Đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

 Lời cảm ơn 1

 Lời mở đầu 2

CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ ĐẶC

 ĐIỂM CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á 3

I. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á. 3

II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á CÓ RẤT NHIỀU Ý KIỆN KHÁC NHAU. SONG CÓ THỂ CHIA CHÚNG THÀNH CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN SAU. 6

III. TÁC ĐỘNG CẢU CUỘC KHỦNG HOẢNG TCTT CHÂU Á 15

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG 18

V. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á. 20

 

CHƯƠNG II - TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM. 22

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á. 22

II. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 10 NĂM (1988 - 1997). 24

III. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DỰ ÁN FDI TỪ 1-1-1998 ĐẾN NAY : 29

IV. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: 31

V. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: 32

 

CHƯƠNG III - NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIẢI PHÁP ĐỂ GIA TĂNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM. TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG. 37

I- NHỮNG THUẬN LỢI, VƯỚNG MẮC VÀ YẾU KÉM TRONG VIỆC THU HÚT FDI. 37

II- NHỮNG NÉT CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM. 40

III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ GIA TĂNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG. 46

 Kết Luận 55

 Tài Liệu Tham Khảo 56

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7% Doanh thu (tr.USD) 43 149 206 447 951 1397 1.814 2.350 Tỷ lệ đóng góp GDP(%) 2,0% 3,6% 6,1% 6,9% 7,7% 8,6% xuất khẩu (tr$) 52 112 211 352 1, 440 786 1.500 Nhập khẩu (tr$) 600 498 2.042 2.700 Thu nộp NSNN(tr$) 128 195 263 315 Tỷ lệ đóng góp PNS(%) Lao động tại thời điểm cuối kỳ báo cáo 250.000 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 2. Nhìn vào bảng trên ta thấy số dự án được cấp giấy phép qua các năm nhìn chung gia tăng nhưng giảm sút từ năm 1996 trở đi. Vốn thực hiện doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu nộp ngân sách của các dự án FDI tăng qua các năm kể từ năm 1997 - 1998 khi điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ không mấy thuận lợi. 2.1. Tốc độ gia tăng FDI khá nhanh, cả về tỷ lệ và số tăng tuyệt đối theo số liệu thống kê của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) nay là Bộ kế hoạch và đầu tư thì đến năm 1998 mới có 37 dự án với tổng số vốn đầu tư là 366 triệu USD thì đến 31 - 12 - 1995 đã có 1348 dự án với 19.347 triệu USD được cấp phép chỉ riêng 1995 có 408 dự án với số vốn 6,616 tỷ USD được cấp giấy phép nếu cộng cả số vốn xin tăng thêm trừ đi số vốn bị rút giấy phép thì số vốn đăng ký lên hơn 7 tỷ USD năm 1996 có thêm 367 dự án với 8,528 tỷ USD đưa tổng số FDI vào Việt Nam qua 9 năm lên gần 2,7 tỷ USD thì tốc độ tăng vốn được cấp phép năm 1996 là 22,4 lần, năm 1995 là 19,6 lần năm 1994 là 11 lần. 2.2. Quy mô bình quân một dự án tăng lên qua các năm và đặc biệt đang xuất hiện những dự án đầu tư mới, quy mô rất lớn như dự án xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long 2,11 tỷ USD, khu đô thị an phú 997,5 triệu USD dự án sản xuất thép 1 tỷ USD. Tính chung cho giai đoạn 1988 - 1990 vốn trung bình 1 dự án là 3,5, triệu USD, thì giai đoạn 1991 - 1994 là 9 đến 10 triệu USD, còn sang giai đoạn 1995 - 1996 trung bình là 16 triệu USD/ dự án. 2.3. Cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. 2.3.1. Cơ cấu vùng. Nhìn chung cơ cấu vồn đầu tư FDI theo địa phương còn mất cân đối, chủ yếu (82,24%) vốn đầu tư FDI được đầu tư vào miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển tốt (hai trung tâm lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng vùng kinh tế tiềm năng rất cần vốn đầu tư để phát triển với mức độ thu hút vốn đầu tư FDI rất thấp. Bảng số 9: Cơ cấu vốn FDI đăng ký phân theo vùng 1988 - 1998 Đơn vị: 1,000 USD Địa phương 1988-1990 1991-1995 1996-1998 Tổng cộng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Tổng số 1,116,022 100 15.332.045 100 14.188.218 100 30.636.285 100 1. Miền núi và trung du Bắc Bộ 12,987 1.16 515.608 3.36 942.218 6.64 1.470.813 4.80 2. Đồng bằng sông Hồng 257,175 23.04 4.175.672 27.23 4.618.513 32.55 9.051.360 29.54 3. Khu bốn cũ 3,939 0.35 573.165 3.74 236.850 1.67 813,954 2.66 4. Duyên hải miền trung 127,111 11.39 658.148 4.29 605.397 4.27 1.390,638 4.54 5. Tây nguyên 3,221 0.29 114.985 0.75 777.699 5.48 895.905 2.92 6. Đông Nam Bộ 687,184 61.57 8.701.053 56.75 6758.578 47.64 16.146.815 52.7 7. Đồng bằng sông Cửu Long 24,405 2.19% 593.414 3.87 248.981 1.75 866.800 2.83 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 2.3.2. Cơ cấu ngành. Trong 3 năm gần đây tình hình đầu tư FDI vào các ngành kinh tế ngày càng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước. Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá đất nước các ngành sản xuất vật chất và xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhiều dự án công nghệ cao như lắp ráp sản xuất ô tô xe gắn máy, bưu chính viễn thông, được triển khai nhanh chóng tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư FDI vào các ngành nông lâm, ngư nghiệp, nơi tập trung trên 70% dân số Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp. Bảng số 10: Cơ cấu vốn Fdi đăng ký phân theo ngành kinh tế 1988 - 1998 (Tính đến 31 - 5 - 1998) Đơn vị: 1,000USD Ngành 1988 - 1990 1991-1995 1996 -5/1998 Tổng cộng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Tổng số 1,582,645 100% 16,244,382 100% 14,156,742 100% 31,983,769 100% 1. Công nghiệp và XD trong dó 656,318 41.47% 8,566,782 52,74 9,22,884 65,15% 18,445,984 57.67% Dầu khí (*) 470,129 29.71% 984,694 6.06% 113,524 0.8% 1,568,347 4.90% Công nghiệp năng 73,055 4.62% 3,024,135 18.62% 2,202,927 15.56% 5,300,117 16.57% Công nghiệp khác 105,797 6.68% 2,993,177 18.43% 5,421,421 38.30% 8,520,395 26.64% CN vật liệu XD 7,337 0.46% 1,564,776 9.63% 1,485,012 10.49% 3,057,125 9.65% 2. Nông lâm ngư nghiệp 342,443 21.64% 670,662 4.13% 846,732 5.98% 1,859,837 5.81% 3. Dịch vụ 583,884 6\36.89% 7,006,978 43.13% 4,087,126 28.87% 11.677,948 36.51% 1. Dầu khí không kể liên doanh dầu khí Việt xô. Nguồn: Bộ KH - ĐT 2.3.3. Về đối tác. Đã có hơn 800 Công ty của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn vào đầu tư tại Việt Nam trong đó có một số Công ty tầm cỡ hàng đầu thế giới khiến thị trường thêm sôi động. Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản chú trọng đầu tư vào khai thác dầu khí sản xuất và lắp ráp ô tô, điện tử, viễn thông, thì các nước NICs lại tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ điện tử, chế biến thực phẩm và khách sạn, du lịch. Đến nay đã có 48 khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập và hoạt động tại 3 vùng kinh tế trọng điểm, thu hút 357 xí nghiệp chủ yếu là các xí nghiệp vừa và nhỏ từ Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo và Nhật Bản . Trong số các đối tác nước ngoài, các nước NICs ở Đông á, các nước ASEAN và Nhật Bản luôn là những đối tác dẫn đầu chiếm khoảng 3/4 số vốn. Tính đến cuối năm 1997, nhóm nước này có 1340 dự án với tổng số vốn đăng ký 21.820.000 USD chiếm 69,8 % dự án và 67,9% vốn đầu tư nước ngoài của các dự án đang hoạt động. Nếu như trong những năm đầu thực hiện luật đầu tư nước ngoài, Đài Loan và Hồng Kông luôn là những đối tác dẫn đầu thì từ năm 1993 Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc và một số nước ASEAN đã trở thành những nhà đầu tư lớn chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Với vị trí số một năm 1993 thuộc về Malaixia, năm 1994 thuộc về Singapo, năm 1995 thuộc về Nhật Bản , năm 1996 thuộc về Singapo (tính theo số vốn đăng ký của các dự án đang hoạt động). Sự đổi ngôi này trong vị trí đầu tư thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của các nước, trước hết là các nước Châu á đối với thị trường đầu tư Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện đầu tư FDI nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 71,53% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó nguồn vốn đầu tư các nước công nghiệp phát triển khác như Anh, Đức, Mỹ còn chiếm tỉ trọng thấp. (Bảng 10) 2.3.4. Đánh giá về hình thức đầu tư : Hiện nay hình thức liên doanh chiếm 70% tổng số vốn đầu tư và trong các liên doanh bên đối tác Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước (chiếm 92,8%) tổng số dự án và chiếm 98,2% tổng số vốn đăng ký. Số liệu này cho thấy cho đến nay trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, về cơ bản là sự hợp tác giữa một bên là tư bản nước ngoài và một bên chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Điều đó cho phép kết luận rằng trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài kinh tế tư bản nhà nước là chính yếu . Trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài thì phía Việt Nam chủ yếu chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và thiết bị nhà xưởng cũ, phần tiền mặt là rất hạn chế. Mặc dù vậy, so với vốn góp vẫn chỉ chiếm 1/3 tổng số vốn điều lệ. Số còn lại là do nước ngoài đóng góp chủ yếu bằng máy móc thiết bị, công nghệ v..v... Theo số liệu thống kê của bộ kế hoạch đầu tư hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm trên 20% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm gần 10% tổng vốn đầu tư đăng ký . Bảng 11: Cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác (tính đến 31 - 5 - 1998) Đơn vị: 1,000 USD Nước hoặc vùng lãnh thổ 1988 - 1990 1991 - 1995 1996 - 5/1998 (4) Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Tổng số 1,582,646 100% 16,244,387 100% 14,253,916 100% 32,080,949 100% I. Châu á - Thái Bình Dương 779,858 49.28% 11,207,538 68.99% 10,958,520 76.88% 22,945,916 71.53% 1. Các nước ASEAN 58,435 3.69% 2,804,937 17.27% 5,087,670 35.69% 7,951,042 24.78% 2. Các nước khác 466,199 29.46% 7,688,147 47.33% 5,720,545 40.13% 13,874,885 43.25% - Đài Loan 119,923 7.58% 3,112,886 19.16% 1,189,688 8.35% 4,422,497 13.79% - Nhật Bản 85,932 5.43% 1,780,641 10.96% 1,404,865 9.86% 3,271,438 10.20% - Hồng Kông 240,288 15.18% 1,371,003 8.44% 1,554,096 10.9% 3,165,387 9.87% - Hàn Quốc 4,975 0.31% 1,375,633 8.47% 1,531,024 10.74% 2,911,632 9.08% II Châu âu 690.846 43.65 % 3,770,406 23.21% 2,119,483 14.87% 6,580,735 20.51% Pháp 289,244 18.28% 604,340 3.72% 841,049 5.90% 1,734,633 5.41% Hà lan 118,000 7.46% 385,084 2.37% 104,310 0.73% 607,394 1.89% Anh 115,150 7.30% 351,103 2.16% 52,763 0.37% 519,376 1.62% CHLB Đức 9,358 0.59% 23,017 0.14% 140,354 0.98% 172,729 0.54% III châu mỹ 111,942 7.07% 1,219,443 7.51% 1,175,913 8.25% 2,507,298 7.82% Hoa kỳ 2,565 0.16% 759,970 4.68% 371,906 2.61% 1,134,441 3.54% Canada 109,257 6.90% 67,789 0.42% 13,239 0.09% 190,285 0.59% Nguồn: Bộ KH - ĐT III. Những đóng góp của dự án FDI từ 1-1-1998 đến nay : Có thể nói, FDI đã đóng góp đáng kể vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay. 1. FDI góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiều hụt về vốn ở nước ta : Đặc điểm của nền kinh tế nước ta ở vào thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 là một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với nhiều nhược điểm của nó, trong đó tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm thấp, thậm chí còn âm. Từ sau đổi mới, tỷ lệ này đã được tăng lên đáng kể, tuy nhiên nó còn rất thấp so với nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, chúng ta còn phải trả rất nhiều nợ nước ngoài trong khi thâm hụt ngân sách còn ở mức khá cao . Vì vậy, FDI trở thành một nguồn vốn cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của nước nhà trong suốt thời kỳ 1990 đến 1995, FDI đã đóng góp khoảng 30% tổng số vốn đầu tư trong nước. Bảng số 12: Tổng số vốn đầu tư và FDI ở Việt Nam giai đoạn 1990-1995 (Tỷ đồng - tính theo giá năm 1994) Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng Tổng số vốn đầu tư 14.917 16.707 21.248 34.167 43.100 57.000 187.139 FDI 2.226 2.860 2.885 12.210 19.492 22.000 61.713 Tỉ lệ của FDI trong tổng số vốn ĐT ( % ) 15,2 17,1 13,5 35,7 45,2 38,5 33,0 Nguồn: Bộ KH - ĐT - Tổng cục thống kê. Tính đến cuối năm 1993 ở Hà Nội có 888 công ty ngoài quốc doanh với tổng số vốn đăng ký là 39 triệu USD trung bình chỉ khoảng 44.000 USD/ 1 công ty. Nếu tính tổng số tài sản cũng chỉ khoảng 100.000USD/ 1 công ty. ở thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế mạnh của cả nước trong hai tháng đầu năm 1996 đã có thêm 166 doanh nghiệp trong nước đã được cấp giấy phép (gồm 83 công ty trách nhiệm hữu hạn, 81 doanh nghiệp tư nhân, 2 công ty cổ phần) với tổng số vốn đăng ký khoảng 83,8 tỷ đồng ( 7,6 triệu USD). Theo đó vốn bình quân của công ty nội địa ở đây cũng chỉ đạt 505 triệu đồng (45000 USD) so với 26,7 triệu USD/ dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong cùng địa bàn. Điều này cho thấy năng lực về vốn của nước ngoài lớn hơn rất nhiều lần so với vốn trong nước . 2. FDI góp phần đổi mới trong trang thiết bị công nghệ : Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đóng góp vai trò quan trọng vào công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá: cụ thể các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư 80 % số vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhiều ngành ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến như ngành bưu điện, viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất vi mạch điện tử v.v... Mặc dù quá trình chuyển giao công nghệ vào Việt Nam chưa được tốt song hầu hết đều hiện đại hơn trình độ mà ta đang có, trong đó hơn 60% là đầu tư chiều sâu. Nhờ đó FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh nghiệm quản lý trong một số ngành tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ nhất là đơn vị 100 % vốn nước ngoài . Việt Nam bước vào công cuộc hồi phục và phát triển kinh tế với xuất phát điểm rất thấp về mặt công nghệ, do đó chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác trình độ công nghệ thấp còn dẫn đến ô nhiễm môi trường. Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài, việc đổi mới công nghệ ở nước ta đã thực hiện với quy mô và tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đó phần lớn thiết bị đưa vào nước ta tuy thuộc loại chung bình thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn những thiết bị hiện có của ta . Thông qua kênh chuyển giao công nghệ đã kích thích và buộc các doanh nghiệp khác đều phải cạnh tranh ngay giữa các nhà đầu tư nước ngoài Nhiều công nghệ mới được đưa vào cùng với các điều kiện nội địa hoá các chi tiết phụ tùng ở Việt Nam trong thời gian ngắn là những thành công và có ý nghĩa lớn. Nó không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh xã hội và góp phần bảo vệ tổ quốc . 3. FDI góp phần làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu Với lợi thế vốn, công nghệ và mối quan hệ với thị trường bên ngoài, FDI có lợi thế hơn hẳn trong xuất khẩu và góp phần tăng nhanh kim nghạch xuất khẩu của cả nước. Nếu như giai đoạn 1988 -1991, các nhà doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài mới xuất khẩu được khoảng 52 triệu USD. Nếu tính cả xuất khẩu thì giai đoạn năm 1992 - 1994 đã xuất được 577 triệu USD. Nếu tính cả xuất khẩu của liên doanh dầu khí VIETSOPETRO thì năm 1996 khu vực có vốn ĐTNN xuất khẩu gần 1,8 tỷ USD chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 1997 xuất khẩu của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD thì xuất khẩu của dự án ĐTNN đạt 1,5 tỷ USD (chưa kể dự án liên doanh dầu khí Việt Xô). Nhập khẩu 11,3 tỷ USD, trong đó nhập khẩu của các dự án FDI là 2,7 tỷ USD. Đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 1997 của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 315 triệu USD, dự kiến năm 1998 là 450 triệu USD. Đáng lưu ý là trong đó nhiều xí nghiệp đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị sản xuất hoặc sản xuất trên tình trạng nhập siêu ở khu vực này là khó tránh khỏi, song xu hướng sẽ là tăng xuất khẩu tiến tới cân bằng xuất nhập khẩu và sẽ có xuất siêu khi các xí nghiệp có vốn ĐTNN đi vào xản xuất . FDI đã làm tăng thêm nguồn thu từ xuất khẩu, dịch vụ thu ngoại tệ và đóng góp vào thu ngân sách Nhà nước. Trong suốt thời kỳ 1988 - 1996 đã tạo ra hơn 2 tỷ USD giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ, đóng góp hơn 2 tỷ đồng cho ngân sách. Tuy nhiên, con số trên vẫn còn nhỏ, bởi vì trong giai đoạn này khoảng 30% các dự án đầu tư trong thời gian được miền thuế. 4. FDI đã tạo ra một số công ăn việc làm Góp phần giải quyết khó khăn về việc làm cho người lao động. FDI góp phần trực tiếp tạo ra hàng trăm ngàn chỗ làm việc mới và gián tiếp tạo ra việc làm cho các ngành xây dựng, dịch vụ phục vụ ĐTNN, và theo cách tính “Hiệuứng số nhân” của Keynes thì đã tạo ra thu nhập cho xã hội lớn hơn nhiều. Tính đến năm 1997, các xí nghiệp vốn ĐTNN đã tạo việc làm trực tiếp cho hơn 13 vạn lao động và cho hơn 10 vạn lao động phục vụ cho hợp tác đầu tư. Đồng thời đã thu hút hơn 4000 cán bộ Việt Nam làm việc trong các xí nghiệp này . Sự đóng gớp này tuy nhỏ bé song rất đáng quý trong đièu kiện thiếu nhiều việc làm ở nước ta hiện nay . Trên đây là những lơị ích ban đầu chúng ta thu được thông qua việc thu hút FDI, tuy còn rất khiêm tốn song nó đã góp một phần quan trọng vào tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua. Chính vì vậy, trong bài phát biểu của mình tại cuộc họp đại diện các công ty, doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 4-2-1998, thủ tướng Phan Văn Khải có nêu: Đảng và Nhà Nước Việt Nam khẳng định rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức kể cả hình thức nước ngoài đầu tư 100% vốn, hoạt động tại Việt Nam đều là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam. IV. Những hạn chế của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Những mặt được của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua là không thể phủ nhận song nó không phải là không có những vấn đề cần phải suy nghĩ: Vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm qua đó là không ít những công nghệ thiết bị lạc hậu đã bị loại thải đã được nhập vào Việt Nam với giá rất đắt, đắt hơn giá thị trường từ 15 - 20%. Một cuộc khảo sát ngành công nghiệp nhẹ ở 42 xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài năm 193 cho thấy: 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ những năm 1950 - 1960, 70% số máy mới nhập đã hết khấu hao, 50% đồ cũ tân trang lại. Riêng việc định giá cao hơn 15 - 20% thực tế của các công nghệ do nước ngoài đưa vào đã gây thiệt hại cho chúng ta khoảng 55triệu USD. Điều tra của tổng liên đoàn lao động Việt Nam công bố năm 1995 cho biết hệ thống CO2 ở liên doanh bia BGI do Pháp chế toạ năm 1979 đã lắp ở Camơrun năm 1980. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đáng báo động nguy cơ nước ta trở hành “ bãi rác thải ” công nghệ của các nước phát triển, gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài qua kiểm tra cho thấy nồng độ khí độc vượt tiêu chuẩn quy định 11 lần, nồng độ bụi vượt 28 lần và khoảng 10% các dự án gây ô nhiểm môi trường quá mức cho phép. Chẳng hạn, như việc nhập công nghệ của ngành phân bón đã làm cho nồng độ hoá chất gây hơi, các loại khí độc gấp nhiều lần cho phép, làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Hoặc công nghệ tạo bọt PVC từ hoá chất ALkystene là chất dễ gây bệnh ung thư cũng đã được nhập vào Việt Nam . Ngoài ra tình trạng ngược đãi công nhân, vi phạm nhân phẩm người lao động, cường độ làm việc căng thẳng v.v... đã có nhiều cuộc tranh chấp về lao động xảy ra ở các xí nghiệp này (14 xí nghiệp trong hơn 700 xí nghiệp đang hoạt động). Nguyên nhân chính của tình hình trên là do Việt Nam thiếu thông tin về các loại công nghệ nhập, trình độ kỹ thuật còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn yếu. Đặc biệt là các chính sách về chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện. Ngoài ra, có nhiều các nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư hay sự sơ hở trong chính sách kiểm tra và kiểm soát buôn lậu, trốn thuế, gây thiệt hại không nhỏ cho nước ta. Như vụ buôn lậu 1,2 triệu bao thuốc lá “Caraven A” của công ty trách nhiệm hữu hạn hàng hải Lizenna năm 1993 với trị giá 8,4 triệu đồng. Hoặc như vụ nhà máy thuốc lá Khánh Hoà hợp tác sản xuất Marboro giả đề xuất khẩu sang Hà Lan . Hơn nữa, mục đích của các nhà đầu tư là nhằm thu lợi nhuận cao, càng cao càng tốt. Vì vậy, họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Một lợi thế lớn nhất của Việt Nam là giá lao động quá rẻ . Vì vậy các nhà đầu tư đã khai thác triệt để lợi thế này gây nhiều thiệt thòi cho người lao động . V. Tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ đối với hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: 1. Việt Nam bị ảnh hưởng những gì: 1.1. Nghiên cứu lý thuyết cho thấy cuộc khủng hoảng ở Thái Lan không ảnh hưởng trực tiếp đáng đôminô tới Việt Nam. Lý thuyết này dựa trên các luận cứ sau: Thứ nhất, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan còn đang ở mức rất khiêm tốn (tới nay Thái Lan mới có 70 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng lý 735 triệu USD, chiếm 2,7% tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước năm 1996 chưa tới 7010 triệu USD, chiếm 3,6 % tổng kim ngạch buôn bán ở Việt Nam. Việc thanh toán phần lớn là bằng USD và vàng, đồng Baht trên thực tế chưa có vị trí ở Việt Nam. Thứ hai, xét về đồng tiền Việt Nam thì cho tới nay, đồng tiền này còn rất yếu, chưa phải là phương tiện nắm giữ của giới kinh doanh tiền tệ. Hơn nữa cơ hội lũng đoạn thị trường của giới đầu cơ tài chính Việt Nam cũng rất thấp vì thị trường tài chính Việt Nam còn rất sơ khai, quy mô của thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng rất nhỏ, lượng tiền Việt Nam trong tay các nhà đầu cơ nước ngoài hầu như không có (ngay cả các ngân hàng nước ngoài cũng chỉ được phép huy động 25% bằng VNĐ). Thứ ba, cơ chế quản lý tiền tệ, lãi xuất và ngoại hối Việt Nam là rất chặt chẽ, phần nhiều còn mang tính hành chính, nên ít bị tác động của yếu tố thị trường. 1.2. Quan sát thực tế. Thực tế những tháng vừa qua cũng chứng minh những luận cứ trên là có cơ sở vì cho đến nay thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam hầu như chưa thấy có dấu hiệu rõ nét về việc bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng từ Thái Lan. Đó là ảnh hưởng trực tiếp, còn ảnh hưởng gián tiếp, lâu dài của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam là rất có thể xảy ra, xét trên cả ba lĩnh vực: xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dưới giới hạn của đề tài, bài viết này xin đề cập tới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tới đầu tự trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á tới hoạt động FDI tại Việt Nam. 2.1. Tác động tiêu cực. 2.1.1. Trong năm 1997, hoạt động đầu tư nước ngoài có phần giảm sút nhiều so với các năm trước và so với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Cả năm 1997 chỉ có 333 dự án được cấp giấy phép đầu tư (chiếm 90% về tổng số dự án và chiếm 52% về vốn đăng ký so với năm 1996). Nếu tính cả số vốn đầu tư mới được bổ sung thêm của những dự án mở rộng sản xuất đã được chấp nhận là 1095 triệu USD thì tổng số vốn đầu tư năm 1997 cũng chỉ đạt 5540 triệu USD, bằng 60,1% so với năm 1996. Những dự án đã được cấp giấy phép triển khai chậm xin dãn và lùi tiến độ triển khai xây dựng lên đến 5-6 tỷ USD. Trong số các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 1997, đã có 8 trường hợp dự án đầu tư từ các nước Đông Nam á phải đình trệ việc đầu tư hoặc xin rút lui. 2.1.2. Nhiều dự án đang hoạt động gặp khó khăn, đặc biệt là các dự án làm hàng xuất khẩu vì một mặt thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, mặt khác đồng tiền Việt Nam bị mất giá quá ít hơn nên giá thành sản xuất cao, khả năng cạnh tranh khó khăn. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê bị ế ẩm, hiệu quả kinh doanh kém. Nhiều dự án triển khai đang trong quá trình trả nợ các khoản vay bằng ngoại tệ trong điều kiện làm ăn chưa có lãi, tỷ giá hối đoái tăng nên các doanh nghiệp này gặp khó khăn lớn. 2.1.3. Thu hẹp quy mô sản xuất của nhiều dự án FDI nên dẫn tới khoảng 10.000 nhân công phải nghỉ việc, lượng người lao động bị cắt giảm làm cho đời sống kinh tế xã hội gặp khó khăn. 2.1.4. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực đặt Việt Nam vào tình thế cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực để thu hút vốn đầu tư vì nước nào trong khu vực cũng cần vốn để phục hồi và phát triển kinh tế, nên nhiều nước như: Malaixia, Singapor, Trung Quốc v.v... đều thực hiện nhiều biện pháp tích cực để cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn và cạnh tranh với các nước khác trong việc thu hút nguồn vốn FDI. 2.1.5. Tình hình FDI năm 1998. David Dapice, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam tại viện phát triển quốc tế, đại học Harvard Myc cho rằng trong số 35% mức tăng FDI thực hiện mà Việt Nam công bố chỉ có khoảng 1/2 là đầu tư tư bản được coi là FDI thực hiện , còn khoảng 1/2 kia là phần mua nguyên vật liệu và bán thành phẩm không tính là FDI. Theo số liệu của vụ đầu tư nhà nước thuộc bộ kế hoạch và đầu tư, trong 11 tháng qua (Tính đến ngày 23 - 11 - 1998) có 210 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 1820 triệu USD đã được cấp giấy phép bằng 71% về số dự án và bằng 51% về vốn đầu tư của cùng kỳ năm trước. Đồng thời có 66 dự án bị rút giấy phép với vốn đầu tư 577,6 triệu USD và 3 dự án hết hạn có số vốn đầu tư 19 triệu USD. Ngoài ra, có thể khẳng định rằng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam chắc chắn sẽ giảm xuống cả về số lượng các dự án lẫn tổng số vốn đầu tư. Bởi vì, sự biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ Nhật Bản đang có chiều hướng sa sút, các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của nước này đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh (doanh thu giảm sút, lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ) đã buộc phải thu hẹp đầu tư sản xuất, giảm các chi nhánh, công ty còn ở nước ngoài; đồng thời các Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng phải làm như vậy. Điều này khiến cho các Công ty sản xuất càng gặp khó khăn trong thanh toán và dẫn đến khả năng giảm đầu tư của các Công ty sản xuất càng lớn. 2.2. Tác động tích cực. 2.2.1. Tạo động lực kích thích các cấp quản lý vĩ mô nghiên cứu những bài học và kinh nghiệm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước trong khu vực để mau chóng đề xuất những giải pháp cải tổ nền kinh tế và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam để tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. 2.2.2 Kích thích cải tổ lại chiến lược thu hút vốn đầu tư, chuyến hướng thu hút vốn đầu tư sang các Công ty tập đầu Bắc Mỹ, Tây Âu và Bắc Âu để tạo sự cân bằng giữa các lực lượng đầu tư, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước : “Đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”. 2.2.3. Đối với các nhà đầu tư FDI sử dụng vật tư nguyên liệu nhập khẩu từ các nước trong khu vực, do có cuộc khủng hoảng tiền tệ, giá nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0011.doc
Tài liệu liên quan