Đề tài Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. 2

I. Đầu tư. 2

1. Khái niệm. 2

2. Vai trò của đầu tư. 3

II. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7

1. Cơ cấu kinh tế. 7

2. Phân loại cơ cấu kinh tế. 8

3. Chuyển dich cơ cấu kinh tế. 10

III. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dich cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 13

1. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 13

2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. 13

3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 16

I. Tổng quan về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 16

II. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 17

1. Nông nghiệp. 20

2. Công nghiệp. 21

3. Thương mại - dịch vụ. 22

4. Một số hạn chế bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 24

III. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. 27

1. Tình hình đầu tư vùng- lãnh thổ trong thời gian qua. 27

2. Một số tác động của đầu tư vùng đối với chuyển dịch kinh tế vùng- lãnh thổ. 29

3. Một số hạn chế. 31

IV. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 32

1. Một số kết quả đạt được trong chuyển dich cơ cấu thành phần

kinh tế. 32

2. Một số hạn chế. 37

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 39

I. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. 39

1. Mục tiêu tổng quát. 39

2. Mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 39

3. Một số chỉ tiêu đặt ra. 40

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư trong chuyển dich cơ cấu kinh tế. 40

1. Cải thiện môi trường đầu tư. 40

3. Tăng cường công tác quy hoạch, dự báo. 49

4. Giải pháp về nguồn nhân lực. 50

4. Giải pháp về Khoa học - Công nghệ 51

5. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư 52

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC THAM KHẢO 56

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều so với hàng hoá thông thường khác. Ở nước ta, hơn 50% vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các ngành dịch vụ. Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này. Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006. - Thương mại nội địa: Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2007 ước tính đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6% so với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụ chiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%. - Xuất nhập khẩu dịch vụ: Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%. - Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng đạt 2,61 triệu lượt người, chiếm 61,6% và tăng 26%; đến vì công việc 673,8 nghìn lượt người, chiếm 15,9% và tăng 17%; thăm thân nhân 601 nghìn lượt người, chiếm 14,2% và tăng 7,1%; riêng khách đến với mục đích khác giảm 7,7%. - Giao thông vận tải: Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5 triệu lượt khách và 67,2 tỷ lượt khách.km; so với năm trước tăng 8,4% về lượt khách và tăng 8,6% về lượt khách.km. Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng (chiếm 86,6% tổng số lượt khách và 66,2% tổng lượt khách.km), tăng 9,4% về lượt khách và tăng 9,1% về lượt khách.km so với năm 2006. Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn và 95,1 tỷ tấn.km; so với năm 2006 tăng 8,1% về số tấn và tăng 7,4% về số tấn.km. Bao gồm các đơn vị do Trung ương quản lý đạt 51,8 triệu tấn và 61,7 tỷ tấn.km, tăng 6,8% về số tấn và 7,1% về số tấn.km; các đơn vị vận tải do địa phương quản lý đạt 326,8 triệu tấn và 33,4 tỷ tấn.km, tăng 8,3% và tăng 7,8%. - Bưu chính viễn thông: Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước tính đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mới năm 2007 ước tính đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước. 4. Một số hạn chế bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Những kết quả nổi bật trên đây đã cho thấy, cơ cấu kinh tế nước ta cho đến nay có những chuyển dịch tích cực, đúng hướng nhưng nếu so với yêu cầu phát triển đặt ra vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Ở ngành nông nghiệp, nếu lĩnh vực xuất khẩu nông sản đạt được nhiều thành công thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp lại chưa chứng tỏ được lợi thế. Năm 2007 tỷ trọng FDI cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp (chỉ chiếm 10,6% số dự án và 6,5% số vốn đầu tư đăng ký). Đáng chú ý, mặc dù có tới 42 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Việt Nam hiện chưa thu hút các nhà đầu tư của một số nước có tiềm năng, thế mạnh lớn về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia…. Điều này phản ánh khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế. Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài do điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, mặc dù là một trong những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam chú trọng ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhưng sau khi gia nhập WTO nông nghiệp – nông thôn vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng FDI như những lĩnh vực khác. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng giữ tỉ trọng lớn hơn trong nền kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp ở một vài lĩnh vực điện tử, viễn thông… cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng gia tăng tỷ trọng của các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao. Tuy nhiên, yếu tố hiện đại hoá trên diện rộng toàn ngành công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao có vị thế khu vực và toàn cầu chưa được chú trọng đầu tư phát triển, trong khi đa phần vẫn chỉ là ở trình độ kỹ thuật công nghệ hạng trung trở xuống. Tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành dịch vụ như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, tính chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước. Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, vẫn diễn ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhất là thiếu lao động trình độ cao; chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của quá trình chuyển dịch co cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Ngoài ra, tuy Việt Nam có tỷ trọng dịch vụ khá cao trong GDP nhưng các ngành có tỷ trọng lớn nhất lại không phải là dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, viễn thông, tài chính... mà là các dịch vụ tay nghề thấp, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của cá nhân, cộng đồng và buôn bán nhỏ. Đơn cử như năm 2007, khoa học và công nghệ chỉ chiếm 0,6% GDP, tài chính và ngân hàng chỉ chiếm 1,8% GDP. Hậu quả là các chi phí trung gian như vận tải và các yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng khá cao. Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%). Mới đây, tháng 9/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đã đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội trong 3 năm qua (2006-2008) và dự báo khả năng thực hiện 52 chỉ tiêu chủ yếu đã được Đại hội X của Đảng đề ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,HĐH ở nước ta. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao về sản lượng và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ… thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Có cảnh báo đó là vì theo ước tính hết năm 2008 này, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP mới chỉ đạt khoảng 20,6-20,7%, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải là 15-16%; giá trị công nghiệp năm 2008 có thể là 40,6-40,7% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải là 43-44%; tỷ trọng thương mại-dịch vụ năm 2008 ước tính có thể đạt 38,7-38,8% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải là 40-41%. III. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. 1. Tình hình đầu tư vùng- lãnh thổ trong thời gian qua. Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm, là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước. Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu. Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế (đơn vị: %) 1996-2000 2001-2004 2005 - Vùng miền núi phía Bắc 7 7,1 9.7 - Đồng bằng Bắc bộ 28,3 27,7 23,1 - Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 16,4 17,4 21 - Vùng Tây Nguyên 4,1 4 5,1 - Vùng Đông Nam Bộ 31,3 30,6 24,8 - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 12,9 13,2 16,3 Nguồn: Ngô doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính trị quốc gia,2006. Qua bảng, ta thấy vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế lớn là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam Bộ. Hai vùng này có tỷ trọng vốn đầu tư chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư nhỏ nhất là vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Ở nước ta thời gian qua, các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm đa phần, song từ năm 1999,tỉ trọng của loại vốn này giảm dần từ 56,9% xuống 50,2% năm 2004. Điều này thể hiện xu hướng phân cấp quản lí đầu tư trong những năm gần đây. Vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên, cộng cả hai vùng cũng chưa bằng vùng kinh tế trọng điểm. Thời kỳ 1996-2000, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước chiếm 53,5% vốn đầu tư phát triển(vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 25,5%,vùng Đông Nam Bộ chiếm 28%), các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 7,6%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 14%,vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 11,6%. Các tỷ lệ này tương ứng với năm 2001 là 52,75%; 7,79%; 14,9%,11,8% và năm 2002 là 51,74%; 8,02%; 15,13%,12,3%. Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào những vùng còn ít vốn đầu tư..Để chính sách của nhà nước phát huy có hiệu quả trong thời gian tới Nhà nước sẽ chỉ đạo tập trung phát triển hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành các tuyến hành lang kinh tế, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng nhà nước và nguồn ODA đầu tư dứt điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng; điều chỉnh chính sách tài chính cho các tỉnh trong vùng thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên… Trong năm 2005 có 41/64 tỉnh thành thu hút được vốn FDI, trong đó năm tỉnh thành dẫn đầu chiếm 70% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước theo thứ tự là: Hà Nội (31,2%), Bà Rịa-Vũng Tàu (17,8%), Đồng Nai (10,7%), thành phố Hồ Chí Minh (10,2%), và Bình Dương (8,6%). Đây là lần đầu tiên, Hà Nội vươn lên thứ nhất trong thu hút FDI. 2. Một số tác động của đầu tư vùng đối với chuyển dịch kinh tế vùng- lãnh thổ. 2.1. Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu GDP tính theo vùng. Đến năm 2000, các tỉnh vùng núi phía Bắc đóng góp khoảng 9% GDP của cả nước; vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 19%. Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 15%; vùng Tây Nguyên 3%; vùng Đông Nam Bộ khoảng 35% và đồng bằng sông Cửu long khoảng 19%. 2.2. Hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế Việt Nam đã hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm giữa vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả nước. Đó là những vùng có lợi thế về cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động tập trung và có trình độ cao như vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Kinh tế của vùng tăng trưởng khá toàn diện với nhịp độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 12,1% (năm 2006 ước đạt 13%) so với 10% trong giai đoạn 1996 - 2000 và cao gấp 1,61 lần so với mức bình quân chung của cả nước, trong đó nông nghiệp tăng 4,7%; công nghiệp tăng 14,8% và dịch vụ tăng 12,6%. GDP của vùng năm 2005 đạt 159,111 ngàn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 18,99% GDP của cả nước so với năm 2000 đạt 70.769,8 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 780 USD, cao gấp 1,2 lần so với cả nước (640 USD). - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, gồm 8 tỉnh thành (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) chiếm 9,2% diện tích, 17,7% dân số, 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước... Tỷ trọng đóng góp của vùng trong GDP hiện chiếm đến 35-36%. Trong 5 năm (2001-2005), tỷ trọng vốn đầu tư của vùng này so với cả nước đã chiếm 31,4%. Nếu tính riêng nguồn vốn FDI, thì trong suốt thời kỳ 1988-2005, toàn vùng đã thu hút 4.650 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 37 tỉ USD; chiếm 65% tổng số dự án và 56% tổng vốn đăng ký của cả nước; trong đó nổi bật là các địa phương như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 66 khu công nghiệp và khu chế xuất (trong đó có 46 khu đã đi vào hoạt động); chiếm gần 71% tổng diện tích khu công nghiệp của 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đây cũng là vùng có tỷ lệ lấp đầy khá cao, đạt khoảng 73% diện tích khu công nghiệp. Tham gia WTO, cơ hội mở rộng xuất khẩu ra thị trường thế giới sẽ rất lớn đối với DN Việt Nam nói chung và DN trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của địa bàn này trong 15 năm tới có thể đạt mức bình quân từ 12-13%/năm (giai đoạn 2001-2005 đạt mức bình quân 11,76%/năm) và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mức bình quân hàng năm trên 20%. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Năm 2005 tỷ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 5%, giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người 1 năm la 149USD. Kế hoạch sẽ tăng lên tương ứng là 5,5% và 375 USD trong năm 2010. 2.3. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Cơ cấu kinh tế ngành của các vùng đã có sự thay đổi mạnh, ngay cả trong điều kiện cả nước chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế. Trên thực tế, chỉ có vùng Đông Nam bộ về hình thức của cơ ngành đã tương ứng với nền kinh tế của nước công nghiệp, tuy chất lượng của chuyển cơ cấu chưa cao, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp còn chậm phát triển (năm 2000, nông nghiệp chiếm 6,6 GDP; công nghiệp chiếm tới 56,7%GDP và dịch vụ mới đạt 36,7% GDP). Tuy nhiên, công nghiệp phát triển còn dựa nhiều vào công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến với công nghệ cao còn chưa phát triển nhiều, làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh dài hạn của vùng. Vùng còn khó khăn cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức sống của bộ phận đáng kể nhân dân được nâng lên. Các chương trình hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã có tác động tích cực, theo con số tổng hợp sơ bộ, từ năm 1992 đến 1998 tổng vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ phát triển miền Núi ước vào khoảng 3000 - 3200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên 2000 tỷ đồng và đầu tư cho định canh định cư khoảng trên 500 tỷ đồng (cả thời kỳ 1986-1997 khoảng trên 800 tỷ đồng). Nhiều mặt kinh tế - xã hội của miền Núi đã có sự chuyển biến tốt. Dân trí của một bộ phận nhân dân được nâng lên, khai hoang được khoảng 200 nghìn ha, trong đó đưa vào sử dụng để trồng cây lâu năm khoảng 70 - 80%, diện tích rừng được khoanh nuôi khoảng 3 triệu ha, trồng mới được khoảng 65-70 vạn ha, hình thành nhiều điểm dân cư mới. Hầu hết các xã miền núi đã có cơ sở y tế và trường học (tuy nhiên nhà tạm còn nhiều). 3. Một số hạn chế. - Sự chênh lệch về tỷ trọng vốn đầu tư giữa các vùng chưa có xu hướng thu hẹp lại. Sự chênh lệch lớn về cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có nguy cơ tụt hậu,chậm phát triển .Tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%).Vùng Bắc Trung bộ,Tây Nguyên,Tây Bắc Bộ cơ sở hạ tầng còn khó khăn nên không thu hút được đầu tư khiến cho chênh lệch về mức sống của nhân dân giữa các vùng ngày càng gia tăng. Đầu tư cho các công trình liên vùng, liên tỉnh còn kém, bị chia cắt theo địa giới hành chính địa phương - Đầu tư theo vùng lãnh thổ chuyển biến còn chậm.Tỷ trọng đầu tư vào 3 vùng kinh tế trọng điểm là: Đồng bằng sông Hồng,Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ những năm 1996-2000 đã có sự giảm sút so với những năm 1991-1995. IV. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 1. Một số kết quả đạt được trong chuyển dich cơ cấu thành phần kinh tế. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã tăng 11,8%, thuộc loại cao nhất trong 4 năm qua. Đặc biệt công nghiệp quốc doanh Trung ương tăng tới 16,2% cũng là tốc độ tăng cao nhất so với nhiều năm trước đó. Đạt được kết quả trên trong điều kiện số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh do chuyển đổi sở hữu thông qua cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê hoặc phá sản (có thể chưa làm xong thủ tục phá sản nhưng thực tế đã không hoạt động), trong điều kiện hàng ngoại nhập gia tăng là một cố gắng lớn. Tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa còn chậm; hiệu quả hoạt động còn thấp; tốc độ tăng thấp nhất trong 3 khu vực, nên tỷ trọng của khu vực này trong toàn ngành giảm so với cùng kỳ (22% so với 23,3%). Khu vực ngoài Nhà nước tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực, phần lớn do có nhiều cơ sở mới được ra đời và đưa vào sản xuất trong những năm qua; đã biết hướng vào nhu cầu nội địa đang tăng trưởng cao để tăng thị phần... Tỷ trọng trong toàn ngành của khu vực này đã cao hơn cùng kỳ (37,2% so với 36, 2%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao thứ hai, nhưng nếu không kể dầu mỏ và khí đốt bị giảm thì các ngành khác của khu vực này tăng giá cao. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2001: vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỷ USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỷ USD; 2003: 3,2 tỷ USD; 2004: 4,5 tỷ USD; 2005: 6,8 tỷ USD; 2006: 10,2 tỷ USD; và năm 2007 vừa qua đã là năm thứ hai nước ta đã liên tục nhận được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục, 20,3 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt 20 năm vừa qua. Nhờ đó mà tỷ trọng của các ngành khác trong khu vực có vốn FDI năm 2007 đã tăng lên so với cùng kỳ năm 2006 (36,6% so với 35,4%). Biểu đồ: Nguồn vốn FDI v ào Việt Nam 2001-2007 Điều đó chứng tỏ, với lợi thế về vốn, thiết bị kỹ thuật- công nghệ, quảng cáo tiếp thị, tiêu thụ, khu vực này đã tận dụng được cơ hội tiêu thụ trong nước đã tăng nhanh cả về lượng, cả về giá, tận dụng được cơ hội các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu để xuất khẩu với khối lượng và giá cả tăng lên vào các nước thành viên WTO và cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Hai khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài có tỷ trọng áp đảo (78%), lại tăng với tốc độ cao hơn (tháng 1 tăng 20,1%), đã trở thành động lực tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Biểu đồ 2: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế 2001- 2007 Nguồn: www.gso.gvo.vn Bảng: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 2001-2007 Đ ơn v ị % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 I. Kinh tế Nhà nước 38.4 38.38 39.08 39.10 38.40 37.39 36.43 II. Kinh tế ngoài Nhà nước 47.84 47.86 46.45 45.77 45.61 45.63 45.91 1 Kinh tế tập thể 8.06 7.99 7.49 7.09 6.81 6.53 6.19 2 Kinh tế tư nhân 7.95 8.30 8.23 8.49 8.89 9.41 10.11 3 Kinh tế cá thể 31.84 31.57 30.73 30.19 29.91 29.69 29.61 III. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.76 13.76 14.47 15.13 15.99 16.98 17.66 Nguồn: www.gso.gvo.vn Do chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội nên trên thực tế tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng này ít biến động qua các năm. Kinh tế Nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại, bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế - xã hội, năm 2007 đã đóng góp khoảng 36,43% GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần chủ yếu diễn ra giữa khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhờ cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư cởi mở, thông thoáng và ngày càng hoàn thiện hơn đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP thành phần kinh tế theo xu hướng chung là tỷ trọng kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể giảm, trong khi tỷ trọng kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Năm 2001, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng là 7,95% và 13,76%, thì đến 2007 đã chiếm trong GDP tương ứng là 10,11% và 17,66%. Trong khi đó, tỷ trọng kinh tế Nhà nước đã giảm từ 38,4% năm 2001 xuống còn 36,43% năm 2007; kinh tế tập thể giảm tương ứng từ 8,06% xuống còn 6,19%; kinh tế cá thể giảm từ 31,84% xuống còn 29,61%. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, do những doanh nghiệp tư nhân tiếp tục được thành lập nhiều trong những năm qua từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời (trong 5 năm đã gấp 2,6 lần về số doanh nghiệp và trên 6 lần về số vốn đăng ký so với 10 năm trước đó); quá trình tác cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh hơn; do năng lực của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được gia tăng sẽ tạo thành làn sóng mới cả về số vốn đăng ký mới, bổ sung vốn và số vốn thực hiện, cả về cơ cấu nước, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước được hình thành và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động sang rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.; hiện khu vực này đang được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hàng vạn doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu, nhưng cũng có một số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, sử dụng nhiều lao động. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Đây là thành phần kinh tế quan mới được bổ sung. Sở dĩ như vậy là vì thực tế trong những năm gần đây bộ phận đầu tư kinh doanh của nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong 10 năm (1991-2001) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh. Giá trị sản xuất bình quân tăng 22%/năm. Trong 5 năm (1996-2000) vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khoảng 10 tỷ USD chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10% GĐP. Đến 2007, tổng vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm 24,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Từ thực tiễn đó, Đảng ta chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để thành phần kinh tế này phát triển, hướng mạnh vào khâu xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm. cải thiện môi trường kinh doanh và pháp lý để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tăng từ 13,76% năm 2001 lên 17,66% năm 2007. FDI đã bổ sung một lượng vốn quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn giữu đầu tàu cho tăng trưởng. Tỷ lệ đóng góp cho GDP tăng đần qua các năm. Kinh tế Tập thể sau thời kỳ dài bị suy giảm, bước đầu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22428.doc
Tài liệu liên quan