Đề tài Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước

Ngoài ra, đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ thường có giá trị lớn nên doanh nghiệp phải có lượng hàng lớn để kịp thời cung ứng. Số lượng hàng lớn mà thời gian cung ứng lại gắn nên bản thân từng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khó lòng đảm đương nổi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sớm xem xét khả năng hợp tác với nhau, cùng đầu tư trang thiết bị chuyên dùng một cách đồng bộ để có thể sản xuất những lô hàng có tiêu chuẩn giống nhau nhằm thực hiện đơn hàng lớn từ nước bạn.

Đồng thời, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần tăng cường hoạt động hơn nữa, từng bước góp phần khắc phục những điểm yếu hiện nay của ngành dệt may. Mặt khác, là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến lĩnh vực dệt may như Hiệp hội Dệt May ASEAN, diễn đàn ngành Dệt may vùng Châu á Thái Bình Dương.để trao đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị của ngành dệt may trong quá trình kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

 

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí mạch tích hợp (sẽ thực thi sau 24 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực). Chương III gồm 11 điều và các phụ lục F,G quy định những vấn đề liên quan đến thương mại dịch vụ, trong đó hai bên cam kết đưa vào Hiệp định các quy định trong khuôn khổ Hiệp định về thương mại và Dịch vụ (GATS) bao gồm quy chế Tối huệ quốc, chế độ Đãi ngộ quốc gia và pháp luật quốc gia... Ngoài ra, phụ lục G đi kèm với Hiệp định còn nêu cụ thể những cam kết của Việt Nam cho các công ty dịch vụ Hoa Kỳ vào hoạt động theo lộ trình và những giới hạn Việt Nam đặt ra đối với những loại hình đầu tư dịch vụ như dịch vụ pháp lý, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ về vi tính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kỹ thuật , dịch vụ về vi tính và các dịch vụ khác liên quan, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng.....Ví dụ sau đây là quy định cụ thể đối với các dịch vụ kế toán, kiểm toán: Việt Nam cho phép công dân Hoa Kỳ thành lập công ty 100% vốn của Hoa Kỳ. Việc cấp giấy phép sẽ được xét duyệt trên cơ sơ từng trường hợp trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các công ty kiểm toán có vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam. Chương IV về sự phát triển quan hệ đầu tư, gồm 15 điều và hai Phụ lục H,I, chủ yếu nêu rõ việc hai bên cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi hơn với chính dự án đầu tư trong nước hay dự án của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình, tuỳ thuộc vào cái nào thuận lợi hơn. Vì cam kết như vậy có nghĩa là các dự án đầu tư của Hoa Kỳ cũng chỉ cần đăng ký thành lập mà không cần xin cấp giấy phép đầu tư chẳng hạn, nên đi kèm với chương này còn có một phụ lục nêu rõ những lĩnh vực mà Việt Nam không áp dụng cách đối xử nói trên như: phát thanh, truyền hình, in ấn, ngân hàng, khai thác mỏ, địa ốc...Phía Hoa Kỳ cũng loại trừ những nghành như năng lượng nguyên tử, dịch vụ tài chính... Hiệp định này cũng ghi cụ thể những loại dự án Việt Nam chỉ đăng ký nếu đi kèm phát triển vùng nguyên liệu như sản xuất giấy, đường...hoặc phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm như xi măng, thuốc lá, phân bón, bột giặt. Chương này cũng quy định rõ các công ty Hoa Kỳ phải góp ít nhất 30% vốn trong liên doanh, chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hàng cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần hoá. Những rằng buộc này được duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các bức thư giữa Bộ trưởng Bộ thương mại Vũ Khoan và bà Barshefsky sau khi ký Hiệp định về chế độ cấp giấy phép đầu tư được xem là một phần không thể tách rời của Hiệp định này. Chương V về tạo thuận lợi cho kinh doanh, gồm 3 điều khoản chủ yếu đề cập tới những cam kết của hai bên sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của nhau. Phía Hoa Kỳ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và công ty Việt Nam hoạt động tại Hoa Kỳ như các công ty Hoa Kỳ sở tại. Việt Nam đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, cá nhân của Hoa Kỳ có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi tại Việt Nam. Chương VI về các quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyền khiếu nại, gồm 8 điều khoản, chủ yếu đề cập đến việc nghĩa vụ của các bên phải công bố kịp thời những luật, quy định và thủ tục hành chính có tính chất áp dụng chung, liên quan đến những vấn đề được quy định trong Hiệp định cũng như trách nhiệm công bố của các bên mỗi khi có sự thay đổi về luật pháp, quy định mà ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Việc công bố phải được phải được thực hiện trước khi thay đổi đó có hiệu lực. Đồng thời, các bên phải cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin, dữ liệu về kinh tế, cho phép các doanh nghiệp được tham gia góp ý kiến vào những dự thảo luật, quy định, thủ tục hiện hành liên quan đến hoạt động của họ. Chương VII gồm 8 điều khoản quy định về những điều khoản chung được áp dụng trong Hiệp định như: giao dịch và chuyển tiền qua biên giới, an ninh quốc gia, các ngoại lệ chung, thuế, tham vấn, quan hệ giữa Chương IV. Phụ lục H, Thư trao đổi, điều khoản cuối cùng, hiệu lực, thời gian, đình chỉ và kết thúc. II. Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sau khi ký kết hiệp định 1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ Sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ ngày 10-12-2001. Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã mở ra triển vọng giao lưu thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng tăng. Một phần là do sau khi hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ có hiệu lực thì hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được hưởng quy chế tối huệ quốc. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm tương đối mức giá bán ra do mức thuế quan bao gồm trong giá đã giảm xuống. Vì thế, theo lý thuyết của kinh tế học vi mô, ứng với mỗi mức giá bán ra của doanh nghiệp Việt Nam, lượng cầu của thị trường Hoa Kỳ sẽ thay đổi. Cụ thể, khi hàng hoá của Việt Nam bán với mức giá thấp hơn trước kia (do được hưởng quy chế tối huệ quốc) thì số lượng người mua ở Hoa Kỳ đối với hàng hoá của Việt Nam sẽ tăng. Trên đồ thị ta có thể thấy, khi hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc, thì giá cả của hàng hoá Việt Nam sẽ bán với mức giá P1 và ứng với mức giá đó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ là Q1. Cung-Cầu cân bằng tại điểm N. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi do quy chế tối huệ quốc mang lại, điều này làm cho giá cả hàng hoá bán ở thị trường Mỹ giảm (do thuế là một trong những yếu tố cấu thành nên giá bán) xuống mức giá Po, ứng với mức giá đó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ tăng lên đến Qo. Do nhu cầu tăng mạnh, sẽ dẫn đến các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đường cung sẽ dịch chuyển từ S sang S’. Cung-Cầu sẽ cân bằng tại điểm M. Đồ thị cung cầu của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, có và không có MFN P S S’ P1 N Po M D 0 Q1 Qo Q S: Đường cung khi không có MFN S':Đường cung khi có MFN D:Đường cầu P1:Giá bán ra khi chưa được hưởng MFN Q1: Số lượng hàng hoá bán được khi chưa được có MFN Po: Giá bán ra khi được hưởng MFN Qo: Số lượng hàng hoá bán được khi có MFN Về lý thuyết, sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tăng lên, lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị hàng hoá cũng tăng, điều này tạo nên động lực khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp sẽ tăng thêm số nhân công, đồng thời tăng cường việc sử dụng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng... Chính điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Thực tế xuất khẩu năm 2001 và 2002 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng đáng kể bất chấp ảnh hưởng của sự kiện 11-9 làm giảm mức tiêu dùng và nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Đơn vị: Triệu USD Năm Giá trị Năm 2001 2002 ( tháng 1 đến tháng 9) Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1.026,4 1.571 Nguồn: Vụ ngoại thương, cục thống kê Mỹ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng tương đối mạnh sau khi hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ được phê chuẩn và có hiệu lực. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã tăng 80% so với năm 2000, đạt 1026,4 triệu USD. Điều này cho thấy sau khi hiệp định thương mại được ký kết, bất chấp việc chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc cũng như quy chế đối xử quốc gia (cho đến ngày 10-12-2001) giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh. Điều này cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng được mở rộng và ngày một phát triển. Gần một năm sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh bởi mức thuế nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vào Mỹ đã giảm từ mức trung bình 40% xuống còn 3%. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1.026 triệu USD thì chín tháng đầu năm 2002 (sau khi hiệp định có hiệu lực) giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt 1.571 triệu USD, tăng 153% so với năm 2001. Dự tính đến cuối năm 2002, tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ nói chung và quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia nói riêng đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia là khá rõ nét. Một ví dụ điển hình là Campuchia, là một nước nhận được Quy chế Tối huệ quốc của Hoa Kỳ vào năm 1996. Kể từ đó, lượng hàng hoá nhập khẩu của Campuchia vào Hoa Kỳ đã tăng nhanh chóng, từ 4,2 triệu USD năm 1996 lên tới 102,9 triệu USD năm 1997 và 134,3 triệu USD vào năm 1998. Năm 1996, nếu giá trị lượng hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 4% tổng giá trị xuất khẩu của Campuchia thì sang năm 1998, tỷ trọng này đã là 21%, một sự gia tăng rất lớn. Cũng là một nước đang phát triển trong vùng Đông Dương, kinh nghiệm của Campuchia và thực tiễn tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cho thấy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm sắp tới chắc chắn sẽ tăng mạnh và Hoa Kỳ sẽ thành một trong những thị trường xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. 2. Tình hình xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam Hiện nay Việt Nam chủ trương nhập khẩu các hàng hoá công nghệ cao, các máy móc để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những máy móc mà Việt Nam hiện có hầu hết từ các nước xã hội trước kia, nay đã trở nên lạc hậu. Nếu Việt Nam không tiếp cận được các công nghệ mới thì không những Việt Nam sẽ không bao giờ thu hẹp được khoảng cách phát triển đồng thời nền kinh tế của Việt Nam sẽ không có đủ năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, Hoa Kỳ vốn là nước đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ. Đặc biệt, trong cơ cấu thương mại của Hoa Kỳ thì hàng hoá có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Đáng chú ý là các công nghệ nguồn không chỉ các nước đang phát triển mua mà ngay cả những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, các nước EU cũng phải mua từ Hoa Kỳ. Do có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này, các công ty Hoa Kỳ luôn chú trọng tăng cường đầu tư, sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng này. Qua phân tích trên ta có thể thấy thị trường Việt Nam và Hoa Kỳ phần nào bổ sung cho nhau. Việt Nam đang cần nhập khẩu nhiều máy móc công nghệ trong khi đó các mặt hàng này là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hoa Kỳ. Vì thế sau khi hiệp định thương mại được ký kết và phê chuẩn thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam. Theo cam kết trong Hiệp định, Việt Nam sẽ giành cho Hoa Kỳ quy chế đối xử thuế quan tối huệ quốc đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Mức cắt giảm thuế quan chủ yếu là từ 1/3 đến 1/2 so với mức thuế hiện hành, thực hiện theo lộ trình kéo dài 3 năm. Đặc biệt Việt Nam cam kết loại bỏ các hạn chế về số lượng đối với một loạt sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp như các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các sản phẩm cam quít, đồng thời cũng sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp phép. Trước đây, thị trường Việt Nam vốn có rất nhiều rào cản tuy nhiên tình hình nhập khẩu nói chung và nhập khẩu của Hoa Kỳ nói riêng vẫn tăng liên tục theo các năm. Vậy thì nay với những cam kết mở cửa thị trường hàng hoá như trên, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ ngày càng có điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Hơn nữa, Hiệp định thương mại được ký kết sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các tổ chức, cơ quan hỗ trợ xuất khẩu như EXIMBANK hay TDA hoạt động. EXIMBANK hay còn gọi là ngân hàng xuất nhập khẩu là một cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ, nhằm tài trợ và tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ. Trước hết, Ngân hàng sẽ giúp các công ty Hoa Kỳ khi có một chính phủ nước ngoài trợ cấp dưới giá thị trường cho một đối thủ cạnh tranh. Khi đó, ngân hàng có thể cung cấp các khoản trợ cấp hay cho vay đối với hàng hoá và dịch vụ Hoa Kỳ. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, đến tháng 5 năm 2002, EXIMBANK đang xem xét khoảng 10 đề nghị của các doanh nghiệp Hoa Kỳ về khoản tiền tài trợ trong các lĩnh vực như thiết bị xây dựng, bưu chính viễn thông, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng sân bay...tổng giá trị các dự án này vào khoảng trên 560 triệu USD và khả năng Ngân hàng sẽ tài trợ trên 85% tổng giá trị các dự án đó. Bên cạnh đó, TDA hay còn gọi là Cơ quan phụ trách phát triển và mậu dịch Hoa Kỳ. Cơ quan này cấp vốn cho các công trình nghiên cứu tính khả thi, các chương trình đào tạo và các hoạt động khác nhằm xúc tiến xuất khẩu Hoa Kỳ và trợ giúp tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Rõ rằng, khi hiệp định thương mại có hiệu lực thì các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động ở Việt Nam sẽ được sự đảm bảo từ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Điều này làm giảm rủi ro khi gia nhập thị trường đồng thời giúp cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ có được vị trí cạnh tranh ngang bằng với các doanh nghiệp từ các quốc gia khác. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ký kết, theo thống kê của Vụ ngoại thương, Cục thống kê Mỹ, giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam năm 2001 đạt 460 triệu USD tăng 63,2 triệu so với năm 2000( năm 2000, kim nghạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 396,8 triệu USD). Chỉ tính riêng chín tháng đầu năm 2002, giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 364 triệu USD, con số thực tế có thể còn cao hơn vì số liệu thống kê này chỉ dựa vào nguồn do cục hải quan Hoa Kỳ cung cấp, trong khi đó, con số thống kê của cục hải quan Hoa Kỳ không tính đến giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam qua nước thứ ba. Tuy giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam trong chín tháng năm 2002 không tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang thị trường Việt Nam ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. Bảng 6: Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ (5 nhóm hàng chủ lực và tổng kim nghạch) Đơn vị: Triệu USD Năm Mặt hàng 2000 2001 2001 (Đến tháng 5) 2002 (Đến tháng 5) Lò hạt nhân, máy móc có khí 78,3 78,9 28,0 33,7 Thiết bị điện và nghe nhìn 30,2 34,9 11,0 17,7 Bông 14,5 29,2 11,5 16,0 Chất dẻo 17,7 22,1 8,5 9,9 Phân bón 28,6 19,4 3,4 18,5 Tổng kim nghạch 330,5 393,8 138,9 186,3 Nguồn: USITC Năm 2001 mặc dù bị ảnh hưởng của sự kiện 11-9, nhưng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Hoa Kỳ sang Việt Nam vẫn đạt 393,8 triệu USD, so với 330,5 triệu USD năm 2000. Giá trị kim ngạch gia tăng năm 2001 so với năm 2000 là chưa rõ nét bởi người Hoa Kỳ vẫn còn bàng hoàng về cơn ác mộng của mình. Tuy nhiên tính đến tháng 5 năm 2002 thì thực sự Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu của Hoa Kỳ. Chỉ riêng năm tháng đầu năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ sang Việt Nam đã tăng mạnh mẽ, đạt 186,3 triệu , tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 47,4 triệu USD. Thời gian gần đây, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục diễn ra tương đối sôi động. Đến cuối năm chắc chắc giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng còn tăng mạnh. Theo các chuyên gia dự báo, thì có thể tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Hoa Kỳ sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Trong đó cần phải thấy được thị trường Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn là về thiết bị hạt nhân, máy móc cơ khí. Năm tháng đầu năm 2002, giá trị nhập khẩu mặt hàng này đạt 33,7 triệu USD, tăng 5,7 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, việc Việt Nam giảm số lượng phân bón kém chất lượng từ Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng vọt. Năm tháng đầu năm 2002 giá trị nhập khẩu phân bón từ Hoa Kỳ đạt 18,5 triệu USD, so với 3,4 triệu USD cùng kỳ năm ngoái và 10,6 triệu USD vào năm 2000. Có thể thấy Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã tạo cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ cơ hội hết sức thuận lợi khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Khi hiệp định thương mại có hiệu lực, Việt Nam có lợi rất lớn vì có thể mua được công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ. Trước đây, khi chưa mở cửa buôn bán với Hoa Kỳ thì Việt Nam chỉ có thể mua công nghệ từ Châu Âu, Nhật Bản hoặc thậm chí là các nước NICs (New Industrial Countries-Các quốc gia công nghiệp mới) như Singapre, Hàn Quốc...mà hầu hết công nghệ từ các nước này là công nghệ do Hoa Kỳ chuyển giao, do vậy nếu chỉ nhập khẩu lại công nghệ từ các nước này thì Việt Nam ngày sẽ càng tụt hậu về công nghệ so với các quốc gia khác trên thế giới. Vì thế khi tiếp cận được với hàng hoá của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ có cơ hội mua được những công nghệ nguồn, từ đó góp phần thực hiện được chủ trương đi tắt đón đầu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong những năm sắp tới, đặc biệt là sau khi Việt Nam hoàn thành việc giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan như đã cam kết trong Hiệp định thương mại thì khả năng tiếp cận công nghệ nguồn của Hoa Kỳ sẽ ngày càng được mở rộng. 3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Như đã đề cập ở trên, tính bổ sung giữa hai nền kinh tế, cùng tính đa dạng của thị hiếu và nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ cũng đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam bước đầu tìm được chỗ đứng cho một số mặt hàng cần nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp, chất lượng vừa phải trên thị trường Hoa Kỳ. Ngoại trừ nhiên liệu khoáng và dầu mỏ, các mặt hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là nông-thuỷ, hải sản chế biến, hàng dệt may, giày dép và đồ da...Đây là những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng bởi tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ, có kỹ thuật, tài nguyên về thuỷ, hải sản, khoáng sản phong phú và trên hết nó phù hợp với cơ cấu phát triển hàng hoá Việt Nam trong giai đoạn kinh tế hiện nay. Mặt khác kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán với Hoa Kỳ, nên không còn phải chịu sự chênh lệch giữa thuế MFN và không MFN cho nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng có ưu thế cạnh tranh so với các nước khác. 3.1. Hàng dệt may Hoa Kỳ là nước luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt và may mặc. Nhóm hàng dệt may cũng là một trong những nhóm hàng nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ với nhu cầu về mẫu mã hết sức đa dạng. Mỗi năm, Hoa Kỳ nhập khẩu tới hàng chục tỷ USD hàng dệt may với sức mua ngày càng tăng: Năm 1994 là 43 tỷ USD, năm 1995 là 50 tỷ USD, đến năm 1998, 1999 con số này đã tăng lên tới gần 60 tỷ USD. Năm 2001, Mỹ nhập khẩu 75,438 tỷ USD. Trung bình giá trị nhập khẩu hàng dệt may chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong khi đó, ngành dệt may phát triển mạnh ở Việt Nam vì có lợi thế là lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu gần 1,8 tỷ USD hàng dệt may ra nước ngoài. Tuy trước đây, thị trường Mỹ không phải là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ không ngừng tăng trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. Bảng 7 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ Đơn vị: Triệu USD Năm Mặt hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002(tháng 1 đến tháng 9) Hàng dệt 3,59 5,32 7,10 11,20 16,80 17,3 234,75 Hàng may 20,01 20,60 21,34 25,20 29,90 28,0 365,25 Tổng cộng 23,60 25,92 28,44 36,40 46,70 45,3 650 Nguồn : USITC Trade Database Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may may liên tục tăng, năm 1997 đạt 25,92 triệu USD, năm 2000 đạt 46,70 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 1997. Nếu đem so sánh giá trị xuất khẩu nhóm hàng này năm 2000 với giá trị xuất khẩu năm 1996 thì sau 4 năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng 16,2 lần, chiếm 7,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2000. Tuy nhiên, năm 2001 giá trị xuất khẩu hàng dệt may không tăng, trái lại giảm 1,4 triệu USD. Nguyên nhân sự sụt giảm trên một phần là do các doanh nghiệp may mặc Việt Nam dừng lại để xem xét, chuẩn bị trước khi hiệp định có hiệu lực. Sau khi hiệp định có hiệu lực, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã gia tăng mạnh mẽ. Theo thống kê của bộ thương mại, tính đến tháng 9 năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt 650 triệu USD, vượt dự kiến của toàn ngành dệt may đầu năm là 350 triệu USD ( toàn ngành may mặc dự kiến giá trị xuất khẩu hàng may mặc sẽ đạt 300 triệu USD vào năm 2002). Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sẽ đạt khoảng 850 triệu USD trong năm nay. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, đạt được kết quả xuất khẩu trên là do những cố gắng và nỗ lực của ngành dệt may, đặc biệt là sự vận động của các doanh nghiệp trong chiến lược xâm nhập thị trường Mỹ. Nhưng nhân tố quyết định chính là những ưu đãi về thuế quan và những quy định thuận lợi mà hiệp định thương mại Việt Mỹ mang lại. Khi hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ có hiệu lực thì hàng dệt may được hưởng quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia, làm cho thuế suất đối với mặt hàng này giảm mạnh. Bảng 8: Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với một số loại hàng dệt may Đơn vị: % Tên hàng Mã HS Thuế suất phi MFN Thuế suất MFN Mức thuế chênh lệch áo khoác ngoài vải bông 6202.12 90 9,1 79,9 áo khoác từ sợi nhân tạo 6202.13.10 60 4,5 55,5 Quần dài, quần sooc bằng sợi tổng hợp 6103.43.15 72 28,9 43,1 áo sơ mi cotton cho nam và trẻ em nam 6105.10.00 45 20,2 24,8 Bộ quần áo thể thao bằng bông 6112.11.00 45 15,7 29,3 Bộ quần áo thể thao bằng sợi tổng hợp 6112.12.00 72 28,9 38 Bộ Pyjama bằng bông 6108.21.00 90 9,1 79,9 Nguồn: Bảng mã HS của Hải Quan Hoa Kỳ Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ phân biệt rõ rệt giữa thuế suất tối huệ quốc (MFN) và thuế suất phi tối huệ quốc (phi MFN) (Là thuế suất đánh vào hàng hoá của nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc). Nhìn chung, thuế phi MFN rất cao, thường từ 40%-70%, có mặt hàng lên tới 90%.Mức chênh lệch giữa thuế phi MFN và thuế MFN là rất lớn, trung bình từ 30% đến 40%. Chính mức chênh lệnh của hai loại thuế suất này mà hàng hoá Việt Nam khó có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước trên thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù, hàng dệt may là một thế mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Vì giá gia công các sản phẩm dệt may của Việt Nam khá thấp, trong khi chất lượng lại đảm bảo vì Việt Nam thường chỉ gia công theo đơn đặt hàng còn mẫu mã, công nghệ là của đối tác nước ngoài. Việt Nam xuất khẩu tương đối mạnh mặt hàng này sang thị trường nước ngoài. Năm 1996 tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 1.150 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ đạt 23,60 triệu USD. Đến năm 1999, kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 1.747 triệu USD, trong đó kim nghạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 36,40 triệu USD. Nguyên nhân chính là do Việt Nam phải chịu mức thuế cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan...Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 2.000 triệu USD, so với năm 1996, tổng kim nghạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gần gấp đôi, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 45,3 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 1996 tuy nhiên chỉ chiếm 2,25% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng gấp đôi tuy nhiên giá trị này chưa thực sự xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Tính đến tháng 9 năm 2002, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 650 triệu USD, chiếm 27% tổng kim nghạch xuất khẩu của toàn nghành và chỉ đứng sau thị trường EU . Điều này cho thấy ảnh hưởng của hiệp định thương mại hết sức quan trọng, đây là yếu tố quyết định sự gia tăng mạnh mẽ giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. So sánh thực trạng chế độ thương mại (trước khi hiệp định thương mại có hiệu lực) đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ và EU có thể làm rõ thêm nhận xét trên. Bảng 9 : Chế độ thương mại của EU và Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam trước khi hiệp định thương mại có hiệu lực Thị trường Chế độ thương mại đối với Việt Nam EU Hạn nghạch, thuế suất GSP Hoa Kỳ Không hạn nghạch, thuế suất phi MFN Chế độ thương mại giữa hai nước hoàn toàn khác nhau, do vậy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang hai thị trường này cũng có sự khác nhau rõ rệt. Bảng 10 : Kim nghạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ và EU Đơn vị tính: Triệu USD Stt Mặt hàng 1997 1998 1999 EU Hoa Kỳ EU Hoa Kỳ EU Hoa Kỳ 1 Quần áo, hàng may sẵn , không dệt kim, đan móc 440,2 20,6 436,9 21,4 499,7 25,2 2 Quần áo, hàng may sẵn, thuộc loại dệt kim, đan móc 85,8 5,3 78,5 7,1 88,4 11,2 Nguồn: - Eurostat - USITC Database Mặt hàng may mặc của Việt Nam là một trong những mặt hàng ma

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docntt-lv.doc
  • docmucluc.doc
Tài liệu liên quan