinh tế TBNN ở nước ta hiện nay. Khi vận dụng tư tưởng của Lê nin về CNTBNN cần xem xét vận dụng nó vừa như là một sách lược kinh tế của nhà nước vô sản, vừa như là thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ. 1. Vận dụng CNTBNN như một sách lược kinh tế. Xét về phương diện vật chất kinh tế, nước ta hiện nay, ở mức độ nhất định, chưa có đủ điều kiện để trực tiếp xây dựng CNXH. Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo quá trình đi lên CNXH thông qua CNTBNN. Với đường lối đổi mới và chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đai Hội VI và VII của Đảng, kinh tế tư nhân cá thể được mở rộng, cung cấp 2/3 tổng sản phẩm trong nước. Để định hướng kinh tế này vào con đường CNTBNN cần giải quyết những vấn đề sau : Một là, không nên e ngại mà tạo điều kiện cần thiết để thúc đẩy kinh tế tư nhan phát triển Hai là, hướng sự phát triển của kinh tế tư bản theo con đường CNTBNN thông qua sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nước bằng các công cụ quản lý vĩ mô, bằng lực lượng kinh tế trong tay nhà nước ( Kinh tế quốc doanh ). Ba là, để sự phát triển “đi xuyên qua CNTBNN” không làm thay đổi gì bản chất chế độ XHCN ở nước ta, không đi ra ngoài quỹ đạo định hướng XHCN. Nhà nước cần được củng cố vững chắc, thực sự là nhà nước củadân do dânvà vì dân. Nhà nước cần lắm vững các đỉnh cao kinh tế, nắm chắc công cụ quản lý kinh tế vĩ mô để điều tiết nề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35074.doc
Tài liệu liên quan