Mục Lục
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Khái quát về thị trường chứng khoán . . 1
Khái niệm và cơ cấu thị trường chứng khoán . 1
Các loại hàng hóa của thị trường chứng khoán .2
Các chủ thề tham gia vào thị trường chứng khoán . .9
2. Khái quát về thuế và sự tác động của thuế đối với chứng khoán 14
Khái niệm về thuế 14
Vai trò của thuế 14
Các loại thuế đối với chứng khoán .15
Sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán .21
3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sừ dụng công cụ thuế tác động
đến thị trường chứng khoán .22
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Khái quát sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam .25
2. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam .27
Cơ sở pháp lý hoạt động cho thị trường chứng khoán Việt Nam 27
Các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam .27
Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam .28
3. Tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam . .29
3.1 Tác động của thuế đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam .30
3.2 Tác động của thuế đối với nhà đầu tư .31
3.3 Tác động của thuế đành trên thặng dư vốn . .33
4. Những mặt tồn tại của chính sách thuế hiện hành đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam .34
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THUẾ NHĂM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT
TRIỀN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1 Những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 36
Những cơ hội đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam . 36
Những thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam . .36
2 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam .37
3 Giải pháp hoàn thiện chình sách thuế nhằm thúc dẩy sự phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam 40
4 Một số giải pháp hỗ trợ 41
Kế luận chung . .43
48 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối tượng chịu thuế thu nhập là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ ( kể cả thu nhập thu đuợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ nước ngoài) và thu nhập chịu thuế khác.
Đối tượng thuộc diện nộp thuế
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở
kinh doanh) dưới đây có thu nhập chịu thuế TNDN là đối tượng nộp thuế TNDN
Đối với thị trường chứng khoán thì thuế thu nhập doanhnnghiệp thì đối tượng
nộp thuế là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty chứng
khoán, các công ty quản lý quỹ…
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trong kỳ
tính thuế nhân với (x) thuế suất.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
chịu thuế
trong kỳ tính
thuế
=
Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế
-
Chi phí
hợp lý
trong kỳ
tính thuế
+
Thu nhập
chịu thuế
khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là các khoản phí thu
được từ việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, doanh thu từ hoạt động tự doanh, bao
gồm:
Phí dịch vụ môi giới chứng khoán;
Phí quản lý danh mục đầu tư;
Phí bảo lãnh và phí đại lý phát hành;
Phí tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán;
Phí quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các khoản tiền thưởng cho công ty
quản lý quỹ;
Phí phát hành chứng chỉ quỹ trả cho công ty quản lý quỹ;
Phí thù lao hội đồng quản trị nhận được do tham gia hội đồng quản trị của các
công ty khác.
Chênh lệch giá chứng khoán mua bán trong kỳ, thu lãi trái phiếu (trừ các loại
trái phiếu được miễn thuế theo quy định của pháp luật) từ hoạt động tự doanh của
công ty chứng khoán, hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ.
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thu nhập chịu thuế khác:
Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm: lãi tiền gửi; thu
từ cho thuê tài sản; thu thanh lý, nhượng bán tài sản sau khi đã trừ giá trị còn lại của
tài sản và các khoản chí phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản thu
tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh
tế; các khoản nợ đã xoá sổ kế toán nay thu hồi được; thu các khoản nợ phải trả không
xác định được chủ nợ; thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích nhưng không sử
dụng hoặc sử dụng không hết và các khoản thu nhập chịu thuế khác
Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ: là
các khoản chi phí để thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, các khoản chi
phí cho hoạt động tự doanh, bao gồm:
A. Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
B. Chi phí vật tư, dụng cụ;
C. Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền ăn giữa ca:
D. Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định;
Đ. Chi đào tạo nghiệp vụ theo chế độ quy định;
E. Chi phí dịch vụ mua ngoài như phí bưu điện, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
cố định; phí sử dụng hệ thống thiết bị của Trung tâm giao dịch chứng khoán; phí trả
cho tổ chức giám sát, kiểm toán; chi phí tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng kinh tế;
chi phí thuê chuyên gia và các dịch vụ mua ngoài khác;
G. Chi trang phục giao dịch, mức chi không quá 500.000 đồng/người/năm;
H. Tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người;
I. Công tác phí, bao gồm chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú;
K. Phí niên liễm Hiệp hội;
L. Phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty là thành
viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán);
M. Phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán;
N. Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán (đối với công ty phát hành chứng
khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán);
O. Chi nghiệp vụ kho quỹ;
P. Chi phí liên quan tới việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư;
Q. Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư;
R. Chi phí chăm sóc, thông tin liên lạc các nhà đầu tư;
S. Chi phí thù lao cho hội đồng quản trị;
T. Chi cho lao động nữ theo quy định tại Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22
tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính;
U. Chi trả lãi tiền vay theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa
không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có
quan hệ giao dịch với công ty;
V. Trích dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh:
Mức trích tính trên cơ sở tổng hợp mức dự phòng từng loại chứng khoán bị
giảm giá theo công thức sau:
Mức dự
phòng giảm
giá chứng
khoán cho
năm kế
hoạch
=
Số lượng
chứng khoán bị
giảm giá tại
thời điểm
31/12 năm báo
cáo
X
Giá
chứng
khoán
hạch toán
trên sổ kế
toán
_
Giá đóng cửa ngày
31/12 (hoặc giá đóng
cửa gần nhất nếu
ngày 31/12 không
phải là ngày giao
dịch)
X. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao
dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các khoản chi phí khác theo số thực chi nhưng tối
đa không quá 10% trên tổng các khoản chi phí hợp lý từ tiết a đến tiết v
Y. Các khoản thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiêp), phí và lệ phí phải nộp
theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ;
Thuế suất:
Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được áp
dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong thời hạn 10 năm, kể từ
khi khai trương hoạt động kinh doanh. Hết thời hạn hưởng thuế suất 20%, công ty
phải chuyển sang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 28%.
Trường hợp công ty đã đi vào hoạt động kinh doanh và đã thực hiện kê khai
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32% (đối với doanh nghiệp hoạt động
theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước) hoặc theo thuế suất 25% (đối với doanh
nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) thì kể từ năm tài chính
2004 được chuyển sang áp dụng thuế suất 20% cho khoảng thời gian còn lại. Khoảng
thời gian còn lại bằng (=) thời gian được áp dụng thuế suất 20% trừ đi (-) thời gian đã
hoạt động.
Miễn, giảm thuế:
Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới thành
lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và
giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo.
Năm miễn thuế, giảm thuế được xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời gian
miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ kỳ tính thuế công ty bắt đầu có thu nhập chịu
thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp trong kỳ tính
thuế đầu tiên công ty đã có thu nhập chịu thuế nhưng thời gian hoạt động kinh doanh
chưa đến 12 tháng thì công ty có quyền đăng ký với cơ quan thuế để tính thời gian
miễn, giảm thuế ngay trong kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc tính từ kỳ tính thuế tiếp
theo.
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Quỹ đầu tư chứng khoán) kể cả
quỹ đầu tư của nước ngoài chỉ mở tài khoản tại Việt Nam mà không có sự hiện diện
tại Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán: thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo phương thức khoán. Số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị cổ
phiếu bán ra của từng giao dịch chuyển nhượng (chứng chỉ Quỹ đầu tư thực hiện tính
thuế như cổ phiếu, các loại trái phiếu khi chuyển nhượng không tính thuế thu nhập
doanh nghiệp). Phần lợi tức được chia đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở khâu
trước và lãi trái phiếu thu được từ các loại trái phiếu thuộc diện miễn thuế theo quy
định của pháp luật của các tổ chức này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với các tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán được giảm 50% thuế
thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 2 năm kể tư ngày niêm yết.
2.3.2 Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thế gián thu, tính trên khoản giá trị tăng thêm
của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trính từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế
Hàng hoá, dịch vụ ( kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài)dùng
cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là đối tựong nộp thuế.
Các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu
thuế giá trị gia tăng1, bao gồm:
- Môi giới chứng khoán;
- Tự doanh chứng khoán;
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán;
- Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu
tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong
việc phát hành và niêm yết chứng khoán;
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán;
- Lưu ký chứng khoán;
- Đại diện người sở hữu trái phiếu;
- Các hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán.
2.3.3 Thuế đối với hoạt động giao dịch chứng khoán
Thuế đối với hoạt động giao dịch chứng khoán là loại thuế trực thu, đánh trên
việc giao dịch mua bán chứng khoán hoặc lợi nhuận từ thặng dư vốn. Loại thuế nay
có thể đánh đối người bán hoặc đối với người mua hoặc cả người mua lẫn người bán
chứng khoán.
Đối tượng chịu thuế
Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán (hoạt động mua hoặc bán hoặc cả
mua và bán chứng khoán), tư thặng dư vốn khi kinh doanh chứng khoán.
Phân loại:
Đối với hoạt động mua bán chứng khoán
Hình thức đánh thuế
Việc đánh thuế trên tỷ lệ phần trăm trên toàn bộ giá trị mua bán chứng khoán
Số thuế phải nộp = thuế suất * giá trị giao dịch
1 Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004
Đối với thặng dư vốn
Thuế thu nhập từ thặng dư vốn được xác định bằng thu nhập chịu thuế trong kỳ
tính thuế nhân với (x) thuế suất.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
chịu thuế
trong kỳ tính
thuế
=
Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế
-
Chi phí
hợp lý
trong kỳ
tính thuế
+
Thu nhập
chịu thuế
khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là các khoản thu được
từ việc bán chứng khoán trong kỳ
Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ: là
các khoản chi phí để thực hiện việc tạo ra doanh thu bao gồm:
Chi phí mua chứng khoán
Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Chi phí vật tư, dụng cụ;
Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền ăn giữa ca:
Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định;
Chi đào tạo nghiệp vụ theo chế độ quy định;
Chi phí dịch vụ mua ngoài như phí bưu điện, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố
định; phí sử dụng hệ thống thiết bị của Trung tâm giao dịch chứng khoán; phí trả cho
tổ chức giám sát, kiểm toán; chi phí tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng kinh tế; chi
phí thuê chuyên gia và các dịch vụ mua ngoài khác;
Chi trang phục giao dịch, mức chi không quá 500.000 đồng/người/năm;
Tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người;
Công tác phí, bao gồm chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú;
Phí niên liễm Hiệp hội;
Phí lưu ký chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán
Chi nghiệp vụ kho quỹ;
Chi phí liên quan tới việc quản lý quỹ đầu tư, danh mục đầu tư;
Chi phí huy động vốn cho quỹ đầu tư;
Chi phí chăm sóc, thông tin liên lạc các nhà đầu tư;
Chi trả lãi tiền vay theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa
không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có
quan hệ giao dịch với công ty;
Trích dự phòng giảm giá chứng khoán
Mức trích tính trên cơ sở tổng hợp mức dự phòng từng loại chứng khoán bị
giảm giá theo công thức sau:
Mức dự
phòng giảm
giá chứng
khoán cho
năm kế
hoạch
=
Số lượng
chứng khoán bị
giảm giá tại
thời điểm
31/12 năm báo
cáo
X
Giá
chứng
khoán
hạch toán
trên sổ kế
toán
_
Giá đóng cửa ngày
31/12 (hoặc giá đóng
cửa gần nhất nếu
ngày 31/12 không
phải là ngày giao
dịch)
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch,
đối ngoại, chi phí hội nghị và các khoản chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa
không quá 10% trên tổng các khoản chi phí hợp lý từ tiết a đến tiết v
Các khoản thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiêp), phí và lệ phí phải nộp theo
quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ;
2.3.4 Thuế đối với thu nhập từ chứng khoán
Thuế đối với thu nhập từ chứng khoán là loại thuế trực thu, đánh trên thu nhập
từ phần lãi thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán
Đối tượng chịu thuế
Thu nhập từ phần lãi thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán( lãi từ trái
phiếu, cổ tức)
Cách tính thuế
Thuế phải nộp= thuế suất * thu nhập tư lãi thu được
2.4 Sự tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán
Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, thuế đối với chứng khoán là công
cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng chính sách thuế với các
loại thuế và thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sự phát triển của thị trường,
thu hút được các doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Thông qua các chính sách thuế tác động và làm thay đổi mối quan hệ giữa
cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần thực hiện điều tiết vĩ mô, đảm bảo sự cân
đối giữa các ngành nghề trong kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội là nguồn gốc
của mọi sự bất bình đẳng. Do đó nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu
nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. Thuế là
công cụ hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập của dân cư trên phạm
vi toàn xã hội bằng việc áp dụng các sắc thuế nhằm điều tiết bớt thu nhập của các thể
nhân và pháp nhân có thu nhập cao so với mức bình quân xã hội.
Khi thị trường chứng khoán đang suy thoái chính phủ có thể giảm thuế, miễn
thuế phải nộp đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trên thị trường chứng khoán
nhằm thức đẩy sự phát triển trở lại của thị trường. Mặc khác khi thị trường chứng
khoán phát triển quá nóng thì nhà nước có thể tăng thuế nhằm ổn định thị trường và
dẫn thị trường đi đúng định hướng phát triển của nhà nước.
5. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sừ dụng công cụ thuế tác
động đến thị trường chứng khoán
Các phương thức đánh thuế vào chứng khoán
Đối với các Công ty kinh doanh chứng khoán, mặc dù mỗi nước có những quy
định ràng buộc về điều kiện kinh doanh ở những mức độ khắt khe khác nhau nhưng
bức tranh chung cho thấy tất cả các nước đều áp dụng thuế thu nhập Công ty (thuế thu
nhập doanh nghiệp). Tính trung lập về thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh chứng khoán khá rõ nét khi có rất ít nước dành cho các ưu đãi thuế cho loại
hình kinh doanh này. Lý do khá đơn giản được rút ra là: sự béo bở của hoạt động kinh
doanh chứng khoán cho phép nhà môi giới, tư vấn có quyền “sống trên lưng” tất cả
mọi người, ngay cả khi người ta phá sản hoặc khi thị trường tụt dốc/đảo chiều.
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân, chính sách thuế có những quy
định đa dạng hơn do có sự khác biệt rất lớn giữa các nước về mức độ phát triển và độ
mở cửa thị trường; khả năng tổ chức quản lý, điều hành giám sát của Chính phủ;
chính sách huy động vốn và phát triển thị trường tài chính; điều kiện cụ thể về luật
pháp, thể chế, tính tuân thủ; mức độ hiểu biết của người dân; các điều kiện về hạ tầng
thông tin phục vụ… Tổng hợp chung và phân loại thuế gắn với các công đoạn của quá
trình đầu tư cho thấy, trên thế giới hiện có 4 phương thức đánh thuế chủ yếu vào
chứng khoán
Thuế đánh vào hoạt động giao dịch chứng khoán
Hình thức thuế này có tên gọi phổ biến là thuế giao dịch chứng khoán
(securities transaction tax) áp dụng đối với từng giao dịch mua/bán chứng khoán. Xét
về bản chất thì thuế này đánh vào thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng, vốn quen
được gọi là thặng dư vốn (capital gains) nhưng vì rất khó trong việc xác định thu nhập
của giao dịch mua/bán (nhất là trong điều kiện có lạm phát) nên nhiều nước áp dụng
mức thuế khoán tính trên doanh thu. Đặc trưng phổ biến của chứng khoán là các giao
dịch chứng khoán đều phải đăng ký nên cũng có người cho rằng thuế này cần xếp vào
nhóm thuế đăng ký hoặc thuế tem. Nghĩa vụ thuế có thể do người bán chịu hoặc
người mua chịu tuỳ theo từng nước (thí dụ Nhật Bản quy định người bán chứng khoán
chịu, trong khi Thuỵ Sỹ quy định người bán chịu 50% và người mua chịu 50%). Mức
thuế suất áp dụng thường rất thấp do tính thuế trên tổng giá trị mua/bán (thí dụ Thái
Lan áp dụng mức thuế suất 0,1%, nhưng hiện nay đang được miễn, mức thuế suất tại
Philippnes là 0,5%, Ấn Độ áp dụng mức 0,075%). Đây là loại thuế phổ biến nhất tại
các nước có thị trường chứng khoán, kể cả ở các nước phát triển như Anh, Pháp,
Mỹ…. và nước đang phát triển như Thái Lan, Philippnes, Indonesia… Đây cũng là
loại thuế cổ xưa nhất trong các loại thuế đánh vào chứng khoán, nó đã xuất hiện ở
Anh vào thế kỷ XVII khi mà việc chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu được thực
hiện trên giấy tờ và phải có con dấu của chính quyền.
Thuế giao dịch chứng khoán thường dễ áp dụng do đánh vào từng giao dịch
mua/bán độc lập và được tổ chức thu theo phương thức khấu trừ tại nguồn thông qua
các đối tác trung gian trả thu nhập là Công ty chứng khoán hoặc Sở giao dịch. Do
đánh trên trị giá bán và các nước thường không phân biệt theo thời gian nắm giữ
chứng khoán là ngắn hạn hay dài hạn, cũng như không phân biệt người mua/bán là tổ
chức hay cá nhân. Chính vì vậy, loại thuế này được coi là công cụ để hạn chế đầu cơ
(mua, bán nhiều lần trong thời gian ngắn phải chịu thuế nhiều lần) qua đó kiềm chế
mức dao động về giá chứng khoán.
Thuế đánh vào thu nhập do sở hữu chứng khoán
Tổ chức hoặc cá nhân sở hữu chứng khoán thường nhận được thu nhập dưới
dạng cổ tức (dividends) trả cho cổ phiếu/phần vốn góp hoặc trái tức (interest) trả cho
trái phiếu. Thu nhập từ cổ tức sẽ chịu thuế thu nhập theo phương thức khấu trừ tại
nguồn với tỷ lệ riêng biệt hoặc được gộp chung vào thu nhập chịu thuế của cá nhân
hoặc thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo mức thuế suất phổ thông của hai loại
thuế này. Việc đánh thuế đối với thu nhập từ cổ tức và lãi vay cũng rất phổ biến trên
thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước cho miễn thuế đối với lãi trái phiếu Chính phủ.
Thuế tài sản ròng
Ở một số nước, pháp luật quy định chứng khoán là một loại tài sản, trị giá
chứng khoán được gộp chung với trị giá các loại tài sản khác của cá nhân. Trong thời
gian đang nắm giữ/sở hữu chứng khoán, người sở hữu còn phải chịu thuế tài sản ròng
(wealth tax). Thuế toài sản ròng được áp dụng ở các nước Bắc Âu như Thuỵ Điển,
Đan Mạch… Việc đánh thuế tài sản ròng đối với chứng khoán được rất ít nước áp
dụng do loại thuế này không khuyến khích đầu tư, cản trở việc phát triển thị trường
vốn và nếu muốn áp dụng nó đòi hỏi công tác quản lý thuế phải đạt trình độ rất cao.
Thuế đánh vào thặng dư vốn khi chuyển nhượng chứng khoán
Khi chuyển nhượng chứng khoán, người sở hữu có được thu nhập bằng giá bán
trừ đi (-) giá mua, thường quen gọi là thặng dự vốn, lãi vốn (capital gains). Khoản thu
nhập này sẽ bị đánh thuế dưới hình thức thuế đối với lãi vốn (tax on capital gains).
Tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước mà thặng dư vốn từ chuyển nhượng
chứng khoán sẽ phải chịu mức thuế riêng biệt cùng với các khoản thu nhập từ chuyển
nhượng vốn khác hoặc được gộp chung vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập
cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp nếu cá nhân doanh nghiệp có thu nhập này.
Có nhiều nước không đánh thuế đối với thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng khoán
niêm yết nhằm khuyến khích phát triển giao dịch trên thị trường chứng khoán và cũng
là nhằm thu hút vốn đầu tư, như: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan.
Trong việc áp dụng thuế đối với thặng dư vốn từ chuyển nhượng chứng khoán
có ít nước áp dụng thuế suất khác nhau theo thời gian nắm giữ chứng khoán (ngắn hạn
hay dài hạn) do chi phí quản lý cao và làm cho chính sách thuế thêm phức tạp. Tuy
nhiên, cũng có một số nước đánh thuế đối với thặng dư từ chuyển nhượng chứng
khoán có thời gian nắm giữ ngắn hạn nhẹ hơn đối với chuyển nhượng chứng khoán
dài hạn, như Mỹ, Anh, Ấn Độ (thời gian như thế nào là ngắn hạn, mỗi nước cũng có
quy định khác nhau).
Một số vấn đề rút ra
-Về điều kiện áp dụng: Chứng khoán được đăng ký giao dịch, kiểm soát được
dòng vốn và giao dịch chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng cổ phần của các Công ty
không niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng được đăng ký, đây chính là sự khác
biệt lớn nhất của các nước với thực tế Việt Nam (các giao dịch OTC ở nước ta hiện
nay thực chất là giao dịch chợ đen, không có cơ chế kiểm soát giao dịch thực).
-Về loại thuế áp dụng và thuế suất: Tuỳ thuộc vào quan điểm chính sách và
thực tế của mỗi nước. Các tiêu chí thường được cân nhắc áp dụng như: Vai trò với thu
ngân sách nhà nước, chi phí quản lý thuế, những tác động của thuế đối với định
hướng chính sách phát triển thị trường: cần khuyến khích đầu tư dài hạn hay khuyến
khích chuyển dịch/hoặc kỳ vọng hạn chế chuyển dịch.
-Công tác tổ chức thu: Phần lớn thực hiện phương thức khấu trừ tại nguồn, áp
dụng cách đánh thuế riêng biệt với từng loại thu nhập về chứng khoán. Đối với những
trường hợp cho phép gộp vào thu nhập chung để tính thuế theo biểu thuế suất luỹ tiến
từng phần thì cũng thực hiện khấu trừ tại nguồn và kê khai, thanh toán khi người nộp
thuế lập tờ khai quyết toán thuế năm.
Kết luận
Chương I đã hệ thống lại tổng quan về thị trường chứng khoán, thuế đánh vào
chứng khoán. Đồng thời nêu lên kinh nghiệp đành thuế đồi với chứng khoán của một
số nước trên thế giới.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Khái quát sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Qua quá trình nghiên cứu về lịch sử ra đời của thị trường chứng khoán, chúng
ta đều thấy rằng: các buổi đầu sơ khai của hầu hết TTCK của các nước phát triển
đềuđược hình thành một cách tự phát, nó ra đời từ các quán cà phê, các phố tụ tập
đôngngười buôn bán, dần dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì TTCK ở các
nướcđược hoàn thiện và phát triển với kỹ nghệ ngày càng cao.Còn đối với các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam thì sự ra đời có nhiềulợi thế hơn vì đã có được
nền tảng kinh nghiệm của các nước phát triển. Có điềuchúng ta phải thấy rằng
TTCK không phải là một bức tranh hoàn mỹ mà nó cũng phảitrải qua những bước
thăng trầm, những đợt sóng lớn, sóng nhỏ tác động không chỉmột nước mà một loạt
các nước trên thế giới đều ảnh hưởng theo.Do đó, nên thậntrọng trong việc chuẩn bị
đầy đủ các bước để hình thành và phát triển TTCK. Chính vì vậy mà chính phủ Việt
Nam đã thành lập ủy ban chứng khoán nhà nước( là cơ quan quản lý nhà nướcvề
chứng khoán và TTCK) trước rồi mới tiến tới thành lập(TTGDCK TP.HCM)
Theo một số tài liệu cho thấy trước năm 1993 thì ở Việt Nam đã có ý tưởng
thành lập TTCK ở Việt Nam, cụ thể là vào năm 1955, GS.ThS Nguyễn Phú Trúc đãcó
ý tưởng thành lập một TTCK ở nước ta, nhưng không thể thực hiện được do điềukiện
đất nước không thuận lợi. Đến 1973 thì nước ta cũng có định là thành lập một sàn
giao dịch tại Sài Gòn cũ nhưng sàn giao dịch này vẫn không thể thực hiện được vì
lý do đất nước ta vào thời điểm đó đang cùng chung tay vào cuộc đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc.Và như thế, mãi cho đến năm 1993 mới chính thức có quyết định
thành lập TTCKở nước ta.
Chúng ta có thể tóm tắt lại những mốc lịch sử hình thành TTCK Việt Nam
cũng như TTGDCK TP.HCM như sau:
20/6/95: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 361/TTg về thành lập “Ban
chuẩn bị tổ chức TTCK”
28/11/96: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký nghị định số 75/CP về việc thành lập
“Ủy ban chứng khoán nhà nước”
11/07/98: Thủ tướng Phan Văn Khải ký nghị định số 48/1998/NĐ-CP vể chứng
khoán và TTCK, đồng thời tại quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, thủ
tướng chính phủ đã ký quyết định thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà
Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
01/08/98: chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu ký quyết định số 128/1998/QĐ-
UBCK5 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch
chứng khoán.
13/10/1998: chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu ký:Thông tư số 01/1998/TT-
UBCK hướng dẫn nghị định số 48/NĐ-CP về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra
công chúng.
Quyết định số 04/1998/ QĐ-UBCK3 về việc ban hành quy chế tổ chức và tổ
chứng của công ty chứng khoán.
Quyết định số 05/1998/ QĐ-UBCK3 về việc tổ chức và hoạt động của quỹ đầu
tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
10/06/99: Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 139/1999/QĐ-TTg về tỷ
lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động của thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf