Đề tài Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 2

1.1. Những vấn đề lý luận chung về đô thị 2

1.1.1. Khái niệm: 2

1.1.2. Đặc trưng của đô thị: 4

1.1.3. Vai trò của đô thị: 4

1.1.4. Chức năng của đô thị: 4

1.2. Những vấn đề lý luận chung về đô thị hóa 6

1.2.1. Khái niệm 6

1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá 6

1.2.3. Các hình thức đô thị hoá 8

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa 8

1.2.5. Hình thái biểu hiện của đô thị hóa 9

1.2.6. Các tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá 10

1.3. Tính tất yếu của đô thị hoá hiện nay 11

1.4. Tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn 12

1.4.1. Tác động tích cực 12

1.4.2. Tác động tiêu cực 16

1.5. Tình hình phát triển đô thị, đô thị hóa 18

1.5.1. Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam 18

1.5.2. Tình hình phát triển đô thị của cả nước 19

1.5.3. Tình hình đô thị hóa tỉnh Vĩnh Phúc 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH VĨNH PHÚC 25

2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn 25

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25

2.1.2. Đặc điểm kinh tế 28

2.1.3. Đặc điểm xã hội 28

2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng 29

2.2. Quá trình đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc 31

2.2.1. Biến động đất đai của tỉnh giai đoạn 1997 – 2005 31

2.2.2. Quá trình đô thị hóa với sự biến động về dân số 35

2.2.3. Quá trình đô thị hóa với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh 38

2.3. Tác động của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 43

2.3.1.Tác động của đô thị hóa tới biến động lao động nông nghiệp 43

2.3.2. Tác động của đô thị hóa đến việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 48

2.4. Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết 55

2.4.1. Những vấn đề đặt ra 55

2.4.2. Hướng giải quyết 57

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH VĨNH PHÚC 59

3.1. Dự kiến xu thế đô thị hóa, lao động và việc làm ở tỉnh Vĩnh Phúc 59

3.1.1. Xu thế đô thị hóa 59

3.1.2. Dự kiến quy mô dân số và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc 66

3.2. Một số quan điểm về tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc 71

3.2.1. Các quan điểm định hướng 71

3.2.2. Phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp 73

3.3. Các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc 74

3.3.1.Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hóa của tỉnh trong đó thể hiện rõ chiến lược tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh nói chung và đối với lao động nông nghiệp bị mất đất do quá trình đô thị hóa nói riêng. 74

3.3.2. Cần hoàn thiện chính sách huy động vốn, cho vay vốn và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm 75

3.3.3. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động 76

3.3.4. Hướng tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn 78

3.3.5. Ưu tiên tạo việc làm tại nhà cho người lao động 79

3.3.6. Khai thác và phát triển ngành nghề truyền thống 80

3.3.7. Đẩy mạnh việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân, con em nông dân 82

LỜI KẾT 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Hương Canh (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 49,5 ha, trong đó đất công nghiệp là 38,2 ha. - Cụm công nghiệp Lai Sơn (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 63,92 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 40,37 ha. - Cụm công nghiệp Tân Tiến (Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch 50 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 22,1 ha. - Cụm công nghiệp Xuân Hoà (Phúc Yên) có diện tích quy hoạch 109,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 61 ha. - Cụm công nghiệp Đạo Tú (Tam Dương) có diện tích quy hoạch 30 ha, trong đó đất công nghiệp 18 ha. 2.2.2. Quá trình đô thị hóa với sự biến động về dân số 2.2.2.1. Về quy mô dân số: Năm 2005, dân số trung bình toàn tỉnh là 1169067 người, tăng 1,08 lần so với năm 1998, trong đó dân số thành thị năm 2005 là 165151 người, tăng 1,51 lần so với năm 1998, dân số nông thôn năm 2005 là 1003916 người, tăng 1,03 lần so với năm 1998. Dưới đây là một số chỉ tiêu về dân số của tỉnh: Biểu 4: Một số chỉ tiêu về dân số phân theo thành thị và nông thôn 1998 - 2005 (đơn vị: 1000 người) 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 1083,06 1095,59 1110,11 1125,45 1137,36 1148,71 1154,72 1169,067 Thành thị 109,721 115,94 119,829 122,037 124,714 137,518 160,216 165,151 Nông thôn 973,339 979,649 990,282 1001,38 1012,62 1011,23 994,576 1003,916 Tốc độ tăng dân số thành thị (%) 16,6 3,2 5,66 1,84 2,19 10,27 16,51 3,08 Tốc độ tăng dân số nông thôn(%) 1,1 0,64 1,09 1,32 0,92 0,94 Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số thành thị 12,35 12,46 11,00 9,90 10,45 10,79 Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số nông thôn 13,33 12,93 11,82 11,48 11,25 12,26 Tổng 13,23 12,86 11,72 11,28 11,13 12,05 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc) Qua bảng trên ta thấy: Tốc độ tăng dân số thành thị: ở mức trung bình, cao nhất vào năm 1998, 2004, 2003 thấp nhất vào năm 2001, sau đó là năm 2002, ở mức trung bình vào các năm 1999, 2000 và 2005. Nguyên nhân dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn là vì có dòng di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị sinh sống và mua đất làm nhà, do tăng tự nhiên và do diện tích đô thị được mở rộng. Tốc độ tăng dân số nông thôn trung bình cả giai đoạn là hơn 1% thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nông thôn trung bình là 12.2% trong giai đoạn 2000 - 2005, cho thấy dân cư nông thôn đã di chuyển ra thành thị, các thành phố lớn làm ăn, sinh sống. Dân số đô thị tăng lên là một xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế xã hội. Dân số đô thị tăng lên một mặt cung cấp thêm nguồn lao động, tăng nhu cầu tiêu dùng, kích thích các ngành sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động… nhưng một mặt lại làm tăng chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ đô thị như: chi phí về nhà ở, chi phí cung cấp nước sạch, chi phí về y tế, giáo dục, chi phí về dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, về giao thông đô thị, về môi trường, về đảm bảo an ninh trật tư… 2.2.2.2. Mật độ dân số Dân số của tỉnh phân bố không đều giữa các huyện thị: Biểu 5: Mật độ dân số theo huyện thị năm 2006 (đơn vị: người/km2) Vĩnh Yên Phúc Yên Lập Thạch Tam Dương Tam Đảo Bình Xuyên Mê Linh Yên Lạc Vĩnh Tường Tổng 1605 721 656 880 278 726 1289 1367 1365 852 (nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc) Mật độ thấp nhấp là ở huyện Tam Đảo chỉ có 278 người/km2, mật độ cao nhất là ở thành phố Vĩnh Yên 1605 người/km2 gấp 5,77 lần huyện Tam Đảo, gấp 1,88 lần mật độ trung bình của cả tỉnh; trong từng huyện, thị xã, thành phố, dân cư lại tập trung đông ở câc trung tâm, thị tứ, thị trấn, ví dụ như ở thị xã Phúc Yên, mật độ dân số cao nhất là ở phường Trưng Trắc, mật độ thấp nhất ở xã miền núi Ngọc Thanh. Dân số tập trung với mật độ cao ở Vĩnh Yên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh tạo nhiều điều kiện thuận lợi phát triển đô thị. Tỷ lệ dân số của huyện, thị trong tổng dân số của tỉnh như sau: Biểu 6: Tỷ lệ dân số theo huyện thị năm 2005 (đơn vị: %) Vĩnh Yên Phúc Yên Lập Thạch Tam Dương Tam Đảo Bình Xuyên Mê Linh Yên Lạc Vĩnh Tường Tổng 6,97 7,41 18,11 8,07 5,78 9,05 15,57 12,48 16,55 100 (Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc) Qua số liệu ở trên ta thấy: Tỷ lệ dân số của Vĩnh Yên, Tam Đảo vào loại thấp nhất trong tỉnh. Kết hợp với số liệu về mật độ dân số như trên ta thấy rằng, đô thị Vĩnh Yên quy mô dân số ít nhưng mật độ lại cao nhất, từ đây dẫn đến kết luận: đô thị hóa mạnh mẽ ở Vĩnh Yên dẫn đến sự tập trung đông dân cư trên một diện tích nhỏ bé. Còn đô thị hóa ở Phúc Yên ở mức độ vừa phải nên chưa xảy ra hiện tượng tích tụ dân cư mạnh như ở Vĩnh Yên mặc dù vậy mật độ dân số của Phúc Yên đã tăng từ 675 người/ km2 năm 2005 lên 721 người/ km2, tăng 46 người/ km2, trong khi đó với tỷ lệ tăng tự nhiên của năm 2005 là 1% thì chỉ làm tăng lêm khoảng 6 người/ km2. Ở Bình Xuyên, Tam Dương, nếu như cuối năm 1997, mật độ dân số của cả 3 huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên mới là 557 người/ km2, thì đến nay chỉ riêng Bình Xuyên mật độ đã là 726 người/km2, của Tam Dương là 880 người/km2, của Yên Lạc và Vĩnh Tường, mật độ dân số cũng tăng lên từ cuối năm 1997 là 1326 người/ km2, cuối năm 2006 đã lần lượt là 1367 người/km2, và 1365 người/ km2, trong khi tỷ lệ gia tăng tự nhiên của các huyện này đều giảm. 2.2.3. Quá trình đô thị hóa với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sau 8 năm tái lập, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và ổn định. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1997-2000 là 19,8%, thời kỳ 2000-2003: 14,3% và 2004: 14%. cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, năm 2004: cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp: 49,7%; Dịch vụ: 26,2%; Nông nghiệp: 24,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2004 đứng vị trí thứ 7 trong cả nước. Tính đến hết tháng 10/2005, toàn tỉnh thu hút được hơn 400 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong đó, vốn của các doanh nghiệp FDI chiếm trên 40%.  Trong giai đoạn 2000 - 2005 cơ cấu các ngành kinh tế như sau: Ngành công nghiệp – xây dựng tăng 13.26%, từ 39% (2000) lên 52.26% (2005), ngành nông lâm thủy sản giảm tương ứng từ 31.2% xuống 21.2%, ngành dịch vụ giảm từ 30.1% (2001) xuống 26.54% (2005). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh so với cả nước tăng từ 0.25% (1996) lên 1.77 % (2000), đạt 2.06% (2003), đạt 2.37% (2005). Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc thuộc loại cao so với cả nước, năm 1997 chỉ số này là 200,9 cao nhất trong cả nước, năm 2000 chỉ số này là 195,4 cao nhất trong cả nước, năm 2005 là 131,5 đứng thứ 5 cả nước. Tình hình này cho thấy, nền kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp. Các ngành dịch vụ cũng được tăng nhanh cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2005 gấp 2,97 lần năm 1997, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 189,32 triệu USD, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 32,791 triệu USD, năm 2003 là 89,7093 triệu USD, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 173,6%, năm 2005 đạt 55,52%. Sản xuât nông, lâm, thủy sản tăng bình quân giai đoạn 2000 – 2005 đạt 13,15% gấp đôi so với thời kỳ 1995 – 2000( 6,27%). Biểu 7: Cơ cấu GDP trên địa bàn theo giá thực tế (đơn vị: %) 2000 2001 2002 2003 2005 GDP theo giá thực tế ( tỷ đồng) 3920.9 4431.1 5249.5 6402.4 9565.256 Phân theo ngành kinh tế : Nông, lâm nghiệp và thủy sản (%) 31.2 29.9 28.6 25.9 21.20 Công nghiệp và xây dựng 39.0 40.0 42.6 45.4 52.26 Dịch vụ 29.8 30.1 28.8 28.7 26.54 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc) Trong ngành công nghiệp xây dựng: Tỷ trọng của công nghiệp chế biến tăng lên qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp. Sau đó là đến nhóm ngành xây dựng, tuy nhiên tỷ trọng của ngành này lại có xu hướng giảm. Công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng rất thấp, chưa đạt 1%. Tỷ trọng của ngành sản xuất và phân phối điện nước cũng rất khiêm tốn, chưa đạt 2 %. Biểu 8: Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp của tỉnh (đơn vị: %) 2001 2002 2003 2004 2005 Công nghiệp khai thác mỏ 0.531145 0.784853 0.782259 0.790209 0.311061 Công nghiệp chế biến 89.05829 88.85797 89.76637 89.75354 91.96339 Sản xuất và phân phối điện nước 1.968877 1.750172 1.794676 1.842505 1.696892 Xây dựng 8.441687 8.607006 7.656692 7.613749 6.028661 Trong năm 2006, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn chuyển dịch theo xu hướng tích cực được thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh là: công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp - nông, lâm, ngư nghiệp - thương mại, dịch vụ: 79.71% - 13.0% - 7.29 %, còn cơ cấu giá trị sản xuất theo từng huyện như sau: Biểu 9: Cơ cấu giá trị sản xuất của các huyện năm 2005 và 2006 (Đơn vị: %) Huyện, thị Cơ cấu kinh tế năm 2005 (%) Cơ cấu kinh tế năm 2006 (%) Công nghiệp – xây dựng Nông -lâm - thủy sản Dịch vụ- thương mại Công nghiệp – xây dựng Nông - lâm - thủy sản Dịch vụ - thương mại Vĩnh Yên 70.56 26.34 3.1 77.14 20.85 2.01 Yên Lạc 35.3 46.5 18.2 38.3 42.6 19.1 Vĩnh Tường 24 54 22 25.75 51.25 23 Mê Linh 59.22 15.32 25.46 61.54 13.35 25.11 Tam Dương 30.2 47.33 22.47 32.17 43.99 23.84 Bình Xuyên 82.75 10.27 6.98 83.8 9.8 6.4 Phúc Yên 93.5 0.9 5.6 94.1 0.5 5.4 Lập Thạch 22.5 55.7 21.7 23.4 52.5 24.1 Tam Đảo 14.23 52.39 29.45 19.82 48.76 31.41 Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu giá trị sản xuất của tất cả các huyện thi trong tỉnh đều chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, còn ngành dịch vụ thương mại có không có xu hướng tăng giảm, nhưng về mặt giá trị tuyệt đối của tất cả các ngành ở tất cả các huyện, thị đều tăng lên. Tóm lại, trong những năm 1997 – 2005, đô thị hóa diễn ra ngày càng rõ nét hơn ở tỉnh Vĩnh Phúc, kéo theo sự biến động về nhiều yếu tố như: đất đai, dân sô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế … - Về đất đai: Việc mở rộng đô thị là yếu tố cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc mở rộng này đã kéo theo sự biến động về rất nhiều các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng ở cả các đô thị thị tư lẫn vùng nông thôn. - Về dân số: Việc phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới, các ngành dịch vụ… trong quá trình đô thị hóa kéo theo sự biến động về dân số. Năm 1997 dân số trung bình của tỉnh là 1068830 người, năm 2005 là 1169067 người, tức là tăng 9,38%, trung bình mỗi năm tăng 1,1725%. Đối với thành phố tỉnh lỵ mật độ dân số là 1605 người/km2, đối với các huyện ở đồng bằng ( Yên Lạc, Mê Linh, Vĩnh Tường) mật độ dân sô dày hơn ở các huyện trung du miền núi ( Lập Thạch, Tam Đảo). - Về cơ cấu giá trị sản xuất: Tốc độ đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng nhanh hơn, tác động tích cực đến giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất. Ngành công nghiệp tăng từ 39% năm 2000 lên 52,36% năm 2005, ngành nông lâm thủy sản giảm từ 31,2% xuống 21,2 %, ngành dịch vụ giảm từ 29,8% xuống 26,54%. - Về hạ tầng kỹ thuật: Để đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của tỉnh, trong những năm gần đây, hạ tầng kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, điện và hệ thống bưu chính - viễn thông. - Về văn hóa xã hội: Trong những năm từ 1997 – 2005, đời sống nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước cải tiến rõ rệt, GDP bình quân đầu người theo giá 1994 tương ứng là 2,73 triệu động, năm 2005 là 5,25 triệu đồng. 2.3. Tác động của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1.Tác động của đô thị hóa tới biến động lao động nông nghiệp 2.3.1.1. Tác động của đô thị hóa tới cơ cấu lao động nông nghiệp trong cơ cấu nói chung Thực tế hiện nay cho thấy quá trình giảm dần quỹ đất canh tác do đô thị hóa đang kéo theo một bộ phận lao động nông nghiệp phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp. Lao động nông nghiệp giảm dần từ 87.52% năm 1997 xuống 80,96% năm 2002 và 73,13% năm 2005, trong khi đó lao động công nghiệp và lao động trong ngành thương mại, dịch vụ tăng. Tuy nhiên sự dịch chuyển lao động còn mang tính tự phát manh mún. Các ngành nghề phi nông nghiệp thường là làm thuê ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, tự mở các quầy kinh doanh dịch vụ cắt tóc, sửa chữa, bơm vá…có quy mô nhỏ, theo tính chất kinh tế hộ gia đình là chính, chưa có các mô hình tổ chức theo chiều sâu nhằm phục vụ hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Biểu 10: Lao động trong các ngành kinh tế giai đoạn 1997 - 2005 Ngành Năm 1997 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2005 người % người % người % người % Tổng số, trong đó: 552160 100 606250 100 625310 100 670000 100 Nông, lâm, thủy sản 483250 87,52 518960 85,6 506250 80.96 490000 73,13 Công nghiệp và xây dựng 30050 5,44 41820 6.9 53640 8.58 81000 12,09 Dịch vụ 38860 7,04 45470 7.5 65420 10.46 99000 14,78 (nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc) Để tạo chuyển biến thực sự cho nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cần phải cơ cấu lại lao động, chuyển dần lao động nông nghiệp hiện nay sang các hoạt động phi nông nghiệp. Lực lượng phi nông nghiệp cần tổ chức lại để khắc phục những hạn chế trong tình trạng sản xuất nông nghiệp còn manh mún và kém đa dạng về sản phẩm như hiện nay. 2.3.1.2. Tác động đến số lượng lao động nông nghiệp Đô thị hóa đã trực tiếp ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, nhưng khi xem xét thực trạng sử dụng lao động nông nghiệp, đô thị hóa cũng có nhiều tác động không chỉ mặt tích cực mà cả mặt tiêu cực. Số lao động nông nghiệp giảm đi rõ rệt và có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác. Hiện nay số lao động nông nghiệp đang duy trì sản xuất nông nghiệp ở các thị trấn, phường hầu hết hoạt động trong các loại hình tổ sản xuất, nhóm sản xuất, lao động nông nghiệp ít trồng lúa mà chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở đô thị như: hoa, cây cảnh, rau. Tuy số lao động giảm nhưng số hộ làm nông nghiệp vẫn duy trì, nhưng hầu hết số lao động trẻ thường không có xu hướng làm nông nghiệp mà chuyển sang làm thuê trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ở các làng nghề thủ công truyền thống, làm thuê ở các đô thị lớn có thu nhập cao hơn, tổng số lao động trẻ được tạo việc làm mới trong các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo, Phúc Yên, Vĩnh Yên năm 2006 khoảng 12633 người. Hiện nay số lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn còn rất lớn, ở huyện Mê Linh, lao động nông nghiệp trong độ tuổi năm 2004 chiếm 77,04% tổng số người lao động trong độ tuổi. Vấn đề đặt ra hiện nay là khi tiến hành đô thị hóa, thì số lao động nông nghiệp giảm do mất đất thì làm thế nào để tạo điều kiện cho họ tìm công ăn việc làm. 2.3.1.3. Tác động đến chất lượng lao động nông nghiệp: Lực lượng lao động nông nghiệp của tỉnh được đáng giá là trẻ, nhưng trình độ văn hóa không đồng đều giữa các nhóm tuổi, theo số liệu thống kê, cơ cấu dân số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn khu vực nông thôn của tỉnh năm 2002 như sau: 0,76% chưa biết chữ, 7,61% chưa tốt nghiệp tiểu học, 31,51% tốt nghiệp tiểu học, 48,05% tốt nghiệp THCS và 12,08 % tốt nghiệp PTTH, năm 2005 tương ứng là 1.04%, 5,57%, 27,83%, 50,83%, 14,73%. Qua đó ta thấy lực lượng lao động có trình độ từ tốt nghiệp tiểu học trở xuống còn lớn, chiếm 34,44% năm 2005. Theo các kết quả điều tra thì trình độ lao động nông nghiệp từng bước được nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Khi phân tích cơ cấu tuổi lao động, ta thấy tỷ lệ lao động từ 36 – 45 tuổi chiếm khoảng 28%, người lao động ở độ tuổi 15- 35 chiếm khoảng 31%, với cơ cấu như trên có thể thấy lao động tỉnh Vĩnh Phúc là tương đối trẻ, năng động và giàu kinh nghiệm. Đây vừa là khó khăn vừa là thế mạnh trong giải quyết việc làm, thu hút lao động vào các ngành sản xuất kinh doanh. Thực tế hiện nay, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển. Từ đó tác động tới tư duy nhận thức, quản lý sản xuất của người nông dân, của lao động nông nghiệp, Do đó lao động nông nghiệp có nhiều cơ hội tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó do yêu cầu của thị trường về chất lượng nông sản phải tăng lên, sản phẩm nông sản đa dạng. Yêu cầu nông dân phải có biện pháp khoa học nâng cao năng suất, phẩm chất sản phẩm. Đứng trước những yêu cầu này các lớp huấn luyện bồi dưỡng kiến thức về chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được mở ra, ví dụ Vĩnh Tường đến nay đã có 620 lớp tập huấn kiểu này và có 6250 lượt hộ được tập huấn vì vậy kiến thức của người dân được cải thiện, các HTX cũng nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp ngày càng tốt hơn các dịch vụ mới cho bà con góp phần giúp người nông dân được tiếp cận với các dịch vụ hiện đại hơn. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dẫn đến lao động nông nghiệp bị dôi ra, nhưng để có việc làm thì số lao động này phải học tập, nâng cao trình độ thì mới có thể làm việc ở các ngành phi nông nghiệp khác và thực tế là, ngày càng có nhiều các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động ở khắp các huyện nhằm giúp người lao động chuyển đổi ngành nghề, ví dụ như trung tâm dạy nghề may công nghiệp Hồng Sơn ở Vĩnh Yên, các trung tâm dạy nghề may, dạy tin học văn phòng ở Vĩnh Tường. Bởi vậy nhìn chung chất lượng lao động có xu hướng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng lao động còn mang tính chắp vá, các tiến bộ khoa học, tiên tiến chưa được phổ cập rộng rãi tới người lao động. Đầu tư cho lao động nông nghiệp còn hạn chế. Bởi vậy đa số lao động nông nghiệp còn thụ động trước những thay đổi của thị trường, trông chờ vào nhà nước. 2.3.1.4. Diện tích quy mô dân số - lao động bị mất đất Trong giai đoạn 1997- 2006, tình hình đất đai của tỉnh biến động đáng kể, đặc biệt là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đất đô thị, đất dịch vụ: Biểu 11: Chi tiết biến động đất đai (Đơn vị: ha ) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (ước tính) Đất nông lâm nghiệp chuyển sang đất đô thị trong đó: 234 252 206 69,8 277 256 480 391 672 520 Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị 177 113 80,7 61,9 205 229 390 343 558 - Đất chuyên dùng tăng thêm 318 180 132 92,9 395 353 657 857 823 519.617 Đất ở tăng thêm 21,1 38,2 18,9 18,7 19,2 2,7 38 26,2 122 0.383 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, tỉnh Vĩnh Phúc) Ta thấy, trong cả giai đoạn 1997 – 2006, tổng diện tích đất nông lâm nghiệp chuyển sang đất đô thị là 3357.8 ha, trong đó đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đất nông lâm nghiệp chuyển đổi (năm 1997 là 75.64 %, năm 2002 là 89.45%, năm 2004 là 87.72%, năm 2005 là 83.04 %). Trong cả giai đoạn 1997 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị giảm là 2157.6 ha (chưa tính của năm 2006). Tổng diện tích đất chuyên dùng tăng thêm cả giai đoạn là 14327 ha. Đất nông nghiệp chuyển đổi chiếm 56.66% tổng diện tích đất chuyên dùng tăng thêm, chiếm hơn một nửa tổng diện tích đất đô thị tăng thêm (52.43%). Điều này cho thấy đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển đô thị vì có ưu điểm là bằng phẳng, giao thông thuận lợi, xây dựng cơ bản dễ thi công, có mật độ dân cư đông. Tỷ lệ đất nông nghiệp bị mất (từ 1997 đến năm 2005, năm 2006 chưa có số liệu) so với tổng quỹ đất nông nghiệp (năm 1997 là 63500 ha) của tỉnh là: 3.39 %. Riêng trong năm 2006, số hộ gia đình có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất ước tính khoảng: 2729 hộ ở Vĩnh Yên, và nhiều hộ gia đình ở các huyện khác nữa đặc biệt là ở Vĩnh Tường, Yên Lạc,Phúc Yên và Mê Linh. Tổng số lao động nông nghiệp bị mất đất tính từ năm 1997 đến năm 2006 khoảng 47000 lao động. 2.3.2. Tác động của đô thị hóa đến việc làm, thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.2.1. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung Xuất phát từ một tỉnh thuần nông, đến nay Vĩnh Phúc đã có cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp – xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ vào sự sáng suốt của các cấp Ủy, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chuyển hướng trọng tâm sang phát triển công nghiệp, thu hút vốn từ bên ngoài, biến ngoại lực thành nội lực, có các chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp truyền thống, có các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, nông thôn. Về chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp: Hiện nay, tỉnh có một cơ cấu các ngành công nghiệp đa dạng bao gồm: những mặt hàng công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: chế tạo cơ khí, ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, may mặc, da dày…công nghệ có hàm lượng chất xám cao tăng lên, chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Đối với các ngành nghề truyền thống: Một hệ thống làng nghề truyền thống được phát triển như: làng đá Hải Lựu, làng mộc Bích Chu, mộc Thủ Đô, làng gốm Hương Canh, làng rèn Lý Nhân, làng mây tre đan, làng làm ngói…các ngành nghề truyền thống thực sự tạo ra bộ mặt mới cho các huyện trong tỉnh và ngày càng phát triển, ví dụ như nghề mộc Thủ Độ ở Vĩnh Tường hiện nay có khoảng trên 10 doanh nghiệp kinh doanh nghề này trên địa bàn tạo giải quyết việc làm 400 – 500 lao động, tình hình ở thị trấn Yên Lạc còn tốt hơn, từ khi nghề mộc tìm được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ nhanh thì số hộ gia đình chuyển hướng phát triển kinh tế sang nghề mộc ngày càng nhiều, hiện nay trên địa bàn thị trấn Yên Lạc có tới 16 doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Tình hình phát triển công nghiệp truyền thống ở Tam Dương cũng có những kết quả khả quan, các nghề truyền thống của huyện như mây tre đan, sản xuất gạch ngói, chế biến gỗ, mộc dân dụng đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Phong trào khôi phục làng nghề đã phát triển khắp các huyện. Trong ngành dịch vụ - thương mại – du lịch, bao gồm các ngành sau: Tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch tham quan di tích lịch sử; các dịch vụ nông nghiệp – nông thôn, các dịch vụ bán hàng, cắt tóc, cho thuê, tư vấn, giới thiệu việc làm… ngày một phát triển, doanh thu dịch vụ, bán lẻ tăng liên tục, các cơ sở kinh doanh dịch vụ mọc ra ở khắp nơi. Trong ngành nông, lâm, thủy sản: Gồm có trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác rừng, nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ đi kèm đã phát triển hơn góp phần nâng cao năng suất của ngành. Trong nông nghiệp, trồng trọt đã giảm tỷ trọng và nhường chỗ cho chăn nuôi, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được thay đổi để nâng cao giá trị sản xuất và đáp ứng nhu cầu ở địa phương. Về loại hình sản xuất kinh doanh cũng thay đổi, số trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp và đặc biệt là thủy sản gia tăng thay thế bớt cho kinh tế hộ gia đình, số hợp tác xã cũng gia tăng cho thấy sự đa dạng trong các loại hình kinh doanh, tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn và chuyên môn hóa phát triển. Các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ cũng phát triển mạnh nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng vùng đất đai, khí hậu khác nhau. Trong cơ cấu ngành nghề ở nông thôn cũng có sự thay đổi: Tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống phát triển, tạo ra thu nhập cao hơn cho người dân nông thôn, tạo điều kiện phát triển nông thôn bền vững, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn với trình độ thấp. Tóm lại, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình đô thị hóa diễn ra như một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thành quả, thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng còn một số tồn tại như sau: Tốc độ chưa thực sự cao và bền vững. Đa số các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ với công nghệ lạc hậu sản phẩm làm ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Số lượng các ngành dịch vụ và số hộ kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên sự phát triển của các hộ này mang tính tự phát, số lượng các chủ thể kinh doanh chưa nhiều. Phần lớn các ngành dịch vụ là các ngành của nền kinh tế thị trường, như các dịch vụ làm đầu, karaoke, nhà hàng, quán ăn, cho thuê, cầm đồ, sửa chữa… Các hộ kinh doanh dịch vụ chủ yếu dưới dạng phục vụ cho đời sống, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu người dân ở địa phương. Các hộ thương nghiệp ở các phường, thị trấn, thị tứ chủ yếu hoạt động dưới dạng bán tạp phẩm, quy mô kinh doanh nhỏ, hiệu quả không cao. Một số ngành nghề truyền thống chưa khai thác hết tiềm năng ví dụ như nuôi tằm lấy tơ. Ngoài ra, với ngành du lịch, tỉnh thực sự vẫn chưa đưa được ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mặc dù đã thấy được tiềm năng du lịch to lớn, trình độ phát triển của ngành vẫn rất thấp, hoang sơ, chưa mang tính chất chuyên môn, có quy mô, thật vậy lấy du lịch Tây Thiên làm ví dụ, khách du lịch Tây Thiên ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu là dân trong tỉnh đi, cảnh vật ở đây còn hoang sơ, dịch vụ thiếu đa dạng, cơ sở hạ tầng hầu nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36654.doc
Tài liệu liên quan