Lời mở đầu 1
Phần I: Những biểu hiện của suy thoái kinh tế 3
1. Sự giảm sút của tốc độ tăng tăng trưởng 3
2. Thua lỗ và phá sản 4
3. Tỷ lệ thất nghiệp cao 6
4. Những biến động trong thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm 6
a. Thu nhập 6
b. Chi tiêu 7
c. Tiết kiệm 7
5. Thâm hụt ngân sách 7
6. Sức cạnh tranh của thị trường Nhật suy giảm 7
Phần II: Những nguyên nhân cơ bản 9
của suy thoái kinh tế 9
I. Nguyên nhân khách quan 9
1. Khủng hoảng chu kỳ 9
2. Chiến tranh lạnh kết thúc 9
3. Khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 10
II. Nguyên nhân chủ quan 11
1. Nguyên nhân do đầu cơ và sự đổ vỡ của nền kinh tế “bong bóng” 11
2. Mô hình và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản không phù hợp với yêu cầu phát triển mới 12
a. Mô hình kinh tế 12
b. Cơ cấu kinh tế thiếu hụt các ngành công nghệ mới 13
3. Khủng hoảng của ý thức xã hội và tình trạng già hoá dân số 13
a. Khủng hoảng ý thức xã hội 13
b. Sự già hoá dân số 14
4. Chính trị không ổn định 15
5. Giá trị của đồng Yên lên xuống thất thường 15
a. Đồng Yên tăng giá 16
b. Đồng Yên mất giá 17
Phần III: Các biện pháp khắc phục và triển vọng 19
I. Các biện pháp khắc phục của Chính Phủ Nhật 19
1. Các biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính ngân hàng 19
1.1. Xử lý nợ khó đòi 19
1.2. Cải cách hệ thống Ngân hàng 20
1.3. Các cách hệ thống tài chính 20
1.4. Thúc đẩy thị trường bất động sản, cổ phiếu 21
2. Các biện pháp kích thích tăng trưởng 22
2.1. Chính sách tái khoá 22
2.2. Chính sách tiền tệ 24
3. Cải cách cơ cấu kinh tế 25
3.1. Đầu tư phát triển ngành công nghệ mới 25
3.2. Khuyến khích doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển 25
4. Điều chỉnh thị trường lao động 26
5. Khắc phục tình trạng chi phí kinh doanh cao 27
6. Điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại 28
II. Triển vọng 29
Kết luận 31
Phụ lục 32
Tài liệu tham khảo 36
38 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Suy thoái kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoạt động từ việc cho các xí nghiệp vay sang đầu tư vào chứng khoán. Việc mua bán đất đai được thực hiện về giá trị danh nghĩa với khối lượng tiền rất lớn, chỉ thông qua thủ tục chuyển khoản sổ sách mà ngân hàng có thể kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong khi đó các nhà đầu tư thì ngày càng đầu tư mạnh vào thị trường hàng hoá này vì cho rằng giá trị của thị trường hàng hoá này ngày càng tăng theo thời gian, hơn nữa việc huy động vốn từ ngân hàng không khó khăn. Các ngân hàng trong giai đoạn này cho vay quá nhiều để đầu cơ vào cổ phiếu, bất động sản, hoặc mở rộng sản xuất, tỷ lệ tăng vốn cho vay chỉ là 11,8% đến 11,5% trong khi đó cho vay liên quan đến bất động sản tăng vọt từ 14,9% lên 32,7% (thời kỳ 3/1985-3/1987). Phần lớn vốn cho vay được huy động vào thị trường địa ốc do vậy đẩy giá đất tăng mạnh khiến cho kinh doanh ở Tokyo tăng tới 80%. Chính phủ Nhật Bản thông qua hệ thống ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cao để khắc phục đầu tư vào thị trường này, ngay lập tức nhu cầu vay vốn đầu tư giảm nhanh chóng và lại gây nên tình trạng mất tài sản vì giá trị tài sản bị tụt xuống, giá cổ phiếu bắt đầu giảm.
Khi kinh tế “bong bóng ” này tan vỡ thì các tổ chức tài chính ngân hàng Nhật Bản bắt đầu đối mặt với những khoản nợ không có khả năng sinh lãi hoặc nợ khó đòi. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu ngày một giảm khiến cho tài sản của họ cũng giảm đi vì một phần tài sản nằm dưới dạng cổ phiếu mà các nhà đầu tư đã đem đi cầm cố. Lo ngại trước tình hình này ngân hàng vẫn tiếp tục hạ lãi suất xuống nhưng lại khiến cho việc huy động vốn trong dân rất hạn chế.
2. Mô hình và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản không phù hợp với yêu cầu phát triển mới
Trong xu hướng toàn cầu hoá và Quốc tế hoá nền kinh tế, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học xã hội hiện đại thì mô hình kinh tế và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản dường như không còn phù hợp nữa.
a. Mô hình kinh tế
Nhìn lại lịch sử phát triển chúng ta có thể thấy rằng mô hình kinh tế Nhật Bản truyền thống với những nét đặc trưng độc đáo đã đưa nền kinh tế Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế có tiềm lực lớn thứ 2 trên thế giới. Nhưng để đáp ứng được những thách thức của quá trình toàn cầu hoá thì việc duy trì mô hình kinh tế cũ sẽ là không hiệu quả.
Quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp:
Trước đây ngân hàng, nhà nước và giới kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước vạch kế hoạch và chiến lược phát triển, đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện cho kinh doanh, doanh nghiệp thì tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước và được sự bảo hộ chặt chẽ từ Chính phủ. Quan hệ chặt chẽ như trên rất phù hợp với thời kỳ tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế để đuổi kịp các nước phát triển. Nhưng mặt trái của nó là nhiều khi nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh làm mất đi khả năng cạnh tranh trong thời đại cần có sự linh hoạt và làm mất đi sự chủ động ứng phó với các biến động bên ngoài.
Chính phủ Nhật Bản lại hết sức ưu ái cho các công ty lớn nhất là về mặt vốn kinh doanh. Có những thời kỳ các công ty có thể vay vốn từ ngân hàng mà không cần thế chấp hay chỉ thế chấp trên giấy để đầu tư vào bất động sản và chứng khoán. Khi nền kinh tế “bong bóng” bị sụp đổ thì các khoản nợ khó đòi càng tăng thêm. Trước tình trạng tồi tệ ấy lại thêm một bộ phận lớn các ngân hàng có các cán bộ nhân viên có quan hệ thiếu minh bạch với các công ty, họ móc nối và tiếp tục cho vay trong khi các khoản nợ khó đòi vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có cách giải quyết.
Mô hình quản lý trong các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu, còn trên cả công nghệ và các cổ đông. Họ được hưởng chế độ làm việc suốt đời, lương thưởng tăng theo thời gian. Hình thức này khiến cho người lao động trung thành và tận tụy với công việc, họ có thể coi công ty như một gia đình và làm việc hết sức mình. Nhưng mô hình này không tạo được sự chủ động sáng tạo của người lao động trước những thách thức trong lĩnh vực mới, tâm lý yên phận của người lao động khiến cho sức phản ứng với môi trường biến động rất kém.
b. Cơ cấu kinh tế thiếu hụt các ngành công nghệ mới
So với các nước công nghiệp phát triển khác thì đầu tư cho công nghệ thông tin của Nhật Bản thấp hơn nhiều. Hàng năm đầu tư cho ngành này của Mỹ là 4% GDP, Anh, Pháp Đức khoảng 3% GDP thì Nhật chỉ đầu tư khoảng 2% GDP. Các công ty Nhật Bản đầu tư cho công nghệ thông tin chỉ bằng 50% so với các công ty của Mỹ. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật như hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ cao như điện tử, thông tin… thì Nhật Bản là nước chậm hơn trong việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ này.
3. Khủng hoảng của ý thức xã hội và tình trạng già hoá dân số
a. Khủng hoảng ý thức xã hội
Dù trong bất cứ thời kỳ nào, khi cần tăng sức mạnh cho mình thì Nhật Bản đều học tập và bắt chước phương Tây. Mục đích của họ là huy động hết sức để đuổi kịp các nước phát triển. Trong suốt hơn 1 thế kỷ qua do xác định đúng mục tiêu phát triển nên đã tạo ra sự nhất trí khiến cả dân tộc một lòng một dạ hướng theo tăng trưởng kinh tế. Có thể nói mọi suy nghĩ, mọi hành động của Chính phủ, giới kinh doanh cũng như toàn bộ người dân Nhật Bản đều xoay quanh mục đích này. Với những nỗ lực như vậy, Nhật Bản đã đạt được mục tiêu, kết quả đạt được là Nhật Bản trở thành 1 nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới như cả thế giới chứng kiến.
Nhưng khi đạt được những kỳ tích như vậy thì Nhật Bản lại trở thành nước tiên tiến để các nước học tập và “đuổi bắt” chứ không phải là Nhật Bản “đuổi bắt” các nước như trước đây nữa. Vậy thì việc tiếp tục theo con đường cũ, mục tiêu cũ hay con đường nào và mục tiêu nào thì Nhật Bản chưa xác định rõ, hoặc thậm chí không xác định đựơc để toàn dân nhất trí.
Do vậy có thể nói rằng, Nhật Bản đang bị khủng hoảng về con đường phát triển. Người Nhật đau đớn cảm thấy rằng họ không còn khả năng phát triển mạnh mẽ như trước được nữa, sự bế tắc về lối sống ngày càng làm cho người Nhật thêm bi quan, mất định hướng.
b. Sự già hoá dân số
Sau chiến tranh, Nhật Bản là một nước có lực lượng lao động trẻ, rẻ, dồi dào so với thế giới, nhưng lợi thế đó đang mất dần đi.
Dân số Nhật đang có nguy cơ già đi nhanh chóng. Sự già hoá dân số gia tăng không phải do cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 90 mà thực chất do sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ những năm trước đây gây ra. Kinh tế phát triển, thu nhập cao, phúc lợi xã hội được đảm bảo nên tuổi tho trung bình tăng, số người trên 65 tuổi chiếm 15% dân số, dự báo đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 25% dân số và năm 2050 là 30%.
Bên cạnh đó, Nhật Bản vốn quen với lối sống thực dụngnên họ không muốn sinh con trong khi cuộc sống công nghiệp lại quá khẩn trương và lại ngày càng có nhiều người không muốn kết hôn. Bình quân một phụ nữ Nhật chỉ sinh có 1,42 con trong khi đó ở Mỹ là 2,019 con.
Bảng 4: Xu hướng dân số Nhật Bản
Tỷ lệ %
1950
1970
1997
2004
2050
Triệu người
83
104
126
127
117
Dưới 14 tuổi (%)
35,4
23,9
15,3
32,9
11,7
Từ 15-19 (%)
39,3
43,8
34,2
32,9
25,0
Từ 40-60 (%)
20,3
25,2
34,8
34,0
35,1
Từ 65 tuổi trở lên (%)
4,9
7,1
15,7
19,2
28,2
Nguồn: Jorunal of Japanese Trade & Industry, Nov./Dec.1999
Xu hướng già hoá dân số ở Nhật Bản đã và đang làm thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động. Dân số già đi và ít hơn đang đặt ra vấn đề kinh tế xã hội cấp bách và phức tạp đối với Nhật Bản. Chi phí phúc lợi xã hội so với GDP ngày càng tăng, người lao động sẽ phải nuôi người ăn ngày càng đông. Hiện nay, cứ 4 người đi làm thì có một người ăn theo, cho nên số tiền tiết kiệm và tích luỹ cho gia đình hoặc đầu tư vào kinh tế ngày càng giảm. Dân số và lực lượng lao động giảm đi cũng đòi hỏi các công ty Nhật Bản phải sửa đổi chế độ làm việc do các công ty không còn chịu được chi phí ngày càng gia tăng cho lực lượng lao động ngày càng già và thiếu linh hoạt.
Hơn nữa việc già hoá dân số và lao động sẽ làm giảm tốc độ bổ sung lao động cho các lĩnh vực kinh tế quốc dân, khiến cho lực lượng lao động trẻ ngày càng hiếm, giảm tính năng động nhạy bén, nguy cơ phát minh sáng chế ngày càng giảm.
Hiện nay Nhật Bản là một nước thiếu nhiều lao động có khả năng sáng tạo.Tỷ lệ lao động giảm đi càng làm tăng thêm tình trạng khan hiếm này. Đây cũng chính là lý do cơ bản khiến những công ty Nhật Bản phải chuyển hướng sản xuất ra nước ngoài. Hậu quả là gây nên tình trạng “trống rỗng ” trong nền kinh tế. Với những ảnh hưởng tiêu cực trên đây của sự già hoá dân số rõ ràng là một nguyên nhân xã hội góp phần làm cho kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
4. Chính trị không ổn định
Sự đổ vỡ của nền kinh tế vào thập niên 90 và suy thoái kéo dài gần như liên tục của Nhật Bản có thể kể đến nguyên nhân từ phía nhà nước về năng lực lãnh đạo, quản lý. Nhưng nguyên nhân không thể không kể đến là tình hình chính trị Nhật Bản không ổn định, khiến cho nước này ngày càng lâm vào tình trạng suy thoái và không có khả năng thoát khỏi. Trước tình trạng này người dân đã mất đi niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Nhà nước mà Đảng phải gánh chịu hậu quả là Đảng dân chủ Tự do (LDP)- Đảng cầm quyền Nhật Bản. Đảng này gặp nhiều khó khăn trong việc cầm quyền. Chỉ từ năm 1992 đến 1998 đã qua 4 đời thủ tướng và giai đoạn 1993-1996 Đảng này đã bị trở thành Đảng đối lập và đã mất đi quyền lãnh đạo đất nước. Hiện giờ đã quay trở lại cầm quyền nhưng sức mạnh của LDP không còn như trước nữa. Các xí nghiệp, công ty lớn đã được Quốc tế hoá của Nhật Bản rất lo lắng trước việc Đảng dân chủ Tự do không có khả năng đặt Nhật Bản vào đúng vị trí của 1 trật tự thế giới mới.
5. Giá trị của đồng Yên lên xuống thất thường
Đồng Yên Nhật Bản trong suốt những năm 1990 đã ở vào trong trạng thái vận động lên xuống thất thường, không ổn định cao nhất 70 JPY/USD-1995, thấp nhất 145 JPY/USD-1998.
a. Đồng Yên tăng giá
Một trong những yếu tố làm rung chuyển kinh tế Nhật Bản là việc đồng Yên tăng giá, biểu hiện bắt đầu là từ sau hiệp định Plaza (5/1985). Đồng Yên tăng giá mạnh, đây là hướng đi tất yếu phản ánh sức mạnh của kinh tế Nhật Bản bởi vì xuất siêu tăng rất nhanh trong thời kỳ trước đó. Sự tăng giá của đồng Yên gây nên những hậu quả sau:
ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
Nhập khẩu tính theo đô la Mỹ rất cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, xuất khẩu tính theo đô la Mỹ cũng rất đắt. Sự tăng giá liên tục của đồng Yên còn ảnh hưởng đến kinh tế của các nước trên thế giới, trong đó các nước trong khu vực Châu á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, họ phải chi nhiều tiền hơn để trả tiền lãi vay cho Nhật Bản. Đồng Yên tăng giá làm cho các khoản nợ phải trả và nợ khó đòi tăng thêm. Mặt khác các nước phải chi thêm tiền để mua hàng hoá của Nhật với cùng số lượng.
ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh.
Hình ảnh nước Nhật đắt đỏ đã in đậm trong tâm trí nhiều người trên thế giới. Sau hiệp định Plaza tình trạng đắt đỏ đó càng nổi bật hơn khi tính mọi chi phí bằng USD. Hậu quả là kết cấu giá thành thấp ở Nhật trước đây đã trở thành cao nhất trên thế trong những năm 1990. Thể hiện ở chỗ giá đất xây dựng, giá nông phẩm, giá sức lao động, giá thu phí các phương tiện công cộng cao nhất trên thế giới. Điều này càng làm giảm khả năng cạnh tranh của các xí nghiêp Nhật Bản.
Bảng 5: Chi phí kinh doanh ở Nhật so với 1 số nước
Nhật
Mỹ
Đức
T-Quốc
Chi phí năng lượng
-Xăng dầu
-Điện sinh hoạt
-Nước kinh doanh
100
100
100
67
77
-
117
81
-
54
71
39
Chi phí vận tải và liên lạc
-Vận tải đường sắt
-Vận tải tầu biển
-Vận tải máy bay
-Điện thoại trong nước
-Điện thoại đường dài
100
100
100
100
100
61
131
55
97
48
67
73
-
155
85
10
22
30
14
5
Chi phí đất đai
-Đất xây dựng nhà xưởng
-Đất thuê văn phòng
100
100
71
55
62
52
-
135
Chi phí nhân sự
-Thuê lao động
100
73
135
-
Nguồn: MOF, Rearch into Domestic and Foreign Price realating to
Intermidate Inputing by Industry.
ảnh hưởng đến đầu tư.
Chi phi đắt đỏ như vậy khiến cho thị trường Nhật Bản giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Vốn đầu tư trong nước sẽ chạy ra nước ngoài thông qua việc di chuyển với quy mô lớn của nhiều ngành sản xuất, trong khi đó các ngành truyền thống đã giảm sức canh tranh trong nước. Các cơ sở sản xuất và tiêu thụ được đặt ngay tại nước sở tại để tận dụng chi phí kinh doanh rẻ. Bộ phận lớn thu nhập của các xí nghiệp chuyển ra nước ngoài càng làm cho nền kinh tế thêm “rỗng ruột”.
Tỷ trọng đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh trong vòng 3 năm 1997-1999, bình quân đều trên 27 % vuợt mức 1,8% năm 1986.Trong đó công nghiệp chế tạo tăng mạnh nhất từ 4,8% năm 1986 lên 38,1% năm 1995.
Tỷ trọng sản xuất ở nước ngoài từ 3% năm 1985 lên 6,4% năm 1990 và 7,4% năm 1993.
Tình trạng “rỗng ruột hoá” nền kinh tế tạo nên tình trạng mất cân đối ngay trong nền kinh tế nội bộ quốc gia. Thiếu vốn đầu tư trong nước để phát triển những ngành nghề kinh doanh mới, cơ hội việc làm giảm, nền kinh tế mất đi động lực tăng trưởng, đồng thời nền kinh tế đất nước chịu sự phụ thuộc sâu hơn vào nền kinh tế Quốc tế và dễ bị tổn thương trước những biến động bên ngoài.
ảnh hưởng đến hình thức chi tiêu
Đồng Yên lên giá đã kích thích người dân Nhật ra nước ngoài du lịch kết hợp với việc mua hàng hoá rẻ từ nước ngoài về nên đã chuyển một bộ phận không nhỏ thu nhập của người dân Nhật trước đây dành cho tiết kiệm và tiêu dùng trong nước nay là ra nước ngoài, điều này làm mất lợi thế cho tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, một bộ phận dân cư khác sẽ tìm cách giữ tiền, thị trường tiêu thụ lại rơi vào tình trạng trì trệ, làm cho những nỗ lực cải cách của Chính phủ sẽ khó thực hiện được.
b. Đồng Yên mất giá
Trong quý III năm 1998, đồng Yên Nhật đột ngột xuống giá từ 80 JPY/USD còn 141,6 JPY/USD, điều này phản ánh sự không ổn định của đồng Yên, đây là xu hướng trái ngược với thời kỳ trước. Vì vậy làm cho suy thoái kinh tế Nhật Bản ngày càng trầm trọng. Về khách quan, đồng Yên mất giá kích thích cho xuất khẩu. Nhưng Nhật lại có khoản tiền khổng lồ ở nước ngoài nên nếu tiền Yên mất giá so với đôla Mỹ thì GDP của Nhật tính theo đôla Mỹ sẽ giảm. Hơn nữa, chi phí cho nhập khẩu tăng cũng làm triệt tiêu lợi thế mà xuất khẩu có được. Đối với một nước hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu nguyên liệu và năng lượng thì việc đồng Yên mất giá là một thiệt hại lớn.
Một ảnh hưởng tiêu cực khác khi đồng Yên mất giá đột ngột là toàn bộ hệ thống ngân hàng chao đảo mạnh, lòng tin vào một cơ cấu tài chính vốn hùng mạnh bậc nhất thế giới bị giảm đi đáng kể.
Phần III
Các biện pháp khắc phục và triển vọng
nền kinh tế nhật bản
I. Các biện pháp khắc phục của Chính Phủ Nhật
Trước tình hình bi đát trên đây của nền kinh tế Nhật Bản đã buộc Chính Phủ của quốc gia này phải có biện pháp phục hồi và cải cách kinh tế. Chính Phủ cùng với các đời Thủ tướng Nhật đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm mục đích cuối cùng là khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở lấy nhu cầu tư nhân làm động lực, xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý tạo nền tảng tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản sau những năm 1990.
Suy thoái kinh tế Nhật Bản trong suốt thời gian qua do rất nhiều nguyên nhân như đã được đề cập ở trên. Song trách nhiệm cao nhất lại thuộc về Đảng Dân Chủ - Tự do một Đảng đóng vai trò là Đảng cầm quyền liên tục nhiều năm.
Phải thừa nhận rằng tuy có những yếu kém nhất định nhưng những nỗ lực khắc phục khó khăn của Chính Phủ trong đó có công lao không nhỏ của Đảng Dân Chủ - Tự do . Chưa bao giờ Chính Phủ Nhật Bản lại liên tục đưa ra nhiều biện pháp khắc phục tình thế và nhiều chương trình cải cách lớn về kinh tế như đã thực thi trong thập niên vừa qua. Các biện pháp cụ thể sẽ được lần lượt được trình bầy dưới đây:
1. Các biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính ngân hàng
Ngành tài chính ngân hàng Nhật Bản đứng trước một thời kỳ hết sức khó khăn. Vấn đề phải giải quyết trước mắt đó là xử lý những khoản vay quá hạn, khó thu hồi những đồng thời cũng phải có chiến lược dứt khoát đi tới việc liên kết, hợp nhất giữa các tổ chức tiền tệ để cải cách hệ thống này.
1.1. Xử lý nợ khó đòi
Tình trạng rối loạn trong hệ thống tài chính đã làm mất niềm tin của người gửi tiền và giới đầu tư kinh doanh, gây ra tình trạng co hẹp tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh nhất là của các xí nghiêp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào nguồn vay của Ngân hàng. Chính Phủ Nhật đã có biện pháp xử lý nợ khó đòi như:
+Thành lập công ty mua bán tín dụng (năm 1993) để mua lại những khoản nợ quá hạn của các tổ chức Tín dụng.
+Thành lập ngân hàng Tokyo - Kyodo (tháng 12 năm 1994) để xử lý các tổ chức Tín dụng bị phá sản.
+Bán lại nợ: Tức là đầu tư mua lại nợ với giá rẻ.
+Huỷ bỏ một phần nợ
1.2. Cải cách hệ thống Ngân hàng
Chủ đề lớn nhất của hệ thống tiền tệ Ngân hàng Nhật Bản sau khi bước vào thập niên 90 là việc hợp nhất những Ngân hàng lớn hàng đầu. Việc hợp nhất với quy mô lớn và liên tục.
+Hợp nhất ngân hàng Mitsui và ngân hàng Taiyokobe thành ngân hàng Sakura.
+Hợp nhất ngân hàng Saitama và ngân hàng Kyowa thành ngân hàng Asachi
+Ngân hàng Tokyo sát nhập vào ngân hàng Mitsubishi
+Ngân hàng Sumimoto liên minh với Công ty chứng khoán Daiwa.....
Mục đích của việc hợp nhất các ngân hàng lớn là tăng cường nền tảng kinh doanh giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cơ bản đồng thời hướng tới xây dựng một thể chế mới cho việc tăng cường năng lực kinh doanh.
1.3. Các cách hệ thống tài chính
Chính phủ Hashimoto đã quyết tâm cải cách tài chính toàn diện bằng một chương trình cải cách mang tên "Big Bang". Chương trình cải cải cách với mục tiêu là cải cách căn bản lại thị trường tài chính - tiền tệ của quốc gia cho năng động, linh hoạt, công bằng và minh bạch hơn. Từ đó tạo điều kiện thích ứng và có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ ngang tầm với các trung tâm tài chính Quốc tế, tạo cơ hội thuận lợi cho các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường Nhật và buộc các tổ chức tài chính Nhật Bản phải chấp nhận cạnh tranh theo nguyên tắc "Tự do kinh tế".
Kế hoạch "Big Bang" được Chính phủ của thủ tướng Hasshimoto khởi xướng từ năm 1996 và triển khai từ năm tài chính 1997 với những biện pháp và bước đi như sau:
1-Thả nổi hoàn toàn giá cả các dịch vụ tài chính.
2-Mở cửa thị trường hối đoái cho mọi người.
3-Xoá bỏ biên giới phân chia 3 ngành nghề: Ngân hàng - Bảo hiểm - mua bán chứng khoán.
4-Cho phép vốn được tự do luân chuyển trong và ngoài nước.
5-Buộc các cơ quan tài chính phải công bố những dữ liệu chính xác về hoạt động của mình dù lỗ hay lãi.
6-Giảm, hoặc xoá bỏ hẳn các loại thuế có tác dụng giới hạn việc mua bán sang nhượng địa ốc và chứng khoán.
7-Củng cố tính độc lập của ngân hàng Quốc gia trước đây bị nhà nước khống chế.
8-Cho phép nước ngoài được tự do cạnh tranh trên thị trường nội địa, không phân biệt đối xử.
Từ ngày 1/7/1998 kế hoạch "Big Bang" đã bắt đầu đi những bước đầu tiên bằng việc thực hiện đạo luật ngân hàng Nhật Bản và đạo luật quản lý ngoại hối nhằm mở cửa dần thị trường tiền tệ Nhật Bản, cho phép ngân hàng Trung ương Nhật có sự độc lập lớn hơn đối với chính phủ. Theo các đạo luật mới này, các tổ chức tiền tệ hoặc cá nhân Nhật có thể tự do mở tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài. Các tổ chức tiền tệ nhà nước được phép kinh doanh trên thị trường tiền tệ hoặc mở tại khoản tại các ngân hàng Nhật Bản. Các cửa hàng, khách sạn, tiệm ăn ở Nhật có thể thu ngoại tệ và các xí nghiệp Nhật có thể quyết toán bằng ngoại tệ.
Tuy vậy, những biện pháp cải cách xây dựng đặt ra trước các ngân hàng và tổ chức tài chính Nhật Bản một thời kỳ đấu tranh sống còn trước sự cạnh tranh của các đối thủ quốc tế trên thị trường Nhật và thị trường Quốc tế. Các biện pháp trên đây nếu được thực hiện một cách triệt để sẽ có tác dụng đổi mới hoàn toàn hệ thống các cơ quan tài chính ngân hàng Nhật Bản vốn đã lạc hậu, bảo thủ, bảo hộ cứng nhắc, thiếu minh bạch....để chuyển nhanh sang cung cách hoạt động tiên tiến, cởi mở, thông thoáng, tự do...
1.4. Thúc đẩy thị trường bất động sản, cổ phiếu
Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức rằng việc giá bất động sản và giá cổ phiếu liên tục giảm sẽ làm cho tiến trình ổn định hệ thống tài chính ngân hàng thêm bất lợi. Để khắc phục tình trạng này Chính phủ Nhật đã cải cách hệ thống thuế; bỏ mức thuế đối với giao dịch chứng khoán, giảm thuế đối với lợi nhuận thu được tù chuyển nhượng đất đai, kéo dài thời hạn đối với những khoản vay liên quan đến nhà ở, giảm thuế mua bán chứng khoán để cá nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán....Do vậy kích thích các hoạt động mua bán giao dịch bất động sản, cổ phiếu, làm tăng khả năng giải quyết các khoản nợ tồn đọng, đồng thời tăng khả năng vay và cho vay của các doanh nghiệp và ngân hàng, góp phần giải quyết tình trạng co hẹp tín dụng.
2. Các biện pháp kích thích tăng trưởng
2.1. Chính sách tái khoá
Các giải pháp đã được thực thi là bơm thêm tiền vào các công trình công cộng, ổn định giá cả. Trong thời kỳ này rất nhiều dự án xây dựng đồ sộ đã được thực hiện. Tổng số tiền các gói kích thích kinh tế lên đến 70 nghìn tỷ yên.
Bảng 6: Các chương trình kích thích kinh tế (1992-1995)
Đơn vị tính: 1000 tỷ Yên
Cắt giảm thuế
Đầu tư CSHT
Các khoản khác
Tổng cộng
Tháng 8/1992
0
8,6
2,1
10,7
Tháng 4/1993
0,2
10,6
2,4
13,2
Tháng 9/1993
0
5,2
0,8
6
Tháng 2/1994
5,9
7,2
2,1
15,2
Tháng 4/1995
0
0
7
7
Tháng 9/1995
0
12,8
1,4
14,2
Nguồn: Cục kinh tế kế hoạch Nhật Bản
Chỉ tính từ năm 1992 - 1998 chính phủ Nhật đã liên tục đưa ra thực thi tới 11 chương trình lớn về cải cách kinh tế. Có thể nói, từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến hết những năm 80, chưa bao giờ chính phủ Nhật Bản lại đưa ra nhiều chương trình kích thích kinh tế như trong những năm 90.
Bảng 7: Các chương trình kinh tế lớn của Nhật
Thời điểm thực hiện
Tên chương trình
Chi phí (tỷ yên)
8/1992
Kinh tế cả gói
10.700
4/1993
Cải cách kinh tế
13.200
9/1993
Hỗ trợ kinh tế
6.200
2/1994
Cải cách kinh tế
15.200
4/1995
Phục hồi kinh tế sau khủng hoảng
4.600
9/1995
Phục hồi kinh tế
14.200
10/1997
Phục hồi ngành viễn thông và thúc đẩy thị trường
+
11/1997
Hỗ trợ ngành viễn thông, y tế, lạo động, sức khoẻ
+
12/1997
Kế hoạch ổn định thị trường tài chính cắt giảm thuế
10.000
2/1998
Mua đất nhằm làm sống lại thị trường bất động sản, hỗ trợ các nước châu á
+
4/1998
Thúc đẩy kinh tế
16.650
Nguồn: Lưu Ngọc Trịnh: "Kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử". Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 1998,tr.387.
Chính vì vậy kinh tế Nhật Bản đã có khả năng phục hồi lại đối với các chỉ số tăng trưởng là 0,6% năm 1994; 1,4% năm 1995 và năm 1996 là 2,9%. Tuy nhiên những gói kích thích kinh tế Nhật có phục hồi nhưng còn rất mong manh, thực lực còn yếu và bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997. Hai năm sau đó là năm 1997, 1998 chỉ số tăng trưởng là con số âm. Do vậy Chính Phủ lại phải tung ra các gói kích thích kinh tế lớn như:
* Năm 1998: Chính Phủ bổ sung ngân sách để tái tạo cho hai chương trình kinh tế cả gói.
+ Chương trình các biện pháp kinh tế tổng thể (tháng 4 / 1998 trị giá 16 nghìn tỷ yên)
+ Chương trình trọn gói khẩn cấp (tháng 11/98 trị giá 17,9 nghì yên).
+ Chính sách hỗ trợ việc làm khẩn cấp và sức cạnh tranh công nghiệp (tháng 6 năm 1999)
+ Chương trình các biện pháp chính nhằm phục hồi kinh tế (tháng 11/1999). Các chương trình trên đều giành cho xây dựng hạ tầng cơ sở, phát phiếu mua hàng để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng... Cùng với việc tăng ngân sách liên tục là việc Chính phủ Nhật đã tăng phát hành trái phiếu để huy động thêm vốn, bù đắp thâm hụt.
Bảng 8: Diễn biến tăng ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ.
Đơn vị tính: 1000 tỷ Yên
1998
1999
2000
Ngân sách
76,67
81,86
84,99
Phát hành trái phiếu
34,00
38,61
32,61
Tỷ lệ so với ngân sách
40,3%
43,4%
38,4%
Nguồn: The Japanese Economy: Recent Trends & Outlook, 1999/2000 & Journal of Japanese Trade & Industry, Mar/ Apr.1999.
2.2. Chính sách tiền tệ
Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1999, tiền Yên Nhật lại tăng giá từ 120 - 130 JPY/USD lên 100 - 105 JPY/USD. Làm cho xuất khẩu giảm, khiến các nhà sản xuất rơi vào tình trạng khó khăn. Mặt khác khiến giá hàng Nhập khẩu giảm nên càng tăng sức ép giảm giá hàng hóa trong nước.
Để đối phó với tình trạng trên Chính phủ đã phải tìm cách hợp tác với nước ngoài để tìm kiếm giải pháp chung để kiểm soát đồng Yên. Bên cạnh đó Ngân cũng tung tiền ra mua đô la Mỹ để làm suy yếu đồng Yên. Thực tế Nhật Bản đã bỏ ra 30 tỷ USD để mua lại tiền Yên trên thị trường hối đoái nhằm ổn định tỉ giá và giảm bớt tác động tiêu cực của việc đồng Yên tăng giá.
Thực hiện chính sách lãi suất cũng có tác dụng làm tăng vốn cho các ngân hàng thương mại, khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tín dụng nhưng quan trọng hơn là để đối phó với sự tăng giá của đồng Yên. Mức lãi suất được điều chỉnh là mức lãi suất cho vay liên ngân hàng ở mức thấp kỷ lục là 0,5% (tức tháng 9/1995, và tiếp tục hạ xuống 0,25% (9 tháng 9 năm 1998), 0,15% (ngày 13 tháng 02 năm 1999) và xuống tới 0% vào cuối năm 1999 (xem phụ lục 4).
Không chỉ giảm lãi suất chung mà còn các loại lãi suất khác cũng được giảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36978.doc