Đề tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam - Thực trạng & Giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.2. Những tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài : 6

1.2. Cơ cấu kinh tế, phân loại cơ cấu kinh tế & chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12

1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế 12

1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế 12

1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14

1.3. Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 16

1.3.1. Tác động đến cơ cấu ngành, khu vực thông qua cơ cấu đầu tư 16

1.3.2. Tác động đến cơ cấu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ 17

1.3.3.Tác động đến cơ cấu lao động 17

1.3.4.Tác động đến cơ cấu xuất khẩu 18

1.3.5. Tác động đến cơ sở hạ tầng 19

1.3.6. Tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế. 19

Tóm tắt chương I 20

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 21

2.1. Thực trạng về đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 21

2.1.1. Tổng quan về dòng vốn FDI tại Việt Nam 21

2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam 24

2.1.3. Đóng góp của FDI 28

2.2. Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 38

2.2.1. Phân tích tổng quát 38

2.2.2. Đánh giá mức độ tác động của FDI 42

2.3. Kết luận rút ra từ thực trạng FDI 45

2.3.1.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam 45

2.3.2. Một số nguyên nhân 47

2.4. Tóm tắt chương II 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 50

3.1. Những phương hướng&Mục tiêu của Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 50

3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng, giải pháp 50

3.1.2.Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế 51

3.2. Những vấn đề tiếp tục cần hoàn thiện trong giai đoạn mới. 53

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

D

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thời kỳ kế hoạch 5 năm , dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn 1) Giai đoạn trước 1996: Sức hấp dẫn của một thị trường mới mẻ với 70 triệu dân cũng như các yếu tố thuận lợi khác (thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, khai thông các mối quan hệ với các định chế chính trị quốc tế, bắt đầu triển khai tiến trình hội nhập…) đã tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI với quy mô lớn nhất. Trong giai đoạn này, Luật đầu tư nước ngoài được sửa 2 lần(năm 1990-1992)theo hướng thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế, nó trở thành một tron những bộ luật đầu tư hấp dẫn nhất khu vực, điều này đã khuyến khích các nhà đầu tư vào Việt Nam. Từ năm 1991- 1995 nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao. Bảng 2.2 Cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn này tại Việt Nam Năm 1991 1992 1993 1994 1995 Tốc độ tăng GDP(%) 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 Nguồn: Niêm giám thống kê các năm Trong giai đoạn này luồng vốn FDI không ngừng gia tăng cả về vốn đăng ký và thực hiện. Đặc biệt năm 1996 đạt mức kỷ lục 8.979,0 triệu USD vốn đăng ký 2) Giai đoạn 1997-1999: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, các đối tác của Việt Nam trong khu vực bị rơi vào khủng hoảng tại chính quốc vì vậy phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng đã bộc lộ ra nhiều điểm bất cập tại các nước Châu á lúc bấy giờ, vấn đề này đòi hỏi các nước phải điều chỉnh lại chính sách . Luật đầu tư nước ngoài 1987 đã được thay bằng Luật đầu tư nước ngoài mới năm 1996 với nhiều ưu đãi, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, Việt Nam không thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư mới luồng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm 24%/năm. 3) Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Năm 2000, Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi lần thứ 5 với những bước chuyển biến tích cực và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đưa ra được 4 loại danh mục: Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực không được đầu tư. Đưa ra 2 quy trình cấp phép: đăng ký cấp phép và thẩm định cấp phép Cho phép các doanh nghiệp FDI được tổ chức lại bằng cách chuyển đổi hình thức đầu tư. Với những nỗ lực này, dòng vốn đăng ký bẵt đầu tăng lên 2000(tăng 28%), năm 2001(tăng 26%). Trong giai đoạn này , nhiều dự án quy mô nhỏ và vừa được cấp phép. Với các dự án quy mô nhỏ, các dự án FDI triển khai nhanh chóng hơn. Dòng vốn thực hiện chỉ bị suy giảm năm 1998. Năm 1999, lần đầu tiên vốn thực hiện đã cao hơn vốn đăng ký trước đó. 2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam Từ đầu thập niên 1990, kinh tế vĩ mô Việt Nam được ổn định,nền kinh tế phát triển lên quỹ đạo và ở mức tương đối cao. Quan hệ với Trung quốc và các nước trong khu vực đã bình thường hoá. Nhật đã quyết định viện trợ trở lại (1992) và Hội nghị các nhà tài trợ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng đã được quyết định tổ chức hàng năm (bắt đầu từ 1993). Cùng với những điều kiện thuận lợi về chính trị thì sự thuận lợi về vị trí địa lý, xã hội ổn định và một đất nước có dân số đông, có nguồn lao động phong phú đã làm cho Việt Nam trở thành đất nước có môi trường đầu tư tiềm năng.Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao về tiềm năng nhưng dòng chảy FDI vào Việt Nam từ nửa sau thập niên 1990 đã giảm nhanh và hiện nay (2003 -2004) đang có xu hướng phục hồi. Lượng vốn FDI không ổn định, quy mô nhỏ: Dòng chảy FDI vào Việt Nam với quy mô nhỏ, đến năm 2004 , tổng lượng vốn đăng ký là : 47.845,5 triệu USD. Có thể khái quát quy mô, nhịp độ về thu hút ĐTTT NN tại Vịêt Nam qua 3 giai đoạn Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp, dịch vụ mà ít quan tâm đến Nông Nghiệp Đến nay cả nước có khoảng 5.100 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 46,8 tỷ USD, đã thực hiện được khoảng 26,26 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực Công nghiệp- Xây dựng chiếm khoảng 67% số dự án và khoảng 60% số vốn đăng ký, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ tương ứng là: 19% và 35%, còn lại là lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Bảng 2.3: FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2003 (tính tới ngày 20/11/2003 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Đầu tư thực hiện I Công nghiệp 2,849 22,983,233,183 16,212,762,451 CN dầu khí 29 1,931,633,221 4,552,178,963 CN nhẹ 1,155 6,050,109,730 2,712,071,794 CN nặng 1,177 8,981,951,724 5,462,140,476 CN thực phẩm 209 2,540,121,426 1,547,295,061 Xây dựng 279 3,479,417,082 1,939,076,157 II Nông, lâm nghiệp 586 2,860,016,748 1,528,314,192 Nông-Lâm nghiệp 492 2,600,812,095 1,403,801,769 Thủy sản 94 259,204,653 124,512,423 III Dịch vụ 829 14,655,682,435 6,274,054,931 GTVT-Bưu điện 115 2,585,280,396 1,036,128,951 Khách sạn-Du lịch 143 3,283,535,635 2,007,161,210 Tài chính-Ngân hàng 47 606,050,000 599,934,640 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 145 626,366,412 227,525,006 XD Khu đô thị mới 3 2,466,674,000 6,294,598 XD Văn phòng-Căn hộ 99 3,460,501,161 1,598,424,136 XD hạ tầng KCX-KCN 19 895,625,046 521,225,700 Dịch vụ 258 731,649,785 277,360,690 Tổng số 4,264 40,498,932,366 24,015,131,574 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với nền sản xuất lạc hậu. Phân chia theo ngành, lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 67,1% về số dự án và 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,3% về số dự án và 34,8% về số vốn đầu tư đăng ký, lĩnh vực Nông lâm, ngư nghiệp, chiếm 13,6% về số dự án và 7,4% về vốn đầu tư đăng ký. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nhưng để có thể phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai thì chúng ta cần phải có một nền Nông nghiệp hiện đại, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật. Muốn được như vậy thì cần phải tập trung đầu tư một cách có chọn lọc vào lĩnh vực Nông nghiệp Công nghệ thường lạc hậu hơn công nghệ của các nước chuyển giao, điều này sẽ đẩy các nước tiếp nhận chuyển giao trở thành bãi rác công nghệ Các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn làm mục tiêu hàng đầu . Nhũng thiết bị công nghệ mà họ đưa vào sử dụng tại các dự án có thể đã đến lúc cần thay thế tại nước họ, nhưng vì đi cùng với những thiết bị, công nghệ này thường là một lượng vốn nhất định nên các nhà đầu tư nước ngoài thường vẫn chuyển giao những công nghệ này. Chuyển giao công nghệ là hình thức thuận lợi để các nhà đầu tư có thể bán những công nghệ đã lạc hậu nếu như nước tiếp nhận công nghệ không thẩm định kỹ công nghệ nhập. Bên cạnh đó ngoài tính chất hiện đại chung của công nghệ thì tại mỗi nước lại có những điều kiện sản xuất khác nhau (Ví dụ tại các nước nhiệt đới, độ ẩm trong không khí rất cao, ảnh hưởng không tốt đến máy móc). Vì vậy, cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng để có thể đưa thêm các tính năng phù hợp với điều kiện môi trường hơn Thực tế, những thiết bị, công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam lâu nay chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất. Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ sẽ có thể đẩy các nước nhận chuyển giao công nghệ trở thành bãi rác công nghệ. -FDI tập trung tại các vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn Hiện nay FDI có mặt trên 64 tỉnh/thành trên cả nước. Tuy nhiên lại có sự phân bố khác nhau giữa các vùng. Miền Nam luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư do điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, môi trường kinh doanh thuận lợi.Miền Bắc tuy đã có những nỗ lực nhằm thu hút FDI nhưng chỉ tăng về quy mô còn tỷ trọng thì vẫn thấp hơn Miền Nam. Quan sát 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất Bảng 2.3: đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2003 (tính tới ngày 20/11/2003 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Địa phương Số dự án TVĐT Đầu tư thực hiện 1 TP Hồ Chí Minh 1,361 10,733,973,005 5,483,403,564 2 Hà Nội 483 7,578,868,682 3,337,921,244 3 Đồng Nai 500 6,422,732,399 2,998,796,703 4 Bình Dương 737 3,357,371,068 1,639,743,619 5 Bà Rịa-Vũng Tàu 93 2,051,381,631 1,266,958,143 6 Hải Phòng 144 1,453,794,100 1,098,904,091 7 Lâm Đồng 61 861,691,462 115,633,509 8 Long An 73 525,580,671 227,218,480 9 Hải Dương 46 516,253,360 169,216,500 10 Kiên Giang 6 447,618,000 393,490,402 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Mối tương quan trong khu vực FDI vào khu vực Châu á- Thái Bình Dương phục hồi trở lại , đầu tư tăng 14%, đạt 107 tỷ USD so với 94 tỷ USD năm 2002. Nguyên nhân thúc đẩy FDI quay trở lại châu á - Thái Bình Dương là sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp then chốt, môi trường đầu tư được cải thiện, hội nhâph khu vực đã khuyến khích đầu tư liên khu vực. Trong danh sách 10 nước tiếp nhận FDI nhiều nhất năm 2003, Trung Quốc đứng đầu danh sách, tiếp đó là Hồng Kông(Trung Quốc), Singapore, ấn độ, Hàn Quốc.Trong nội bộ khu vực Châu á - Thái Bình Dương, dòng FDI tập trung vào các nước Đông Bắc á, tăng từ 67 tỷ USD năm 20002 lên 72 tỷ USD năm 2003. Trong đó ngành dịch vụ là ngành thu hút được nhiều FDI nhất. FDI vào khu vực Đông Nam á tăng 27%, từ 15 Tỷ USD năm 2002 lên 19 Tỷ USD năm 2003 do tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và môi trường đầu tư được cải thiện. Bệnh dịch SARS ít nhiều ẩnh hưởng đến dòng FDI vào khu vực này. Đầu tư vào Brunei, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tăng do điều kiện kinh tế được cải thiện và môi trường đầu tư tốt hơn. Đầu tư vào Indonesia vẫn giảm song thấp hơn mức của thời kỳ 1999-2001. Đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng phục hồi trở lại do những tác động tích cực của các chính sách mà Chính phủ đã đưa ra nhằm thu hút đầu tư quay trở lại Việt Nam. Việt Nam đang khu vực kinh tế đang có những chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng trở nên năng động hơn. Tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTTT nước ngoài là điều kiện để Việt Nam tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế. 2.1.3. Đóng góp của FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . Tăng trưởng kinh tế: FDI đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vơi lượng vốn thực hiện trên 2 tỷ mỗi năm. FDI đã tích cực tạo nguồn vốn cho phát triển. Để có thể thấy được mối tương quan giữa vốn FDI , vốn khu vực nhà nước và vốn khu vực ngoài quốc doanh. ta có Bảng 2.5. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế.% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Uớc 2004 Khu vực Nhà nước 49,4 55,5 58,7 57,5 58,1 55,0 56,0 56,0 Khu vực Ngoài quốc doanh 22,6 23,7 24,0 23,8 23,5 27,0 26,5 26,9 Khu vực có vốn ĐTNN 28,0 20,8 17,3 18,7 18,4 18,0 17,5 17,1 Nguồn: Báo cáo ước tính của TCTK, báo cáo của Chính Phủ và Bộ KH&ĐT Khu vực FDI có tỷ lệ đóng góp trong GDP tăng dần . Năm 1992 đóng góp củakhu vực FDI vào GDP là 2% thì năm 1996 đã tăng 7,4%, năm 2000 là 12,7% và năm 2001 là 13,1% năm 2002 là 13,9%. Từ năm 1988 đến năm 2004, hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trải qua 4 trạng thái khác nhau: 1)Từ năm 1988 đến năm 1990 là 3 năm khởi đầu, FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Cả 3 năm cộng lại có hơn 1,5 tỷ USD vốn đăng ký, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam 2) Từ năm 1991 đến năm 1997 là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995, đã thu hút 16 tỷ USD vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao, vốn đăng ký năm 1991 là 1.275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, bằng 5,2 lần. Vốn thực hiện trong cả 5 năm là 7.153 tỷ USD, bằng 32% tổng vốn đầu tư của cả nước. Hai năm tiếp theo là 1996-1997, FDI tiếp tục tăng trưởng nhanh: thêm 15 tỷ USD vốn đăng ký và 6,06 tỷ USD vốn thực hiện. 3)Từ năm 1998 đến năm 2000 là thời kỳ suy thoái của FDI.Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Năm 1998 vốn đăng ký là 3,897 tỷ USD, thì năm 1999 chỉ bằng 40,2%, còn 1,568 tỷ USD, năm 2000 là 1,973 tỷ USD. Sau khi đạt kỷ lục về vốn thực hiện vào năm 1997 tới gần 3,2 tỷ USD, thì 3 năm tiếp theo giảm rõ rệt, năm 1998 là 2,4 tỷ USD, năm 1999 và năm 2000 mỗi năm 2,2 tỷ USD. 3)Từ năm 2001 đế nay là thời kỳ phục hội hoạt động của FDI. Vốn đăng ký năm 2001 kà 2 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2000.Vốn thực hiện là 2,3 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước. Năm 2002 , vốn đăng ký gần 2 tỷ USD và vốn thực hiện 2,5 tỷ USD. Tác động của FDI là góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội của nước ta, như tăng năng suất lao động xã hội, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, hình thành các định chế tiền tệ, tín dụng dần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách và cải thiện môi trường sống của xã hội. -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong một nền kinh tế, tác động của cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế Trong thời gian qua tại Việt Nam, Cơ cấu FDI đã thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và đã đóng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệo và dịch vụ trong nền kinh tế , chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có thể nhận thấy sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư rõ ràng hơn quan Bảng 2.5. Bảng 2.6. Cơ cấu FDI và cơ cấu GDP theo ngành(%) Năm Cơ cấu FDI Cơ cấu GDP Nông Lâm Ngư nghiệp Công nghiệp&xây dựng Dịch vụ Nông Lâm Ngư nghiệp Công nghiệp&xây dựng Dịch vụ 1991 10 67 24 40 24 36 1992 5 50 45 34 27 40 1993 6 67 27 30 29 41 1994 3 68 29 27 29 44 1995 6 58 36 27 29 44 1996 6 68 26 28 30 43 1997 8 69 23 26 32 42 1998 6 64 30 26 32 42 1999 9 63 28 25 34 40 2000 8 69 23 24 37 39 2001 8 80 12 23 38 39 2002 6 81 13 23 39 39 2003 7 57 36 22 39 38 2004 5 60 35 21 41 38 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Niên giám thống kê. Bảng 2.5 cho thấy cơ cấu FDI chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp , dịch vụ và giảm dần tỷ trọng trong Nông, Lâm, Ngư nghiệp. Việc làm Tính đến năm 2004, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra cho Việt Nam khoản 739.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng trên 1 triệu lao động gián tiếp (bao gồm công nhân xây dựng và công nhân các ngành sản xuất , dịch vụ phụ trợ có liên quan). Trong điều kiện dư thừa lao động ở nước ta, việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đang là một trách nhiệm nặng nề và là sức ép đối với toàn xã hội, thì đây thực sự là một kết quả nổi bật trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 2.7. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI(1.000 người) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tạo việc làm 270 296 379 450 590 665 739 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Viet Nam Ecônmic Times, November- December, 32004 Khi bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi, nhiều thợ kỹ thuật cao đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng phương thức quản lý tiên tiến. Đây chính là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận học hỏi và nâng cao trình độ .Mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, thông qua việc thu hút và tạo ra thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động trong xã hội, ĐTTTNN đã góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ về cả số lượng, tỷ trong, chất lượng, góp phần giảm các tệ nạn xã hội, tăng sự ổn định chính trị- xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Xuất khẩu Thông quan FDI, tình hình xuất khẩu được cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị xuất khẩu tăng lên, xuất hiện thêm mặt hàng xuất khẩu mới. Để có thể thấy rõ hơn ta xét Bảng 2.8. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Ư 2004 Dầu thô(nghìn tấn) 9.638 12.145,0 14.881,9 15.423,5 16.731,6 16.876,0 17.143,0 19.558,0 Dệt May(triệu USD) 1.503,0 1.450,0 1.746,2 1.891,9 1.975,4 2.752,0 3.685,8 4.319,0 Thuỷ sản(Triệu USD) 978,0 1.031,0 1.387,1 1.471,7 1.578,4 1.875,2 2.268,0 2.604,0 Giày dép (triệu USD) 782,0 858,0 973,6 1.478,5 1.816,4 2.035,7 2.200,0 2.397,0 Gạo (nghìn tấn) 3.575,0 3.730,0 4.508,3 3.476,7 3.721,0 3.236,0 3.815,0 4.055,0 Cà phê(nghìn tấn) 392,0 382,0 482,0 733,9 931,0 722,0 749,0 906,0 Điện tử, điện máy(triệu USD) 585 788,6 695,6 505,0 672,0 1.077,0 Thủ công mỹ nghệ(triệu USD) 160 158 200,4 273,7 299,7 335,1 366,8 410,0 Hạt tiêu (nghìn tấn) 24,7 15,1 34,8 37,0 57,0 78,4 74,1 110,0 Hạt điều (nghìn tấn) 33,3 25,7 18,4 34,2 43,6 62,0 84,0 103,0 Cao su(nghìn tấn) 194,2 191,0 263,0 273,4 308,0 445,0 433 495,0 Rau quả(triệu USD) 71,0 53,0 106,5 213,1 344,3 201,2 151,5 167,0 Than đá(nghìn tấn) 3.454,0 3.162,0 3.260,0 3.251,2 4.292,0 6.407,0 7.246 10.637,0 Chè(nghìn tấn) 32,9 33,0 36,0 55,6 67,9 77,0 59,8 93,0 Lạc (nghìn tấn) 86,0 87,0 56,0 76,1 78,2 106,0 83,0 45,0 Gỗ và sản phẩm gỗ (triệu USD) 311,4 343,6 460,2 567,2 1.054,0 Nguồn: Báo cáo ước tính của TCTK, báo cáo của Chính Phủ và Bộ KH&ĐT Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt cao nhất từ trước đến nay. Quy mô tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 ước đạt kỷ lục26,0003, cao nhất chưa từng có. Kim ngach xuất khẩu bình quân 1 tháng đạt 2,167 triệu USD, còn cao hơn cả kim ngạch xuất khẩu của năm 1991. Bảng 2.9. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 1990 1995 2000 2004 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 23,5 34,4 25,5 28,9 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Viet Nam Ecônmic Times, November- December, 32004 Ngoài những mặt hàng chuyền thống thì việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang lĩnh vực dầu thô, hàng điện tử điện máy. Xét năm 2004, khu vực kinh tế trong nước đạt11.736 triệu USD, tăng 17,2% và cao nhất từ trước đến nay. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(kể cả dầu thô) còn đạt vầ tăng cao hơn, kim ngạch đạt14.267 triệu USD, tăng 40,4%. Do tăng cao hơn tốc độ chung, nên tỷ trọng của khu vực này so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt54,9%, cao hơn tỷ trọng 50,3% đã đạt được trong năm 2003. Nếu không kể dầu thô, khu vực này đã đạt 8.601 triệu USD, tăng 35,7%. Việc xuất khẩu tăng cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chứng tỏ các doanh nghiệp của khu vực này, một mặt đã phát huy lợi thế về vốn, về trình độ kỹ thuật- công nghệ, quản lý, tay nghề người lao động, quảng cáo tiếp thị…mặt khác đã tận dụng được cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh xuất khẩu khi các nước thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu, khi giá cả thế giới tăng lên . Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua quá trình đầu tư đã trở thành cầu nối giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Hoạt động đầu tư nước ngoài giúp Việt Nam mở rộng thị trường hàng hoá xuất khẩu. Đối với các hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, vô hình chung các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã làm cho thị trường hàng hoá của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Từ các thị trường truyền thống Đông Âu, thị trường đựoc mở rộng sang Tây Âu, Bắc mỹ, các nước NICs. Bảng 2.10: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và của khu vực FDI trong thời gian qua Năm Xuất khẩu của Việt Nam (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng Xuất khẩu khu vực FDI (triệu USD) So với cả nước (%) 1992 2.580,7 23,7 112 4,3 1993 2.958,2 15,7 269 9 1994 4.054,3 35,8 352 8,7 1995 5.448,9 34,4 445 8,1 1996 7.255,9 33,2 920 12,7 1997 9.185,0 26,6 1790 19,6 1998 9.360,3 1,9 1982 21,2 1999 11.514,4 23,3 2590 22,4 2000 14.482,7 25,5 3320 23,2 2001 15.027,0 3,8 3673 2002 16.705,8 11,2 4542 2003 20.176,0 20,8 5225 50,3 Ư2004 26.003,0 28,9 8600 54,9 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, các doanh nghiệp FDI đang đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ở nước ta. Kết quả đáng khích lệ đó một phần do nỗ lực của doanh nghiệp, một phần do chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên phải thấy rằng nếu không kể xuất khẩu dầu khí thì tỷ trọng xuất khẩu qua các dự án FDI so với tổng kim ngạch còn khá bé, chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn tập trung vào sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu nhiều hơn là hướng ra xuất khẩu. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chú trọng phát triển năng lực xuất khẩu của nền kinh tế. Ngân sách Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho Ngân sách Nhà nuớc của các quốc gia. Các nguồn thu này từ các khoản như : cho thuê đất, mặt nước, mặt biển hay từ các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. ở các nước đang phát triển, do thu hút được vốn FDI nên mức đóng góp của các dự án vào ngân sách nhà nước ngày càng có xu hướng tăng lên. Bảng 2.11: Nộp ngân sách Nhà nước (Đơn vị : Triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nộp ngân sách Nhà nước 317 217 324 373 459 470 800 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dân theo các năm. Bảng 2.12: Mức đóng góp vào NSNN từ các thành phần kinh tế (Đơn vị %) Thu từ DNNN Thu từ dầu thô Thu từ DNTN Thu từ DN có vốn ĐTNN Thu từ Xổ Số Các nguồn thu khác 20% 22,7% 7,9% 8,4% 2,7% 38,3% Nguồn: Tổng cục Thống kê Công nghệ Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua dự án ĐTNN đã tạo điều kiện để Việt Nam thu hút công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế: Trong thời gian qua, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam thông quan các dự án ĐTNN , nhất là trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử tin học, ôtô xe máy…Các công nghệ này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Chuyển giao công nghệ đã góp phần tích cực và là yếu tố quan trọng tạo ra sự tăng trưởng nhanh và góp phần nâng cao một cách rõ rệt và nhanh chóng trình độ công nghệ của sản xuất trong nước Trong ngành công nghiệp và xây dựng, các doanh nghiệp FDI đã góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế với nhiều công nghệ mới, hiện đại , tạo ra bước ngoặt quan trọng trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn. Một số ngành đã tiếp thu công nghệ tiên tiến , tiếp cận với trình độ công nghệ hiện đại của khu vực và trên thế giới như viễn thông, thăm dò khai thác, xây dựn cơ sở hạ tầng, công nghệ tin học, công nghệ sinh học... Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, thiết bị sản xuất đã được nâng cao đổi mới. Các thiết bị được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường là những công nghệ hiện đại, có tính đồng bộ cao, tự động hoá, chuyên môn hóa, điều này trái ngược vớinhững công nghệ lạc hậu trong nước . Vì vậy đây là động lực để các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại thì phải cải tiến, trang bị công nghệ mới. Chính yếu tố này đã thúc đẩy trình độ công nghệ trong đất nước phát triển thêm một bước. Thực tế này hoàn toàn đúng với Việt Nam hiện nay. Hoạt động công nghệ cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm, nhanh chóng tạo ra các sản phẩm cao có chất lượng. 2.2. Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.2.1. Phân tích tổng quát a) Cơ cấu ngành : Xét 3 khu vực l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0077.doc
Tài liệu liên quan