Đề tài Sưu tầm và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Đố lá là trò chơi không hạn chế số lượng người tham gia, không hạn chế độ tuổi, càng đông càng vui, có nhiều người biết các loại lá càng tốt, càng khiến cuộc thi thêm phần phong phú. Tùy vào số người chơi, có thể chia ra hai đội với số lượng người bằng nhau. Sau khi bốc thăm bằng hai đoạn cây, một dài một ngắn, đội nào bốc được que dài hơn sẽ được đố trước. Đội được đố sẽ lấy một chiếc lá bất kì nào đó, xé để làm biến dạng hình thù sao cho khó nhận ra chiếc lá ban đầu. Sau một hồi xem xét chiếc lá đã biến dạng đó, bên giải đố phải đoán đúng loại cây và công dụng của nó. Nếu đoán đúng thì đội giải đố sẽ được quyền đi lấy lá và đố lại đội kia. Theo quy định, sau 10 keo ( lần), đội nào trả lời được ít lần hơn, sẽ coi là thua. Đội thua phải cõng đội thắng đi một đoạn đường đã quy định trước.

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sưu tầm và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của người Mường giống trò đố lá của dân tộc Tày. Đây là sinh hoạt văn hóa rất vui nhộn, trẻ trung và bổ ích, phù hợp với nhiều lứa tuổi đang say mê muốn khám phá nhằm tìm hiểu môi trường thiên nhiên. Chuẩn bị: Trò chơi rất linh hoạt về số người tham gia, có thể có trọng tài hoặc không có trọng tài. Thời gian chơi không cố định, không gian chơi không cần cầu kì và cũng không cần rộng lắm. Luật chơi: Trong một thời gian nhất định, người tham gia cuộc chơi buộc phải tìm được nhiều loại lá, không được trùng về chủng loại và phải biết tên lá một cách nhanh chóng. Như vậy người tham gia trò chơi này phải biết nhiều loại cây. Khi một bên giơ một loại lá nào đó ra và hỏi tên thì bên kia phải nhanh chóng giơ lá đó ra và đọc được ngay tên của lá. Lá được tính điểm khi bên kia không có lá cùng loại hoặc có nhưng không nói được tên. Đội nào biết nhiều lá hơn sẽ giành chiến thắng. Cách chơi: Sau khi trọng tài có hiệu lệnh, mọi người chạy đi tìm lá. Sau một thời gian ngắn, trọng tài thông báo hết giờ. Tất cả mọi người chơi phải ngừng tay, nhanh chóng mang lá về sân chơi. Trong sân, hai nhóm ngồi chơi hai bên đối diện với nhau bên cạnh đống lá vừa hái về. Một bên giơ lá lên và hỏi: Đây là lá gì? Bạn có không? Bên kia trả lời đúng tên lá và tìm đúng loại lá đó. Như vậy, lá đó bị loại ra, không tính điểm. Đến lượt nhóm thứ hai ra lá và gọi: Bạn có lá này không? Nhóm một buộc phải lấy ra lá cùng loại và nói đúng tên loại lá. Trường hợp đưa ra không đúng loại lá cùng loại và nói đúng tên loại lá thì bên gọi được điểm. Cũng có trường hợp một bên gọi tên lá, nhưng giấu lá đi để bên kia tìm. Trong trường hợp có thể một bên ngẫu nhiên hái được lá, tuy không biết tên lá nhưng vẫn mang ra đố. Trường hợp đó, trọng tài phải kiểm tra, bắt người đố phải nói tên lá. Nếu không nói được, lá đó không được tính điểm. Cuối cùng trọng tài đếm lá giành được nhiều điểm để phân định thắng thua. Cách chơi không có trọng tài là hai bên thỏa thuận trong một thời gian hái lá về sân chơi, để một bên trình lá trước theo như cách trên. Trong trường hợp hai bên không thống nhất được với nhau về tên của một loại lá thì lá đó bị loại, không được tính điểm. Cuộc chơi tiếp tục đến khi một trong hai bên hết lá hoặc cả hai cùng hết lá. Khi kết thúc cả hai đội sẽ cùng đếm số lá để tính điểm mỗi bên, bên nào được nhiều điểm hơn thì bên đó thắng. Bên thua thường phải nhảy lò cò hoặc để bên thắng búng vào nắm tay. Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi trò chơi này là trò chơi “cỏ búng”. ĐỐ LÁ Trò chơi này của trẻ em dân tộc Tày. Đây không chỉ đơn thuần là một trò chơi giải trí bình thường mà nó còn đem lại rất nhiều điều bổ ích giúp các em trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm về các loại lá cây rừng. Lá cây này là lá cây gì? Nó có độc hại không? Có chữa được bệnh gì không?... Đố lá là trò chơi không hạn chế số lượng người tham gia, không hạn chế độ tuổi, càng đông càng vui, có nhiều người biết các loại lá càng tốt, càng khiến cuộc thi thêm phần phong phú. Tùy vào số người chơi, có thể chia ra hai đội với số lượng người bằng nhau. Sau khi bốc thăm bằng hai đoạn cây, một dài một ngắn, đội nào bốc được que dài hơn sẽ được đố trước. Đội được đố sẽ lấy một chiếc lá bất kì nào đó, xé để làm biến dạng hình thù sao cho khó nhận ra chiếc lá ban đầu. Sau một hồi xem xét chiếc lá đã biến dạng đó, bên giải đố phải đoán đúng loại cây và công dụng của nó. Nếu đoán đúng thì đội giải đố sẽ được quyền đi lấy lá và đố lại đội kia. Theo quy định, sau 10 keo ( lần), đội nào trả lời được ít lần hơn, sẽ coi là thua. Đội thua phải cõng đội thắng đi một đoạn đường đã quy định trước. Vừa chơi đố lá, vừa hát những bài đồng dao của dân tộc mình. Đây là một trò chơi không chỉ giải trí mà còn làm giàu trí tuệ và kinh nghiệm cho những cậu bé, cô bé. CHƠI CHUYỀN - Chuẩn bị:   Số lượng người chơi khoảng 3-5 người. Đồ chơi (cỗ chuyền ) gồm 10 que nhỏ bằng tre, dài 20cm, vót tròn, nhẵn và một hòn cái (hòn cuội tròn , quả bóng cao su hoặc quả cà pháo). - Luật chơi: Người đánh chuyền vừa tung quả lên vừa nhặt que hay đánh que đồng thời phải điều khiển cả tay và mắt nhìn. Trong lúc đang chơi, nếu để quả rơi xuống đất (hoặc để rơi que ở tay xuống đất), tay không bắt kịp coi như là mất lượt, sẽ đến lượt người kia. -Cách chơi: Đầu tiên, để lấy quyền đánh trước thì có thể dùng 3 que nhỏ nắm ở ngay chính giữa, xoay tròn rồi thả nhẹ nhàng xuống nền nhà để tạo thành một hình tam giác, dùng một que khác chấm vào hình tam giác đó sao cho không chạm vào các que kia, thế là được tính một điểm. Cả hai bên cùng tiếp tục như thế đến 3 lần, nếu bên nào tạo được 3 hình tam giác và chấm chính xác thì bên đó được quyền chơi trước. ( Có thể oẳn tù tì để xác định trước, sau). Người chơi ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không để rơi. (vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn) Lời ca như sau: Bàn một : cái mốt, cái mai, con trai, con hến, con nhện, chăng rơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. (lấy mỗi lần một que) Bàn đôi : Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba. (lấy mỗi lần hai que) Bàn ba: Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư (3 lần nhặt mỗi lần 3 que, 1 lần nhặt 1 que) Bàn tư: Tư củ từ, tư củ tỏi, hai lên năm (2 lần nhặt mỗi lần 4 que, 1 lần nhặt 2 que) Bàn năm: Năm con tằm, năm lên sáu (2 lần nhặt mỗi lần 5que) Bàn sáu: Sáu củ ấu, bốn lên bảy (1 lần nhặt mỗi lần 6 que, 1 lần nhặt 4 que) Bàn bảy: Bảy quả cà, ba lên tám. (1 lần nhặt mỗi lần 7 que, 1 lần nhặt 3 que) Bàn tám: Tám quả trám, hai lên chín. (1 lần nhặt mỗi lần 8 que, 1 lần nhặt 2 que) Bàn chín : Chìn cái cột, một lên mười(1 lần nhặt mỗi lần 9 que, 1 lần nhặt 1 que) Bàn mười : Tung năm mươi, mười vơ cả, ngã xuống đất, cất tay chuyền. (đặt 10 que xuống, nhặt 10 que lên, làm 2 lần). Chơi như bàn chuyền một vòng, hai vòng, hoặc ba vòng, vừa chuyền vừa hát bài đồng dao, sau đó lại quay về bàn một, tính là hết ván. Phần thưởng của cuộc chơi là người thua làm kiệu cho người thắng đi 1 vòng quanh sân. BỊT MẮT ĐÁNH TRỐNG Trò chơi này trẻ em Tây Nguyên rất thích chơi vào những dịp lễ hội . Trò bịt mắt đánh trống dễ tập hợp được mọi người tham gia, tạo cho người chơi khả năng phán đoán một cách nhanh nhạy. - Chuẩn bị: Một khoảng sân rộng vừa phải, một cái trống hoặc một cái chiêng và khăn vải dùng để bịt mắt. Trò chơi này chỉ có 2 người. - Cách chơi: Hai người chơi bịt mắt và đứng ở hai đầu sân, chiếc trống được đặt ở giữa sân. Sau khi nghe tiếng hô của trọng tài, những người quản trò xoay người chơi 2 vòng tại chỗ và sau đó hai người chơi phải tự xoay sở định hướng, dò đường sao cho sờ thấy trống. Ai sờ được trống trước tiên và đánh đước một tiếng trống người đó sẽ trở thành người thắng cuộc. Người thua phải nhảy lò cò quanh sân. Cứ thế, cuộc chơi diễn ra cho đến lễ hội kết thúc TRỐM, TÌM - Chuẩn bị: Cần có không gian, thoáng sạch, thoáng mát, có một số gốc cây, bức tường, vật cản,… làm nơi ẩn nấp. Phải có từ 2 người chơi trở lên,chơi càng đông càng vui. - Cách chơi: + Dùng oẳn tù tì để xác định người thua sẽ phải là người tìm. + Hoặc do thỏa thuận, người chơi cử 1 bạn đi tìm ( có thể xung phong), nhắm mắt thật kĩ ( có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn. + Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” ( hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5 – 10 – 15 – 20 - ... – 100); + Một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm. - Luật chơi: + Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy phải nói “cơm nguội” , bạn đi tìm chịu phạt. + Bạn đi tìm trong thời gian quy định tìm thấy hết các bạn chơi bạn đi tìm thắng cuộc. LỰA ĐẬU. Chuẩn bị: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, rá đựng hạt, chén. - Cách chơi: Chia thành nhiều đội, mỗi đội 3 người. Ba loại hạt sẽ được trộn chung vào cùng 1 cái rá, mỗi đội 1 rá. Sau khi nghe tiếng còi báo hiệu bắt đầu thì các đội sẽ phân loại hạt nào ra hạt đó bỏ vào chén. - Luật chơi: Các đội thực hiện trong vòng 3 phút, đội nào phân loại xong trước thì đội đó thắng. CỜ LÚA NGÔ. ( Chơi theo kiểu trò chơi: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ ) Chuẩn bị: Một bàn cờ: 8 quân cờ: 4 trắng 4 đen; hoặc 4 hạt vải, 4 hạt gấc. Vẽ bàn cờ trên sàn nhà hoặc mặt bàn và dàn quân ( theo hình vẽ ). Cách chơi: Hai trẻ ngồi hai phía cạnh bàn cờ. Mỗi cháu nhận một loại quân,rồi “oẳn tù tì” để chọn người đi trước.Mỗi bên được đi một quân của mình, đi theo đường kẻ, vừa đi vừa đọc: “lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ” ( mỗi bước đi đọc một từ ). Đi một bước thì đọc “lúa”. Đi bước thứ hai thì đọc “ngô”. Đi cả 5 bước thì đọc cả “lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ”. Khi đi, không được đi vượt quá chỗ có quân, đi đến chỗ nào có quân ( của bạn ) phải dừng lại, mất lượt đi. Đi được đủ 5 bước, đến bước thứ năm có quân đối phương thì được bắt quân ấy và chiếm chỗ đứng của quân ấy. Đến lượt bạn khác đi tiếp. Bên nào bị bắt hết quân trước là thua một ván. Sau đó lại dàn quân chơi như ban đầu, ai thắng cuộc ván trước thì được đi trước. Hình 1 CỜ GÁNH Chuẩn bị: Bàn cờ như hình vẽ, có kích thước 40 x 40 ( cm ). Mỗi bên 10 quân bằng các loại hạt: Na, gấc, hồng xiêm, bưởi hoặc vỏ hến, nút bia… ( quân của 2 bên khác nhau để dễ phâ biệt ). Luật chơi: Mỗi lần được đi một quân và chỉ được đi một bước theo đường vẽ: đi lên, đi xuống, đi ngang hoặc đi chéo, không được nhảy cóc. Nếu quân vào giữa 2 quân bên kia thì được ăn cả. Bên nào hết quân trước hoặc hết đường đi trước là thua cuộc. Hình 2 Cách chơi: Dàn quân như hình vẽ. Lần lượt mỗi bên đi một lần, môi lần đi một bước theo đường ngang, dọc, chéo như hình vẽ. Quân bên A gánh 2 quân bên B ở hai đầu ( A ở giữa 2 B ) thì sẽ được ăn quân bên B ( Có thể ăn tối đa một lúc 6 quân tức là gánh 3 đôi một lúc ) hoặc ngược lại quân bên B ăn quân bên A như cách trên. CỜ THỔI Chuẩn bị: Vẽ một bàn cờ trên mặt đất. Ô cờ là một hình chữ nhật, kẻ hai đường chéo. Một cạnh của hình chữ nhật để trống, vẽ một vòng tròn nhỏ ( xem hình vẽ ) Bốn quân cờ, chia làm hai loại khác nhau để phân biệt, ví dụ : hai cái hạt và hai miếng sành; một hạt sạn bằng đầu que diêm để thổi được trên mặt đất, vì thế cờ này có tên là cờ thổi. Người chơi: 2 người. Cách chơi: Mỗi bên 2 quân, xếp ở 4 góc hình chữ nhật. Đặt hòn sạn vào giữa vòng tròn nhỏ. Oẳn tù tì xem ai được đi nước đầu tiên, mỗi lần chỉ được đi một nước. Phải đi làm sao đó để dồn quân của đối phương vào điểm chết để bên đó không còn đường đi tiếp, như vậy là mình thắng cuộc. Tuy nhiên luật đề ra là bên đi trước sẽ không được sử dụng quân ở góc của bàn cờ ( Quân A1 và B1) mà phải đi quân A2 và B2 trước. Bởi nếu không bước đi đầu tiên đã đẩy quân A1 hay B1 vào điểm giao nhau của hai đường chéo thì đối phương thua ngay lập tức. (2) A (1) (2) B (1) Hòn sạn Trò chơi này tuy đơn giản nhưng rất khó dồn đối phương vào điểm chết vì nước đi ít, mỗi lần chỉ được đi 1 nấc. Bên nào thua thì phải cúi rạp người xuống đất, lấy hết sức thổi để đẩy hòn sạn ra khỏi vòng tròn. Nếu thổi mãi mà hòn sạn không đi thì người thua đành để người thắng dùng bùn non hoặc nhọ nồi, son quệt lên má coi như để đánh dấu “chiến tích” lên mặt đối phương rồi mới chơi tiếp ván khác.Đây là trò chơi vừa cần sự phán đoán linh hoạt, vừa có lá phổi thật khỏe để tham gia. Hình 3 Ô ĂN QUAN - Chuẩn bị: Mỗi bên 10 hòn sỏi ( hạt gấc) nhỏ và 2 hòn sỏi to - Cách chơi: Vẽ xuống đất, hoặc mặt bàn ( xem hình vẽ) mỗi bên 1 ô ( đầu quan) và 5 ô nhỏ. Đặt mỗi đẫu quan 1 quân to, mỗi ô nhỏ 2 quân. Mỗi bên một trẻ chơi. Bắt đầu chơi “ oẳn tù tì ”. Ai thắng được đi trước, bốc quân bất kì ô nào rồi rải mỗi ô 1 quân ( chỉ được bốc quân ở bên phía mình). Rải hết quân bốc quân ô bên cạnh đi tiếp, nếu hết quân mà cách 1 ô không có quân thì được ăn quân ô tiếp theo, nhưng nếu 2 ô liền nhau không có quân hoặc hoặc sát ô quan thì mất lượt đi, bạn khác đi tiếp. Chơi đến khi 2 ô đầu quan hết quân, quân còn lại bên nào thì bên ấy thu về. Nếu 1 trong 2 ô đầu quan còn quân mà quân ở phía nào hết thì phía ấy phải rải mỗi ô 1 quân để tiếp tục chơi. Ai “ ăn ” được nhiều quân là thắng. Lần sau chơi, có thể tăng số quân chơi của từng ô nhỏ: 3, 4, 5 quân 1 ô Hình 4 BẮT DÂY CHUN - Chuẩn bị: Một số dây chun nối thành vòng, có đường kính khoảng 20 cm. - Cách chơi: + Trẻ ngồi thành từng đôi. Hai trẻ cầm một sợ dây. + Một trẻ giơ bàn tay ra trước, ngón cái choãi ra, các ngón khác thẳng giơ cao. Trẻ móc sợi dây vào khe của ngón cái với ngón trỏ và cạnh còn lại của bàn tay. Trẻ kia móc lại có thể vòng lên vòng xuống sao cho móc được dây chun vào tay mình. Hai trẻ thay phiên nhau móc lần lượt như vậy. OẲN TÙ TÌ Trong các trò chơi dân gian, khi chỉ có 2 người, trò chơi oẳn tù tì xác định ai là người thắng, thua hoặc xác định thứ tự trước sau để mở đầu cho các trò tiếp theo. Những vật dụng thể hiện qua bàn tay là: Cái búa: Các ngón tay nắm lại như quả đấm. Cái kéo: Nắm 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón áp út và ngón út lại, xòe 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa). Cái bao (có nơi gọi là tờ giấy): xòe cả 5 ngón tay ra. - Luật chơi: Cái búa đập được cái kéo, cái kéo cắt được cái bao, cái bao thì trùm được cái búa. Cả hai cùng đọc: “Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này”, trong khi bàn tay được giấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc, không được ra trước hoặc ra sau vì như vậy coi như phạm luật. Căn cứ vào luật chơi, ta sẽ biết được bên nào thắng, bên nào thua. Khi hai bên ra cùng một vật dụng thì được coi là hòa và phải oẳn tù tì lại. BỊT MẮT ĐẬP NIÊU ĐẤT. Đây là trò chơi phổ biến ở vùng Bắc Bộ, thường tổ chức vào những dịp lễ hội. - Chuẩn bị: Dùng 3 sào tre dài làm thành một xà đơn, treo những cái niêu đất theo khoảng cách bằng nhau, 5 que tre dài 1m và khăn vải để bịt mắt người chơi. - Cách chơi: Một lần chơi thường có hai đến ba người. Người chơi bị bịt mắt bằng một tấm vải. Khi có hiệu lệnh của trọng tài, người chơi tiến đến gần cái sào, dung que tre tìm niêu đất, xác định đúng vị trí của niêu đất rồi vung que tre đập mạnh làm cho niêu vỡ. Trò chơi kết thúc khi có một người đập vỡ được niêu đất. Người nào đập vỡ được niêu đất trước tiên thì được coi là người chiến thắng trong trò chơi này. DỪNG. Trò chơi có từ 3 – 7 người trở lên. Mỗi người sẽ có một cái tên cho mình. Cả nhóm chơi thống nhất với nhau đặt tên từng người theo hoa quả như cam, quýt, mít, bưởi… hay đặt theo tên các con vật như nghêu, sò, ốc, hến… Trò chơi này nên chọn những chỗ rộng, thoáng, ít người qua lại. Mọi người cùng vẽ một vòng tròn to, bên trong ghi chữ: “Dừng!” Trước khi chơi, tất cả mọi người phải thực hiện bắt thăm xem ai là người được hô đầu. Mỗi người chơi sẽ tương ứng với một que thăm có độ dài khác nhau. Ai rút được que thăm dài nhất thì người đó có quyền cầm cái để hô. Nếu có 4 người chơi, sẽ cùng đứng xung quanh vòng tròn và thống nhất với nhau đặt tên theo thứ tự là: Nghêu – Sò – Ốc – Hến… Giả sử Nghêu là người rút được que thăm dài nhất, lúc này Nghêu có quyền hô bất kỳ tên người nào trong ba người còn lại. Nếu Nghêu hô tên của ai thì bắt buộc người đó phải nhảy vào vòng tròn thật nhanh, những người còn lại phải cố gắng chạy càng xa vòng tròn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ví dụ, Nghêu hô tên Hến thì Hến phải nhảy nhanh vào vòng tròn có chữ “Dừng”. Cùng lúc đó, Nghêu, Sò, Ốc sẽ vùng chạy thật nhanh bởi nếu Hến nhảy vào vòng tròn rồi thì Hến có quyền bắt mọi người dừng lại. Khi mọi người đã dừng lại thì Hến sẽ làm nhiệm vụ của mình là phải đoán đúng khoảng cách của mình đến một người nào đó là bao nhiêu bước chân. Do vậy, nếu trước đó Hến nhảy vào vòng tròn không nhanh thì những người kia có điều kiện chạy càng xa, sẽ khó cho việc áng chừng khoảng cách giữa Hến và họ. Chẳng hạn: Hến đoán từ mình đến bạn Sò là 5 bước chân. Sau đó Hến sẽ bước đến chỗ bạn Sò và đếm xem bao nhiêu bước chân. Nếu đúng là 5 bước chân thì Hến sẽ có quyền cầm cái để hô ở lần chơi sau. Còn đoán sai thì ở lần chơi sau, Hến vẫn phải là người nhảy vào vòng tròn và đoán bước chân từ Hến đến mọi người cho đến khi nào đúng thì thôi. (Chú ý: mọi người phải trở về vòng tròn cho một lần chơi mới) Trò chơi này luyện cho các em nhanh mắt, nhanh chân và nhanh trí. XUNG PHONG. Đây là trò chơi khá phổ biến ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Luật chơi: Khi ở trong lô cốt của mình phải gọi đúng tên địch mới chết, nếu gọi nhầm tên thì mình phải chết. Phe nào chết nhiều quân sẽ bị thua. Cách chơi: Phải có ít nhất là 2 người, chia làm 2 phe và phải trốn vào trong “lô cốt”. Lô cốt là những nơi ẩn nấp thật kín đáo sao cho đối phương không thể phát hiện để không thể gọi tên mình được. Từ lô cốt quan sát thật tinh để phát hiện thấy “địch”, gọi tên “địch” lên để “địch” sẽ “chết”. Tránh gọi nhầm tên để mình không “chết” và tiêu diệt được nhiều quân địch. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải nhanh mắt, quan sát tốt kể cả trong bóng tối. Bởi vì “địch” cũng đông như mình cho nên phải hết sức cẩn thận, có khi nhìn thấy vài ba cái đầu của “địch” thò ra nhưng nếu không nắm chắc được “địch” là ai thì tốt nhất không gọi tên bởi nếu không thì mình dễ bị “chết”. Trong trương hợp nhiều người thò đầu ra một lúc thì phải gọi đúng tên, vị trí của “địch”. Đây là trò chơi không giới hạn người chơi, càng đông càng vui. 2.1.2. Trò chơi phát triển thẩm mỹ NỔ PHÁO ĐẤT Trò chơi thông thường phổ biến ở trẻ em nông thôn. - Chuẩn bị: Pháo nặn bằng đất sét thịt, nhào nát, loại bỏ các tạp chất, nghiền nhuyễn cho đến khi đạt độ dẻo quánh - Cách chơi: Nổ pháo đất phải được diễn ra trên một bãi đất bằng phẳng. Nặm quả pháo thành hình tròn hoặc hình bầu dục ,to bằng nắm tay. Dùng các ngón tay miết từ giữa ra thành cái vòm đất khum khum, ở đáy càng mỏng càng tốt nhưng phải đều nhau. Đặt pháo vào lòng bàn tay phải, giơ cao, quật mạnh xuống nền đất cứng hoặc sân gạch. Lưu ý giữ pháo đất cho cân, lúc nổ mới đanh tiếng và chỉ phá vỡ một mảng giữa. Ai có tiếng nổ to, nghe đanh là thắng cuộc. THẢ DIỀU. Vật liệu: Giấy màu hay giấy báo, giấy vở. Tre. Dây. Keio dán. Một cái lon để cuốn dây. Sân chơi: Rộng rãi, thoáng mát. Số người chơi: Tối thiểu là một người, hoặc 2-3 người (có thể nhiều hơn) để cùng thi tài. Cách chơi: Các bạn không có điều kiện làm diều thì có thể ra phố chon mua theo ý muốn. Tuy nhiên để them phần thi vị của việc chơi diều, các bạn khéo tay nên năng nổ sáng tạo với vật liệu đơn giản như trên, với con diều bướm, diều chim… tuyệt đẹp. Diều đơn giản thì làm như sau: Lấy phần cật tre để vót hai thanh tre. - Chọn một thanh tre dài khoảng 50cm, vuông 4mm, đánh dấu điểm giữa của thanh tre để bẻ đường cung cong. Chọn một thanh tre dài 40cm, vuông 1cm làm sống giữa. - Cột hai thanh tre lại với nhau, dán tờ giấy lên để có một con diều Cách buộc dây diều: Khi đã có được một con diều như ý, người chơi cột con diều ấy vào một sợi dây – dây càng dài thì diều càng có điều kiện bay xa, từ từ thả lỏng dây diều ra, lựa chiều gió mà thả diều sẽ theo gió bay lên trời cao. Chọn một khoảng đất trống không có cây cối đẻ khỏi bị vướng víu, cánh diều sẽ tha hồ bay lượn trên không trung. Cách tính điểm: Diều của ai bay cao hơn, lượn lờ hơn, đẹp hơn là thắng. MŨ LÁ MÍT. Vật liệu: 8 – 9 ngọn lá mít, một nắm tăm tre. Sân chơi: rộng rãi. Số người chơi: một nhóm 2 – 3 người. Cách chơi: Những ngọn lá mít kết dính lại với nhau theo hình vòng cung bằng những que tăm, tùy theo kích cỡ vòng đầu của mỗi người, tùy vào độ lớn bé của những ngọn lá mít mà tính toán số lượng lá làm mũ. Thông thường với độ tuổi trẻ con chỉ cần 8 – 9 ngọn lá mít là vừa đủ và đẹp cho một chiếc mũ đội đầu xinh xắn – như là vương miện dân gian vậy. Mũ lá mít không che được nắng mưa, nhưng là trò chơi vui vẻ cho trẻ con dung dăng dung dẻ rong chơi khắp lối xóm. Hình thức thưởng phạt: Ai làm nhanh, làm đẹp là thắng, người thắng sẽ được người thua tặng cho những chiếc mũ xinh xắn. KÈN LÁ CHUỐI. Vật liệu: Một tàu lá chuối là có thể làm được 20 – 30 chiếc kèn lá chuối. Sân chơi: không gian nào cũng là sân chơi tốt. Số người chơi: từ 2 người trở lên. Cách làm: Xé một đoạn lá chuối, chiều dài theo ngẫu nhiên của lá, chiều ngang độ một ngón tay. Vấn tròn lá chuối lại thành hình chiếc kèn, đưa lên miệng thổi sẽ phát ra tiếng kêu, lưu ý lá vấn cho chặt, kèn mới kêu, nếu vấn lơi lỏng kèn sẽ ì ạch không kêu. Các em thường tập trung nhau từ 5 – 7 người làm kèn, y như đoán quân đi duyệt binh, vừa đi vừa thổi trông oai phong lẫm liệt. Hình thức thưởng phạt: Ai làm được nhiều kèn, thổi kêu to la thắng, người thắng có thể bắt người thua đi hái lá chuối về cho mình làm kèn. CHÂU CHẤU DỪA, NHẪN DỪA. Vật liệu: lá dừa sạch, tươi, đẹp. Sân chơi: một góc nhỏ là sân chơi tốt. Số người chơi: từ 2 người trở lên. Cách làm: Lá dừa bẻ uốn thành hình con châu chấu, làm những chiếc nhẫn đeo, vòng đeo tay… Các em khéo tay làm rất đẹp. Cách tính điểm: Căn cứ vào số lượng con châu chấu hay nhẫn làm được, ai nhiều hơn là thắng, người thắng được quyền bắt người thua hái lá dừa cho mình. NẶN ĐẤT SÉT Vật liệu: Đất sét. Một ít vật dụng: que tăm, hạt tiêu… tùy vào nhu cầu hình dáng người chơi muốn làm. Trò chơi đòi hỏi người chơi phải kéo tay, có óc thẩm mỹ, sự quan sát tỉ mỉ, trí tưởng tưởng phong phú. Sân chơi: rộng rãi Số người chơi: thường thì cùng hội vài ba người mới có nghĩ thi thố tài năng. Cách chơi: Nhào đất sét với nước lã cho thật nhuyễn và từ nắm đất sét ấy sẽ nặn ra đủ thứ hình dáng: con chim, cành cây, bông hoa, hình con cá… Hình thức thưởng phạt: Người chơi nào làm được nhiều con vật đẹp thắng. Người thắng được nhận tất cả các sản phẩm của cuộc chơi. 2.1.3. Trò chơi phát triển thể lực NÉM PAO Trò chơi này của trẻ em dân tộc H'mông .Trò chơi ném pao thường diễn ra vào dịp tết Nguyên đán, trong các lễ hội hoặc những khi nông nhàn. Đây là trò chơi truyền thống của thanh niên, thiếu nhi, đôi khi cả lứa tuổi trung niên cũng có thể tham gia. Sân chơi ném pao là nơi tương đối bằng phẳng, sườn dốc thoải hoặc trên những mảnh ruộng bậc thang. Quả pao được khâu chắp bằng nhiều mảnh vải màu, tròn, to bằng quả bưởi rừng. Bên trong có độn giẻ hoặc nhồi tro, cát. Người ta có thể trang trí cho quả pao có dây tua ngắn, nhiều màu sặc sỡ. Chơi ném pao bao giờ cũng có đôi. Trò chơi đơn giản là hai người, một người ném, một người bắt. Nếu ai bắt trượt thì người đó thua. Người thua phải hát một bài dân ca, thổi một bài sáo, nhảy lò cò quanh sân…tuỳ thuộc vào quy ước của hai người hoặc của cả hội ném pao. CHƠI CÒN Chơi còn là sinh hoạt văn hoá của người Thái Tây Bắc. Đó không chỉ là môn thể thao giải trí thông thường, mà còn mang màu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Có ba cách chơi còn truyền thống được lưu truyền cho tới ngày nay. Còn vòng: Chôn một cột tre hoặc cột hóp còn tươi, cao từ 10-15m, trên ngọn làm một vòng tròn rộng 30-40cm, bịt bằng giấy đỏ. Ai ném thủng được coi là người sẽ gặp nhiều may mắn và được thưởng. Còn xai : Nam, nữ chia làm hai hàng. Bên tung, bên đón. Nếu ai bắt trượt làm còn rơi xuống đất sẽ phải có tặng vật cho người tung như khăn piêu, vòng bạc... Còn Xổm: Người chơi đứng thành vòng tròn, xen kẽ một nam một nữ, có thể đông tới vài trăm người . Người chơi bắt buộc phải tung theo thứ tự vòng tròn, ai cũng được chơi bình đẳng. Đối với trẻ 5-6 tuổi có thể chơi còn vòng, còn xai, còn xổm nhưng cần lưu ý: Còn vòng Chuẩn bị: 1 cột bằng gỗ hoặc tre cao 1,5m, ở trên đỉnh cột buộc một vòng tròn có đường kính 30-40 cm. 6 quả còn bằng vải. Cách làm còn : Lấy 1 miếng vải có hình chữ nhật (7cm × 12cm) khâu mép vào nhau như 1 cái túi rồi lộn lại, nhồi trấu, cát đã rửa sạch hoặc, vải vụn. Khâu kín lại rồi đính 3 dải vải dài kích thước 1× 20cm vào đầu của mép túi. Cách chơi: Trẻ có thể chơi theo từng nhóm, đứng cách cột từ 2m- 2,5m. Rồi lần lượt từng trẻ ném quả còn vào vòng treo ở cột ( mỗi lần, mỗi cháu được ném 3 quả). Ai ném được nhiều quả còn lọt vào vòng là thắng cuộc. ĐÁNH ĐÁO - Chuẩn bị: +số người không hạn chế +Kẻ hai đường thẳn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSưu tầm và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.doc