MỤC LỤC
MỤC LỤC . 2
Danh lục biểu đồ . 4
Danh mục hình vẽ . 4
Danh mục bảng biểu . 4
Danh mục chữ viết tắt . 5
LỜI NÓI ĐẦU . 5
Chương I: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 8
I. Khái niệm và nguyên nhân cơ bản gây lạm phát . 8
1. Định nghĩa . 8
1.1. Lạm phát . 8
1.2. Phân loại. 10
1.3. Thước đo lạm phát . 12
1.4. Quan hệ giữa lạm phát, giá cả và lãi suất. . 14
2. Hậu quả của lạm phát . 16
2.1. Lạm phát tạo nên sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội . 16
2.2. Lạm phát phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội. . 17
2.3. Lạm phát làm lãi suất tăng lên . 17
2.4. Lạm phát tác động đến cán cân thanh toán quốc tế . 17
3. Nguyên nhân cơ bản gây lạm phát. . 18
3.1. Lạm phát do mất cân đối về cơ cấu kinh tế. . 18
3.2. Lạm phát do tăng cung tiền tệ . 19
3.3. Lạm phát do cầu kéo. . 20
3.4. Lạm phát do chi phí đẩy. . 21
II. Ngân hàng Nhà nước và chính sách tiền tệ . 22
1. Ngân hàng nhà nước . 22
1.1. Khái niệm . 22
1.2. Chức năng của NHNN . 22
2. Chính sách tiền tệ . 23
2.1. Khái niệm . 23
2.2. Các công cụ chính của chính sách tiền tệ . 24
III. Kinh nghiệm sử dụng CSTT nhằm kiểm soát lạm phát ở một số nước
trên thế giới . 31
1. Cộng hoà Liên Bang Nga. . 32
2. Hàn Quốc. . 32
3. Trung Quốc. 33
4. Các bài học kinh nghiệm rút ra . 34
4.1. CSTT thắt chặt cần chú trọng vào các nguyên nhân gây lạm phát 34
4.2. Thực hiện đồng bộ các công cụ CSTT để đạt được các mục tiêu ổn
định kinh tế-xã hội . 35
4.3. Kết hợp chặt chẽ CSTT với các biện pháp khác. 36
Chương II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CSTT
NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA . 37
I. Thực trạng lạm phát của Việt Nam . 37
1. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu . 37
2. Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007 . 39
3. Tình hình lạm phát đầu năm 2008. . 41
II. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam . 43
1. Lạm phát do chi phí đẩy . 43
2. Gia tăng tổng cầu gây lên tăng trưởng quá nóng ở Việt Nam . 46
3. Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng . 47
III. Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam. . 51
1. Lạm phát tác động tới đời sống xã hội. . 51
2. Lạm phát gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nguy cơ khủng hoảng kinh tế. . 52
IV. Chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và tác động của các
chính sách này . 54
1. Chính sách điều chỉnh lãi suất . 55
2. Chính sách tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc . 56
3. Nghiệp vụ thị trường mở . 58
4. Chính sách tỷ giá hối đoái. . 60
5. Đánh giá mức độ hiệu quả của CSTT trong việc kiềm chế lạm phát
thời gian qua. 62
5.1. Các kết quả đạt được . 62
5.2. Các hạn chế và nguyên nhân . 63
Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CSTT NHẰM KIỀM CHẾ
LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010 . 68
I. Dự báo tình hình lạm phát giai đoạn từ nay tới năm 2010. . 68
1. Cơ sở dự báo . 68
2. Dự báo mức độ lạm phát 2008-2010 . 69
II. Một số giải pháp và kiến nghị . 71
1. Kết hợp đồng bộ CSTT với các chính sách khác . 71
2. Theo sát biến động của thị trường tài chính để kiểm soát mức tăng
trưởng tín dụng phù hợp với thị trường tăng trưởng kinh tế . 73
3. Minh bạch hoá NSNN và tăng cường giám sát và bình ổn thị trường
ngoại hối. . 75
4. Thực hiện phát hành tín phiếu Ngân hàng bằng ngoại tệ. . 76
5. Thực hiện đồng bộ các biện pháp thắt chặt tiền tệ và bình ổn giá cả . 77
KẾT LUẬN . 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83
PHỤ LỤC . 85
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng đầu
năm 2008 đều xấp xỉ con số này. CPI của tháng 1 tăng lên 2.38%; tháng 2 là
3.56%; tháng 3 là 2.99%; tháng tư là 2.2%; cao nhất là tháng năm tăng 3.91%
và tháng 6 là 2.14%. Nếu bình thường ra tết các mặt hàng thường hay giảm
giá vào tháng 3 trở đi như năm 2007 CPI là -0.2%, và sau đó bình ổn ở giữa
năm chỉ tăng mạnh vào cuối năm; thì ở năm 2008, CPI liên tục tăng tới mức
kỷ lục đều trên 2%. Kết quả là chỉ sau 6 tháng lạm phát đã lên tới 18.44% so
với tháng 12/2007. Với tốc độ như vậy chỉ cần mức độ tăng giá của các tháng
cuối năm bằng với năm 2007 thì mức độ lạm phát cả năm sẽ tăng lên là trên
30%.
Sở dĩ chỉ số giá chung 6 tháng này tăng cao hơn rất nhiều so với 6
tháng đầu năm 2007 và các năm khác là do mức độ tăng giá mạnh chủ yếu
của lương thực thực phẩm (30.73%); nhà ở và vật liệu xây dựng (14.34%); và
phương tiện đi lại bưu điện(10.58%). Các mặt hàng có tăng ít hơn nhưng vẫn
nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: Sau 6 tháng, nhóm hàng lương
thực, thực phẩm tăng 30.73% trong đó lương thực tăng 59.44%; thực phẩm
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
43
tăng 21.83%. Nếu năm 2007, giá thực phẩm tăng liên tục và mạnh hơn so với
lương thực thì đầu năm nay giá lương thực liên tục tăng mạnh. Chỉ số giá
lương thực tháng 5 tăng 22.19% (cao nhất trong 10 năm gần đây), tháng 4
tăng 6.11%, tháng 3 tăng 10.5%. Sở dĩ giá gạo tăng là do giá gạo xuất khẩu
thế giới tăng mạnh riêng tháng 4/2008 tăng đột biến lên 1.100USD/tấn làm
giá gạo trong nước tăng theo cộng thêm với việc tích trữ gạo do sợ thiếu nên
đẩy giá gạo trong nước lên cao. Đỉnh điểm tháng 5, giá gạo thấp nhất trong
nước là 13 nghìn đồng/1kg trong khi giá gạo bình quân năm 2007 chỉ là 7
nghìn đồng/1kg. Sang đến tháng 6, tốc độ tăng giá lương thực tăng ít hơn
(4.29%) do biện pháp kiềm chế lạm phát và bình ổn giá cả của Nhà nước đã
bắt đầu phát huy hiệu quả.
Nhóm hàng có giá tăng mạnh thứ hai là nhà ở và vật liệu xây dựng. Tốc
độ tăng trung bình hàng tháng nhóm mặt hàng này là 1.78%, trong đó cao
điểm là tháng 3 (3.55%). Các tháng sau có tốc độ tăng giảm dần, nguyên nhân
là thị trường nhà đất đang lắng xuống, nhưng độ tăng vẫn cao do sốt giá
nguyên vật liệu như sắt thép và xi măng. Hiện nay, giá nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất như dầu, clinker (dùng để sản xuất xi măng), phôi thép … làm các
doanh nghiệp hạn chế sản xuất trong khi nhu cầu xây dựng cao đẩy gía thép
và xi măng tăng lên.
II. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam
1. Lạm phát do chi phí đẩy
Giá thành là bộ phận chính cấu tạo nên giá cả sản phẩm. Khi giá thành
cao, giá cả cũng tăng lên và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính
của lạm phát. Ở Việt Nam để phục vụ nhu cầu sản xuất tăng cao, đã nhập
khẩu rất nhiều các mặt hàng như: máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu,
dầu… Trong khi giá cả các mặt hàng này trên thế giới đang tăng cao đã làm
đội lên giá thành sản xuất.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
44
Về mặt hàng xăng dầu, do giá dầu thế giới liên tục tăng mạnh ảnh
hưởng đến giá dầu nhập khẩu. Để kiềm chế tăng mức giá, Nhà nước đã bảo
hộ xăng dầu, thực hiện các lộ trình tăng giá sao cho vừa sát với giá của thế
giới vừa không bị sốc trước biến động liên tục trên thị trường thế giới. Trong
năm 2007, Nhà nước đã 5 lần thực hiện điều chỉnh tăng giá xăng dầu, với
mức tăng không nhiều. Mỗi năm Nhà nước phải chi một lượng ngân sách
không nhỏ để bù lỗ cho doanh nghiệp. Để hạn chế bớt tình hình này, ngày
25/02/2008 Bộ tài chính quyết định để các doanh nghiệp tự điều chỉnh giá
theo cung cầu thị trường, nhưng dưới sự giám sát của chính phủ. Ngay trong
hôm đó các doanh nghiệp đã tăng giá lên 14.500 đồng/ 1lít tăng lên
1.500đồng/1lít so với giá trước kia. Mới đây nhất là ngày 21/07/08 do mức
tăng quá nhanh của giá dầu toàn cầu, khoản bù đắp chênh lệch giá khiến
Chính phủ khó có thể trợ cấp thêm được và phải tăng lên 19.000 đồng/1lít cho
xăng A92.
Bảng 1: Bảng điều chỉnh giá xăng 6
Ngày 6/10/06 13/01/07 6/03/07 7/5/07 16/08/07 22/11/07 25/02/0
8
21/07/0
8
Giá thế giới
(USD/ thùng)
60 52 60,07 66,46 75,00 99,00 100 127,72
Giá Việt Nam
(đồng/1lít)
10.500 10.100 11.000 11.800 11.300 13.000 14.500 19.000
Nguồn:
Xăng dầu luôn là một mặt hàng quan trọng và có tác động đến nhiều
mặt hàng và dịch vụ khác. Vì thế cứ sau mỗi đợt tăng giá xăng dầu kết quả tất
yếu là giá cả của các mặt hàng khác tăng theo bằng phản ứng dây chuyền và
tác động tâm lý của người dân. Về chi phí vận chuyển, chi phí xăng dầu
chiếm 50% trong đó, làm tác động đến giá cước đi lại đồng thời cước vận
6
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
45
chuyển hàng hoá cũng tăng theo. Theo cách nói nôm na, giá xăng dầu tăng thì
đến giá quả trứng, mớ rau cũng tăng theo. Một nhóm hàng hoá bị tác động
trực tiếp bởi giá xăng dầu sẽ tiếp tục tác động đến giá cả của những mặt hàng
khác lên. Đó là tác động gián tiếp của giá xăng dầu mà khó có thể lượng hoá
được. Ví dụ, đợt tăng giá xăng dầu ngày 22/11/07 giá xăng dầu được điều
chỉnh 15% thì nhóm dịch vụ vận tải tăng từ 3.82-5.8% trong đó đường bộ
tăng 5.17%, đường sắt 3.58%, đường sông là 5.8%; đối với lương thực thực
phẩm tăng 0.11- 1.51%, lúa tăng 1.51%, cà phê tăng 1.57%. Kết quả là chỉ số
giá tiêu dùng tháng 12 tăng 2.91% cao nhất trong 16 năm trước. Đợt tăng giá
gần đây nhất ngày 25/02/08 giá dầu xăng 10%, giá dầu tăng 3.700 đồng/1lít
đã tạo áp lực lớn cho các công ty vận tải trong nước khi chi phi vận chuyển
tăng lên từ 5-15%, nhưng khó có thể điều chỉnh giá cước cụ thể và còn bị
kiềm chế giá bởi bộ Tài chính.
Một nguyên nhân nữa làm tăng chi phí sản xuất là giá các mặt hàng
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu ngày càng tăng. Năm 2007 giá
các sản phẩm như giá thép thành phẩm tăng bình quân 93USD/tấn, phôi thép
tăng 105 USD/tấn, phân bón tăng 21 USD/tấn, chất dẻo tăng 144USD/tấn, sợi
các loại tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/tấn.7
Đến năm 2008, giá các mặt hàng này tốc độ tăng giá cao hơn. Giá trung
bình 4 tháng đầu năm 2008 của giá phân bón tăng 45% so với 21% năm 2007,
giá sản phẩm xăng dầu tăng 57% so với 12% năm 2007, giá lúa mì tăng 63%
so với 57% năm 2007 và sắt thép tăng 98% so với 40% năm 2007.(Biểu đồ 4)
7
Theo số liệu của tổng cục thống kê.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
46
Biểu đồ 4:Giá nhập khẩu trung bình 1 số mặt hàng
0
20
0
60
80
100
120
phân bón sản phẩm xăng
dầu
lúa mì sắt thép
2007
4M-2008
Nguồn: Báo cáo hàng tháng năm2007-2008của TCTK và TCHQ
2. Gia tăng tổng cầu gây lên tăng trưởng quá nóng ở Việt Nam
Việt Nam đã từng được coi là con hổ thứ hai của châu Á do trong 10
năm gần đây luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trung bình 7.5%/năm,
thường vượt kế hoạch đề ra. Động lực chủ yếu là sự phát triển nhanh chóng
của ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhờ vậy mà diện mạo đất nước đã đổi
thay và đời sống nhân dân được cải thiện rất nhiều sau 20 năm đổi mới. Tuy
nhiên, cũng vì mức tăng trưởng nhanh chóng này đã tạo ra một số khó khăn,
thách thức mới. Đó là một nền tảng vĩ mô yếu kém chưa “chuyển mình” để
đáp ứng kịp so với đòi hỏi của nền kinh tế đề ra. Tình trạng thắt nút cổ chai
của cấu trúc cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật và lao động có tay nghề. Với
mục tiêu tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu thì những khó khăn trước
mắt này đã tạo áp lực cho chính phủ gia tăng chi tiêu ngân sách để cải thiện
cơ sở hạ tầng. Cộng thêm với sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên
tăng đầu tư cho máy móc và công nghệ. Tất cả làm tổng lượng cầu trong nước
tăng cao:
AD = C + I + G +NX
=> AD = C + I + G +NX
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
47
Năm 2007, GDP của Việt Nam là 70,902 triệu USD, tăng 8.5% so với
năm 2006; trong đó chi tiêu chính phủ là 362.1 nghìn tỷ VND (22.63 tỷ
USD), chiếm 31.9% GDP, tăng 24.82% so với năm 2006. Tổng doanh thu của
chính phủ là 342.9 nghìn tỷ VNĐ (21.43 tỷ USD), thâm hụt chi tiêu chính phủ
cả năm là 19.2 nghìn tỷ VNĐ (1.2 tỷ USD). Quý 1 năm 2008, tổng GDP cả
nước là 16,400 triệu USD tăng 7.4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tổng
chi tiêu chính phủ là 82.8 nghìn tỷ VND (5.175 tỷ USD) chiếm 31.55% tổng
GDP cả nước, thâm hụt 4.5 nghìn tỷ (290 triệu USD).
Một nguyên nhân nữa góp phần làm tổng chi tiêu xã hội gia tăng mạnh
trong năm 2007 và quý 1 năm 2008 là thâm hụt cán cân thương mại của Việt
Nam. Trong thời gian này, thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng lên từng
quý, từ 2,776 triệu USD năm 2006 lên tới 10,360 triệu USD năm 2007 (tăng
273.2%) và đặc biệt chỉ trong quý I năm 2008 đã đạt 7,050 triệu USD tương
đương với 9.94% GDP năm 2007.
3. Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng
Như vậy trong 2 năm vừa qua, Việt Nam đã chịu áp lực từ hai cú sốc
cung và cú sốc cầu, gây áp lực tăng giá cả. Nhưng nguyên nhân chính gây nên
mức lạm phát cao cuối năm 2007 đến 2 tháng đầu năm 2008 là do mức tăng
trưởng của tiền tệ và tín dụng từ đầu năm 2007.
Về mức cung tiền, trong năm 2007 số lượng đã tăng lên đột biến so với
các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là khi gia nhập WTO, với những con số
đầy ấn tượng về tăng trưởng trong thập kỷ vừa qua cùng với nguồn lao động
dồi dào, tài nguyên phong phú và lượng dân số khá đông, Việt Nam nhanh
chóng trở thành tâm điểm của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê
của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2007
là 20.3 tỷ USD gần gấp đôi so với năm 2006 và xấp xỉ 30% GDP, và trong
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
48
năm tháng đầu năm 2008 tổng số vốn đầu tư đăng ký đã đạt 14.7 tỷ USD gấp
2.6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 5: Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam từ 2003-2008
0
5
10
15
20
25
2003 2004 2005 2006 2007 5M-08năm
tỷ USD
FDI đăng kí
Nguồn:Báo cáo thường niên của TCTK 2003-2008
Lượng cung tiền đô la cũng tăng lên là nhờ nguồn hỗ trợ ODA, năm
2007 lượng vốn ODA đăng kí là 4.4 tỷ đô tăng 700 triệu đô so với 2006 tương
đương với 15.9%, kiều hối tăng 1 tỷ USD lên 5.5 tỷ gấp 1.18 lần so với năm
ngoái. Thêm vào đó là nguồn vốn gián tiếp (FPI) gia tăng cuối năm, chủ yếu
là đầu tư vào thị trường chứng khoán mới nổi ở Việt Nam. Năm 2007, lượng
vốn FPI là 6.243 tỷ USD gấp 4.7 lần so với năm 2006.8
Do những nguyên nhân trên mà lượng USD tăng quá lớn thị trường
ngoại hối, khiến cho khó có thể hấp thụ hết được. Trong khi đó, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) lại cố gắng giữ neo tỷ giá cố định nhằm giữ mức cạnh
tranh trong xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn đổi
USD sang VND để trang trải chi phí sản xuất. Các ngân hàng rơi vào tình
trạng thừa ngoại tệ, thiếu tiền đồng trầm trọng. Các khách hàng tư nhân không
được ưu tiên khi có nhu cầu đổi tiền USD sang VND. Trước tình hình trên,
NHNN đã tự tăng tính thanh khoản của tiền Việt bằng cách tung ra tiền đồng
để mua 10 tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm. Bỗng dưng, họ đã bơm một lượng
tiền tương đương bằng tiền đồng vào nền kinh tế. Việt Nam đã phải đối mặt
8
: số liệu báo cáo thường niên của TCTK
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
49
với tình trạng “tam pháp bất khả thi”, tức là đồng thời duy trì một tỷ giá hối
đoái gần như cố định, một tài khoản vốn mở, và một chính sách tiền tệ độc
lập. Rõ ràng biện pháp này của NHNN chỉ có tác dụng ngắn hạn, làm giảm
bớt căng thẳng do thiếu tiền đồng trong chức năng thanh toán chứ không thiếu
lượng tiền trong lưu thông. Ngược lại NHNN đã tăng lượng tiền lưu thông
nhằm đảm bảo cố định tỷ giá trong khi không hạn chế lượng ngoại tệ tăng
thêm. Nếu lượng đầu tư tăng lên gấp đôi so với thực tế ở Việt Nam với chính
sách này thì không biết NHNN sẽ phải tung bao nhiêu tiền đồng để mua thêm
vào?
Một yếu tố nữa là sự mở rộng trong hệ thống ngân hàng dẫn đến tăng
trưởng. Hệ thống tài chính ngân hàng VN đã tăng trưởng nhanh chóng cả về
số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng năm 1991 lên
80 NH năm 2007 và 84 NH năm 2008. Số lượng ngân hàng tăng thêm tập
trung vào 2 khối là: NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài. (Bảng 2)
Bảng 2: Số lượng NH từ năm 1991 - 2008
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 T6-
2008
NH
TMQD
4 4 4 5 5 5 5 5 5 -
NH TMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 37 34
Chi nhánh
NHNN
0 8 18 24 26 26 29 31 33 37
NH Liên
doanh
1 3 4 4 4 4 4 5 5 -
Tổng số 9 56 74 84 83 74 75 78 80 84
Nguồn: BVSC và NHNN Việt Nam
GDP Việt Nam chỉ đạt 65 tỉ USD, so sánh với Hàn Quốc, GDP đạt gần 1000
tỉ USD thì lại chỉ có 25 NH (trước đây) và nay đã giảm xuống chỉ còn một
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
50
nửa9. Số lượng các NH và tổ chức tài chính tăng lên một phần là do việc mở
rộng lĩnh vực kinh doanh của các TĐKT, TCT sang lĩnh vực tài chính NH
nhằm hạn chế rủi ro.
Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống
NH cũng tăng lên mạnh mẽ. Trong đó một số các NHTMCP nông thôn đã
nâng cấp lên thành NHTMCP thành thị, mở rộng các chi nhánh hoạt động ra
toàn quốc. Sự tăng trưởng hệ thống tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền
thống là cho vay và huy động. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy
động tiền gửi ở mức rất cao, năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 54%
gấp 6.75 lần so với tăng trưởng GDP và gấp 2 lần so với tăng trưởng tín dụng
năm 2006, tăng lượng vốn huy động là 50%. Trong đó, NHTMCP tăng lượng
tín dụng lên 77% so với 2006 trong khi các NHTM nhà nước chỉ tăng trưởng
là 23%
10
.
Biểu đồ 6: Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng
Nguồn: Theo số liệu hàng năm của NHNN và IMF
9
: IMF
10
: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
51
III. Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam.
1. Lạm phát tác động tới đời sống xã hội.
Lạm phát cao ảnh hưởng tới đời sống xã hội của người dân, đặc biệt là
người dân nghèo và cận nghèo. Càng làm tăng lên tỷ lệ nghèo đói ở Việt
Nam. Mặc dù trong mấy năm gần đây, dưới các chính sách xã hội của chính
phủ tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, nhưng các hộ nghèo còn lại sẽ lại càng
khốn đốn hơn trong cuộc sống khi giá lương thực, thực phẩm tăng lên gần
60% trong vòng 1 năm. Xu hướng chi tiêu trong gia đình đã có xu hướng thay
đổi, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu hằng ngày mà đôi khi vẫn
chưa đủ trang trải. Có thể những người bán lương thực được hưỏng lợi từ việc
giá gạo tăng nhưng theo con số thống kê của NH thế giới số lượng này ở
Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 27% tổng số các hộ nghèo (mặc dù đây
là vựa lúa của cả nước), 55% số hộ nghèo ở đồng bằng sông Hồng là trồng
lúa. Còn lại thì chịu áp lực tăng giá. Khó khăn nhất là vùng Tây Bắc, khi số
hộ gia đình gặp khó khăn lên tới 76% (11). Khi tiền lương chưa kịp điều chỉnh,
công nhân tại các khu công nghiệp chịu chi phí nhà cửa, sinh hoạt và ăn uống
thậm chí chưa đủ đến cuối tháng. Nhiều khu công nghiệp, công nhân muốn
tăng lương cố gắng làm thêm ca kíp để bù đắp thiếu hụt cuộc sống đến nỗi
kiệt sức dẫn đến tình trạng tiền lương chưa đủ tiền thuốc. Doanh nghiệp đối
phó với áp lực chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, muốn dựa vào mức
lương tối thiểu của nhà nước mà trì hoãn tăng lương, chia nhỏ các khoản tiền,
thậm chí không đóng bảo hiểm cho công nhân. Theo báo cáo thống kê chưa
đầy đủ của tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam, tính từ đầu năm tới hết
30/5/2008 cả nước đã có tới 330 vụ đình công lớn, nhiều nhất là ở địa bàn
TPHCM (118 vụ) và khu vực doanh nghiệp FDI (257 vụ )12.
11
: theo “An update on Vietnam‟s recent Development economic.” của WB
12
: theo http:// www.dantri.com.vn
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
52
2. Lạm phát gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
Lạm phát cao gây lãi suất tăng cao, làm tăng chi phí đầu tư. Cùng với
chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước, thâm hụt thương mại gây áp lực
giảm giá đồng nội tệ. Đồng Việt Nam đã mất dần lòng tin đối với các nhà đầu
tư, thị trường chứng khoán non trẻ, sau một năm tăng trưởng bong bóng thì
giờ tụt dốc. Trong 6 tháng đầu năm chỉ số VNINDEX đã giảm mất 60%. Thị
trường nhà đất đang sốt cao đầu năm, do tăng lãi suất các nhà đầu cơ muốn
bán ồ ạt để trả nợ ngân hàng. Kết quả là thị trường bất động sản dường như
đóng băng trở lại. Áp lực giảm giá đồng nội tệ gây nỗi lo sợ cho người dân,
họ không dám gửi tiền trong ngân hàng do lãi suất thực hiện thời vẫn là âm,
thay vào đó họ đầu cơ vàng và đồng đô la. Do cơ chế quản lý lỏng lẻo của
NHNN, tổng số 1.297 đại lý thu mua ngoại tệ trên địa bàn cả nước đều vi
phạm luật buôn bán ngoại tệ. Doanh nghiệp cần ngọai tệ khi nhập khẩu tăng
lên, người dân có nhu cầu tích trữ theo xu hướng đám đông và thiếu minh
bạch về tài chính của chính phủ làm lượng cầu ngoại tệ tăng cao, làm các
NHTM không đủ khả năng cung ứng. Thay vì việc mua ngoại tệ vào, thì các
đại lý này đã biến thành nơi trao đổi, buôn bán ngoại tệ để hưởng chênh lệch.
Đây là nguyên nhân chính gây cú sốc tăng giá đồng đô la ở thị trường chợ
đen. Đầu tháng 6, một đồng USD có thể đổi được 18.500 VNĐ so với tỷ giá
chính thức niêm yết ở NHNN là 16.124 VND/USD.
Lạm phát phi mã trong quý đầu năm 2008, nhiều cá nhân tích trữ gạo,
xi măng, thép…đẩy giá mặt hàng này lên cao hơn. Riêng lương thực, thực
phẩm tăng hơn 60% so với năm ngoái. Khi giá dầu tăng, đồng USD cũng
đang giảm giá so với các ngoại tệ mạnh khác, thị trường nhà đất đóng băng
thì dường như vàng đã trở thành một phương tiện tích trữ hiệu quả nhất cho
người dân. Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã bỏ ra 1,2 nghìn USD để
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
53
nhập vào 43 tấn vàng. Giá vàng mấy ngày cuối tháng 6 tăng lên xấp xỉ 1.900
nghìn VND
(13)
.
Biểu đồ 7: Mức tăng của giá vàng.
Nguồn: Dismal Scientist 11/06/08
Biến động kinh tế vĩ mô thời gian qua làm nhiều bài báo quốc tế nhận
xét Việt Nam đang trả qua cuộc khủng hoảng tài chính. So sánh với tình hình
Thái Lan năm 1997(14), tuy có một số điểm tương đồng như giữ nguyên tỷ giá,
tăng lượng đầu tư nước ngoài, cơ cấu tín dụng lỏng lẻo, bong bóng của thị
trường nhà đất và chứng khoán… nhưng về căn bản tình hình Việt Nam khác
xa so với Thái Lan. Lượng vốn đầu tư dài hạn của Việt Nam chiếm số lượng
lớn so với đầu tư ngắn hạn tức đầu tư gián tiếp (FII) và ngày càng gia tăng.
Lượng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chủ yếu đầu tư vào thị trưởng chứng
khoán mới nổi nên khi thị trường đi xuống lượng vốn này giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đủ lớn (20,7 tỷ USD) để ứng
phó với lượng vốn ngắn hạn ở Việt Nam.
Mặc dù vậy, tác động của lạm phát hai con số ở Việt Nam là không
nhỏ. Là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á, hiện
13
:
14
90%C3%B4ng_%C3%8 giải thích diễn biến tình hình khủng hoảng tài chính châu Á
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
54
nay chính phủ đã phải giảm mục tiêu tăng trưởng năm 2008 xuống 7% từ
8,5%-9% như đầu năm. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2008 của tổng cục
thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP là 6,2%. Như vậy để đạt được tốc độ tăng
trưởng cả năm là 7% còn phụ thuộc nhiều vào mức độ lạm phát và mức độ ổn
định vĩ mô trong thời gian tới.
IV. Chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và tác động của
các chính sách này
Trước đây, chính phủ luôn chú trọng vào tăng trưởng kinh tế là mục
tiêu hàng đầu nhà nước. Thậm chí đến cuối năm 2007, khi tình hình lạm phát
đang tăng tốc thì mục tiêu này vẫn được giữ nguyên với biện pháp tỷ giá neo
với đồng đô la. Cho tới tận tháng 2/2008 chính phủ mới quyết định chuyển
hướng ưu tiên sang bình ổn kinh tế vĩ mô. Chính phủ quyết định song song
kết hợp nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Cụ thể: 1) Thực hiện chính
sách tiền tệ thắt chặt; 2) Cắt giảm chi tiêu chính phủ và các dự án đầu tư công;
3) Ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp; 4) Tăng cường xuất khẩu nhằm
giảm thâm hụt thương mại; 5) Khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng và sản
xuất; 6) giám sát chặt chẽ biến đổi của thị trường nhằm chống đầu cơ; 7)
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Theo nhận định ở trên, nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát phi mã ở
Việt Nam là do chính sách mở rộng tiền tệ và tín dụng. Hơn nữa, quản lý chặt
chẽ về giá cả có thể gây một số méo mó về thị trường; thắt chặt tài khoá tác
động chậm; đôi khi không hiệu quả khi không có quyết tâm thực hiện triệt để
và đồng bộ, đặc biệt là ở các địa phương và chi nhánh. Như vậy trong một
loạt các chính sách đề ra hầu như chỉ có CSTT là được thực thi một cách đồng
bộ, còn lại hầu như chưa hiệu quả; một số chưa được thực hiện. Chính sách
tiền tệ được cho là đóng vị trí quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề
lạm phát hiện nay.
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
55
1. Chính sách điều chỉnh lãi suất
Lãi suất là một công cụ điều chỉnh cung tiền vô cùng hữu hiệu trong tay
NHNN. Lãi suất thường được điều chỉnh theo kỳ vọng lạm phát; khi lạm phát
tăng, ắt hẳn lãi suất trên thị trường phải tăng. Với lãi suất hợp lý, NHNN qua
hệ thống các NHTM có thể hút được một lượng tiền lớn trong lưu thông;
giảm mức cung tiền, làm dịu bớt đi áp lực lạm phát. Có hai cách để quản lý lãi
suất trên thị trường: Áp dụng khung lãi suất (lãi suất trần cho vay và sàn huy
động) (lý thuyết phần 1) và điều hành thông qua lãi suất cơ bản. Trong 2 năm
vừa qua, khi tình hình lạm phát biến động không ngừng, NHNN đã sử dụng
cộng này thông qua cả hai phương thức trên với mục đích là thắt chặt tiền tệ.
Do năm 2007, lượng tiền tệ và tín dụng tăng cao, đầu năm 2008 NHNN
bắt đầu vào cuộc điều chỉnh lãi suất. Cuối tháng 1, NHNN điều chỉnh mức lãi
suất cơ bản, tái cấp vốn và tái chiết khấu trong 1 năm từ 8,25% lên 8,75%;
6,5% lên 7,5%; 4,5% lên 6% sau 2 năm giữ nguyên mức lãi suất. Trong khi
các NHTM sử dụng mức lãi suất huy động là trên 9%/năm. Đồng thời quy
định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%, đã làm cho các NHTM giữ lại lượng
tiền nhiều hơn, thiếu vốn cho vay, dẫn đến tình trạng các NHTM đua nhau
tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi trong dân. Lãi suất tiền gửi tăng, nguy cơ
làm tăng lãi suất cho vay, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Khi giá cả
nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cộng với giá của vốn cao sẽ làm nâng cao
giá thành sản xuất, càng gây áp lực tăng lạm phát. Trước tình hình đó, NHNN
đã thực hiện áp dụng lãi suất trần cho vay là 11% từ ngày 02/04 đến 28/04 và
sau đó nâng tiếp lên 12% áp dụng từ ngày 29/04. Nhưng biện pháp này tỏ ra
là cứng nhắc trước sự biến động quá lớn của lạm phát, lãi suất trần vẫn nhỏ
hơn tỷ lệ lạm phát làm lãi suất thực âm, gây khó khăn trong việc huy động
vốn của các NHTM trong khi nhu cầu về vốn lại ngày càng tăng. Nếu không
T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
56
có sự điều chỉnh kịp thời có thể dẫn tới tình trạng khủng hoảng thanh khoản
trong hệ thống các NH.
Biện pháp thứ 2: Bãi bỏ lãi suất trần thực hiện điều chỉnh lãi suất
thông qua lãi suất cơ bản. Bắt đầu từ 16/5/08, NHNN ra quyết định
16/2008/QĐ-NHNN (có hiệu lực từ 18/5/08) tăng lãi suất cơ bản từ
8.75%/năm lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7.5%/năm lên 13%/năm, lãi
suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 11%/năm và bãi bỏ hoàn toàn lãi suất trần.
Việc điều hành lãi suất cơ bản đồng Việt Nam được thực hiện dựa theo luật
dân sự và luật nhà nước trong đó ấn định lãi suất cho vay và huy động không
vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Ưu điểm của biện pháp này là lãi suất cho vay
và lãi suất huy động có thể biến đổi linh hoạt khi lạm phát gia tăng, giúp
NHTM vận hành tốt hơn và kiềm chế lạm phát nhanh và theo cơ chế cung cầu
của thị trường. Ngày 10/6/08 NHNN đã nâng mức lãi suất cơ bản lên 14%, lãi
suất tái chiết khấu tăng từ 11% lên 13%, và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên
15%. Từ đó lãi suất huy động vốn của NHTM không vượt quá 21%/năm. Nếu
so mức lãi suất này với tỷ lệ lạm phát của tháng 4 (21% so với cung kỳ năm
ngoái) và tháng năm (25%) thì mức lãi suất thực tế là âm nhưng nếu so diễn
biến tình hình thực tế lạm phát trong những tháng đầu năm, thì mức lãi suất
hiện thời này là hợp lý (vì tỉ lệ lạm phát trong 6 tháng đầu năm là 18.44% so
với cuối năm 2006. Vì vậy, có thể thu hút được lượng tiền gửi, góp phần hạn
chế lượng tiền trong lưu thông.
2. Chính sách t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát tại việt nam trong giai đoạn hiện nay.pdf