Một trong những mặt trái khác của game online là tệ nạn lừa đảo. Tình trạng lừa đảo xảy ra rất phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Trong không gian ảo vì không ai biết ai nên nhiều người chơi đã hành xử thiếu trách nhiệm với ý nghĩ “có ai biết đâu mà sợ”. Không chỉ lừa đảo trong game, sự lừa đảo còn bắt nguồn từ việc người chơi quen thân nhau qua Game và lợi dụng lòng tin tưởng của bạn chơi để lừa tiền bạc, hiện vật.
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của game online tới thanh thiếu niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì tư duy cũng được rèn luyện qua bao nhiêu ngày tháng rồi. Em chơi game nào cũng thấy dễ. Khi chơi game chỉ khó có mỗi là mấy ông chủ hàng game hoặc thằng nào có điều kiện thì cắm máy 24/24 thì đẳng cấp nhân vật của nó lên nhanh khiến mình không đánh lại được nó thôi, chứ chẳng có cái gì đáng gọi là phải tư duy cả. (nam, SV năm thứ 3, ĐH Bách Khoa)
Để trở thành một người chơi giỏi, cấp độ cao thì chỉ cần ngồi thật lâu trước màn hình máy tính, làm đi làm lại những hành động giống nhau, không cần kỹ năng tinh tế. Chính dân nghiện game online cũng phải dùng từ "cày" để nói lên điều này. Bản thân tự nhận mình cũng thuộc "giới trẻ" và cũng rất mê game, nhưng phần lớn các loại game online thì đều chỉ chơi qua một vài lần là biết, và chơi xong cảm giác mình "ngu" đi mất một ít. (nam, SV năm thứ 2, ĐH KHXH&NV)
Không đồng tình với quan điểm chê trách Game online, những người theo quan điểm ủng hộ cho biết Game online cũng có giá trị nâng cao nhận thức. Họ có thể rèn luyện phản xạ nhanh chóng, biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hoá, địa lý của các vùng đất được lấy làm bối cảnh trong trò chơi hoặc nâng cao được khả năng phán đoán, suy luận...thông qua xử lý tình huống.
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng một game thủ phản xạ kém một thủ môn. Bạn đã bao giờ lướt tay trên bàn phím để thực hiện một chuỗi động tác kết hợp trong game Tekken chưa? Bạn đã bao giờ giật mình trước một viên đạn, một mảnh bom rơi bên chân chưa? Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng một game thủ thì chẳng biết cái gì trên đời. Bạn có thể đọc tên tất cả các hải cảng ở châu Âu, đặc điểm kinh tế, khí hậu, các hòn đảo phụ cận, chế độ chính trị, lịch sử.... Nếu chưa, mời bạn chơi Hải tặc trong vai một quý tộc trên đường hành hiệp tìm lại gia đình cùng tài sản của mình bị thất lạc trong một vụ cướp. Bạn đừng cho rằng người chơi game thì không có chỉ số IQ cao. Bạn đã bao giờ chơi Syberia chưa, tôi nghĩ rằng bạn không đủ tài suy luận để hoàn thành trò chơi. Bấy nhiêu đó chắc cũng đủ để mấy người không có thiện cảm với game phải uốn lưỡi một cách cẩn thận trước khi lên tiếng bài xích game (nam, SV năm thứ 4, ĐH Bách Khoa)
Những người ủng hộ Game online cho biết để có nhiều thời gian chơi game online, họ phải học cách sắp xếp thời gian biểu khoa học, hình thành tác phong làm việc nhanh chóng, có kế hoạch. Và điều này có tác động tốt đến sự rèn luyện bản thân của họ.
Từ ngày có PTV- Giành lại miền đất hứa em tạo được thói quen học bài khi đến lớp, nắm bài ngay tại trường, giờ ngủ giảm xuống tối thiểu bốn giờ/ngày. Bạn bè càng khắng khít do cùng nhau đi chơi game, gặp nhau nhiều hơn. Còn nữa, tiền thì càng ngày càng phải tiết kiệm (để còn ngồi internet nữa chứ). Tóm lại, toàn thấy lợi thôi. Ai bảo chơi game là sai nào? (nữ, SV năm thứ 2, ĐH Bách Khoa)
Không chỉ có vậy, đối mặt với “mặt trái” của thế giới ảo và biết cách phòng tránh nó, theo các game thủ cũng là một cách rèn luyện sự khôn ngoan.
Game online cũng cần đến sự khôn ngoan. Làm cách nào để luyện level nhanh nhất, tốn ít tiền hoặc thời gian nhất, làm cách nào để kiếm đồ "xịn", rồi còn trao đổi đồ, chiến đấu với các người chơi khác...ở đó, không chỉ là sự khôn ngoan trong chiến đấu của người chơi, mà còn có cả những điều có trong cuộc sống thực nữa. Có nhiều vụ lừa đảo và bạn có thể là nạn nhân của những trò gian lận đó, vậy làm sao phát hiện và tránh được? Đó cũng là một sự khôn ngoan.
Nhìn nhận về ảnh hưởng của Game online đối với nhận thức của thanh thiếu niên, quan điểm của những người được hỏi có sự phân hoá sâu sắc. Qua phỏng vấn, phần lớn game thủ cho rằng Game online không đem lại hiệu quả tích cực đối với nhận thức của người chơi. Nó không giúp họ gia tăng kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoặc mở mang thêm kiến thức về cuộc sống. Ngược lại, Game online đã phá hỏng tiền đồ của họ. Sau một thời gian dài chìm đắm trong game, hầu hết các game thủ đều phải đối mặt với tương lai đen tối. Hậu quả trước mắt đó là tình trạng nợ môn, thi lại, ở lại lớp; xa hơn nữa đó là tình trạng không việc làm, không nghề nghiệp và không có tương lai. Nói về tác hại của game online, trong tâm trạng hối hận, một số game thủ tâm sự:
Tôi từng là một tù nhân của game. Những kẻ nghiện game sẽ thức thâu đêm suốt sáng bên màn hình, quên hết mọi thứ trên đời, luôn tơ tưởng đến game, trói mình vào game. Tôi đã dám bỏ thi học kỳ I môn lý năm lớp 10 vì bận chơi cho xong một game. Ngay cả tiền để mua thuốc cho mẹ tôi cũng ném luôn vào điểm chơi game. Một số sách báo có nói rằng game online có nhiều cái hay, có cả những bài viết tán dương và lãng mạn hóa game nhưng tất cả những game thủ (kể cả một số sinh viên đại học) mà tôi từng biết chưa có người nào học giỏi, không ai không từng đánh cắp tiền của bố mẹ đến vài lần. Game thủ có tiếng người nào cũng là nỗi phiền muộn của bố mẹ. Tôi đã phải mất bốn năm để học hết cấp III, thi trượt đại học hai lần. Tất cả cũng chỉ vì mê muội với game www.tuoitre.com.vn/675724564/7837
Mình cũng đã từng chơi các trò game online hiện nay, và mình cũng đã từng nghiện nó. Sự thực là vậy, với những buổi chơi game thâu đêm, với những cuộc công thành hàng giờ liền, thực sự lúc chơi rất hào hứng. Nhưng một ngày nào đó nhìn lại bản thân trong hiện tại, mình còn được những gì? Không tiền, không có công ăn việc làm, không có tương lai. Thấy trong game đẳng cấp của mình thua vài ngàn người, còn ở ngoài đời mình hơn 20 tuổi, kiến thức chuyên môn + xã hội + tính tình + ... thua cả mấy chục triệu người. Cuối cùng thành một con gà trong game, một thằng ngu và ngang ngoài đời. Game online là một vòng tròn vô tận mà khi rời nó thì mình chỉ còn là con số không www.gamethu.net/đienan/680284758/36451-4u58
2. ảnh hưởng đến xúc cảm - tình cảm
Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, cơ hội nâng cao hiểu biết hoặc mở mang các mối quan hệ xã hội, Game online còn tác động một cách sâu sắc tới cảm xúc của người chơi.
33% số người được hỏi cho biết sau khi chơi Game online họ có cảm giác thoải mái, 24.5% cảm thấy bình thường và 42.5% cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Điều này cho thấy game online không phải lúc nào cũng có tác dụng giúp người chơi cân bằng cảm xúc hoặc tạo cảm giác hăng hái, phấn chấn tinh thần. Tuỳ từng mục đích và thời lượng chơi mà cảm giác của người chơi Game online có thể khác nhau. Nếu người chơi có mục đích chơi để giải trí thì cái mà họ nhận được sau cuộc chơi là sự sảng khoái. Nếu người chơi muốn kiếm tiền hoặc chơi vì cá cược thì cảm giác ăn thua sẽ làm họ căng thẳng. Thêm vào đó, thời gian chơi nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới cảm giác của game thủ.
Bảng 8: Cảm giác của người chơi sau mỗi lần chơi game online
Cảm giác
Tỷ lệ %
Thoải mái
23
Bình thường
24.5
Mệt thêm
22.5
Căng thẳng
20
Tổng
100
Đối với nhiều thanh thiếu niên, Iternet và Game online quan trọng hơn tất cả mọi thứ. Từ chỗ coi game online chỉ là món ăn tinh thần hoặc là trò giải trí, nhiều thanh thiếu niên đã lâm vào tình trạng “nghiện game”, lệ thuộc vào game. Nếu không được chơi Game, họ sẽ cảm thấy cuộc sống nhàm chán, trống trải và vô nghĩa.
một ngày mà em không ra mạng để đánh ít nhất một lần là không chịu được. Nghiện mất rồi. Nhịn ăn thì được chứ nhịn chơi Game online một ngày thì coi như ngày đó em không tồn tại (nam, SV năm thứ 1, ĐH Thuỷ lợi)
Game online là một cái gì đó rất cuốn hút, mê ly. Không chơi game, không tán dóc với hảo hữu, không đi chiến trường, không đánh quái vật, không luyện công...tôi không chịu được
Với những game có nội dung bạo lực, thật dễ hiểu nếu chúng có khả năng làm gia tăng hung tính ở người chơi. Hầu hết các game thủ đều có cảm giác tiếc nuối khi phải ngừng chơi. Đối với họ, điều cực kỳ ghét trong khi chơi game online là rớt mạng, đến giờ đóng cửa hàng hoặc bị người khác làm gián đoạn. Những lúc ấy dường như họ trở thành một con người khác hẳn, tâm tính cục cằn và dễ cáu gắt.
Chơi ít nhất 8 tiếng một ngày với em chẵng là cái gì cả. Cũng giống như người ta làm công chức nhà nước thôi. Nhưng mà nói thật chơi xong căng thẳng lắm. Những lúc đang vào trận để công thành và diệt quái vật mà có người làm phiền mình, máy bị rớt mạng hoặc bị sai đi làm cái gì đó thì rất dễ nổi khùng (Nam, SV năm thứ 3, ĐH Mở)
Tôi may mắn kết hôn với một người chí thú làm ăn và không đam mê ruợu chè. Nhưng từ khi cơn lốc game online xuất hiện... Ngày xưa anh dịu hiền đầm ấm, còn bây giờ anh cộc cằn và cáu gắt luôn mỗi khi làm điều gì ảnh hưởng đến anh trong lúc anh chơi.
Một đặc tính của Game online khiến chúng trở nên hấp dẫn là chúng cho phép người chơi hoá thân vào nhân vật mà ở đó họ có cơ hội được sống một cuộc đời khác. Đặc tính này giúp người chơi giải phóng sự buồn chán, nhưng mặt trái của nó là tạo cho người chơi sự ảo tưởng về bản thân mình. Có những thanh thiếu niên ngồi hàng giờ liền trước máy tính, sống trong một môi trường ảo, nơi đó họ có thể là anh hùng, vĩ nhân hoặc đại cao thủ... bất chấp thực tế họ chỉ là một người bình thường, thậm chí là một anh chàng không nghề nghiệp, ăn bám bố mẹ.
Một người đã không ra gì mà còn chìm đắm ảo vọng trong game thì sẽ giống như con ốc trong vỏ, chẳng làm được gì cả nhưng lại nghĩ rằng mình là tổng thống, là vua. Nếu có ai bảo họ không phải thì họ sẽ cho rằng chính người đó mới bị điên.
Khác với những game PC thông thường chỉ liên kết mọi người trong phòng chơi game, tính ưu việt của game online là chúng cho phép người chơi kết nối rộng rãi với nhiều người chơi khác, dù họ ở bất cứ đâu. Nhờ vậy người chơi không cảm thấy cô độc, có nhiều người khác cùng chia sẻ trò chơi với mình.
Cái tích cực của game online theo tôi đó là tính cộng đồng. Nghĩa là qua việc chơi game, mọi người có thể tìm đến với nhau, xích lại gần nhau, có tính cộng đồng cao hơn. Người chơi có thể xây dựng mối quan hệ với nhiều người khác. Bạn chơi có thể giúp mình một món đồ nào đó hoặc giúp mình trong việc phát triển trò chơi. Rồi từ đó họ có thể trở thành bạn của mình (Chủ cửa hàng game, Thanh Xuân)
ở một góc độ nào đó, Game online có thể giúp những người chơi trở thành bạn của nhau, mở mang các mối quan biết và kết giao với cả những người có địa vị cao trong xã hội. Nếu ai từng trực tiếp ăn ngủ cùng game online sẽ đều đồng ý với suy nghĩ về những mặt tích cực của Game là giảm stress, giết thời gian rỗi, lành mạnh, thể hiện cá tính (điều mà đôi khi thật khó thực hiện khi bạn sống ở thế giới thực), mở rộng và củng cố quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, một tình bạn qua game online có giống với tình bạn thông thường? Tính chất của mối quan hệ ấy là gì và mức độ thân mật, chia sẻ tình cảm trong mối quan hệ đó tới đâu? Trả lời nghi vấn này, hầu hết các game thủ cho biết họ không tin tưởng vào những mối quan hệ trong thế giới ảo. Họ có sự cảnh giác và giữ khoảng cách nhất định với những người bạn ảo của mình. Phần lớn mối quan hệ giữa các game thủ (những người biết nhau thông qua trò chơi) thiên về khía cạnh “bề nổi” và chỉ giới hạn dưới hình thức là bạn chơi game. Rất ít người gặp nhau và cũng rất ít người sau đó có thể trở thành những người bạn thân thực sự ngoài đời sống.
Bạn đó không phải là bạn thân đâu, chỉ là bạn chơi game thôi. Mình có thể thiết lập được các mối quan hệ qua việc chơi game nhưng đấy chỉ là quan hệ ảo thôi, chứ ngoài đời thực chẳng bao giờ gặp nhau. Mình không tin họ và họ cũng nghi ngờ mình. Tóm lại, chơi trên mạng thế thôi, chứ chẳng dám gặp ngoài đời, mà gặp cũng chẳng giải quyết được việc gì. (nam, SV năm thứ 3, ĐH KHXH&NV)
Dành tất cả thời gian cho game online đồng nghĩa với việc người chơi không có thời gian và tâm sức để đầu tư, chăm sóc cho các mối quan hệ tình cảm. Các game thủ có thể say sưa trong những cuộc phiêu lưu tình cảm của nhân vật mà mình hoá thân, nhưng lại vô tình đánh mất đi những giá trị thật ngoài đời sống. Nhiều game thủ đã đánh đổi cả tình yêu và tình cảm gia đình để chạy theo ước vọng làm đại cao thủ.
Game online có sức hấp dẫn kỳ lạ mà không phải ai cũng có thể thoát ra được cái vòi bạch tuộc của nó. Vợ chồng người bạn tôi đã cãi nhau rất nhiều vì anh chồng không thoát khỏi nó. Ban đầu anh ta chỉ chơi mỗi ngày 30 phút. Sau đó tranh thủ giờ nghỉ trưa, rồi buổi tối cũng ở cơ quan chơi tới tận khuya, về nhà lại vừa chơi vừa ăn đến tận 3,4 giờ sáng, có hôm không ngủ. Bạn tôi rủ đi chơi cuối tuần, đi uống cà phê hay nghe nhạc, xem phim thì anh ấy bảo mệt và tốn kém. Bạn tôi đã khóc nhiều vì không đủ sức lôi chồng mình ra khỏi sức hút của game online. Rất may là anh ta không đến mức bỏ làm để chơi game. Mê game online đến mức anh ta đã lắp hẳn một đường truyền ADSL về nhà tốn một tháng mấy trăm nghìn trong khi kinh tế gia đình chưa hẳn đã là dư dả.
Cách đây 3 năm thằng bạn ở cùng nhà trọ với em rinh về Starcraft và thế là cả đám suốt ngày ngồi ôm máy tính để xây nhà, mua quân… chơi đến bỏ ăn quên ngủ. Hồi đó em cũng có người yêu và vì game mà bị bạn gái giận không biết bao nhiêu lần. Cô ấy xóa sạch các game trên máy tính nhưng em còn đĩa cài nên vẫn tiếp tục chơi. Nói mãi không được nên cô ấy chán. Em thấy mình cũng không có thời gian dành cho cô ấy, trót yêu cái này hơn rồi nên chia tay cho nó thoải mái cả hai bên. (nam, SV năm thứ 4, ĐH Bách Khoa)
Thường xuyên tiếp xúc với những cảnh bạo lực, đâm chém trong game và hệ thống thần kinh bị căng thẳng sau hàng giờ liền miệt mài trước máy tính, cảm xúc của người chơi dần trở nên chai sạn và khô lạnh. Họ không còn cảm thấy vui tươi khi đón nhận những mối quan hệ mới hoặc trở nên thờ ơ, vô cảm trước những tình huống giao tiếp xảy ra trong đời sống hàng ngày.
Ngày xưa mình dễ dàng đến với tình bạn, tình yêu; có những điều vui người ta chọc cho mình cười, mình cũng có thể cười một cách rất thoải mái. Mình chọc được họ cười, mình cũng thấy rất vui, thú vị. Còn bây giờ mình cứ ù à ù ỳ, chẳng thiết tha gì nữa. (nam, SV năm thứ 2, ĐH Mở)
Em thấy chơi game nhiều làm tinh thần mình suy sụp, uể oải lắm. Khi ra ngoài cuộc sống trước những va chạm thì em phản ứng chậm đi. Ví dụ như ngày trước, em phản ứng rất nhanh với những tình huống đối nhân xử thế, quan hệ với mọi người, gặp người nọ - người kia. Khi người khác có rủi ro, có chuyện vui, chuyện buồn thì em cũng biết nói hoặc làm một cái gì đó để động viên họ. Nhưng bây giờ có gặp những tình huống ấy thì cũng mặc kệ. Cảm thấy dửng dưng lắm. (nam, SV năm thứ 1, ĐH Thuỷ lợi)
Các game thủ tại một điểm truy cập Internet ở Tp Hồ Chí Minh
Có thể nói, Game online là một trò giải trí có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cảm xúc của người chơi. Nếu chơi với thời lượng vừa phải và chơi với mục đích thư giãn, game online sẽ phát huy những tác dụng tốt tới đời sống tinh thần của các game thủ, như giúp họ giải toả stress, kết giao bạn bè, tạo lập cá tính, phong cách riêng. Nhưng nếu người chơi lạm dụng, game online sẽ khiến tinh thần họ ngày càng trở nên căng thẳng, bạc nhược. Trên phương diện cảm xúc, người chơi sẽ hình thành phản ứng lệ thuộc vào game, nghiện game và ảo tưởng về sự “vĩ đại” của bản thân mình. Không ít game thủ đã không ngần ngại khi đánh đổi tình yêu, tình cảm gia đình và nhiều giá trị thật ngoài cuộc sống để chạy theo những giá trị ảo trong game.
3. ảnh hưởng đến hành vi
Sau khi chơi Game online, sinh hoạt của các game thủ ít nhiều bị đảo lộn. Với những người còn đi học, dễ nhận thấy nhất đó là tình trạng ăn ngủ thất thường, không tập trung nghe giảng và bỏ học. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vì ham mê chơi Game online, 66% số người được hỏi thường ăn không đúng giờ, 54% ngủ không đúng giờ và “ngủ bù” trong giờ học, 23.5% không tập trung nghe giảng và 55% bỏ học vào ngày hôm sau.
Hình ảnh người chơi game tại một quán game ở Hà Nội ảnh: Hoàng Hà
Khi đã chơi Game online say mê các game thủ thường cảm thấy rất luyến tiếc khi phải dừng lại, ngay cả khi dừng lại để ăn, ngủ. Vì thế họ thường ăn cái gì đó qua loa để việc chơi game diễn ra liên tục, thậm chí lựa chọn những loại thức ăn chỉ cần dùng một tay là có thể ăn được như: bánh mì, bánh bao... cốt để cầm chừng cho hết trận chiến.
Bên cạnh đó, hiện tượng thức khuya chơi Game online dẫn đến ngủ dậy muộn, ngày hôm sau ngại đến lớp là điều khá phổ biến trong thế giới game thủ. Bởi trong đầu óc họ chỉ biết đến Game online và những trận công thành oanh liệt. Những sinh viên vẫn có thể đến lớp sau nhiều giờ chơi Game online là điều hiếm thấy. Nếu họ có đến lớp thì cũng chỉ vì mục đích điểm danh để đủ điều kiện dự thi. Do thức chơi Game thâu đêm suốt sáng nên khi đến lớp những sinh viên này luôn ở trạng thái mệt mỏi vì thiếu ngủ. Chỉ có một phần rất nhỏ sinh viên cho biết sinh hoạt của họ vẫn bình thường sau khi chơi, vì họ chơi với mục đích giải trí và cách sắp xếp thời gian hợp lý để chơi game.
Ngoài việc ăn không đúng giờ, ăn rất ít hoặc bỏ ăn, bỏ ngủ, thời gian ngồi chơi game online cũng là khoảng thời gian mà nhiều game thủ “kết hợp” với việc hút thuốc lá để tăng sự tỉnh táo. Hai hành vi này thường diễn ra song song và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người chơi game.
Trong quá trình chơi game, hiện tượng các game thủ là thanh thiếu niên chửi tục, chửi thề, khích bác lẫn nhau cũng thường xuất hiện. Đối với họ, đó là yếu tố kích thích để cuộc chơi thêm phần “máu lửa”.
Em đã gặp rất nhiều những học sinh phổ thông nói chuyện với nhau dù là những bạn bè trong nhóm nhưng nói những câu rất bậy (em không tiện nêu ở đây) nhất là những lúc chơi game thành nhóm thì cứ một câu bình thường kèm theo một câu chửi bậy. Những lời cãi nhau, chửi tục, thách đố nhau hoặc đe doạ sẽ giết chết thằng khốn đã bắn được mình được nhiều học sinh, SV sử dụng không thương tiếc. (nữ, SV năm thứ 2, ĐH KHX&NV)
Trên phương diện tiền bạc, đối với những người đã đi làm và có thu nhập ổn định, việc chơi game online là một trò giải trí của họ, miễn không ảnh hưởng tới thu nhập. Nhưng đối với những người chưa làm ra tiền hoặc sống xa gia đình như SV ngoại tỉnh thì việc chơi game thái quá sẽ ảnh hưởng tới tình trạng tài chính của họ. Đây chính là mảnh đất thuận lợi nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. ở mức độ nhẹ, họ có thể nói dối cha mẹ về những khoản học phí; vay mượn của bạn bè; nhịn ăn, nhịn mặc, nợ tiền chủ quán hoặc giảm bớt tối đa mọi chi phí nhằm thêm tiền lướt Web, chơi game.
Ngày nào anh trai em cũng ra mạng ít nhất là 3 tiếng. Tiền bố mẹ gởi riêng, của ai người ấy dùng, nên anh em thường xuyên nhịn đói để có tiền lên mạng chơi game. Một ngày, anh chỉ ăn 1,5 gói mì tôm. Em nói mãi, nhưng anh không chịu nghe. Mới đầu, em cũng hay đưa tiền cho anh mua cơm hoặc mua đồ ăn về để hai anh em cùng ăn. Nhưng anh chơi game nhiều quá, giờ em chán không thèm quan tâm nữa. (nữ, SV năm thứ 2, ĐH Mở)
ở mức độ nghiêm trọng hơn, khi các game thủ lâm vào tình trạng “kẹt nét” (chơi game nhưng không có tiền trả), không ít người trong số họ đã hành xử một cách lệch chuẩn. Với các em nam, là tình trạng trộm cắp, lừa đảo, cướp giật. Với các em nữ, là tình trạng thiếu nợ phải nhờ người tới thanh toán và đi nhà nghỉ với những người này để trả ơn. Có thể nói, khi cùng đường, ranh giới trở thành tội phạm, có hành vi vi phạm pháp luật hoặc tự làm tha hoá nhân cách đối với một số game thủ là rất mong manh.
Có những đêm em ngồi đây thấy có 4 - 5 đứa con gái cũng vào chơi đêm. Bọn nó không chỉ chơi game mà còn chát chít, đú đởn. Bọn nó không có tiền nhưng vẫn vào chơi, đến khi về thì chúng nó cắm một đứa ở lại quán. Em biết có những trường hợp bọn con gái còn mồi chài mấy đứa con trai khác đến trả tiền Nét cho, rồi cả hội kéo nhau đi ăn đêm. Cuối cùng là đưa nhau vào nhà nghỉ. Điều này chẳng riêng mình em biết đâu, báo chí cũng nói đầy ra đấy. (nam, SV năm thứ 4, ĐH Bách Khoa)
Một trong những mặt trái khác của game online là tệ nạn lừa đảo. Tình trạng lừa đảo xảy ra rất phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Trong không gian ảo vì không ai biết ai nên nhiều người chơi đã hành xử thiếu trách nhiệm với ý nghĩ “có ai biết đâu mà sợ”. Không chỉ lừa đảo trong game, sự lừa đảo còn bắt nguồn từ việc người chơi quen thân nhau qua Game và lợi dụng lòng tin tưởng của bạn chơi để lừa tiền bạc, hiện vật.
Qua Game online, em quen với một thằng bạn. Anh em cũng rủ nhau đi nhậu không ít lần. Chơi được mấy tháng thì nó lừa tiền em, lừa mất của em 5 triệu. Nói là vay, nhưng không trả. Sau này nó xù nợ luôn, chẳng tìm được, mà biết nó ở đâu mà tìm. Vậy là đành chịu mất “tiền ngu”. Quen nhau qua mạng là thế. (nam, SV năm thứ 3, ĐH Mở)
Một hình thức lừa đảo khác diễn ra trong thế giới game là hiện tượng mua bán đồ vật ảo. Một đồ vật ảo có thể được mua đi - bán lại nhiều lần, và sau mỗi lần bán đi “khổ chủ” có thể báo với nhà quản lý là đồ vật của mình bị hacker đánh cắp để thu hồi đồ vật về.
Nếu có kẻ lừa lọc thì cũng có người bị lừa. Nhưng trong những người bị lừa ấy không phải ai cũng nhắm mắt bỏ qua. Có rất nhiều “cái đầu nóng” sẵn sàng đi tìm những kẻ đã lừa mình để “dạy cho nó một bài học”. Vì thế đã có những vụ xô xát, chém giết nhau xảy ra giữa một số game thủ hung hăng, thiếu tính kiềm chế.
Một số game thủ khác khi đẳng cấp đạt ở mức thượng thừa, họ bắt đầu hống hách và tự cho mình cái quyền “chém giết” bất cứ ai mà họ không ưa. Một số ít thì tự tìm hoặc viết ra các chương trình hack can thiệp vào tiến trình hoạt động của game, qua mặt người quản lý để tăng tính bất hợp pháp của các chỉ số cho một hay nhiều tài khoản của họ. Việc làm này là hành động gian lận, phá hoại cấu trúc và quy luật của game, gây thiệt hại kinh tế và tổn thương uy tín của các doanh nghiệp.
Trái ngược với những quan điểm trên, khi nhìn nhận về ảnh hưởng của game online tới hành vi của thanh thiếu niên, những người ủng hộ cho biết Game online có những giá trị tích cực với giới trẻ. Chơi game online giúp giới trẻ hạn chế được những hành vi quá khích như đua xe, hút thuốc lá, uống bia rượu, đánh nhau và truy cập vào những trang web có nội dung xấu. Nếu không có những giờ online trên mạng thì có thể sẽ có hàng triệu thanh thiếu niên lêu lổng chơi bời sau những giờ tan học. Và sẽ có nhiều những tụ điểm đàn đúm đua xe trong những buổi tối đẹp trời, số vụ tai nạn tăng lên nhanh chóng. Họ cũng có thể bước đầu dễ dàng va vấp vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, mại dâm... vì đây là lứa tuổi rất nhạy cảm.
Chơi game hạn chế được rất nhiều cái tieu cực vì người ta cứ phải ngồi vào máy để điều khiển nhân vật. Khi đã vào môi trường chơi rồi thì người ta hạn chế được cái nạn cờ bạc, rượu chè. Nhà nước thì nó sẽ có môi trường quản lý tốt hơn, ví dụ như hạn chế được đua xe, thanh niên tụ tập với nhau chơi bời lêu lổng thì nó cũng giảm đi rất nhiều. Một cửa hành Internet có lượng khách chơi game tầm 20 người thì 10 quán nét sẽ thu hút khoảng 200 người. Như vậy là đỡ chuyện ngồi quán nước sinh ra chuyện này, chuyện kia. Có nhiều đối tượng, nếu như không ngồi nét thì họ sẽ đi lang thang, gây sự đánh nhau. Chứ còn nếu có những trò này thì bọn trẻ sẽ không có thời gian đi chơi nữa, sẽ hạn chế được rất nhiều hành vi gây hại cho xã hội (Chủ quán Game ở Thanh Xuân)
Phản bác lại quan niệm cho rằng chơi game online tiêu tốn tiền bạc, có hại cho sức khoẻ, một số game thủ đã so sánh hành vi chơi game với những hành vi khác như hút thuốc lá, uống rượu bia...để chứng minh rằng chơi game online không đem lại nhiều tác hại cho giới trẻ như mọi người vẫn hình dung. Theo lý luận của những game thủ này trung bình chi phí cho một tối ngồi chơi game online chỉ mất chừng 30.000 (đấy là mức cao nhất). Còn nếu chi phí cho một tối ngồi uống bia nhậu với bạn bè thì mất ít nhất 50.000/người (đấy là mức tối thiểu) vậy thì chi phí cho việc ăn nhậu sẽ tốn kém hơn. Chưa kể đến người chết do chơi game thì chỉ có vài người, mà người chết vì uống bia, nhậu nhẹt thì vô số mà không thấy ai cấm đoán không được quảng bá bia và hạn chế chỉ được uống 3 cốc bia trong 1 ngày và càng không thấy ngăn giới văn nghệ sĩ tham gia quảng bá các loại bia.
Khi so sánh hành vi chơi game online với việc hút thuốc lá, ý kiến của một số độc giả tham gia diễn đàn bàn luận về lợi ích và tác hại của game online trên báo điện tử vnexpress. net cho biết hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ mà không có quy định cấm việc hút thuốc. Thậm chí sản xuất thuốc lá là cả một ngành công nghiệp. Trên bao bì chỉ cần ghi "hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ" thế là ổn. Một ngày có bao nhiêu ca tai nạn giao thông thương tâm và nếu để thanh thiếu niên ra đường thì nhất định con số này càng tăng thêm. Một số phụ huynh vì không giáo dục đươc con cái, để con quá sa đà vào game online lại quay sang đổ lổi cho công nghệ giải trí.
Có thể nói, chưa ở đâu tính hai mặt của một vấn đề lại bộc lộ rõ như trong game online. Thực tế này hình thành nên 3 xu hướng hành vi trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực của game online nên có hành vi tránh né, không bao giờ bỏ thời gian để chơi và tìm hiểu về game online. Một bộ phận khác thì vẫn miệt mài luyện đẳng cấp và quyết tâm “sống chết” với game online. Một bộ phận thứ ba, sau thời gian say sưa trong thế giới ảo và phải nhận những bài học chua xót đã có quyết tâm từ bỏ.
Khi mới bắt đầu chơi, tôi đã gần như chơi 24/24 giờ và bài luận văn tốt nghiệp suýt nữa trôi theo dòng nước. Sau hôm đó, tôi không còn muốn trở thành Chưởng môn của một môn phái trong Võ lâm truyền kỳ với vài hòm bảo bối, thần mã Xích thố, hàng ngàn vạn lượng vàng, nhiều mỹ nhân cao thủ vây quanh, để rồi mỗi sáng thức dậy và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao.doc