Đề tài Tác động của hiêph định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ tới môi trường đầu tư của Việt Nam

 Tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay , phần nào chứng minh dự báo trên của Bộ Thương mại là hoàn toàn có cơ sở cụ thể :

 Trong 10 tháng đầu năm 2002 đã đạt được những thành tựu sau :Một số mặt hàng tăng mạnh như cao su tăng 46,09% ,thủ công mỹ nghệ tăng 44,8% , dệt may tăng 30% , giày dép tăng 18,9% . tuy nhiên vẫn có một số nặt hàng tăng thấp thậm chí giảm ví dụ: gạo , cà phê.

 Nếu tính chung cho toàn bộ nền kinh tế trong mười tháng đầu năm , kim ngạch xuất khâủ tăng 5,95% so với cùng kỳ năm 2001. Nếu tính cả tháng 11,tỷ lệ này còn cao hơn cụ thể : xuất khẩu tháng 11ước đạt 1,52 tỷ $ ( số liệu báo đầu tư ngày 22/11/2002) . nâng tổng kim ngạch 11 tháng đạt khoảng 14,963 tỷ $ tăng 8,31% so với cùng kỳ năm ngoái . Chỉ trong 11 tháng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 98% kế hoạch , giày dép đạt 90,2% kế hoạch và dầu thô đạt 90,2% kế hoạch .

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của hiêph định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ tới môi trường đầu tư của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng, nguyên tử, dịch vụ tài chính. Hiệp định cũng ghi cụ thể những loại dự án Việt Nam chỉ cho đăng ký nếu đi kèm vùng phát triển nguyên liệu như sản xuất giấy, đường... hoặc phải xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm như sản xuất xi măng, thuốc lá, phân bón, bột giặt... Chương này cũng nói rõ, các Công ty Mỹ phải đóng góp ít nhất 30% vốn trong lĩnh doanh, chưa được thành lập Công ty Cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn củam ột Công ty cổ phần hoá, những ràng buộc này sẽ chỉ duy trì trong mvòng 3 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Chương 5 - Dành cho việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường còn chương 6 nói về những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo, chủ yếu đề cập đến việc khi nào luật pháp có thay đổi mà ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì phải công bố cho doanh nghiệp biết trước khi có hiệu lực, phải cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin kinh tế, cho phép họ góp ý vào dự thảo luật lệ liên quan đến hoạt động của họ. Chương 7 dành cho những điều khoản chung gồm các vấn đề tối huệ quốc về giao dịch và chuyển tiền qua biên giới. Không cung cấp những thông tin về an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích an ninh mỗi bên. Hai bên lập ra uỷ ban hỗn hợp và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chuyên đảm bảo về thực thi hiệp định một cách thuận lợi.... Cuối cùng là các vấn đề về điều khoản cuối cùng, hiệu lực, thời gian, đình chỉ và kết thúc. II- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ với môi trường đầu tư. Như vậy việc dành cho nhà đầu tư Hoa Kỳ môi trường đầu tư thuận lợi cũng tạo điều kiện để Việt Nam thu hút FDI từ các nước khác. Hiện nay hiệp định đã được hai viện Mỹ thông qua và Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn. Hiệp định yêu cầu xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc Mỹ và nước ngoài đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước sẽ tạo cạnh tranh, giảm giá thành do xoá bỏ độc quyền có lợi cho người tiêu dùng và giúp Việt Nam có cơ hội nắm thông tin, mở rộng thị trường, nhất là thị trường nước ngoài. Nó cũng giúp xoá bỏ các nhân tố bóp méo các quan hệ của thị trường tài chính -tín dụng của Việt Nam; đồng thời buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đầu tư không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại đổi mới phương thức quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Do mức thuế nhập khẩu của hàng hoá, Việt Nam vào Mỹ giảm xuống bằng mức của các nước đang phát triển khác. Thuế nhập khẩu nói chung từ 40-60% xuống còn 3%. Ngay lập tức việc này có lợi cho ngành dệt may, giầy dép. Đầu tư nước ngoài vào những ngành này sẽ tăng đáng kể trong thời gian sắp tới. Hiệp định này sẽ mở ra cơ hội phát triển các hoạt động khác như: du lịch; văn hoá, giáo dục đào tạo, giúp Việt Nam khai thác có hiệu quả tiềm năng về vốn và chất xám của lực lượng Việt Kiều Mỹ phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đồng thời đẩy mạnh thu hút FDI vào các lĩnh vực trên. Qua trên ta nhận xét mối quan hệ giữa Hiệp định thương mại Việt - Mỹ với môi trường đầu tư của Việt Nam như sau: Tăng cường thúc đẩy quan hệ đầu tư trước hết từ phía nước Mỹ đối với Việt Nam. Thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ và khả năng khai thác lớn với công nghệ cao, công nghệ nguồn và công nghệ lưỡng dụng. ? Hiệp định có hiệu lực, chúng ta mở thêm được một thị trường mới vào loại lớn nhất thế giới với nhu cầu phong phú (hàng năm nhập khẩu hơn 1000 tỷ USD), Hoa Kỳ cũng là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Điều đó tạo điều kiện cho nhiều loại hàng hoá có thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Mặt khác, nước ta có cơ hội thu hút nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, từng bước tiếp cận nền kinh tế tri thức. ? Tạo môi trường về chính trị, an ninh ổn định hơn, giúp cho môi trường đầu tư thuận lợi, yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khác vào Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích kinh tế có lợi cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh, lợi thế hơn ngay cả tình huống phải tiến hành đấu tranh quốc phòng an ninh. Trong bối cảnh nhất định, vì lợi ích kinh tế, các đối tác bao gồm các Công ty, các tập đoàn tư bản và đại diện của họ trong chính quyền cũng có thể lên tiếng ủng hộ, bảo vệ lợi ích của hai nước khi nảy sinh những bất động lớn trong quan hệ giữa nước ta với các nước khác (kể cả Mỹ) về quốc phòng an ninh. Đây là điều kiện hết sức cần thiết vì một nước muốn thu hút nguồn FDI thì yếu tố ổn định an ninh chính trị cũng được xem là điều kiện hàng đầu cho dòng chảy FDI vào nước mình. ? Thông qua quan hệ thương mại dịch vụ, thương mại hàng hoá (xuất nhập khẩu) giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam bằng các chiến lược đầu tư. Thật vậy, qua hiệp định này. Hàng hoá của Việt Nam sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường Mỹ nhiều hơn, đồng thời Việt Nam sẽ nhập khẩu máy móc thiết bị của Mỹ được thuận lợi hơn. Thế nhưng thị trường Mỹ là thị trường nhu cầu phong phú song khách hàng cũng rất "khó tính". Vì vậy Việt Nam cần đầu tư vào hàng hoá, dịch vụ của mình nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường marketing quốc tế. Muốn thế Việt Nam sẽ phải lập ra danh mục những mặt hàng lợi thế xuất khẩu để gọi vốn đầu tư FDI thông qua rất nhiều ưu đãi khuyến khích của khu vực này trong quy hoạch và chiến lược phát triển ngành (đặc biệt là ưu đãi về thuế quan). ? Phạm vi thu hút FDI của Việt Nam cũng sẽ được mở rộng ra, đặc biệt là các nước ta bản khác sau Mỹ mà lâu nay vẫn chịu sự khống chế của Mỹ, nhất là các tập đoàn tư bản siêu quốc gia và xuyên quốc gia. Hoa Kỳ là quốc gia lớn, vai trò chi phối nhiều tổ chức quốc tế như: WTO, IMF, WB, ADB, APEC... nên hiệp định này có hiệu lực cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta sớm gia nhập WTO. ? Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Để thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại Việt - Mỹ hướng tới gia nhập WTO và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Việt Nam tiến hành sửa đổi hoàn thiện pháp luật của mình phù hợp với môi trường pháp luật quốc tế. Tạo khung pháp luật hoàn chỉnh hơn cho việc quan hệ quốc tế về mọi lĩnh vực. Chương 2 tác động của hiệp định thương mại Việt-mỹ đến môi trường đầu tư Việt Nam 1. Quan điểm xem xét sự tác động của hiệp định thương mại Việt-Mỹ đến môi trường đầu tư Việt Nam Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa kỳ được ký ngày23/7/2000 ,sau đó được hai nước thông qua vào cuối năm 2001 .Đây là một hiệp định đồ sộ nhất mà Việt Nam đã từng ký kết với các nước , bao gồm rất nhiều khoản mục .Do đó nó ảnh hưởng đến Việt Nam trên nhiều phương diện , trong đó có môi trường đầu tư . Dưới đây đưa ra quan điểm khi xem xét sự tác động của hiệp định thương mại Việt-Mỹ (HĐTM) đến môi trường đầu tư của Việt Nam : Thứ 1: chỉ xem xét một số thuộc môi trường đầu tư chịu tác động mạnh bởi hoạt HĐTM , mà những yếu tố này có tác động lớn đến môi trường đầu tư của Việt Nam , còn một số yếu tố chịu tác động ít thì ở đây không xem xét ví dụ : môi trường điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên ,khí hậu ,nguồn nước... bởi những yếu tố này nó hầu như không chịu tác động của hiệp định . Thứ 2: quan điểm ở đây xem xét sự tác động trong ngắn hạn và dài hạn ,bởi HĐTM nó nó có nhiều điều khoản phức tạp ,có những điều có hiệu lực ngay tức thì ,lại có những điều phải sau một khoảng thời gian mới có hiệu lực ,do đó cần phải xem xét trong ngắn hạn và dài hạn . 2. Sự tác động của hiệp định thương mạ Việt-Mỹ đối với môi trường đầu tư của Việt Nam 2.1. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tăng lòng tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vaof Việt Nam . Ngay sau khi Mỹ kết thúc chiến tranh ở Việt Nam ,Mỹ đã thực hiện ngay lệnh cấm vận Việt Nam . Đây là hình thức rất thù địch của Mỹ , điều này đã tác động rất lớn đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam , đặc biệt là các quốc gia thân cận Mỹ ,vì thế lĩnh vực thương mại và đầu tư giữa ta và Mỹ diễn ra rất nhỏ bé . Điều này đã tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam . Sau khi Mỹ từ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam . thời kỳ này ta đã tăng cường mở rộng cánh cửa nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài ,ngay sau đó vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng ,ngay cả vốn đầu tư của Mỹ cũng tăng lên đáng kể nó được thể hiện qua bảng sau Bảng 1: Năm Số dự án % Số vốn đăng ký (nghìn USD) % 1991 1 1,1 2.282 0,19 1993 1 1,1 200 0,02 1994 12 13,19 120.310 10,18 1995 18 20,88 391.871 33,65 1996 16 17,58 159.722 13,51 1997 12 13,19 98.544 8,34 1998 15 16,48 306.955 25,96 1999 14 15,38 96.352 8,15 10/6/2000 1 1,1 - - Tổng cộng 90 100 1.176236 100 Nguồn: tạp chí nghiên cứu kinh tế và phát triển Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư vào Việt Nam từ Mỹ tăng mạnh từ năm 1994 ,đây cũng là năm tổng thống Mỹ bã bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam . Điều đó nói nên rằng ngay sau khi Việt Nam và Mỹ có quan hệ bình thường thì lượng vốn đầu tư ngay lập tức tăng lên.Như vậy sau khi Việt Nam và Mỹ ký kết HĐTM nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam . Không chỉ có vốn đầu tư từ Mỹ mà từ các nước khác cũng tăng lên , điều này có thể được lý giải như sau : khi các nhà đầu tư của Mỹ vào Việt Nam thì họ luôn tìm mọi cách để bỏ vệ lợi ích của mình khi có những bất chắc xẩy ra , do họ là các nhà tư bản do đó những điều họ làm suất phát từ các lợi ích của họ . Mặt khác các nhà đầu tư có tiếng nói rất lớn đối với chính phủ do đó chính phủ sẽ có tác động để cản trở các hoạt động làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư Mỹ. Điều này khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam, không chỉ có các nhà đầu tư Mỹ mà các nhà đầu tư từ các nước cũng tự tin hơn khi đầu tư vào Việt Nam do phần nào được bảo đảm về mặt lợi ích hơn là khi chưa có hiệp định . Ngoài ra HĐTM còn điều kiện thuận cho phía Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO , nó có ý nghĩa rất lớn đối với cả thương mại và đầu tư . Tóm lại : khi HĐTM được thông qua làm tăng uy tín của Việt Nam trên trưồng quốc tế và tăng lòng tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam . 2.2 Hiệp định thương mại tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Khi chúng ta ký kết HĐTM , chúng ta phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu , đồng thời ta cũng được hưởng thuế thuế nhập khẩu sang Mỹ cũng ưu đãi hơn , điều này đã tác động đến thu ngân sách và quy mô xuất khẩu của Việt Nam . a. Đánh giá tác động của HĐTM đối với một số biến kinh tế vĩ mô do việc giảm thúê nhập khẩu . Bảng 2: Bảng 2 biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô do việc giảm thuế nhập khẩu theo BTA Chỉ tiêu Ngắn hạn Dài hạn GDP thực 0,052 0,055 Tổng tiêu dùng xã hội 0,00 0,065 Việc làm 0,10 0,00 Tổng vốn tích luỹ 0,00 0,20 Tổng vốn đầu tư 0,00 0,20 Chỉ số giá ( CPI) -0,10 -0,10 Nguồn :tổng cục thuế sử dụng chương trình tính CGE/CIEM-CIE Trong bảng trên BTA đó tính thuế bình quân theo hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ Có thể lý giải các kết quả của bảng 2 như sau : Khi thuế nhập khẩu theo BTA thấp hơn theo MFN ( theo quy chế tối huệ quốc) nó khiến số lượng hàng hoá của Mỹ vào Việt Nam nhiều hơn .Trong khi giá lại thấp hơn do được hưởng mức thuế suất thấp . Vì vậy dẫn đến chỉ số giá CPI giảm suống 0,1% , việcgiảm này dấn đến tổng tiêu dùng trong dài hạn sẽ tăng 0,06% Ngoài ra nhờ việc giảm thuế nhập khẩu đã tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước tăng 0,1% trong thời gian trước mắt do sự gia tăng của ngành may mặc , giày dép ( tăng 0,59%) và thương mại tăng 0,19% . Bảng 3: Bảng 3: biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô do việc giảm thuế và tăng xuất khẩu 5% Chỉ tiêu Ngắn hạn Dài hạn GDP thực 0,23 0,26 Tổng tiêu dunngf xã hội 0,00 0,44 Việc làm 0,39 0,00 Tổng vốn tích luỹ 0,00 0,81 Tổng đầu tư 0,00 0,81 Chỉ số giá (CPI) 0,15 0,36 Nguồn : tổng cục thuế –sử dụng chương trình CGE/CIEM-CIE Do ta được hưởng mức tính thuế suất bình thường khi xuất khẩu sang Mỹ , do đó xuất khẩu có thể tăng 5% . Điều này tác động làm tăng GDP 0,23% trong ngắn hạn và 0,26% trong dài hạn . Tổng tiêu dùng xã hội cũng vì thế mà tăng lên 0,44% trong dài hạn . Tổng vốn tichs luỹ và mức đầu tư dài cũng tăng lên 0,81% ,đó là do khả năng mở rộng và đổi mới của ngành giày dép tăng 2,37% hoá chất tăng 0,36% , khai thác tăng 0,51% . Như vậy, nhờ viẹc giảm thuế nhâpk khẩu vào Việt Nam và giẩm thuế xuất khẩu sang Mỹ , đã tác động đến tăng GDP của Việt Nam . Không chỉ tăng trong ngắm hạn mà tăng trong dài hạn hay nói cách khác tăng một cách bền vững . b. Tác động đến thu chi ngân sách : Tác động ngắn hạn : Bảng 3 ta thấy GDP tăng trong ngắn hạn0,23% , việc làm tăng 0,4% . DO đó số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tương ứng 0,12% , đặc biệt số thu thuế tài nguyên tăng lên đến 24% trong ngắn hạn ( nguồn : tổng cục thuế sử dụng chương trình CGE/CIEM-CIE chương trình đánh giá sự tác động của HĐTM đến thu thuế của Việt Nam ) Tổng hợp số thu thuế nội địa trong ngắn hạn tăng 1,26% Tác động đến trung và dài hạn : Trong giai đoạn dài hạn , do tổng tiêu dùng xã hội tăng 0,4% ( bảng 3) . Xuất phát từ hoạt động tăng mạnh , làm cho thuế giá trị gia tăng tăng 0,44% và thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 0,51% ,thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân về dài hạn cũng đều tăng lên . Bảng 4: Chỉ tiêu Ước số thu 2001 Dự báo trong ngắn hạn Chênh lệch % thay đổi Dự báo trong dài hạn Chênh lệch % thay đổi Tác động trực tiếp -453,36 -3,02 -453,36 -3,02 Tác động gián tiếp 271,15 2,08 326,43 2,17 Tổng hợp 89177 89221,09 44,09 0,05 89276,46 99,46 0,11 Nguồn : tổng cục thuế dựa trên mô hình CGE1996 của Việt Nam c. Tác động đến xuất khẩu : HĐTM được thông qua sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ , đây là một thị trường hấp dấn đối với nhiều quốc gia và cả Việt Nam . Thu hút sự quan tâm của nhiều nhầ xuất khẩu bởi lẽ nguươì tiêu dùng Mỹ không khó tính như những thị trường khác ví dụ EU, Nhật Bản ... Trước thời điểm HĐTM dược thông qua , hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ rất khó khăn , phải cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp của các nước khác cùng co mặt hàng tại thị trường Mỹ . Như vậy hàng hoá của Việt Nam phải chịu mức thuế suất trung bình cao khoảng từ 49%-60% Khi HĐTM được thực thi , các trở ngại trên bị dỡ bỏ , các doanh nghiệp Việt Nam được bình đẳng với các doanh nghiệp khác khi tiếp cận thị trường Mỹ ,do Việt Nam được đối sử tối huệ quốc hay theo cách gọi của mỹ là được hưởng điều kiện thương mại bình thường , trong đó quan trọng là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm đáng kể . Theo cách tính của bộ thương mại , tổng mức thuế đáng vào hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ( bao gồm 42 mặt hàng ) được hưởng điều kiện thưoưng mại bình thường thì mức thuế suất bình quân sẽ giảm từ 35% xuoóng còn 4,9% . Mặt khác cũng theo thông tin của bộ thương mại dự báo ràng : HĐTM có tác dụng thúc đẩy hàng Việt Nam sang Mỹ dự kiến tăng 30%-35%/năm và đến đầu năm 2005 kim ngạch giữa ta và Mỹ sẽ đạt khoảng 2,8-3 tỷ $ . Tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay , phần nào chứng minh dự báo trên của Bộ Thương mại là hoàn toàn có cơ sở cụ thể : Trong 10 tháng đầu năm 2002 đã đạt được những thành tựu sau :Một số mặt hàng tăng mạnh như cao su tăng 46,09% ,thủ công mỹ nghệ tăng 44,8% , dệt may tăng 30% , giày dép tăng 18,9% ... tuy nhiên vẫn có một số nặt hàng tăng thấp thậm chí giảm ví dụ: gạo , cà phê... Nếu tính chung cho toàn bộ nền kinh tế trong mười tháng đầu năm , kim ngạch xuất khâủ tăng 5,95% so với cùng kỳ năm 2001. Nếu tính cả tháng 11,tỷ lệ này còn cao hơn cụ thể : xuất khẩu tháng 11ước đạt 1,52 tỷ $ ( số liệu báo đầu tư ngày 22/11/2002) . nâng tổng kim ngạch 11 tháng đạt khoảng 14,963 tỷ $ tăng 8,31% so với cùng kỳ năm ngoái . Chỉ trong 11 tháng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 98% kế hoạch , giày dép đạt 90,2% kế hoạch và dầu thô đạt 90,2% kế hoạch ... Mức tăng tổng kim ngạch 8,31% là điều rất đáng nói bởi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2001 đạt thấp ( dưới 4%) . Như vậy , tỷ lệ xuất khẩu này là tind hiệu khả quan cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài , đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng có tiềm năng lớn . Như vậy , HĐTM đã mở ra thi trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam , mở ra các cơ hội làm ăn mới đầy hấp dấn .... Ngoài ra do được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp các sản phẩm từ Mỹ , điều này tạo điều kiện tốt cho các doannh nghiệp trong nước hạ thấp được chi phí sản xuất , chủ yếu là giảm nguyên vật liệu đầu vào . Đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều nguyên vật liệu đầu vào thông qua nhập khẩu . Vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi khi thâm gia vào Việt Nam . 2.3. HĐTM tác động đến công nghệ và trình độ quản ký của Việt Nam . HĐTM sẽ tạo cho các nhà đầu tư Mỹ yên tâm rằng ở Việt Nam có một môi trường kinh doanh lành mạnh , hệ thống pháp luật và chính sách về thương mại và đầu tư đúng “ luật chơi “ , đảm bảo và bảo vệ tốt lợi ích của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước . Khi các nhà đầu tư Mỹ tham gia vào Việt Nam , ta có điều kiện để tiếp thu được những công nghệ nguồn hoặc ít ra cũng gần nguồn từ phía Mỹ . THực hiện theo đúng phương châm của đảng đi tắt đón đầu , tiếp thu nhanh chóng những công nghệ hiện đại để tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới . Mặt khác HĐTM không chỉ có tác dụng tăng khả năng thu hút FDI từ Mỹ mà vả các nước và khu vực khác trên thế giới vào Việt Nam do trong HĐTM quy định cắt giẩm thuế suất thuế nhập khẩu không chỉ với Mỹ mà đối với cả các nước đã ký kết hiệp định song phương riêng với Việt Nam . Hiện nay HĐTM mới đuợc thực thi chưa lâu do đó để thấy được sự tác động của nó đối với môi trường công nghệ của Việt Nam là rất khó . Qua tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị 10 tháng 2002 dưới đây ta có thể thấy phần nào sự tác động của nó đến môi . 10 tháng đầu năm 2002 ta nhập khoảng 3 tỷ $, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái : Trong khi cả năm 2000 chỉ đạt xấp xỉ 2,48 tỷ $ , năm 2001 đạt xấp xỉ 2,7 tỷ $. 2.4 HĐTM tác động đến môi trường chính sách luật pháp : Ngay sau khi HĐTM Việt Nam _Hoa Kỳ có hiệu lực phải cắt giảm 244 dòng thuế trong thời hạn 3 năm theo quy định của điều khoản tối huệ quốc (MFN) của hệ thống hiệp định thương mại song phương , việc căt giảm này sẽ đuợc áp dụng không chỉ với Mỹ mà còn đối với toàn bộ các nước đã ký hiệp đinhj thương mại riêng đối với Việt Nam .Như vậy, nó sẽ có ảnh hưởng đến thuế suất chung trong biểu thuế của quy chế tối huệ quốc . Trong chương IV phát triển quan hệ thươnng mại và đầu tư : có quy định Mỹ được phép góp vốn , tăng vốn và tăng đầu tư bằng bất kỳ đồng tiền nào , kể cả tiền của Việt Nam từ mọi hoạt động hợp pháp tại Việt Nam . NHƯ vậy ,nó buộc ta phải thay đổi một số chính sách quản lý đầu tư trước đây để phù hợp với hiệp định . Tóm lại: HĐTM tạo cho Việt Nam thay đổi chính sách luật pháp phù hợp hơn với thông lệ quốc tế , phù hợp với quy định của WTO. Bởi luật pháp của Mỹ có những quy định với các quy định của các tổ chức quốc tế . 2.5 HĐTM tác động đến an ninh chính trị . Qua trên ta thấy HĐTM có tác động rất lớn đối với môi trường đầu tư của Việt Nam , cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam phf hợp với thông lệ quốc tế ,tăng khả năng thu hút FDI . Vởy tại sao đầu tư nước ngoài 10 tháng đầu năm lại đạt thấp chỉ 1,13 tỷ $ . Trong khi mục tiêu đặt ra là trung bình trong năm mỗi năm 2001-2005 đạt trên 2 tỷ $ cụ thể :trong khoảng thời gian 2001-2005 huy động 12tỷ $. Vấn đề này có thể được lý giải như sau : Thứ nhất : HĐTM có tác dụng rất lớn đối với môi trường đầu tư Việt Nam nhưng nó chỉ là một trong những yếu tố có tác dụng tốt cho ta tăng khả năng thu hút FDI .Trong khi các yếu tố khác của ta được xem là kém sức cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực , đặc biệt là Trung quốc . Thứ hai :Trung quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO dẫn đén thu hút ạnh mẽ FDI . Mặt khác môi trường đầu tư của Việt Nam ít hấp dẫn hơn (một cách tương đôí so với Trung Quốc) . Thứ ba: các chi phí chung gian ,chi phí đầu vào của các sản phẩm và dịch vụ ở nước ta còn cao , do bị chi phối bởi các ngành hoặc doanh nghiệo độc quyền .Trong khi các văn bản pháp quy về nội dung này lại thuộc chính những ngành hay doanh nghiệp độc quyền xây dựng dấn đến những vướng mắc trong giải quyết mặt bằng ,... Thứ tư :Sự điều hành kém hiệu quả và hiệu lực của bộ máy công quyền . Giới phân tích cho rằng khoảng cách thời gian giữa đại hội đảng và quốc hội khoá mới quá dài , kéo theo sự hình thành và hoàn thiện cơ cấu bộ máy hành chính . Thứ năm: Nhiệm kỳ mới quá lâu tác động đến chất lượng và hiệu quả điều hành kế hoạch đầu tư và sản xuất trong hai năm nay . Thứ sáu:Việc hoàn thành hệ thống pháp luật để nâng cao thính cạnh tranh cũng chậm trễ , chậm sửa đổi bổ sung các văn bản quy đinh chi tiết luật đầu tư nước ngoài về quy chế KCN, KCX ... Thứ bảy: Chưa chuẩn bị tốt các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài . danh mục 2001-2005 mới được hoàn thiện năm 2002 : Thuyết minh về nội dung và mục tiêu các dự án còn rất sơ sài , do phần lớn các dự án chưa được chuẩn bị ở mức nghiên cứu tiền khả thi . Vì vậy hoạt động xúc tiến đầu tư có được tăng cường trong năm nay nhưng kết quả thấp , cần khắc phục các tồn tại trên: III- Các hạn chế và thách thức trong việc thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Hạn chế: - Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng tạo ra khả năng những lực lượng thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại đầu tư, sở hữu trí tuệ... để chống phá Việt Nam vốn quan hệ phức tạp với Mỹ do lịch sử để lại. Việc Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là "Đạo luật nhân quyền Việt Nam" ngày 7/9/2001 cũng đã nói lên điều đó. Mặt khác các lực lượng phản động, tiêu cực, thoái hoá biến chất trong nước cũng có thể lợi dụng hiệp định này và phối hợp với các thế lực thù địch bên ngoài để phá hoại kinh tế nước ta. Ngoài ra còn phải kể đến những hệ quả phi kinh tế nảy sinh những tiêu cực về văn hoá, xã hội, môi trường, dân tộc, tôn giáo. - Qua vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá Tra, cá Basa như vậy thực chất vấn đề Mỹ ban hành đạo luật cản trở việc nhập khẩu Catfish của các nước trong đó có Việt Nam là đã dựng lên rào cẩn thương mại, đi ngược lại với tinh thần Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Thách thức: - Hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động: nhiệm vụ nặng nề không chỉ ở số lượng phải sửa đổi, bổ sung (24 văn bản), cần ban hành mới (29 văn bản)... mà còn sửa đổi bổ sung trên cơ sở hiểu rõ nội hàm của các khái niệm, thuật ngữ. Mặt khác, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng chưa được hoàn chỉnh, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập. - Vấn đề giải quyết tranh chấp quyền khiếu kiện và quyền được tham gia thủ tục tố tụng. - Khi hiệp định ký kết, việc cắt giảm thuế quan thì Việt Nam phải đối mặt với một số vấn đề là chính hàng hoá Mỹ và các nước khác có chất lượng cao hơn, giá hạ hơn và mẫu mã đẹp hơn sẽ đạt ưu thế cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam, cũng như là thị trường quốc tế. Nhất là trở ngại phi thuế quan khi mà nhu cầu thị trường Mỹ và các nước khác trở nên rất khó tính cũng như là các quy định tiêu chuẩn nhập khẩu của họ. - Để doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam được vào thị trường Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường thì Việt Nam còn phải làm quan với tập quán, tác phong khi đàm phán, ký kết hợp đồng, tìm hiểu và nắm vững chính sách ngoại thương của Mỹ. Đây là quốc gia có hệ thống pháp luật, chính sách thương mại khá rắc rối và phức tạp. Chương 3 Một số kiến nghị thúc đẩy hiệu quả thực thi hiệp định thương mại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau. Việc ký kết hiệp định này là một sự kiện hết sức quan trọng không những trong việc quan hệ thương mại đầu tư với Hoa Kỳ mà còn tạo ra một cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài ở khu vực và thế giới xuất phát từ những thực trạng thì chúng ta có một số giải pháp sau: 1. Xây dựng một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia. - Xoá bỏ dần những hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều chỉnh những qui định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng xoá bỏ các hạn chế về hình thức đầu tư, trước hết đối với các dự án sản xuất chế tạo hoặc có tỷ lệ xuất khẩu cao; chuyển sang thực hiện các biện pháp ưuđãi, khuyến khích về tài chính thay cho biện pháp hành chính áp đặt đối với việc xuất khẩu, nội địa hoá, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. - Tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước của pháp luật, chính sách bằng việc xây dựng cơ chế đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của nhà đầu tư nước ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35351.doc
Tài liệu liên quan