Đề tài Sự vận dụng lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở Việt Nam

Lời nói đầu Trang

I- Lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 3

1/ Chính sách kinh tế mới và sự cần thiết vận dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước 3

2/ Vai trò của chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong thòi kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 7

3/ Các hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước áp dụng thời Lênin 9

4/ Điều kiện cần thiết để sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước 10

5/ Kết quả thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước thời Lê nin 11

II- Sự vận dụng lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở Việt Nam 13

1/ Sự cần thiết của khả năng sử dụng kinh tế tư bản Nhà nước ở nước ta. 13

2/ Những hình thức cụ thể của kinh tế tư bản Nhà nước đang vận dụng ở nước ta 18

3/ Phương hướng và những điều kiện để vận dụng có hiệu quả kinh tế tư bản Nhà nước ở nước ta hiện nay 25

Tài liệu tham khảo 32

 

 

 

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự vận dụng lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n điều kiện lao động, kỳ hạn phát lượng, về quy tắc khoa học và kỹ thuật... b/ Hợp tác xã tư bản sản xuất là xí nghiệp hợp tác xã. Đặc trưng của các xí nghiệp này là sự kết hợp những xí nghiệp tư bản tư nhân với những xí nghiệp kiểu xã hội chủ nghĩa chính cống hoặc là tổ chức bao gồm nhiều tiêu biểu nghiệp chủ. Nó khác với các xí nghiệp tư nhân ở chỗ hợp tác xã là những xí nghiệp tâp thể, là một hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước. c/ Hình thức đại lý uỷ thác Lênin coi hình thức này là hình thức thứ ba. Theo hình thức này Nhà nước lôi cuốn nhà tư bản với tư cách một nhà buôn, trả cho họ một số tiền hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ. d/ Cho tư bản trong nước thuê xí nghiệp, vùng mỏ, rừng, đất. Hình thức này cũng giống hình thức tô nhượng, nhưng đối tượng thuê là tư bản trong nước. e/ Cho nông dân thuê những hầm mỏ nhỏ và những ngưòi nông dân này phải nộp tô cho Nhà nước (30% số than khai thác được). Hình thức này trực tiếp tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nông dân. g/ Công ty hợp doanh là các Công ty được thành lập theo thể thức tiền vốn một phần là của tư bản tư nhân, ngoài ra của tư bản nước ngoài và một phần là của chính quyền Xô Viết. Loại hình này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp. 4- Để thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước không làm thay đổi căn bản chế độ XHCN - theo Lênin - phải có hai điều kiện: một là, chính quyền Nhà nước phải nằm trong tay gia cấp công nhân và Nhà nước quy định khuôn khổ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhà nước; hai là Nhà nước phải nắm các đỉnh cao kinh tế để điều tiết nền kinh tế. Người nói: chủ nghĩa tư bản Nhà nước ấy không đáng sợ vì "chủ nghĩa tư bản ấy sẽ chịu sự kiểm soát, sự giám sát của Nhà nước. Nếu Nhà nước công nhân nắm lấy công xưởng, nhà máy và đường sắt thì chúng ta không sợ gì chủ nghĩa tư bản ấy". (1) - "Chính sách kinh tế mới không thay đổi cái gì có tính chất căn bản trong chế độ xã hội của nước Nga - Xô Viết và cũng không thể thay đổi được gì chừng nào mà chính quyền còn ở trong tay công nhân" (1). Như vậy vấn đề ở chỗ nhà nước XHCN phải kiểm soát, ngăn chặn bất cứ tư bản nào vượt ra khỏi khuôn khổ chủ nghĩa tư bản Nhà nước và phải làm cho nó phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân. Như đã nói ở phần trước, chủ nghĩa tư bản Nhà nước dưới chế độ XHCN là chủ nghĩa tư bản Nhà nước đặc biệt, dưới sự kiểm kê, kiểm soát và sự hỗn hợp về vốn Nhà nước và các doanh nghiệp sẽ hướng các doanh nghiệp theo: "tay lái" của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước công nhân phải đưa ra những khuôn khổ, theo dõi, giám sát sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Nhưng theo Lênin như vậy vẫn chưa đủ - Khi thực hành chính sách tô nhượng Lênin nhắc nhở ". Nếu chính quyền Xô Viết đem tô nhượng phần lớn tài sản của mình thì như vậy là hoàn toàn khờ daị, như vậy không phải là tô nhượng nữa mà là quay trở lại chủ nghĩa tư bản" (1). Nhà nước phải nắm những ngành kinh tế những khu vực kinh tế quan trọng để điều tiết nền kinh tế. Nhà nước phải nắm lấy thương nghiệp, "điều tiết việc mua bán và lưu thông hàng hoá, tiền tệ". Lênin cũng cho rằng chủ nghĩa tư bản Nhà nước là một hình thức mới của đấu tranh giai cấp, chứ không phải hoà bình giai cấp. Trong báo cáo về Tô nhượng Lênin viết" bất cứ người dân tô nhượng nào cũng vẫn là nhà tư bản, và nó sẽ cố gắng phá hoại chính quyền Xô Viết". Và Lênin cũng lưu ý: "người nhận tô nhượng phải có trách nhiệm cải thiện đời sống của công nhân trong xí nghiệp tô nhượng... các điều kiện về lương, về sinh hoạt vật chất, về thuê mướn... phải quy định rõ trong hợp đồng tô nhượng". Sao cho phù hợp với pháp luật nước Nga. Tức Nhà nước phải bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, ngay cả khi sự điều tiết của Nhà nước thành công. Như vậy, với hai điều kiện: một là, chính quyền Nhà nước nắm trong tay giai cấp vô sản và Nhà nước quy định khuôn khổ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhà nước, hai là, Nhà nước nắm các đỉnh cao kinh tế, thì việc thực hành chủ nghĩa tư bản Nhà nước là không đáng sợ, không làm thay đổi được bản chất của Nhà nước XHCN - nước Nga Xô Viết. 5- Kết quả thực hiện chủ nghĩa tư bản Nhà nước thời Lênin. Sự thực hành NEP thời Lênin đã mang lại những kết quả lớn. Đến tháng 11 năm 1922 (khoảng hơn 1 năm thực hành chế độ này), Lênin đã trình bầy khái quát những thành tựu của NEP nói chung và chủ nghĩa tư bản Nhà nước nói riêng như sau: Trước hết và chủ yếu là tình hình giai cấp công nhân, từ chỗ đói kém, một bộ phận rất lớn trong nông dân bất bình, đến chỗ trong vòng 1 năm, nông dân chẳng những đã thoát khỏi được nạn đói, mà còn nộp được thuế lương thực hàng trăm triệu Put. Từ những cuộc bạo động mang tính chất phổ biến 1921, nông dân đã hài lòng với tình hình của họ. Công nghiệp nhẹ đang có đà phát triển, đời sống của công nhân được cải thiện, tình trạng bất mãn của công nhân không còn nữa. Công nghiệp nặng tuy vẫn còn khó khăn, nhưng đã có sự thay đổi nhất định, lý do là không có những khoản cho vay lớn hàng mấy trăm triệu đô la. Chính sách tô nhượng thì hay thật nhưng cho đến lúc ấy (1922) vẫn chưa có một tô nhượng sinh lợi nào trong công nghiệp nặng. Không hy vọng vay được ở các nước giầu có, vì các nước đế quốc vẫn đang muốn bóp chết Nhà nước XHCN non trẻ. Tuy nhiên, nhờ chính sách kinh tế mới mà thu được một số vốn lớn hơn 20 triệu rúp vàng (nhờ thương nghiệp mà có vốn ấy). Điều quan trọng nữa là tiết kiệm về mọi mặt, kể cả những chi phí về trường học để cứu vãn công nghiệp nặng. Riêng về chính sách chủ nghĩa tư bản Nhà nước, qua các tài liệu và sự đánh giá cho dến năm 1924, nhìn chung đã mang lại cho nước Nga Xô Viết những tác dụng tích cực nhất định, góp phần làm sống động nền kinh tế nước Nga đã bị suy sụp sau chiến tranh. Nhờ tô nhượng với nước ngoài, nhiều ngành công nghiệp quan trọng (đặc biệt khai thác dầu) đã phát triển, nhiều kinh nghiệm tiên tiến với kỹ thuật, thiết bị hiện đại của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa được đưa vào quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Tô nhượng cùng các Công ty sản xuất hàng hoá, tăng thêm dự trữ ngoại tệ cho đất nước, mở rộng các quan hệ liên doanh, liên kết kinh tế trong các lĩnh vực đầu tư sản xuất chuyển giao công nghệ tiên tiến và phát triển ngoại thương với các nước tư bản phương Tây. Thông qua các hoạt động của các công ty hợp doanh, những người cộng sản Nga còn có thể thực sự học cách buôn bán điều mà bấy giờ Lênin thường nói là hiện vụ rất quan trọng. Hoat động của các xí nghiệp cho thuê, các xí nghiệp hỗn hợp đã góp phần giúp Nhà nước Xô Viết duy trì sự hoạt động sản xuất bình thường ở các cơ sở kinh tế, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, việc làm cho người lao động. Hình thức đại lý thương nghiệp và các hợp tác xã tư bản chủ nghĩa trong các lĩnh vực sản xuất, tín dụng và tiêu thụ đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ thương nghiệp XHCN, đẩy nhanh quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá, tiền tệ, làm sống động nền sản xuất hàng hoá nhỏ, qua đó cải biến những người tiểu nông, nối liên quan hệ trao đổi công nông nghiệp, thành thị - nông thôn... Những kết quả ấy có ý nghĩa tích cực đối với nước Nga Xô Viết. Nó góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế nước Nga sau chiến tranh. Tuy nhiên so với sự mong muốn và mục tiêu ban đầu đặt ra của Lênin thì kết quả thực hành chế độ này vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân quan trọng nhất là chủ nghĩa tư bản đế quốc vẫn tìm cách bóp chết chính quyền Xô Viết, vì thế sự hợp tác, đầu tư của tư bản nước ngoài vào Liên Xô, không đạt sự mong muốn. Và trong những năm 1923, 1924 tỷ trọng của chủ nghĩa tư bản Nhà nước với tư cách là một thành phần, một hình thức kinh tế, trong tổng sản phẩm của cả nước chỉ chiếm có 1%. Năm 1923, các xí nghiệp tô nhượng mới sản xuất được khối lượng của sản phẩm trị giá 35,1 triệu rup. Tuy nhiên, kết quả lớn nhất là bắt đầu hình thành một khái niệm mới, và chủ nghĩa tư bản Nhà nước đã thực sự là một phần đặc trưng của NEP và nhờ NEP mà chính quyền Xô Viết đã giữ được những vị trí vững chắc trong nông nghiệp và công nghiệp và có khả năng tiến lên được. Nông dân vừa lòng, công nghiệp cũng như thương nghiệp đang hồi sinh và phát triển. Đó là một thắng lợi của chính quyền Xô Viết. II- Sự vận dụng lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở Việt Nam. 1/ Sự cần thiết và khả năng ứng dụng kinh tế tư bản Nhà nước ở nước ta. Như đã nói ở phần trước chủ nghĩa tư bản Nhà nước là phương thức "là "con đường" chắc chắt và có thể nói và duy nhất có thể chọ đối với các nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ chiếm đa số, tức đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta phải thực hiện một bước quá độ khó khăn và lâu dài, xuyên qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Tính tất yếu khách quan của việc ứng dụng rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước ở nước ta thể hiện ở các điểm sau: a/ Do yêu cầu của sự vận dụng quy luật qua hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở một nước nông nghiệp lạc hậu. Chúng ta đi lên CNXH từ xuát phát điểm thấp, từ nền "tiểu sản xuất". Vì vậy rất khó khăn và "không thể" thành công nếu nước ta đi trực tiếp lên lên CNXH. Thực tế sụp đổ củ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã cho thấy điều đó, còn về mặt lý luận chúng ta khong thể đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội nếu không có "một tấm gương" của một nước đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, và sự giúp đỡ của giai cấp vô sản tiên tiến của nước đó và trên thế giới. Vì thế chúng ta phải đi lên chủ nghĩa xã hội bằng mô hình hay con đường gián tiếp, mà các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước là hình thức "quan trọng, quá độ" thiếu hoặc không qua các hình thức trung gian có tính chất quá độ này thì sản xuất nhỏ không thể lên chủ nghĩa xã hội được. Có thể giải thích nôm na là: chủ nghĩa xã hội là sản phẩm tất yếu bậc cao hơn chủ nghĩa tư bản. và đối với những nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chưa qua chủ nghĩa tư bản như nước ta thì việc áp dụng kinh tế tư bản Nhà nước là một "tất yếu", kinh tế tư bản Nhà nước là "một hình thức kinh tế tư bản đặc biệt áp dụng đối với các nước chủ nghĩa xã hội. Thực tế thực hành ở nước Nga cho thấy kinh tế tư bản Nhà nước hoàn toàn phù hợp với lực lượng sản xuất của nước Nga - một nước tiểu nông lúc bấy giờ. Nhờ đó mà phát triển được lực lượng sản xuất và góp phần đáng kể vào thành công của NEP. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong điều kiện một nền kinh tế kém phát triển lực lượng sản xuất hết sức lạc hậu. Không thể có sự nhảy vọt về vật chất của lực lượng sản xuất, nếu không nhanh chóng công nghiệp hoá để có sơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo sự quá độ nói trên. Dưới góc nhìn lịch sử công nghiệp hoá là nhiệm vụ của chủ nghĩa tư bản và lẽ ra theo con đường phát triển tuần tự sẽ phát phải trải qua. Nhưng để giảm bớt những đau khổ có thể xẩy ra, nếu phải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức con đường rút ngắn đáng kể về thời gian phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn này buộc phải sử dụng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đặc dưới sự kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước để xây dựng nền công nghiệp lớn - cơ sở vật chất của công nghiệp xã hội mà thiếu nó thì chủ nghĩa chỉ là sự không tưởng Hơn nữa, để chủ nghĩa xã hội hoàn toàn chiến thắng chủ nghĩa tư bản khi mà chủ nghĩa tư bản đã đạt trình độ hiện đại. Muốn hiện đại hoá rộng rãi các hình thức kinh tế của chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Như đã biết sự nghiệp công nghiệp hoá đòi hỏi nguồn vốn lớn, mà do yêu cầu của thời đại, nước ta thực hiện công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá tức sự nghiệp công nghiệp hoá của chúng ta phải gắn liền với việc trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại dựa trên những sản phẩm mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại mà các nước chủ nghĩa tư bản đi đầu về khoa học kỹ thuật. Như vậy, việc áp dụng kinh tế tư bản Nhà nước sẽ thu hút được nguồn vốn lớn, cùng với khoa học kỹ thuật hiện đại, cũng như kinh nghiệm quản lý của nhà tư bản một cách nhanh nhất và chắc chắn nhất. Nhờ đó mà phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất. c/ Do nhu cầu xây dựng định hướng XHCN của nền kinh tế hàng hoá. Với điểm xuất phát thấp về trình độ xã hội hoá sản xuất, lại chịu ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp kìm hãm, không thể chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc phát triển kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường tức phát triển quanhệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, và sự tồn tại và phát triển quan hệ sản xuất đó khó có thể ngăn cản được tính tự phát TBCN và điều đó có thể ngăn cản được tính tự phát TBCN và điều đó lại liên quan đến nhu cầu định hướng XHCN của nền kinh tế. Để đảm bảo sự định hướng XHCN của nền kinh tế hàng hoá nhất thiết phải hướng các quan hệ sản xuất TBCN vào con đường CNTBNN làm "mắt xích trung gian" nối liền sản xuất nhỏ với CNXH; phải "dung nạp" TBCN trong và ngoài nước hoạt động dưới sự kiểm kê kiểm soát và hướng dẫn của Nhà nước, thông qua các kình thức KTTBNN. Một hình thức gắn với hình thức kinh tế Nhà nước và hợp tác. Bằng cách đó, một mặt sẽ nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất theo định hướng XHCN ở bên trong nền kinh tế và mặt khác cho phép sử dụng tốt nhất những thành quả phát triển của nhân loại (khoa học - công nghệ và kinh tế thị trường) vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. d/ Do yếu cầu thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, mục tiêu "dân giầu, nước mạnh", "xã hội công bằng văn minh" và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện mục tiêu trên tăng trưởng và phát triển bền vững ở một nước kém phát triển là rất khó khăn. Nhưng không tăng trưởng không phát triển bền vững thì không thể thực hiện mục tiêu "dân giầu, nước mạnh:, "xã hội công bằng văn minh" và CNXH được. ở nước ta việc thực hiện những mục tiêu trên gặp phải hai khó khăn chủ yếu là thiếu vốn và do chưa có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đất nước trong hàng chục năm không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1994 khả năng tích luỹ nội bộ đã xuất hiện nhưng không nhiều, nói cách khác là ở mức không đáng kể. Qua 10 năm đổi mới theo quan điểm thực hiện nhất quán chính sách nền kinh tế nhiều thành phần và "mở" cả trong lẫn ngoài qua huy động vốn trong nước, nhất là thông qua đầu tư trực tiếp (FDI) và viện trợ chính thức của chính phủ (ODA), nước ta đã đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định và liên tục qua nhiều năm từ 1991 - 1995 với mức tăng trưởng bình quân của 3 năm này là 8,5%/năm, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; lòng tin của nhân dân và định hướng XHCN ngày một tăng lên, con đường XHCN ngày một rõ hơn. Những thành tựu đó phản ánh kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nhờ vận dụng các hình thức liên doanh, liên kết và hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều đó đã chứng tỏ, việc áp dụng các hình thức KTTBNN, thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, sẽ tạo ra được khối lượng việc làm lớn cho người lao động, đồng thời tăng nhanh sản lượng của nền kinh tế, nhờ đó cải thiện đời sống người lao động. Nhưng quan trọng hơn được kiểm kê kiểm soát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc KTTBNN, Nhà nước XHCN bảo vệ lợi ích cho người lao động, từ đó bảo đảm côg bằng xã hội, hạn chế khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Nhờ đó củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước vào con đường XHCN. Như vậy, có thể thấy việc mở rộng và phát triển các hình thức KTTBNN là giải pháp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để thực hiện yêu cầu của mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, mục tiêu "dân giầu, nước mạnh", "xã hội công bằng văn mình và CNXH ở nước ta. e/ Do nhu cầu phải biết lợi dụng các lợi thế so sánh để nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Như đã biết, do sự tác dộng của quy luật phân công và hợp tác lao động quốc tế các nước tham gia vào quá trình này vừa có sự kìm chế, cạnh tranh với nhau, lại vừa phụ thuộc vào nhau để hình thành bnền kinh tế thế giới, hoạt động thông qua các hình thức kinh tế đối ngoại phong phú, đa dạng. Ngày nay, không một nước nào dù lớn và giầu đến đâu cũng không thể tự mình giải quyết được tất cả các yêu cầu về kinh tế nước mình. Bất cứ nước nào muốn tách khỏi nền kinh tế thế giới, đều là tự sát. Do hoàn cảnh địa lý, nước ta nằm ở vùng vành đai Thái Bình Dương thuộc Châu á - một khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới hiện nay và sẽ rõ nhất trong các thập kỷ đầu thế kỷ 21. Chính vì vậy Việt Nam cần phải khai thác triệt để và có hiệu quả những lợi thế so sánh trong quá trình hội nhập với cộng đồng thế giới và khu vực để tiếp nhận ngoại lực bổ sung cho nội lực. Nước ta có một số tài nguyên quý giá là một thị trường không phải nhỏ, đặc biệt là sự ổn định về chính trị là điều bất cứ ổn định về chính trị, là điều bất cứ nhà kinh tế nào cũng phải để tâm tới. Nhưng việc tìm ra phương thức hội nhập như thế nào để các nước có sự khác hẳn với nước ta về tư tưởng, chế độ chính trị xã hội vẫn chấp nhận hội nhập với nước ta là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Phương thức hội nhập đó chỉ có thể thực hiện thông qua các hình thức KTTBNN với tính cách là một kiểu liên minh kinh tế với tư bản tài chính ở các nước tiên tiến như Lênin đã dự báo và mong muốn trước đây. KTTBNN là hình thức duy nhất, thích hợp nhất liên kết với tư bản tư nhân. Trong điều kiện chuyên chính vô sản. Bằng cách làm đó, cũng chính là để bắc "những chiếc cầu nhỏ vững chắc" từ nền kinh tế kém phát triển nước ta nối liền với nền sản xuất lớn tiên tiến của thế giới và khu vực, đưa nước ta lên CNXH. Từ những phân tích ở trên chúng ta cần thiết và có đầy đủ khả năng để áp dụng KTTBNN. Và CNTBNN là "phương thức" là "con đường" ngắn nhất, chắc chắn nhất mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn, đưa nước ta đi lên CNXH. 2/ Những hình thức cụ thể của KTTBNN đang vận dụng ở nước ta. Thứ nhất: Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa Nhà nước với kinh tế tư nhân trong nước. Đây là hình thức các Công ty công tư hợp doanh mà Lênin đã nói đến trong NEP. ở nước ta trong thời kỳ nói cải tạo đối với công nghiệp tư doanh ở miền Bắc trước đây, hình thức nói trên thường tồn tại dưới hình thức tổ chức kinh tế "công tư hợp doanh". Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc cải tạo công thương nghiệp tư doanh làm xuất hiện một số "công tư hợp doanh" thương nghiệp. Nhìn chung các hình thức "Công ty hợp doanh" xuất hiện ở cả hai miền Nam, Bắc trải qua hai thời kỳ khác nhau, song đều nằm trong khuôn khổ của mô hình "kinh tế chỉ huy tập trung" nên về thực chất đã biến các tổ chức và hoạt động của công tư hợp doanh thành tổ chức quốc doanh. Từ ngày đổi mới nền kinh tế với tính cách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và "mở cửa" hình thức liên doanh liên kết này thường được hướng vào lực lượng kinh tế tư nhân và tổ chức kinh tế nước ngoài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp. Trong khi đó, việc phát triển hình thức này đối với lực lượng kinh tế tư nhân trong nước có phần bị lãng quên hay chưa chú ý đúng mức. Điều này có nguyên nhân khách quan và chủ quan là: lực lượng kinh tế tư nhân trong nước sau nhiều năm bị xoá bỏ vừa được khôi phục, tức lực lượng nhỏ, trình độ quản lý còn thấp, cần có thời gian phát triển về vốn và kinh nghiệm để có đủ lực lượng hợp tác, liên doanh, liên kết với Nhà nước. Qua gần 10 năm đổi mới, cho đến nay, lực lượng kinh tế tư nhân ở nước ta, nhờ sự hoạt động của quy luật tích tụ và tập trung vốn bằng nhiều con đường và nhiều nguồn gốc khác nhau, tiềm năng của lực lượng kinh tế này đã có bước phát triển đáng kể. Tiềm năng kinh tế tư nhân thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu về vốn kinh doanh. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy : so với khi thành lập, vốn đầu tư ban đầu của một chủ doanh nghiệp tư nhân, bình quân chung của cả nước đến nay tăng 92% (gần 2 lần). Số công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ 300 triệu đồng khi thành lập chiếm 32,2% đến nay chỉ còn 22,3% . Số công ty có vốn điều lệ từ 1 - 5 tỷ đồng, khi mới thành lập chỉ chiếm 11,05% đến nay đã tăng lên 22,08% (tăng lên gấp đôi) trong đó Hà Nội từ 14,04% lên 30%, Hải Phòng từ 8% lên 15,7% và ở thành phố Hồ Chí Minh từ 10,3% lên 17,07%. Tiềm năng của kinh tế tư nhân còn thể hiện ở nhu cầu, chương trình phát triển như: nhu cầu tăng quy mô và ngành nghề, nhu cầu gọi thêm vốn trong nước và gọi vốn nước ngoài. Về lĩnh vực hoạt động tính đến nay trong cả nước có khoảng 26% công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và 3% trong lĩnh vực khách sạn du lịch. Các con số tương ứng của các doanh nghiệp tư nhân lần lượt là 23% và 12%. Tiềm năng này cần được thu hút và hình thức hợp tác liên doanh liên kết. Thực hiện điều này có kết quả là biểu hiện rõ việc biết lợi dụng sức mạnh của các thành phần kinh tế trong nước đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế thị trường theo quan điểm mới. Nhà nước cần có biện pháp, và chính sách, nhất là chính sách kinh tế, được ban hành hợp lý, hợp tình. Nếu đối với lực lượng kinh tế tư nhân nước ngoài, Nhà nước đã có pháp luật chính sách ưu đãi và thông thoáng, thì chí ít đối với lực lượng kinh tế tư nhân trong nước cũng như vậy hoặc có thể ưu tiên và thông thoáng hơn. vì dẫu sao cái mà tư nhân được lợi hơn nước ngoài vẫn là cái lợi có khả năng tạo ra nội lực cho nền kinh tế dân tộc. Bằng cách đó Nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân trong nước vì lợi ích kinh tế và lòng "yêu nước" mà nhanh chóng tiếp nhận hình thức này trong thời gian tới ở nước ta. Thứ hai: tiếp tục mở rộng và phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài. Đây là hình thức liên doanh theo tỉ lệ vốn có mức độ khác nhau giữa Nhà nước và tư nhân, việt kiều và các tổ chức kinh tế nước ngoài, được tổ chức dưới tên gọi là các xí nghiệp liên doanh. Hình thức này xuất hiện trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế và được thực hiện thông qua đầu tư trực tiếp hình thành các trung tâm công nghiệp mới với kỹ thuật công nghệ cao. Theo niêm giám thống kê năm 1994, số dự án đầu tư được cấp giấy phép tính đến cuối năm 1994 là 1.170, với tổng số vốn đầu tư là 122000430,4 triệu USD và tổng vốn pháp định là 6.376.441,9 triệu USD trong đó: từ năm 1988 đến cuối năm 1990 lần lượt là 213 dự án, 794.213,7 triệu USD vốn đầu tư và 1.007,978 triệu USD vốn pháp định. Qua số liệu trên cho thấy động thái và nhịp điệu phát triển thu hút đầu tư nhanh chủ yếu là từ năm 1991 đến nay. Nhìn chung cho đến nay các dự án được phân bố tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng ... riêng thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 6/1995 đã có 409 dự án được cấp giấy phép hoạt động có hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đầu tư 5.013.079,911 USD (với 29 nước) trong đó phía nước ngoài góp 78,8%, phía Việt Nam 23,2%. Về quy mô của các dự án thời gian hoạt động. Thời gian hoạt động từ 10 năm: tổng dự án 30 trong đó số vốn dưới 1 triệu USD là 14 dự án; vốn từ 1 - 10 triệu USD là 10 dự án, vốn 10 triệu USD trở lên là 6 dự án. - Thời gian hoạt động từ 10 - 20 năm: tổng dự án 291, trong đó các con số tương ứng như trên lần lượt là 91,123 và 27 dự án . - Thời gian hoạt động trên 20 năm: tổng số dự án là 38, trong đó các con số tương ứng lần lượt là 2,7 và 29 dự án. Các dự án nói trên ở thành phố Hồ Chí Minh được phân bố chủ yếu qua hình thức liên doanh, diễn ra trong lĩnh vực thương nghiệp khách sạn, nhà hàng và công nghiệp chế biến. Hà Nội các dự án đầu tư nước ngoài mặc dù chưa nhiều (còn thấp xa so với thành phố Hồ Chí Minh) nhưng được phân bố tập trung vào việc hình thành các khu công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp "Sài đồng - Gia lâm" khu công nghiệp "Nam cầu Thăng Long" và khu công nghiệp "Đông Anh", cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh hình thành tam giác kinh tế kỹ thuật công nghệ cao. Một số dự án khác được đầu tư qua lĩnh vực khách sạn du lịch. Một số tỉnh thành phố khác hình thức liên doanh cũng được thực hiện, mặc dù số lượng chưa nhiều. Cho đến nay việc triển khai các dự án đã đưa lại kết quả: một số trung tâm công nghiệp kỹ thuật cao và một số lĩnh vực khác, nhất là khách sạn và du lịch qua hình thức liên doanh vốn nước ngoài bước đầu hình thành, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; làm thay đổi bộ mặt đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tuy nhiên việc thực hiện hình thức này trong thời gian qua triển khai còn chậm, so với yêu cầu đặt ra. Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về thủ tục giấy tờ với nhiều cơ quan đầu mối thẩm định và xét duyệt dự án; có nguyên nhân về năng lực điều hành và quản trị. Theo Lênin, tô nhượng là một giao kèo một sự liên kết, một liên minh giữa chính quyền Nhà nước Xô Viết, nghĩa là Nhà nước vô sản, với CNTBNN chống lại thế lực tự phát tư hữu. Người nhận tô nhượng là nhà tư bản. Họ kinh doanh theo phương thức tư bản là nhà tư bản. Họ thoả thuận với chính quyền Nhà nước theo các điều khoản: 1) người nhận tô nhượng có trách nhiệm cải thiện đời sống công nhân trong xí nghiệp nhận tô nhượng ... sao cho đạt tới mức sống trung bình của người nước ngoài. 2) Đồng thời có tính đến năng suất lao động của công dân Nga; 3) Người nhận tô nhượng phải nhập từ nước ngoài vào cho công nhân trong xí nghiệp tô nhượng những hàng hoá cần thiết cho đời sống của họ bán với giá không được cao". 4)Đồng thời, nếu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV620.doc
Tài liệu liên quan