Đề tài Sự vận dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trong những năm gần đây

MỤC LỤC

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 2

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN 2

1. Khái niệm về dân tộc 2

2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội 3

3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc 3

II/ SỰ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM 4

1. Một số đặc điểm của dân tộc nước ta hiện nay 4

2. Xác định vị trí của vấn đề dân tộc và chính sách của nước ta về vấn đề dân tộc trong thời gian gần đây 5

3. Một số giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt vấn đề dân tộc 8

C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ 8

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự vận dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc như sau: Xu hướng thứ nhất; Khi mà các tộc người, cộng đồng dân cư có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, thì các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thành lập các dân tộc độc lập. Trên thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng thứ hai; Sự liên hiệp lại của các dân tộc trong một quốc gia, các dân tộc của nhiều quốc gia nhằm mở rộng, tăng cường quan hệ kinh tế, phá bỏ ngăn cách về kinh tế giữa các dân tộc. 3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng. Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản. Trong quan hệ giữa các quốc gia –dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Các dân tộc được quyền tự quyết Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị – xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi li khai chia rẽ dân tộc. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong “Cương lĩnh dân tộc” của V.I.Lênin. Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. II/ SỰ VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM 1. Một số đặc điểm của dân tộc nước ta hiện nay Về cơ cấu thành phần; Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 86% tổng số dân cả nước, 53 dân tộc còn lại chiếm 14% tổng số dân cả nước. Các dân tộc thiểu số Việt Nam có tỷ lệ số dân không đồng đều: 12 dân tộc có số dân từ 10 vạn người trở lên (trong đó có 04 dân tộc có số dân trên 1 triệu người); 21 dân tộc có số dân từ 1 vạn đến 10 vạn người; 15 dân tộc có số dân từ 1.000 người đến 1 vạn người; 5 dân tộc có số dân dưới 1.000 người. Về địa bàn cư trú; Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ, khu vực kinh tế riêng biệt. Các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị. Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên sự hoà hợp của cộng đồng dân cư, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ, nhưng cũng dễ va trạm dẫn đến mất đoàn kết. Do đó vấn đề đoàn kết dân tộc phải được luôn luôn chú ý ngay từ cộng đồng dân cư ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến xã, huyện, tỉnh và trên phạm vi cả nước. Về trình độ phát triển; Do nước ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, cộng với điều kiện tự nhiên và địa bàn cư trú khác nhau, nói chung trình độ phát triển của các dân tộc thiểu số so với dân tộc đa số còn thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng không đồng đều. Tình trạng trên không những làm cho các dân tộc thiểu số khó vươn lên hòa nhập cùng với sự phát triển chung của cả nước mà còn tạo ra khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định chính trị – xã hội, nhất là khi bị các thế lực thù địch lợi dụng. Đây là đặc trưng quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc của nước ta hiện nay. 2. Xác định vị trí của vấn đề dân tộc và chính sách của nước ta về vấn đề dân tộc trong thời gian gần đây Các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như dựa vào tình hình thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết có tầm quan trọng đặc biệt. Qua các thời kỳ cách mạng và ngày nay xây dựng đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là nhất quán, dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc”. Bình đẳng giữa các dân tộc; Đây là nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Quyền bình đẳng được đảm bảo trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Bình đẳng là nguyên tắc, là động lực to lớn cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững. Đoàn kết các dân tộc; Đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc đều là những thành viên, hợp thành của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sức mạnh đoàn kết. Đoàn kết các dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm; chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt; xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế. Tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ; Tương trợ giúp đỡ nhau để các dân tộc cùng phát triển, hỗ trợ, học tập để phát triển; tương trợ giúp nhau bằng huy động các nguồn lực của các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc phát triển lên trình độ cao hơn; khai thác, sử dụng tốt hơn các nguồn lực, tiềm năng (con người, tài nguyên thiên nhiên). Tương trợ để tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc trên đây có mối quan hệ biện chứng; có tác động, quan hệ chặt chẽ với nhau. Vị trí của vấn đề dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt nam đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo về tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn với phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số – cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.” Văn kiện cũng đề ra chủ trương: nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia. Từ đó, một số quan điểm cơ bản được Đảng ta xác định cùng với việc khẳng định vị trí của vấn đề dân tộc là: Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh – quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị. Chính sách dân tộc của nước ta trong những năm gần đây Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong hoàn cảnh và điều kiện mới với mục tiêu tạo sự chuyển biến căn bản diện mạo và đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Thúc đẩy nhanh về sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục – đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia vào quá trình phát triển, để trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Chính sách liên quan đến quốc phòng – an ninh, phần lớn dân tộc thiểu số của nước ta sống tại các vùng núi xa xôi, biên giới, hải đảo.... đây đều là những nơi có vị trí trọng yếu, chiến lược của đất nước mà không ít thể lực thù địch đang dòm ngó nên việc củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa là một việc làm thực sự cần thiết. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đưa ra nhiều chương trình mục tiêu quốc gia nhằm bảo đảm chính sách dân tộc như: định canh định cư, phủ xanh đất trống đồi trọc, xóa đói giảm nghèo Hiện tại có hơn 40 chương trình, mục tiêu, dự án lớn được triển khai thực hiện ở vùng này với mục tiêu tập trung đầu tư cho giáo dục & đào tạo, Y tế, giao thông, thuỷ lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo, khai thác tiểm năng thế mạnh của vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc Có thể kể đến những chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực tiêu biểu nhờ thực hiện những chính sách dân tộc đúng đắn: Về giáo dục; 100% xã đặc biệt khó khăn có trường học, nhà mẫu giáo và các lớp bán trú dân nuôi. Các bản xa trung tâm đều có lớp cắm bản, tình trạng học ca 3 được xóa bỏ, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 90 – 95%, 71% xã đặc biệt khó khăn hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 80% xã đặc biệt khó khăn hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở. Đến năm học 2008 – 2009, đã có 285 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn 49 tỉnh thu hút 84.000 học sinh theo học. Về giao thông; Việc phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt khu vực đồng bào dân tộc miền núi có ý nghĩa quan trọng. Nó là cầu nối giúp ngắn khoảng cách giữa miền xuôi và miền ngược. Là điều kiện quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở nông thôn. Bởi vậy, việc nâng cấp và xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch đã và đang được triển khai ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hầu hết các hệ thống đường đến tỉnh lị và huyện đã được nâng cấp và trải nhựa. 97,42% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Một số tỉnh có hệ thống đường sắt, đường thủy thuận lợi cho giao lưu kinh tế như: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang Điện lưới quốc gia; Đã được phủ khắp cả nước, đem ánh sánh văn minh dành cho bà con thôn bản. Đến nay, có 98% số huyện, 64% số xã có điện lưới quốc gia và trên 50% số hộ dân dùng điện. Gần 90% xã có điện thoại, 100% xã có tổ chức cơ sở đảng, gần 90% thôn bản có chi bộ, tỉ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các cấp ngày càng đông. Về y tế; Tăng cường các chính sách hỗ trợ về y tế, Bảo hiểm y tế; đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách chế độ cho đội ngũ Y, bác sỹ công tác ở các cơ sở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Công tác y tế được triển khai rộng rãi, hiện nay 100% huyện đã có trung tâm y tế và bác sĩ, 90% số xã miền núi vùng sâu, vùng xa có trạm y tế xã trong đó có hơn 80% số trạm đã được xây dựng củng cố. Đến nay, có gần 7.000 bác sĩ trong đó có nhiều bác sĩ có trình độ chuyên khoa. 3. Một số giải pháp chủ yếu để giải quyết tốt vấn đề dân tộc Nâng cao nhận thức, trách nhiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_su_van_dung_nhung_nguyen_tac_cua_chu_nghia_mac_lenin.doc
Tài liệu liên quan