Đề tài Sự vận dụng lý luận của Lênin về Chủ nghĩa TBNN ở Việt Nam

MỤC LỤC

A: LỜI MỞ ĐẦU. 1

B: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG 2

I/ LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH. 2

1. Hình thức kinh tế tư bản nhà nước. 2

2. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thực chất của chính sách kinh tế mới. 3

2.1) Chính sách công sản thời chiến. 3

2.2) Chính sách kinh tế mới về sự cần thiết sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 6

2.2.a) Chính sách kinh tế mới. 6

2.2.b) Thực chất của chính sách kinh tế mới: 7

2.2.c) Biểu hiện cụ thể về việc sử dụng chính sách này 12

2.2.c1:Bàn về thuế lương thực: 12

2.2.c2) Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử dụng CNTBNN. 13

3. CNTBNN trong nhà nước vô sản. 14

4> Vai trò của CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH 24

4.1. CNTBNN tạo đIều kiện khai thác các nguồn lực trong nước. 24

4.2 CNTBNN tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. 25

4.3 CNTBNN là hình thức tốt nhất để kết hợp ngoại lực với nội lực. 26

5.ĐIều kiện cần có để sử dụng tư bảnnước ngoài. 26

6. Kết quả thực hiện CNTBNN thời Lênin , những kinh nghiệm ban đầu. 28

6.1. Sử dụng CNTBNN ở nước Nga Xô Viết. 28

6.2> Sử dụng CNTBNN ở một số nước Đông Âu. 28

6.3. Sử dụng CNTBNN ở những nước đang phát triển. 29

II. SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CNTBNN Ở VIỆT NAM 29

1. Sự cần thiết và khả năng sử dụng kinh tế TBNN ở nước ta 29

2. Những hình thức cụ thể của kinh tế TBNN đang được vận dụng ở nước ta 32

2.1. Góp vốn cổ phần. 32

2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 32

2.3. Đầu tư 100% vốn nước ngoài. 32

2.4. Ngoài ba hình thức kể trên, trong luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam còn cho phép các hình thức khác như : đầu tư, kinh doanh, chuyển giao BOT. Những hình thức này đã được áp dụng, nhưng còn đang thăm dò, thử nghiệm nên tỷ trọng nhỏ chưa đáng kể. 33

3. Những tồn tại và hạn chế chủ yếu trong phát triển và hoạt động của thành phần kinh tế TBNN. 33

4. Những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế TBNN. 34

4.1. Về nhận thức : 35

4.2. Những giải pháp về chính sách và luật pháp 35

4.3. Giải pháp về tạo dựng điều kiện cơ sở hạ tầng cho kinh doanh 35

4.4. Phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế TBNN 36

4.5. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước 37

C. PHẦN KẾT LUẬN 38

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự vận dụng lý luận của Lênin về Chủ nghĩa TBNN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đã làm bước quá độ ấy trở thành cần thiết và cấp bách vì không thể khôI phục nhanh chóng nền đại công nghiệp. Chỉ có chính sách “ thuế lương thực” mới phù hợp với những nhiệm vụ của giai cấp vô sản, mới có thể củng cố được cơ sở vật chất CNXH và đưa CNXH đến thắng lợi hoàn toàn. Vậy tại sao cần phảI thay việc trưng thu bằng thuế lương thực. Vì việc trưng thu tỏ ra cực kỳ nặng nề và bất tiện cho nông dân. Thuế lương thực thấp hơn việc trưng thu hai lần. Người dân nào cũng biết rõ số thuế phảI nộp. Do đó , sẽ có rất ít tình trạng lộng quyền khi thu thuế. Nông dân sẽ càng có lợi trong việc tằng diện tích gieo trồng, trong việc cảI thiện kinh doanh của mình, chăm lu tằng thu hoạch. Như vậy “thuế lương thực sẽ giúp vào cảI thiện nền kinh tế nông dân. Bây giờ nông dân sẽ bắt tay vào việc một cách yên tâm, hăng háI hơn và đó chính là đIểm chủ yếu”. 2.2.c2) Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết sử dụng CNTBNN. Như đã nói ở trên , việc thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế chính là chuyển từ chế độ “ cộng sản thời chiến” sang chính sách “inh tế mới” có nghĩa là nông dân đã được tự do mua bán những nông sản thừa ngay sau khi đã nộp thuế, mà thuế lương thực chỉ chiếm một phần rất nhỏ các sản phẩm. Tức là “ sau khi đã nộp đầy đủ thuế hiện vật , nông dân có quyền tự do trao đổi lúa mì còn lại của anh ta” sự trao đổi mua bán được coi là “một hình thức mới của CNTB ở mức độ nào đó, là một thứ CNTB được giai cấp công nhân tự giác cho phép tồn tại và hạn chế. Lê Nin nhấn mạnh nhiều lần rằng nuế có kinh tế nhỏ, có tự do trao đổi là CNTB xuất hiên và phát triển, không thể nào trách khỏi sự thật đó. Như vậy CNTBNN nếu hiểu một cách ngắn gonj “ là một thứ CNTB mà chúng ta có thể hạn chếm, có thể qui định giới hạn, CNTB nhà nước gắn liền với nhà nước, mà nhà nước chính là giai cấp công nhân, là bộ phận tiên tiến của công nhân, là đội tiên phong của chúng ta. Trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô Viết Lênin đã chỉ rõ rằng việc khuyến khích tự do buôn bán trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của chế độ sử hữu tư nhân và tư liệu sản xuất trong một nước tiểu nông thì tình tự phát triển tư sản sẽ chiếm ưu thế. Theo đó sự phát triển kinh tế tiếp theo sẽ là sự phát triển TBCN nhưng không thể ngăn cấm mà chính sách duy nhất đúng là hướng sự phát triển của CNTB vào con đường CNTBN . CNTBNN là một bước tiến lớn để chiến thắng tình trạng vô chính phủ và là giảI pháp hữu hiệu để tiến lên CNXH bằng con dường chắc chắn nhất. “CNTBNN là sự chuẩn bị vật chất cho CNXH , là phòng chờ đI vào CNXH, là một thang lịch sử mà giữa nó với nấc thang được gọi là CNXH thì không còn nấc thang nào ở giữa”. 3. CNTBNN trong nhà nước vô sản. Từ sự phân tích đIều kiện thực tế của nhà nước Nga Xô Viết, Lenin đã đI đến kết luận: Thứ CNTB ấy là có lợi và cần thiết”, là “ đIều đáng mong đợi” Lênin đã luận cứ như thế nào về cáI “có lợi” này? Trước hết theo Lênin cần phải nhận thức rõ thực hành CNTB nhà nước sẽ có lợi cho ai? ở đây cần phải là chính sách “độc thoại”, “cưả quyền ”. Bản thân CNTB nhà nước chính đã là sự kết hợp liên hiệp, phối hợp nhà nước Xô Viết , nền chuyên chính vô sản với CNTB. “ Kết hợp liên hợp, phối hợp nhà nước Xô Viết nền chuyên chính vô sản với CNTB là “một khối với CNTB bên là một khối với CNTB ở bên trên” và đương nhiên sẽ không có CNTB nhà nước nếu không có những đIều kiện cho họ , đIều kiện ấy theo Lênin chính là những “cống vật”. Trong đIều kiện trên thế giới chỉ có một chính quyền Xô Viết, xung quanh là cả một hệ thống các nước tư bản. Muốn tồn tại, chính quyền Xô Viết không thể bỏ qua sự thật ấy. “ Hoặc là chiến thắng toàn bộ giai cấp tư sản ngay lập tức hoặc là phảI nộp “cống vật”. Khi thực hiện tô nhượng một hình thức của CNTB nhà nước, rõ ràng là nhà tư bản thu được lợi nhuận không phảI thông thường mà là “bất thường”, “siêu ngạch” hoặc có được loại nguyên liệu họ không tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. ĐIều này rất có ý nghĩa thực tiễn và đặc biệt có ý nghĩa với nước ta hiện nay khi thực hành CNTB nhà nước. Nhà tư bản được “lập lại” , được “du nhập” ,“không phảI vì lợi ích củng cố chính quyền Xô Viết, mà vì lợi ích bản thân họ”. Chính Lênin còn dự kiến cả khả năng sự phân chia lợi ích đó thoạt đầu có lợi nhiều cho các nhà tư bản dưới hình thức “trả giá” cho sự lạc hậu cho sự kém cỏi của mình. Nhưng không có cách nào khác mà là đIều cần phảI học. PhảI học phân chia lợi ích theo qui luật ngự trị, trong kinh doanh đó là sự phân chia theo sức mạnh kinh tế kỹ thuật. PhảI trả giá , phảI có một vàI hi sinh , nhưng cáI giá ấy là bao nhiêu? Kinh nghiệm và thực tiễn sẽ chứng tỏ”. Vấn đề là không cần che giấu sự thật: PhảI nộp cống vật , nhưng đối với nhà nước vô sản thì sự dung nạp và du nhập CNTB sẽ mang lại những lợi ích cơ bản và lâu dài. Sự phát triển của CNTB do nhà nước vô sản kiếm soát và đIều tiết có thể đẩy nhanh ngay tức khắc nền nông nghiệp. Nhờ việc tăng nhanh lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mà ổn đĩnh xã hội , thoát ra khỏi khủng hoảng , thoát ra tình cảnh giảm sút, “tín nghiêm của nông dân đối với chính qưyền Xô Viết, khắc phục tình trạng trộm cắp của công nặng nề và nạn đầu cơ nhỏ lan tràn…” Nói về tầm quan trọng của vấn đề này Lênin chỉ ra răng chính quyền vô sản có giúp đỡ cho sự phát triển đó được không , hay là bon tư bản nhà nước và CNXH. Theo Lênin chính là giai cấp tiểu tư sản cộng với CNTB tư nhân cùng nhâu đấu tranh chống lại cả CNTB nhà nước lẫn c CNXH . Nó chống lại bất cứ sự can thiệp , kiểm kê và kiểm soát nào của nhà nước , dù là CNTB nhà nước hay CNXH . không hiểu được vấn đề này thì sẽ gây ra nhiều vấn đề về kinh tế. CNTB nhà nước là một bước tiến lớn, nhờ nó mà chiến thắng được tình trạng hỗn độn , tình trạng suy sụp về kinh tế , hiện tượng lỏng lẻo, những tập quán những thói quen , địa vị kinh tế của giai cấp ấy là quan trọng hơn hết . Bởi vì việc để tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối nguy hại lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ đưa đất nước đến chỗ diệt vong , cũng vì thế mà chế độ tư bản nhà nước sẽ đưa nước Nga lên CNXH bằng con đường chắc chắn nhất. Nừu khôI phục được tìn trạng này thì “tất cả những con chủ bàI đều nằm trong tay công nhân và sê bảo đảm cho CNXH được củng cố” . CNTB nhà nước là công cụ để khắc phục được “kẻ thù chính trong nội bộ ” đất nước , kẻ thù của các giai cấp khác nhau. Lênin nói rằng “không thể giảI quyết vấn đề này bằng biện pháp xử bắn hoặc những lời tuyên bố sấm sét” bởi vì cơ sở kinh tế của tệ đầu cơ là tầng lớp những kể tiểu tư hữu và CNTB tư nhân, có đại diện của mình trong mỗi người tiểu tư sản. CNTB nhà nước còn đựơc xem là công cụ “đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và tác phong lề mề”. Vì sao và thông qua chính sấch kinh tế gì mà có thể thực hiên được nhiệm vụ này ? Lênin phân tích về nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa quan liêu ở nước Nga, của những người sản xuất nhỏ , cảnh khốn cùng của họ , tình trạng dốt nát của họ , tình trạng không có đường sá , nạn mù chữm tình trạng không có sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp, tình trạng thiếu sự liên hệ và tác động qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp. Thông qua CNTB và CNTB nhà nước mà giai cấp công nhân có thể học tập được cách quản lý một nền sản xuất lớn, tổ chức được một nền sản xuất lớn. Khi ấy giai cấp vô sản Nga so với bất cứ giai cấp vô sản các nước phát triển nào khác là giai cấp tiên tiến hơn về trình độ chính trị của nước mình và về sức mạnh của chính quyền công nghiệp, nhưng lại lạc hậu hơn những nước lạc hậu nhất ở Tây Âu về mặt tổ chức một CNTB nhà nước có qui củ. Về trình độ văn hoá về mức chuẩn bị chuẩn bị cho việc thực hiện chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực sản xuất, coi đó là luận đIểm của những hạng người “trong vỏ ốc ” không biết rằng sẽ không bao giờ có , không thể có sự tương xứng ấy trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội, mà chỉ có thể trảI qua hàng loạt lần làm thử … thì mới có thể xây dựng lên CNXH hoàn chỉnh… CNTB nhà nước nếu thực hiện đựơc sẽ giúp chính quyền Xô Viết khắc phục được tình trạng lạc hậu ấy . Cũng qua đây mà học tập được cách quản lý của những “người tổ chức thông minh và có kinh nghiệm” trong những xí nghiệp hết sức to lớn, thực sự giám nhận được việc cung cấp sản phẩm cho hàng chục triệu người. CNTB nhà nước thông qua sự “du nhập” của tư bản từ bên ngoàI là hình thức du nhập tiến bộ kỹ thuật hiện đại, qua đó hy vọng có được trình độ trang bị cao của CNTB . Nếu không lợi dụng kỹ thuật đó thì không xây dựng tốt được cơ sở cho nền đại sản xuất của chính quyền Xô Viết. CNTB nhà nước còn mang lại cáI lợi hơn là : Thông qua sự phát triển của nó mà fục hồi được giai cấp công nhân. Nừu CNTB được lợi thế thì sản xuất công nghiệp sẽ tăng lên giai cấp vô sản cũng theo đó mà lớn nhanh lên. Nừu CNTB được khôI phục lại thì cũng có nghĩa là khôI phục lại giai cấp vô sản và tạo ra một giai cấp vô sản công nghiệp . Vì chiến tranh , vì bị phá sản nên đã mất tính giai cấp, nghĩa là đã bị đẩy ra ngoàI con đường tồn tại giai cấp của mình và không còn tồn tại với tư cách là giai cấp vô sản nữa. ĐôI khi về hình thức nó đã được coi là giai cấp vô sản nhưng nó không có gốc về kinh tế. Chính là vì ý nghĩa của việc thực hiện CNTB Nhà nước như vậy , mà Lênin đã nói rằng “đIều có lợi và cần thiết”, “đIều mong đợi” trong đIều kiện của chính quyền Xô VIết. Những hình thức của CNTB nhà nước. Lênin chẳng những là người Mác xit đầu tiên nêu ra luận đIểm về việc bổ sung CNTB làm phương tiện để tăng lực lượng sản xuất, mà còn chỉ đạo thực hiện chủ trương này trong thực tiễn. Và đó mới là đIều quan trong nhất. Khi giảI thích vì sao dùng danh từ CNTB Nhà nước Lênin đã nói “đIều mà tôI luôn quan tâm đến đó là mục đích thực tiễn…”. Theo Lênin mục đich thực tiễn ấy là tìm ra nhừng hình thức cụ thể để thực hiện . Cần lưu ý rằng đối với Lênin , mặc dù thời gian sống quá ngắn ngủi song tư tưởng về sự phong phú , đa dạng của những hình thức là tư tưởng của người mà ta cần quán triệt. Lênin không bị trói buộc CNTB nhà nước chỉ vào một số hình thức , đã tồn tại tư tưởng của Lênin là “… ở những nơI nào có những thành phần tự do buôn bán và những thành phần tư bản chủ nghĩa nói chung , thì ở đó có CNTB Nhà nước, dưới hình thức này hay hình thức khác, ở trình độ này hay trình độ nọ”. Thời Lênin có những hình thức: Tô nhượng: Trong cuốn “bàn về thuế lương thực ,Lênin quan niệm thuế tô nhượng là một giao kèo , một sự liên kết , liên minh giữa chính quyền nhà nước Xô Viết, nghĩa là nhà nước vô sản, với CNTB nhà nước chống lại thế lực tự phát tiểu tư hữu. người nhận tô nhượng là nhà tư bản ”. Tô nhượng là chính quyền Xô Viết kí hợp đồng với nhà tư bản. Theo hợp đồng ấy , nhà tư bản được xây dựng một vàI thứ : Nguyên liệu, hầm mỏ , xí nghiệp , quặng hay thậm chí một xưởng riêng biệt . Chính quyền nhà nước XHCN giao cho nhà tư bản tư liệu sản xuất của mình : Nhà máy, vật liệu, hầm mỏ (Trong thực tế không phảI chỉ có như vậy. Trong bức thư ngày 5-12-1921 , lênin còn nói đến việc tô nhượng quay phim và mua phim ở nước Nga và kinh doanh những phim ấy ở ý). Nhà tư bản tiến hành kinh doanh với tư cách là một bên ký kết, là người thuê tư liệu sản xuất XHCN , và thu lợi nhuận của tư bản mà mình bỏ ra , rồi nộp cho nhà nước XHCN một phần sản phẩm tô nhượng là hình thức kinh tế mà hai bên cùng có lợi. Nhà tư bản kinh doanh theo phương thức tư bản cốt để thu được lợi nhuận bất thường , siêu ngạch hoặc để có được loại nguyên liệu mà họ không tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. Chính quyền Xô Viết cũng có lợi : Lực lượng sản xuất phát triển , số lượng sản phẩm tăng lên. Hình thức tô nhượng là sự “du nhập” CNTB từ bên ngoàI vào. Tất cả khó khăn trong nhiệm vụ này là phảI suy nghĩ , phảI cân nhắc hết mọi đIều khi kí hợp đồng tô nhượng và sau đó phảI biết theo dõi việc chấp hành nó. Thời Lênin hình thức tô nhượng được coi là phổ biến hơn cả,với cách đặtđặt vấn đề của Lênin , có thể quan niệm đó là hình thức “làm ăn”với tư bản nước ngoàI nói chung. Trong báo cáo về tô nhượng , lênin đã nêu ra những đIều cần chú ý: Để thực hành CNTB nhà nước cần phảI từ bỏ áI quốc địa phương của một số ngưòi cho rằng, tự mình có thể làm lấy, không chấp nhận trở lại ách nô dịch của tư bản. Lênin nêu rõ cần phảI sẵn sàng chịu đựng cả một loạt hi sinh thiếu thốn và bất lợi miễn sao có được một sự chuyển biến quan trọng và cảI thiện tình trạng kinh tế trong các ngành công nghiệp chủ yếu. Cũng phảI dự kiến rằng trong thời gian đầu không thể tránh khỏi sai lầm, nhưng dù sao cũng phảI cố đạt được đIều đó. “Bất cứ người nhận tô nhượng nào cũng cũng vẫn là nhà tư bản, và nó cũng sẽ cố gắng phá hoại chính quyền Xô Viết còn chúng ta thì lại phảI cố lợi dụng lòng tham của nó.” Người nhận tô nhượng có trách nhiệm cảI thiện đời sống công nhân trong xí nghiệp tô nhượng sao cho đạt tới mức sống trung bình ở nước ngoài. ĐIều trọng yếu nhất khi thực hành chế độ tô nhượng là nâng cao số lượng sản phẩm lên. Nhưng đIều đặc biệt quan trọng thậm chí càng quan trọng hơn là cảI thiện ngay tức khắc đời sống công nhân trong các xí nghiệp đó. CảI thiện đời sống của công nhân trong các xí nghiệp tô nhượng và ngoàI tô nhượng được xem là “cơ sở của chính sách tô nhượng”. NgoàI ra ngưòi nhận tô nhượng phảI bán thêm cho chính quyền Xô Viết từ 50 đến 100% số lượng tiêu dùng cho các công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng cùng với giá bán như trên, làm như vậy là để cảI thiện đời sống công nhân khác. Vấn đề trả lương cho công nhân ở các xí nghiệp tô nhượng, trả bằng ngoại tệ , bằng phiếu đặc biệt hay bằng tiền Xô Viết .. thì sẽ được qui định riêng trong từng thoả thuận hợp đồng. Có đIều về phương diện hình thức trả lương, chính quyền Xô VIết không hề trói buộc các nhà tư bản. Vấn đề đối với nhà nước là phảI biết thích ứng với mọi điều kiện sao cho có thể đấu tranh được với họ để cảI thiện tới một mức nào đó đời sống của công nhân. ĐIều kiện về thuê mướn , về sinh hoạt vật chất , về trả lương cho các công nhân lành nghề và nhân viên người nước ngoàI được qui định theo sự thoả thuận tự do giữa người nhận tô nhượng với những loại công nhân viên nói trên. Công đoàn không có quyền đòi áp dụng các mức lương của Nga , cũng như các luật lệ của Nga về thuế mướn nhân công đối với các thuế mướn đó . Nên nhớ rằng, tô nhượng là hợp đồng ký với một quốc gia tư sản cho nên người cộng sản nào muốn ký hợp đồng tô nhượng trên cơ sở các nguyên tắc cộng sản thì : Lênin nói rằng nên: “bỏ ngưòi đó vào nhà thương đIên.” cũng tương tự như vậy nếu đảng viên cộng sản nào trong chính sách tô nhượng mà lại muốn thể hiện chủ nghĩa cộng sản của mình vào trong bản hợp đồng , cố nhiên việc thuê mướn công nhân và nhân viên nước ngoàI , tổng số cũng như từng loại phảI theo tỷ lệ phần trăm so với công nhân , nhân viên Nga, tỷ lệ này sẽ thoả thuận trong hợp đồng. Còn đối với những công dân Nga , chuyên gia có trình độ cao nếu các xí nghiệp tô nhượng muốn mời thì phảI được sự đồng ý của các cơ quan chính quyền trung ương. Theo tinh thần không thể để các chuyên gia ưu tú nhất làm việc ở các xí nghiệp tô nhượng. Tuy không cấm hoàn toàn nhưng việc thi hành hợp đồng phảI được giám sát từ trên xuống và từ dưới lên. PhảI tôn trọng pháp luật ở nước Nga , chằng hạn các đạo luật về đIều kiện lao động , về kỳ hạn phát lương vv. Nừu người nhận tô nhượng yêu cầu phảI ký hợp đồng với các công đoàn . Ký hợp đồng với các công đoàn chính là nhằm xoá bỏ mối lo ngại của tư bản đối với các công đoàn ở Nga. NgoàI những hàng tiêu dùng và thiết bị máy móc nhập vào cho xí nghiệp tô nhượng người nhận tô nhượng còn phảI nhập thêm cho ta . ví dụ 25% số cần thiết của họ , bán cho ta theo giá thoả thuận. PhảI nghiêm chỉnh tuân theo những qui tắc khoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nhà nước Nga và của nước ngoài. ĐIều này phảI được qui định tỉ mỉ trong từng hợp đồng , bởi vì đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là ở chỗ nó không có khả nằng chăm lo đến việc sử dụng đất đai và sức lao động một cách khoa học và đúng đắn . Những qui tắc khoa học – kỹ thuật là biện pháp đấu tranh chống hiện tượng đó. Hợp tác xã. Thoạt tiên Lênin cũng quan niệm hợp tác xã cũng là một hình thức của CNTB nhà nước , nhưng sau này Lênin lại có quan niệm hơI khác. Trong một tác phẩm cuối cùng của mình , Lênin viết : “Cần phảI viện đến một cáI gần như CNTB nhà nước. TôI muốn nói đến chế độ hợp tác xã” , tiếp ngay sau đó Lênin lại nói “thường thường trong hoàn cảnh nước ta , chế độ hợp tác xã là hoàn toàn đồng nhất với CNXH”. Có thể hiểu quan niệm của Lênin về chế độ hợp tác xã là như thế nào ? Căn cứ vào những thời đIểm lịch sủ trước và sau có thể nhận thấy rằng, thoạt đầu Lênin quan niệm các hợp tác xã đều là hình thức của CNTB nhà nước . Về sau này, từ thực từ thực tiễn nước Nga Lênin đã phân biệt tổ chức kinh tế này trong những chế độ khác nhau. Nghĩa là trong thực tế tồn tại hai chế độ hợp tác xã : CNTB và XHCN. Chế độ hợp tác xã tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ Xô Viết được coi là một hình thức CNTB nhà nước. Trong một nước tư bản chủ nghĩa hợp tác xã là những tổ chức tư bản tập thể. Còn trong đIều kiện kinh tế mới – như chính quyền Xô Viết , đã hình thành- như Lênin nói , một kiểu xí nghiệp thứ 3 , tức là xí nghiệp hợp tác xã , trước đây về nguyên tắc chưa thành một loại riêng biệt . Những xí nghiệp hợp tác xã này được coi là một hình thức của CNTB nhà nước. Đặc trưng của xí nghiệp này là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân với những xí nghiệp kiểu XHCN chính cống. Dưới chế độ tư bản tư nhân những hợp tác xã là tổ chức tư bản tập thể cho nên chúng khác với xí nghiệp tư bản chủ nghĩa , cũng như những xí nghiệp tập thể khác với xí nghiệp tư nhân. Còn một con đường khác mà Lênin gọi là con đường của CNTB hợp tác xã. Vì quan niệm nếu có tự do bán lương thực thì tất yếu CNTB sẽ phát triển, cho nên phảI hướng sự phát triển ấy vào con đường phát triển của CNTB hợp tác xã. Hợp tác xã kết hợp xí nghiệp tư bản tư nhân với xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống là bước chuyển từ một hình thức đại sản xuất này sang một hình thức đại sản xuất khác , thì chế độ hợp tác xã theo con dường theo con dường thứ hai là bước chuyển tù tiểu sản xuất sang đại sản xuất trong một thời kỳ lịch sử “10 hay 20 năm” con đường theo chế độ này về sau Lênin quan niệm là “hoàn toàn đồng nhất với CNXH”. Như vậy , theo cách đặt vấn đề của Lênin , ở thời đIểm ấy đã có hai quan niệm khác nhau về cùng một chế độ hợp tác xã . Một loại là một tổ chức quần chúng chính thức tham gia vào một cách tự giác ; một tổ chức có thể kết hợp lợi ích tư nhân , lợi ích thương nghiệp tư nhân với việc nhà nước kiểm soát và kiểm tra lợi ích đó , làm cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung. Chế độ hợp tác xã kiểu này có ý nghĩa đặc biệt trước hết là về phương diện nguyên tắc , sau là về phương diện bước quá độ sang một chế độ bằng con dường giản đơn nhất, dễ tiếp thu nhấtđối với nông dân. Trong hoàn cảnh mới , chế độ này là hoàn toàn đồng nhất với CNXH và nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên mảnh đất XHCN . Với chế độ hợp tác xã này , “… khi các tư liệu sản xuất đã thuộc về xã hội , khi giai cấp vô sản , với tư cách là giai cấp đã thắng giai cấp vô sản – thì chế độ của những xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ XHCN”. 3. Hình thức liên doanh. Đây là hình thức tư bản nhà nước mà hai bên cùng quản lý kinh doanh , cùng hưởng lợi và cùng chia sẻ rủi ro. Trong đó vừa có các nhà tư bản tư nhân Nga và tư bản nước ngoàI , vừa có những người cộng sản cùng tham gia (T45-T97). Theo quan niệm này thì các công ti cổ phần mà nhà nước bán cổ phiếu cho tư nhân hay nhà nước nhà nước mua cổ phiếu của công ti cổ phần do nhà tư bản phát hành cũng là một hình thức của CNTB nhà nước. 4.Hình thức tư bản tư nhân thuê tàI sản của nhà nước. Hình thức này giống hình thưc tô nhượng , nhưng đối tượng tô nhượng không phảI là tư bản nước ngoàI mà là tư bản trong nước . Hình thức này được coi là hình thức riêng biệt để phân biệt nó với hình thức tương tự nhưng đối tượng thuê chỉ là tư bản trong nước. Theo hình thức này nhà nước cho các nhà tư bản tư nhân thuê một xí nghiệp ,hoặc một vùng mỏ , khu rừng…phương thức cho thuê là thông qua một hợp đồng giữa nhà nước với nhà tư bản. Cũng giống như hợp đồng tô nhượng , ở đây nhà nước chỉ cho thuê quyền sử dụng tàI sản nhà nước trong những đIều kiện và giới hạn nhất định và thời gian ngắn hơn so với tô nhượng. 5 Hình thức gia công đặt hàng , đại lý. Theo hình thức này nhà nước lôI cuốn nhà tư bản với tư cách là một nhà buôn , trả cho họ số tiền hoa hồng nhất định để họ bán sản phẩm của nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. Hoặc nhà nước đặt hàng cho tư nhân hoặc lôI kéo họ làm một số dịch vụ khác cho nhà nước. 6 Sự đIều tiết của nhà nước đôI với tư bản tư nhân , sản xuất nhỏ cá thể thông qua các đòn bẩy kinh tế: Đây cũng được coi là một hình thức của CNTB nhà nước . Thông qua hình thức này , nhà nước thực hiện sự kiểm kê, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức kinh tế tư nhân về khối lượng và chủng loại sản phẩm được sản xuất , về giá cả và chất lượng hàng hoá , thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường cung ứng vốn, tư liệu sản xuất , lợi nhuận và đIều tiết lợi nhuận , quan hệ giữa tư bản và lao động làm thêm. 4> Vai trò của CNTBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH 4.1. CNTBNN tạo đIều kiện khai thác các nguồn lực trong nước. Một là : Khai thác các nguồn tàI nguyên thiên nhiên. Có những vùng đất đai , khoáng sản ,nhiên liệu… mà khả năng của nhà nước cũng như các đơn vị kinh tế hiệp tác và cá thể không thể khai thác do thiếu vốn , do trình độ quản lý công nghệ kém…Thông qua các hình thức của CNTBNN , nhất là các hình thức tô nhượng và liên doanh với tư bản nước ngoàI , những nguồn lực tiềm tàng đó sẽ biến thành sản phẩm hàng hoá đưa vào trong lưu chuyển trên thị trường , góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Hai là: Sử dụng nguồn nhân lực dồi dào Các hình thức CNTBNN không những góp phần tạo nhiều chỗ làm việc mà còn đòi hỏi nâng cao trình độ lành nghề của người lao động và tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra tình hình về yêu cầu lao động lớn hơn cung rất nhiều , đIều đó thúc đẩy việc đào tạo nghề , kích thích mọi người nhất là lớp trẻ hăng háI học tập , nâng cao trình độ chuyên môn . Như vậy CNTBNN không những góp phần giảI quyết tình trạng thất nghiệp mà còn góp phần tác động vào việc cảI biến cơ cấu lao động. Ba là: Huy động các nguồn vốn tồn đọng trong các tầng lớp nhân dân. Việc nhất quán quan đIểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , khuyến khích các nhà đầu tư trong nước yên tâm bỏ vốn và huy động vốn trong dân để kinh doanh . Các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ti cổ phần , cũng như việc các công ti cổ phần hoà một số doanh nghiệp nhà nước thông qua bán cổ phiếu cho tư nhân, mở ra một triển vọng rất lớn trong việc huy động nguồn vốn nói trên. 4.2 CNTBNN tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Việc sử dụng tốt các hình thức của CNTBNN sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng CNH-HĐH. Một là: Thúc đẩy sự biến đổi cơ cáu ngành kinh tế . Trong nền kinh tế lạc hậu thì ngành công nghiệp chiếm ưu thế cả về tỉ trọng giá trị sản phẩm , tỷ trọng lao động , còn trong nông nghiệp thì trồng trọt nhất là cây lương thực đóng vai trò chủ yếu. Việc phát triển CNTBNN , nhất là hình thức tô nhượng giữa nhà nước và tư bản tư nhân trong và ngoàI nước sẽ tăng nhanh tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ , giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trên các mặt nói trên ; tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôI ,của cây công nghiệp và cây ăn quả , giảm tỷ trọng cây lương thực. Các doanh nghiệp nhà nước lại thường hướng vào những lĩnh vực có trình độ công nghệ cao, do đó còn làm biến đổi cả chất lượng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm . Hai là: Làm biến đổi cơ cấu vùng kinh tế. Việc phân bố các doanh nghiệp kinh tế tư bản nhà nước nhất là trong các khu chế xuất và khu công nghiệp hay các khu kinh tế trên nhiều vùng của đất nước sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của từng địa phương , hình thành nhiều đô thị mới làm trung tâm kinh tế xã hội lôI cuốn cả vùng phát triển theo. Việc đó góp phần khắc phục tình trạng tập trung quá mức dân cư và công nghiệp vào những đô thị lớn tới mức quá tảI về giao thông về chỗ ở , về ô nhiễm môI trường .. . đồng thời giảm bớt khoảng cách chênh lệch quá xa về trình độ phát triển giữa đô thị lớn với những vùng khác có đIều kiện thu hút các dự án đầu tư. Ba là: Đổi mới kết cấu thành phần kinh tế: Đổi mới kết cấu thành phần kinh tế cũng chính việc mở rộng các hình thức của CNTBNN đã tạo ra sự cạnh tranh và hợp tác mới ,buộc các đơn vị kinh tế khác phảI cảI tiến để nâng cao hiệu quả nhằm đứng vững trong canh tranh và thúc đẩy kinh tế nhà nước phảI thật sự vươn lên để giữ vai trò chủ đạo , nhờ đó mà giảI phóng được lực lượng sản xuất ,huy động được các nguồn lực tiềm tàng của đất nước mình . 4.3 CNTBNN là hình thức tốt nhất để kết hợp ngoại lực với nội lực. Thứ nhất: Tranh thủ nguồn vốn từ nứơc ngoàI . Thông thường , trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân ,nhu cầu vốn ngày càng tăng lên , trong khi tích thu từ nội bộ nền kinh tế qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doct37.doc
Tài liệu liên quan