Đề tài Tác dộng của nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1993 đến nay

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1. Tăng trưởng kinh tế 2

1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 2

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 2

1.2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO- Gross output): 2

1.2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product): 2

1.2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income): 2

1.2.4. Thu nhập quốc dân (NI – National Income): 2

1.2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National Disposable Income): 3

1.2.6. Thu nhập bình quân đầu người: 3

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 3

1.3.1. Nhân tố kinh tế 3

1.3.2. Nhân tố phi kinh tế 4

2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 6

2.1. Tổng quan chung về vốn đầu tư 6

2.1.1. Khái niệm vốn đầu tư 6

2.1.1.1. Tiết kiệm trong nước 6

2.1.1.2. Tiết kiệm ngoài nước 7

2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8

2.2.1. Khái niệm 8

2.2.2. Các hình thức đầu tư vốn FDI 8

2.2.3. Vai trò của vốn FDI 8

2.2.4. Đặc điểm của vốn FDI ở Việt Nam 9

3. Tác động của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 10

3.1. Phân tích mô hình 10

3.1.1. Mô hình Harrod- Domar 10

3.1.2. Hàm sản xuất Cobb- Douglas 10

3.2. Tác động của nguồn vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 11

3.2.1. Thông qua kênh đầu tư 11

3.2.2. Tác động tràn 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA VỐN FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1993 ĐẾN NAY 14

1. Thực trạng vốn FDI 14

2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế 18

3. Tác động của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 21

3.1. Thông qua kênh đầu tư 21

3.2. Thông qua kênh tác động tràn 24

4. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư 26

KẾT LUẬN 29

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác dộng của nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1993 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) Nguồn vốn ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này. Nguồn vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO) Phương thức viện trợ đa dạng, có thể là vật tư, thiết bị hoặc lương thực, thực phẩm, thuốc men Quy mô viện trợ nhỏ, từ vài ngàn đến vài trăm ngàn USD, nhưng thủ tục đơn giản, thực hiện nhanh, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khẩn cấp. Khả năng cung cấp viện trợ và thực hiện viện trợ thất thường và nhất thời. Ngoài mục đích nhân đạo, trong một số trường hợp còn mang màu sắc tôn giáo, chính trị khác nhau nên khó quản lý. Viện trợ NGO thường là viện trợ không hoàn lại Nguồn vốn tín dụng thương mại Tín dụng thương mại là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay sau một thời gian phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho các nước vay. 2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.2.1. Khái niệm Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phất triển kinh tế ở các nước đang phát triển. 2.2.2. Các hình thức đầu tư vốn FDI Đầu tư FDI tồn tai dưới nhiều hình thức, song hình thức chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp lien doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân. Doanh nghiệp liên doanh là loại hình do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh. 2.2.3. Vai trò của vốn FDI Đối với các nước đi đầu tư Thông qua đầu tư FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đầu tư (giá nhân công rả, chi phía khai thác nguyên, vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhân đầu tư. Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả hiệu quả của vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoaid cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước. Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên, vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ. Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các hàng hóa nhập từ các nước khác. Đối với các nước tiếp nhận đầu tư FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh. Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, những kinh nghiệm quản lý, năng lực maketing, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt. Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Với việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào cánh nợ nần, không chịu những rang buộc về chính trị, xã hội. FDI góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài. 2.2.4. Đặc điểm của vốn FDI ở Việt Nam Về quy mô trên 1 dự án: Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ. Về hính thức sở hữu: Do nhiều lý do trong đó có việc hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư nước ngoài nên các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam thường là hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nhà đầu tư nước ngoài. Về cơ cấu đầu tư theo ngành: các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Về địa bàn đầu tư: cho đến nay FDI đã có mặt ở 62/64 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo vùng thay đổi rất chậm, phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kỹ năng. Theo đối tác đầu tư: đến nay đã có 74 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Singapo, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 63,3% tổng số dự án và 63% tổng vốn đăng ký, trong khi các đối tác từ Châu Âu chỉ giữ vị trí khiêm tốn với tỷ lệ tương ứng là 16% và 24%. 3. Tác động của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 3.1. Phân tích mô hình 3.1.1. Mô hình Harrod- Domar Công thức: Trong đó: S : Tỷ lệ tiết kiệm K : Hệ số ICOR Mô hình cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế và vốn, tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng và hệ số ICOR. 3.1.2. Hàm sản xuất Cobb- Douglas Công thức: Y = A. Kα.Lβ Trong đó: A : Công nghệ K: Vốn L: Lao động a, b: hệ số co giãn của đầu ra (sản lượng) theo vốn, lao động. Mô hình cho ta có thể xem xét, nghiên cứu nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế (xem xét mối quan hệ đầu ra- đầu vào và mức độ đóng góp của các yếu tố đầu vào). 3.2. Tác động của nguồn vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Theo cách tiếp cận hẹp, tác động đối với tăng trưởng của FDI thường được thông qua kênh đầu tư và gián tiếp thông qua các tác động tràn. Theo cách tiếp cận rộng, FDI gây áp lực buộc nước sở tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà trước hết là cải thiện môi trường đầu tư, qua đó làm giảm chi phí giao dich cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng hiệu suất của vốn và rốt cuộc là tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, ở đây tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và kênh tác động tràn được xem là hai kênh chính ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam 3.2.1. Thông qua kênh đầu tư Tăng trưởng của nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Song yếu tố quan trọng nhất là mối quan hệ trực tiếp giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Thông qua FDI, không những nhiều hàng hóa vốn mới được tạo ra (tăng tài sản vốn vật chất của nền kinh tế) mà chi phí để sản xuất ra chúng còn giảm đi, qua đó tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tốc độ này còn tỷ lệ nghịch với mức chênh lệch về công nghệ và được đo bằng tỷ lệ giữa số hàng hóa vốn mới sản xuất trong nước và hàng hóa vốn sản xuất ở các nước đang phát triển- giữa nước nhận FDI và các nước phát triển. Tác động này biểu thị cho hiện tượng ‘’bắt kịp’’ về tăng trưởng kinh tế của nước nghèo hơn so với nước giàu hơn. Tất cả các tác động trên là lý do khiến tất cả các nước đều rất nỗ lực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các nước nghèo. 3.2.2. Tác động tràn Bên cạnh tác động trực tiếp tới tăng trưởng của cả nền kinh tế, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI còn tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp trong nước như tăng áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ Các tác động này còn được gọi là tác động tràn của FDI. Sự xuất hiện của tác động tràn của FDI có thể lý giải qua sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Có bốn loại tác động tràn: Tác động có liên quan tới cơ cấu đầu ra- đầu vào của doanh nghiệp xuất hiện khi có sự trao đổi hoặc mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trung gian giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Loại tác động này có thể sinh ra theo hai chiều: tác động xuôi chiều (forward effect) xuất hiện nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hóa trung gian của doanh nghiệp FDI và ngược lại tác động ngược chiều (backward effect) có thể xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Và tác động ngược chiều này là mong muốn và rất có ý nghĩa đối với các nước chậm phát triển. Tác động liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ thường được coi là một mục tiêu quan trọng của các nước nghèo. Thông qua FDI, các công ty nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước sở tại thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Tác động liên quan đến thị phần trong nước hay tác động cạnh tranh được coi là rất quan trọng đối với các nước chậm phát triển, là sự có mặt của doanh nghiệp FDI tạo ra tác động cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Loại tác động này phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình độ công nghệ của nước nhận đầu tư. Đối với các nước chậm phát triển, trong nhiều trường hợp tác động cạnh tranh của FDI là rất khốc liệt trước khi nó mang lại tác động tràn tích cực khác. Liên quan đến trình độ lao động (hay vốn con người). Ngoài việc tạo việc làm, FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý và kỹ năng tay nghề cho lao động của nước nhận FDI. Tác động tràn này xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận các vị trí quản lý, các công việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai. Các tác động nêu trên có thể ảnh hưởng tới năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Do giá trị gia tăng của cả nền kinh tế được tạo ra chủ yếu bởi các doanh nghiệp, nên có thể hình dung ra mối quan hệ gián tiếp giữa tăng trưởng và tác động tràn của FDI. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA VỐN FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1993 ĐẾN NAY 1. Thực trạng vốn FDI Thời kỳ 1993-1997, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức đỉnh điểm gần 9,8 tỷ USD vào năm 1996. Kết quả này cho thấy sự kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế mới mở cửa, thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng như Việt Nam. Ở giai đoạn này, vốn thực tế giải ngân tăng về tuyệt đối và tương đối, nhưng tỷ lệ giải ngân thấp. Luật đầu tiên về Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài đã được ban hành ngày 29/12/1987. Kể từ dó đến nay Luật này đã được sửa đổi nhiều lần vào năm 1990, 1992, và trước khi Luật mới về Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài được Quốc hội Việt nam thông qua vào tháng 6/2000. Các tổ chức tư nhân được phép thành lập liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 1992. Các thủ tục cấp giấy phép đầu tư dần dần được hoàn thiện, thời gian để nhận được giấy phép đầu tư ngắn hơn từ một vài năm xuống còn một vài tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp đầy đủ. Nhằm thu hút nhiều hơn FDI, nhiều cản trở đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được dỡ bỏ và môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Do đó, Việt nam đã thu hút được một lượng đáng kể dòng FDI chảy vào Việt nam. FDI ở Việt nam đã tăng trưởng rất nhanh từ năm 1988 đến năm 1995. Vào năm 1997, khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra, dòng FDI chảy vào Việt Nam giảm. Chúng ta có thể thấy điều này dưới hình sau: Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Năm 1997, do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc nên có sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Vốn FDI đăng ký mới giảm trung bình tới 24%/năm, trong khi vốn gải ngân giảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng 14%, góp phần thay đổi sự tương quan giữa vốn giải ngân và vốn đăng ký. Từ năm 1999 trở đi, vốn giải ngân luôn vượt vốn đăng ký mới. Theo điều tra của UNDP, Việt Nam lọt được vào trong số 10 nước hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận được nhiều FDI nhất trong thời gian 2001-2002. Tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2002 đạt 2,5 tỷ USD, cao hơn so với mức 2,3 tỷ USD của năm 2001. Qua 8 tháng đầu năm 2003, tổng vốn FDI đã được cam kết là khoảng 1,6 tỷ USD, cao hơn cùng kỳ 2002. Trong đó, 554 triệu thuộc dự án từ các năm trước và 1 tỷ USD là số vốn được đăng ký mới của 389 dự án. Bình Dương và Đồng Nai, TP.HCM chiếm 54% số vốn đăng ký. FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng... Năm 2004, khu vực có vốn FDI đóng góp tới 35,68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, trong khi tỷ lệ này chỉ là 25,1% năm 1995. Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày... Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành trong suốt giai đoạn 1995 – 2003, trừ năm 2001. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này tuy cao, đạt 15,7% nhưng thấp hơn mức chung toàn ngành, chủ yếu do tốc độ tăng rất cao của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước (22,8%). Trong một thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong khi đó năm 2004 con số này đã là 26,5 tỷ đô la, tăng gấp 13,5 lần so với năm 1991. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị xuất khẩu, từ 4% năm 1991 lên 54,6% năm 2004. Mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI không cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính. Đến giữa năm 2005, tổng vốn đăng ký tăng trên 30% so với năm 2003 (của riêng phía nước ngoài tăng 28,4%), tổng vốn thực hiện tuy nhiên chỉ tăng 7,6%. Tốc độ tăng nhanh vốn FDI năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 do kết quả cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ còn cho phép đầu tư gián tiếp vào 35 ngành, đồng thời mở cửa hơn một số ngành do Nhà nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tư nước ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang công ty cổ phần. Năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào VN đã vượt con số 15 tỷ USD, vượt 15% kế hoạch dự kiến. Tổng số dự án cấp trong năm 2007 đạt khoảng 1300 dự án, với tổng vốn 14 tỷ USD. Công nghiệp vẫn đang là ngành thu hút lượng vốn lớn nhất, với 7,55 tỷ USD, chiếm 56,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau công nghiệp là các ngành dịch vụ, với 5,65 tỷ USD. Doanh thu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2007 ước đạt gần 40 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2006. Các DN này cũng đã thu hút thêm 13.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lên 1,25 triệu người. Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư số 1 tại VN với 3,68 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 29% về số dự án và 28% về tổng vốn đăng ký. Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của các nhà đầu tư Hàn Quốc ngày càng rõ nét, trải rộng tại các tỉnh thành trong cả nước, đáng chú ý là các dự án của tập đoàn Keangnam và Charmvit tại Hà Nội với tổng trị giá 1,5 tỷ USD, và dự án khu đô thị mới 250 triệu USD tại Đà Nẵng. Trong số những dự án mới được cấp phép, đáng chú ý có nhà máy lọc dầu Vũng Rô 1,7 tỷ USD của British Virgin Islands tại Phú Yên, 2 dự án khu nghỉ mát cao cấp Laguna và Chân Mây của Singapore, mỗi dự án có số vốn 276 triệu USD tại Thừa Thiên - Huế. TP HCM cũng có hàng loạt dự án địa ốc lớn, như Yon Woon-Vạn Phúc 250 triệu USD, GS Nhà Bè 189 triệu USD. Singapore là nhà đầu tư đứng thứ hai vào VN với 534 dự án, tổng vốn đăng ký 9,86 tỷ USD, đã có 3,8 tỷ USD vốn đưa vào thực hiện. Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao nhất vào VN và dẫn đầu về vốn FDI thực hiện tại VN, có 591 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,2 tỷ USD. Theo dự báo, triển vọng thu hút FDI đăng ký cả năm 2008 có thể đạt trên 50 tỷ USD, với số vốn thực hiện đạt hơn 10 tỷ USD. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã liên tiếp đạt mức kỷ lục và được coi là điểm sáng nổi bật trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế từ đầu năm. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2008, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 47,158 tỷ USD. Cụ thể, có 772 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 46,324 tỷ USD và 210 lượt dự án tăng vốn có tổng số vốn tăng thêm là 833,6 triệu USD.Chỉ riêng tháng 8/2008, cả nước có 118 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,827 tỉ USD và 22 lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 45 triệu USD. Trong tháng 8 năm 2008, vốn FDI thực hiện là 1 tỷ USD, đưa tổng số vốn thực hiện 8 tháng đầu năm lên 7 tỷ USD. Đáng chú ý là FDI có xu hướng chuyển dịch từ lĩnh vực dịch vụ sang lĩnh vực công nghiệp nhờ hai "siêu dự án" có tổng vốn đăng ký là 14,097 tỷ USD, đó là: Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa do Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư gần 7,9 tỷ USD tại Vũng Áng, Hà Tĩnh và liên doanh giữa Công ty Lọc dầu Nghi Sơn với các tập đoàn của Nhật Bản và Kuwait đầu tư 6,2 tỷ USD tại Thanh Hoá. 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Thời kỳ 1993-1995 thể hiện những bước chuyển đầu tiên của nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Nếu như từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc với tốc độ tăng trưởng 8,7% và đạt mức cao nhất vào năm 1995 với tốc độ tăng trưởng là 9,5%. Sự tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này là do tác động của nhiều cải cách lớn như: ban hành và sửa chữa những bộ luật liên quan đến ngân sách nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, tín dụng và ngân hàng, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, và mở rộng các quan hệ thương mại và tài chính với cộng đồng quốc tế thông qua đàm phán và tự do hóa cao hơn, thể hiện qua việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1994 và AFTA năm 1995.  Bảng 3 : Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn (1993 – 1997)  1993  1994  1995  1996  1997  Tốc độ tăng GDP (%)  8,1  8,6  9,5  9,3  8,1  Lạm phát (%)  5,2  14,4  12,7  4,5  3,6  FDI (tỷ USD)  2,4  5,15  6,9  11  8,09  Nguồn: “Exchange rate arrangement in Vietnam: Information content and policy options” Thời kỳ 1997-2000 là khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều đi xuống, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Nền kinh tế Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp do có mức kiểm soát tài khoản vốn cao, nhưng việc nguồn vốn FDI suy giảm và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên các thị trường xuất khẩu thực sự tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể trong giai đoạn này, từ 8,2% năm 1997 xuống 4,8% năm 1999. Bình quân cả thời kỳ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7%, không đảm bảo kế hoạch 5 năm đã đề ra. Tăng trưởng GDP, nếu năm 1998 chỉ đạt 5,76%, năm 1999 giảm xuống còn 4,77% - là tốc độ chạm đáy trong thời kỳ 1991 - 1999 - năm 2000 đạt 6,79%. Thời kỳ 2001-2005 chứng kiến đà tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á đã lắng xuống, cùng với các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, bao gồm thúc đẩy phát triển khu vực ngoài quốc doanh và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước vừa huy động được tiết kiệm trong dân cư, vừa tạo động lực cạnh tranh trong nền kinh tế. So với cùng kỳ năm 2001, mức tăng GDP, nếu quý IV/2001 chỉ đạt 6,3%, quý I/2002 mới đạt 6,6%, thì quý II đã tăng 6,8%, quý III tăng khoảng 7,3%, quý IV tăng khoảng 7,3%.tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%). Năm 2006, kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện trong nước và thế giới có những sự kiện nổi bật tạo điều kiện đưa nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới giúp mở rộng các nguồn vốn đầu tư và thêm nhiều cơ hội mới. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ này vượt kế hoạch 8% đề ra cao hơn cả chỉ tiêu tăng trưởng cả giai đoạn 2006-2010 là 7,5-8% nhưng lại thấp hơn mức tăng trưởng năm 2005 là 8,43%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 20%, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt khoảng 390,5 ngàn tỷ đồng bằng 40% GDP. Xuất khẩu đạt gần 40 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng cao khoảng 22%, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 9 tỷ USD. Hiệu quả đầu tư được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau: Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1993-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995). 3. Tác động của vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế 3.1. Thông qua kênh đầu tư Đồ thị: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1992 là 2%, năm 1993 là 3,6%, năm 1996 là 8,6%, đến năm 1997 đã lên đến 8,6%; nếu tính cả xây dựng cơ bản và dịch vụ khác, tỷ lệ này đạt khoảng 10% GDP. Mặc dầu phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI đang trong thời gian miễn giảm thuế lợi tức và được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư, máy móc để tạo tài sản cố định, vật tư, nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng: năm 1994 đạt 128 triệu USD, năm 1995 đạt 195 triệu USD, năm 1996 đạt 263 triệu USD và năm 1997 đạt 315 triệu USD, chiếm khoảng từ 6-7% tổng thu ngân sách hàng năm (nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí, tỷ lệ này đạt trên 20%. Trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm đột ngột và nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế thì chủ trương thu hút vốn FDI với việc ra đời Luật đầu tư nước ngoài 1987 là đúng đắn và kịp thời, đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Vốn FDI thời kỳ 1993-1995 chiếm bình quân 25,7% và từ năm 1995 đến nay chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư xã hội đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế 8.5% trong thời kỳ 1993-1997 và điều quan trọng là nhờ nguồn vốn FDI, nhiều nguồn lực trong nước được khai thác và phát huy tác dụng. Khu vực FDI đã cung cấp cho thị trường khối lượng hàng hóa lớn, nhất là những hàng thay thế hàng nhập khẩu như xi măng, sắt thép, điện tử, điện dân dụng, hàng tiêu dùng - góp phần bình ổn giá cả thị trường. Những năm gần đây, do chủ trương khuyến khích xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh: năm 1991 đạt 52 tnệu USD, năm 1995 đạt 440 triệu USD, năm 1996 đạt 786 triệu USD và năm 1997 đạt 1500 triệu USD, chiếm 17% kim ngạch xuất khẩu cả nước (chưa kể giá trị xuất khẩu dầu thô). Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6004.doc
Tài liệu liên quan