MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THUẾ VÀ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ. 3
1. Sự ra đời của và bản chất của thuế. 3
2. Vai trò của thuế. 4
II. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG. 5
1. Khái niệm. 5
2. Mục đích. 5
3. Nội dung của thuế GTGT. 6
4. Điều kiện áp dụng 15
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thuế GTGT 16
III. THAY THẾ THUẾ DOANH THU BẰNG THUẾ GTGT. SỰ CẦN THIẾT
ÁP DỤNG THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM 18
1. Thuế doanh thu 18
2. Sự cần thiết áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay 20
IV. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN THUẾ GTGT Ở MỘT SỐ NƯỚC 22
1. Thuế GTGT áp dụng ở một số nước trên thế giới 22
2. Vận dụng kinh nghiệm vào Việt Nam 27
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GTGT TỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 28
I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH. 28
1. Khái quát về Viện Nghiên cứu Tài chính. 28
2. Cơ cấu tổ chức của Viện NCTC 28
3. Viện NCTC có một số chức năng, nhiệm vụ chính như sau: 29
II. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ
VÀ TIẾN TRÌNH ÁP DỤNG THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM. 30
1. Cuộc cải cách thuế bước I trong các doanh nghiệp. 30
2. Cuộc cải cách thuế bước II trong các doanh nghiệp. 32
III. TÌNH HÌNH THỰC TẾ ÁP DỤNG THUẾ GTGT Ở CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 33
1. Công tác tổ chức thực hiện. 33
2. Kết quả sau hai năm thực hiện thuế GTGT. 39
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ở VIỆT NAM. 44
1. Những thuận lợi. 44
2. Những khó khăn. 47
3. Nguyên nhân. 56
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
THUẾ GTGT TRONG THỜI GIAN TỚI 59
I. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC. 59
1. Yêu cầu cơ bản để hoàn thiện thuế GTGT. 59
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy. 60
3. Giải pháp về công tác tổ chức thực hiện luật thuế GTGT. 63
II. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP. 69
1. Cách lập hoá đơn chứng từ. 69
2. Thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. 70
3. Vấn đề hoàn thuế. 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của thuế giá trị gia tăng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, pháp lệnh thuế tài nguyên. Trên cơ sở chủ động tạo ra các điều kiện cho việc áp dụng thuế GTGT trước hết là kế toán, áp dụng chứng từ, hoá đơn trong việc mua bán sản phẩm dịch vụ.
III. Tình hình thực tế áp dụng thuế GTGT ở các doanh nghiệp Việt nam.
Thuế GTGT ở Việt nam được tiến hành thí điểm từ tháng 9/1993. Qua một thời gian thực hiện, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của Việt nam và chọn lọc những bài học thành công, thất bại ở một số nước, dự thảo luật được xây dựng từ đầu năm 1995, được Quốc hội khoá 9 kỳ họp thứ 11 thông qua vào giữa tháng 5/1997 đã bắt đầu áp dụng chính thức trên diện rộng từ 1/1/1999.
1. Công tác tổ chức thực hiện.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 23/12/1992 giao cho Chính phủ thực hiện thí điểm việc áp dụng thuế GTGT để rút kinh nghiệm xây dựng dự án luật thuế này, Bộ Tài Chính đã được Chính phủ giao cho triển khai thực hiện thí điểm thuế GTGT.
1.1 Tình hình thực hiện thí điểm.
Trước khi áp dụng luật thuế GTGT (1/1/1999), Bộ Tài Chính đã cùng các doanh nghiệp tiến hành hai đợt tính thử thuế GTGT ở các doanh nghiệp lớn. Đợt 1 được tiến hành vào tháng 1/1998, tuy nhiên các số liệu tính toán trong đợt này chưa phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cách tính, phương pháp xác định thuế đầu vào, thuế đầu ra, giá bán chưa có thuế .. ở một số doanh nghiệp còn chưa chính xác cho nên khó có thể đánh gía đúng những tác động của 2 luật thuế tới doanh nghiệp. Chính vì vậy, tháng 8/1998, đợt tính thử lần 2 được tiến hành với sự tham gia của các chuyên gia Bộ Tài Chính nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của các tổng công ty khi thực hiện luật thuế GTGT.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính, các doanh nghiệp đã tiến hành tính thử số thuế GTGT phải nộp so với thuế doanh thu và dự đoán những tác động của nó tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Có hai xu hướng đánh giá trái ngược nhau:
- Những doanh nghiệp có số thuế GTGT phải nộp thấp hơn so với thuế doanh thu: Trong nhóm này chỉ bao gồm một số ngành đang áp dụng thuế doanh thu với thuế suất cao như điện (8%),xi măng (10%), da giày (6%), một số sản phẩm công nghiệp thực phẩm (6%), xổ số kiến thiết (20% - 30%)... và các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Những doanh nghiệp này khi áp dụng thuế GTGT với thuế suất không cao hơn nhiều so với thuế doanh thu, đồng thời phần thuế đã nộp ở đầu vào khấu trừ lớn; Những doanh nghiệp xuất khẩu không phải nộp thuế đầu ra, đồng thời lại được hoàn thuế đầu vào ,do vậy số thuế GTGT phải nộp giảm nhiều so với thuế doanh thu.
Bảng số 1: Một số tổng công ty có số thuế GTGT phải nộp giảm so với thuế doanh thu.
( Ước tính năm 1999 )
(đơn vị : triệu đồng)
Đơn vị.
Thuế
doanh
thu.
Thuế GTGT
Thuế GTGT giảm so với thuế doanh thu
Phải nộp
Được hoàn
TCT lương thực miền nam
TCT cà phê
TCT da giầy
TCT khoáng sản.
TCT cao su
TCT sữa
TCT xi măng
TCT bưu chính viễn thông
TCT điện lực
0
0
0
0
4.903
61.200
220.678
501.981
188.600
162.290
2.260
22.249
7.300
143.872
31.626
2.932
2.708
16.018
6.900
300.270
136.758
982.721
(Nguồn: Bộ tài chính)
- Những doanh nghiệp gặp khó khăn: Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp hiện đang nộp thuế doanh thu với thuế suất thấp hoặc sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chi phí vật tư ít, giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn.
Ví dụ
+ Sản phẩm cơ khí thuế suất thuế doanh thu hiện nay là 1% - 2%, khi áp dụng thuế GTGT với thuế suất 10% thì số thuế GTGT phải nộp tăng gấp 3 lần so với thuế doanh thu hiện hành.
+ Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn, việc áp dụng thuế GTGT với thuế suất 20% - mức thuế cao nhất trong biểu thuế GTGT thay cho thuế doanh thu 10% cũng được kiến nghị là quá cao. Kết quả tính thử số thuế phải nộp trong 6 tháng đầu năm theo luật thuế GTGT so với số thuế doanh thu hiện nay đang nộp ở 40 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn cho thấy, đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, số thuế phải nộp tăng gấp 2 lần, còn đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, mức tăng từ 1,6 đến 1,8 lần.
+ Đối với ngành điện tử, tin học: Hiện nay mức thuế doanh thu của ngành điện tử ở mức 4% và tin học là 1%. Khi áp dụng thuế GTGT thuế suất là 10%. Theo tính toán của tổng công ty điện tử - tin học, số thuế GTGT phải nộp sẽ tăng lên 2 lần so với số thuế doanh thu nếu như mọi điều kiện khác không thay đổi. Theo số liệu tính thử cho năm 1999, số thuế GTGT mà tổng công ty này phải nộp là 32,4 tỷ đồng, so với thuế doanh thu là 17,2 tỷ.
Bảng số 2: Một số tổng công ty có số thuế GTGT phải nộp tăngso với thuế doanh thu.
(ước tính năm 1999)
(đơn vị: nghìn đồng)
Tên đơn vị
Thuế doanh thu
Thuế GTGT
Chênh lệch
TCT vật tư nông nghiệp
TCT xăng dầu
Liên hiệp đường sắt Việt nam
TCT tàu thuỷ
TCT hàng hải
TCT hàng không
TCT dệt may
TCT máy động lực
TCT thép
TCT than
6.342
508.176
46.756
13.110
76.000
120.000
109.900
5.020
62.826
54.000
79.456
1.156.188
70.787
28.604
85.000
158.000
136.400
26.150
229.380
141.000
73.114
648.012
24.031
15.530
9.000
38.000
26.500
21.130
166.554
87.000
(Nguồn: Bộ tài chính)
Việc chuyển từ thuế doanh thu với 11 mức thuế suất (từ 0% tới 30%) sang thuế GTGT với 4 mức thuế suất (0%, 5%, 10%, 20%) tất yếu dẫn đến tình trạng có mặt hàng chịu thuế GTGT cao hơn thuế doanh thu, có mặt hàng được hưởng thuế suất thấp hơn, do đó số thuế doanh nghiệp phải nộp cũng thay đổi. Nhiều trường hợp được nộp thuế thấp hơn rất phấn khởi trong việc thực hiện luật thuế mới. Ngược lại có không ít ngành phải nộp thuế cao hơn so với thuế doanh thu đang rất băn khoăn lo lắng, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay đã phải đương đầu với bao thách thức, khó khăn như ngành cơ khí, kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống, bảo hiểm, tư vấn vì được khấu trừ thuế đầu vào không đáng kể.
1.2 Tổ chức thực hiện.
ã Tổ chức bộ máy chỉ đạo triển khai thực hiện.
Chấp hành chỉ thị số 44 CT/TW ngày 04/11/1998 của Bộ Chính Trị và Nghị quyết số 18/1998/QH ngày 25/11/1998 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 208/1998/QĐ-Ttg ngày 26/10/1998 về việc thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới của Chính phủ do một phó thủ tướng chính phủ làm trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các bộ: Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục hải quan, Tổng cục thuế. Bộ phận thường trực của ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới của Chính phủ được đặt tại Bộ Tài Chính. Tiếp theo Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 41/CT-Ttg ngày 7/12/1999 về việc tổ chức thực hiện các luật thuế mới. Căn cứ vào chỉ thị số 41/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới do một đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
Các ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới đều có chương trình hành động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận để chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện các luật thuế mới; chỉ đạo việc quản lý thị trường, giá cả, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các luật thuế mới.
ã Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Sau khi Quốc hội thông qua các luật thuế mới, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, các ban soạn thảo đã tích cực chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế mới và các luật có liên quan như: Luật ngân sách, Luật khuyến khích đầu tư trong nước ...
Đến ngày 31/12/1998 đã có trên 70 văn bản mang tính pháp quy về cơ bản đã đủ để hướng dẫn thi hành các luật thuế mới; Các văn bản hướng dẫn đã bảo đảm đúng luật, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
ã Tổ chức công tác hướng dẫn, tuyên truyền.
Đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tác dụng và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế cho cán bộ chủ chốt của các bộ, ngành, địa phương, cho cán bộ ngành tài chính và ngành thuế, cho các doanh nghiệp quốc doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh; Việc tuyên truyền về thuế đã được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức: Trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài báo trung ương; đài báo địa phương; hệ thống thông tin phường, xã ..), in sách, phát hành tờ rơi, xây dựng phim truyện, hội thảo.
Ban tư tưởng văn hoá Trung ương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 44 CT/TW của Bộ Chính Trị, tổ chức tập huấn về thuế cho các tổng biên tập báo, cho ban tuyên huấn của các bộ, địa phương để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phối hợp với Bộ Tài Chính soạn thảo thông tin vắn tắt về thuế để làm tài liệu sinh hoạt trong các chi bộ Đảng.
ã Tổ chức bộ máy, nghiệp vụ quản lý thuế.
Cấp mã số cho đối tượng nộp thuế: Việc cấp mã số cho đối tượng nộp thuế nhằm mục đích quản lý số lượng đối tượng nộp thuế và là khâu đầu trong công tác đưa tin học vào quản lý thuế. Đến hết quý I/1999 đã cấp mã số thuế cho 985.194 cơ sở kinh doanh, trong đó có 485.517 cơ sở kinh doanh được phép thành lập và có đăng ký kinh doanh, số còn lại chưa có đăng ký kinh doanh nhưng vẫn cấp mã số để quản lý thu thuế.
Về hoá đơn, chứng từ : Hoá đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý để thực hiện việc tính thuế, kê khai thuế, nhất là trong việc tính thuế GTGT. Bộ Tài Chính đã in và cung cấp đủ hoá đơn cho các địa phương, các cơ sở kinh doanh. Đến hết tháng 3 năm 1999 số lượng hoá đơn đã phát hành là 636.315 quyển (trong đó có 434.400 quyển hoá đơn GTGT, 201.915 quyển hoá đơn thông thường) và cho gần 700 cơ sở kinh doanh tự in và sử dụng hoá đơn GTGT. So với năm 1998, việc sử dụng hoá đơn cuả các doanh nghiệp tăng lên nhiều.
Về công tác tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế: Việc đưa tin học vào công tác quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế. Ngay từ khi các luật thuế mới mới được thông qua, ngành thuế đã tiến hành xây dựng chương trình quản lý thuế bằng máy vi tính và mua sắm, lắp đặt máy vi tính.đến ngày 17/1/1999, các cục thuế đã được trang bị đủ máy tính cần thiết phục vụ cho đối tượng nộp thuế, nhập tờ khai, kiểm tra tờ khai, in thông báo thuế, lưu trữ dữ liệu về thuế.
Ngành thuế cũng đã tổ chức lại bộ máy quản lý thuế ở cục thuế, chi cục thuế để phù hợp với nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý các loại thuế mới. Đã thành lập phòng thuế quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ở các cục Các chi cục thuế chỉ quản lý các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Việc thay đổi tổ chức bộ máy quản lý thuế nêu trên đã giúp cho ngành thuế nắm chắc trên 90% số thu ở cục thuế đồng thời tạo điều kiện từng bước đưa công tác tin học vào quản lý thuế.
Ngoài ra ngành thuế còn xây dựng quy trình quản lý các loại thuế mới, quy trình quản lý thuế đối với cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh. Ngành hải quan cũng đã xây dựng quy trình tự kê khai, tự tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.
Nhìn chung, do có sự chỉ đạo sát sao của TW Đảng, Bộ chính trị, uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã cùng với các bộ, các ngành, các địa phương chuẩn bị thực hiện các luật thuế mới tương đối cụ thể, đồng bộ từ khâu chuẩn bị tổ chức bộ máy chỉ đạo, xây dựng văn bản, hướng dẫn, tuyên truyền về thuế đến khâu tổ chức quản lý thuế.
2. Kết quả sau hai năm thực hiện thuế GTGT.
Sau hơn hai năm thực hiện luật thuế GTGT về cơ bản đã đạt được các yêu cầu đề ra. Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh giữ được ổn định, bước đầu đã phát huy được tác dụng.
2.1 Khuyến khích đầu tư , thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Việc thực hiện luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, giảm khoảng 10% so với trước đây, toàn bộ thuế GTGT của công trình xây dựng cơ bản được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình như thuế doanh thu, vì vậy chi phí khấu hao tài sản cũng giảm thấp hơn. Các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định có thuế GTGT đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế; Mặt khác khi nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư thành tài sản cố định theo dự án thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. Từ khi thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP giảm 50% mức thuế GTGT đối với sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế GTGT các doanh nghiệp xây lắp còn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào bình quân chỉ còn khoảng 1% đến 2%, thấp hơn so với mức 4% khi nộp thuế doanh thu, thậm chí còn được hoàn thuế.
Đối với các công trình đầu tư bằng vốn ODA không hoàn lại thì không hoàn thuế GTGT, nếu thuộc vốn ODA vay thì được hoàn thuế GTGT trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nộp tờ khai.
Thực hiện thuế GTGT còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa phát triển do thuế GTGT chỉ thu thêm giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng với 2 phương pháp tính thuế; (phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp). Đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là thuế chồng lên thuế, đã thúc đẩy công nghiệp hoá, hiệp tác sản xuất nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí như sản xuất, lắp ráp xe đạp, xe máy, ô tô, điện tử .
Trong quá trình thực hiện, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ gặp khó khăn do thuế GTGT cao hơn thuế doanh thu nhưng chưa chuyển đổi kịp cho phù hợp với cơ chế thuế mới và chịu sự ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực như: than, cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng), luyện cán, kéo kim loại, máy vi tính, hoá chất cơ bản, hoá dược,vận tải, bốc xếp, xây dựng, lắp đặt, khách sạn, ăn uống, du lịch đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài Chính thực hiện các biện pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn như: giảm mức thuế nhập khẩu của 569 mặt hàng là vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước với số thuế giảm gần 1000 tỷ đồng, giảm mức thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ ấn định đối với một số mặt hàng.
Bằng các nội dung chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn nêu trên, luật thuế GTGT đã góp phần khuyến khích đầu tư và ổn định sản xuất kinh doanh.
Trong năm 1999, tuy gặp nhiều khó khăn do số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm khoảng 12,5% nhưng tổng vốn đầu tư vẫn tăng so với năm 1998, trong đó vốn đầu tư trong nước tăng khoảng 28,0%, vốn ODA tăng khoảng 16%. Một số sản phẩm chủ yếu đạt khá so với năm 1998 là: dầu thô tăng 19%, sữa hộp tăng 8,7%, đường mật tăng 28%, bia tăng 1,5%, giấy bìa tăng 8,8%, xi măng tăng 9,2%, thép cán tăng 12,9%, điện phát ra tăng 9,7%…
Mặt khác, năm 1999 do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế so với những năm trước giảm nhưng cũng đạt 4,8%; giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 10,4%; giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 5,2%. Sự giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được chặn lại, nhịp tăng trưởng kinh tế đã khá lên và đạt khoảng 6,7%. Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Khu vực ngoài quốc doanh tăng 18,5%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,3%; sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,9% so với kế hoạch, các hoạt động dịch vụ đã được đẩy mạnh, giá trị các ngành dịch vụ tăng khoảng 6%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng 10%, doanh thu du lịch tăng 14%, doanh thu ngành bưu điện tăng 8,5%, doanh thu hàng không tăng 14%, vận tải hàng hoá tăng 10,4%, vận tải hành khách tăng 5,5%.
Nhiều sản phẩm quan trọng trong hai năm có mức tăng khá cả về sản xuất và tiêu thụ như: Dầu thô, điện, than sạch, xi măng, thép, phân đạm, giấy, hàng may mặc, vải, đường mật, dầu thực vật… Đặc biệt, nhiều loại sản phẩm cơ khí đã tăng đáng kể do chất lượng được nâng lên, thị trường tiêu thụ có cải thiện như: Động cơ điện (năm 2000 tăng 12,1%), động cơ điêzel (năm 2000 tăng 9,2%), quạt điện (năm 2000 tăng 17,6%), bơm thuốc trừ sâu (năm 2000 tăng 33,3%), máy công cụ (năm 2000 tăng 21,2%), máy biến thế (năm 2000 tăng 14,5%)…
Hầu hết các mặt hàng có mức tăng trưởng khá là những mặt hàng được giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT như: than, thép, các sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng), giấy in báo, vận tải, du lịch….Đối với sản xuất đường mật, nhà nước gần như là giảm 100% mức thuế suất thuế GTGT.
Một tác động rõ nét nhất là với thuế suất 0% việc hoàn thuế GTGT đã thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc giảm bớt được giá thành, tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi hơn trên thương trường quốc tế. Thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu đã tích cực góp phần bảo vệ sản xuất nội địa và phát huy tiềm năng của nội lực kinh tế. Việc thuế GTGT không đánh vào vốn đầu tư và thuế TNDN có các mức miễn giảm thuế phải nộp khác nhau trong thời gian đầu cơ sở sản xuất mới được thành lập đã góp phần khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư. Tổng mức đầu tư xã hội năm 1999 bằng 141,1% năm 1998 và năm 2000 bằng 112% năm 1999 đã góp phần bảo đảm sự tăng trưởng về kinh tế.
2.2 Khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế.
Để khuyến khích xuất khẩu, đại bộ phận hàng hoá xuất khẩu đều được áp dụng mức thuế suất 0%. Một số loại hàng chịu thuế xuất khẩu như: gạo, than đá, sản phẩm từ gỗ trồng rừng, bàn ghế, sản phẩm chế biến từ kim loại (dây đồng, dây nhôm ..) trong năm 1999 cũng được giảm thuế xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. Cùng với các biện pháp xuất khẩu như : Cho phép các doanh nghiệp sản xuất trong nước được xuất khẩu trực tiếp, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu... thì việc thực hiện luật thuế GTGT có tác dụng rõ nét nhất, trực tiếp đến khuyến khích xuất khẩu. Theo quy định của luật thuế GTGT hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là được hoàn toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào, việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu thực chất là Nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có lợi thế hơn trước do giảm được giá vốn hàng xuất khẩu và vì thế góp phần tăng khả năng cạnh tranh với hàng hoá trên thị trường quốc tế. Trong năm 1999 số tiền đã hoàn thuế, tăng vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 1.800 tỷ đồng.
Vì vậy trong điều kiện thị trường xuất khẩu bị hạn chế, giá xuất khẩu giảm nhưng với sự cố gắng của các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và tác động của cơ chế chính sách nên tổng giá trị xuất khẩu của nước ta năm 1999 vẫn tăng so với năm 1998 là 23,15% và năm 2000 dự kiến là 21,4%. Việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu năm 1999 là 2.700 tỷ đồng và năm 2000 là 5.000 tỷ đồng trong đó những mặt hàng được hoàn thuế đầu vào nhiều, xuất khẩu tăng so với năm 1998 như là: cao su 37,2%, cà phê 27,6%, gạo 21,4%, thuỷ sản 14,1%, rau quả 39,6%, giày dép 36,4%, dệt may 15,1%, thủ công mỹ nghệ 48,6%, điện tử 17,5% .
Thuế GTGT đánh vào hàng hoá nhập khẩu đã cùng với thuế nhập khẩu góp phần bảo hộ có hiệu quả sản xuất trong nước, đây là biện pháp hết sức quan trọng. Thực tế trong năm 1999, Việt nam đã giảm thuế nhập khẩu 569 lần mặt hàng với số thuế giảm gần 100 tỷ đồng và giảm thuế theo chương trình cắt giảm thuế quan CEPT 3591 dòng hàng (tính đến năm 1999) trong đó riêng năm 1999 là 1872 dòng hàng.Việc hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu năm 1999 là 2.700 tỷ đồng và năm 2000 là 5.000 tỷ đồng. Trong đó hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu lớn nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những mặt hàng hoàn thuế nhiều như gạo, hạt tiêu, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử, hàng thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng xuất khẩu lớn.
Việc thực hiện luật thuế GTGT cùng với các luật thuế mới khác trong năm 1999 góp phần cơ cấu lại nền kinh tế được thể hiện rõ nét trên các mặt: hợp lý hoá và giảm số thuế suất, từ đó đòi hỏi và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đạt và vượt mức lợi nhuận trung bình của xã hội. Thông qua việc ưu đãi đầu tư các luật thuế mới đã khuyến khích việc đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế theo định hướng phát triển của Nhà nước, thúc đẩy việc chuyên môn hoá, hợp tác hoá. Không còn đánh trùng thuế như thuế doanh thu trước đây, khuyến khích việc sản xuất kinh doanh những hàng hoá mà Việt nam có thế mạnh như: nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ do được khấu trừ vào một tỷ lệ ấn định từ 3% - 5% khi mua hàng của nông dân. Trường hợp nông sản, lâm sản, hải sản xuất khẩu nếu có thuế GTGT đầu vào cũng được hoàn thuế.
2.3 Không gây biến động về giá.
Trong hai tháng đầu áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, giá một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, dược phẩm… nhích lên so với tháng 12 năm 1998. Nhưng do Nhà nước đã áp dụng một số biện pháp như: miễn thuế đối với hoạt động buôn chuyến lương thực, thực phẩm; tăng cường quản lý thị trường, dán tem hàng hóa, chống buôn lậu, chống hàng giả, thực hiện niêm yết giá… nên giá cả trở lại ổn định. Trong 2 năm giá cả không có biến động nhiều, cụ thể như: Năm 1999 chỉ số giá tiêu dùng tăng khoản 0,1% và năm 2000 chỉ số giá tiêu dùng dự kiến chỉ tăng 1%. Trong đó giá hàng lương thực, thực phẩm liên tục giảm làm chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm. Giá dầu mỏ trên thế giới tăng từ cuối năm 1999 và tăng cao hơn ở năm 2000 làm cho giá một số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu tăng lên, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong nước.
2.4 Không ảnh hưởng đến kế hoạch thu NSNN.
Trong 2 năm 1999-2000 cơ quan thuế đã phải hoàn trên 9000 tỷ đồng tiền thuế GTGT nhưng ngành thuế vẫn đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao (năm 1999 đạt 106,8%; năm 2000 đạt 109% và tăng 102% so với năm 1999, góp phần bảo đảm tỷ lệ tích luỹ tăng lên gấp đôi sau 10 năm, từ 14% GDP năm 1991 lên 27%-28% GDP vào năm 2000, duy trì được tỷ lệ động viên về thuế, phí, lệ phí trong 10 năm qua là 19,4% GDP. Những con số đó có ý nghĩa rất lớn, vừa góp phần trực tiếp tạo ra tốc độ tăng trưởng, vừa tạo ra một cách nhìn mới về cách thức và khả năng huy động nguồn lực phát triển đất nước trong tương lai.
Xét theo địa phương thì có 61/61 tỉnh, thành phố đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán năm nên khả năng các địa phương được thưởng lớn. Trong đó có 22/61 địa phương hoàn thành toàn diện cả 3 chỉ tiêu chủ yếu là thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh. Số địa phương hụt thu về thuế GTGT Ngân sách Trung Ương phải bù thêm chỉ có 14 địa phương và số phải bù cũng không lớn.
Tuy nhiên tỷ lệ động viên thuế và phí trên GDP của năm 1999 thấp (17,6%) chưa đạt được mức độ động viên theo nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra là 20% - 21% GDP.
2.5 Tổ chức tốt công tác quản lý hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp.
Để từng bước thực hiện chính sách công bằng về thuế, Bộ Tài Chính đã điều chỉnh từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 3 mức thuế suất thuế GTGT, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý để thực hiện được các mức thuế suất mới. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã thúc đẩy các doanh nghiệp, người kinh doanh chú trọng tổ chức thực hiện tốt hơn công tác mở sổ sách kế toán, ghi chép quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ. Trong năm 1999, số lượng hoá đơn các doanh nghiệp sử dụng tăng gần gấp đôi so với năm 1998 và mức sử dụng hoá đơn tăng thể hiện sự chuyển biến một bước tiến mới trong công tác sử dụng hoá đơn và quản lý của doanh nghiệp. Sự chuyển biến này thể hiện chuyển biến một bước tiến mới trong công tác sử dụng hoá đơn và quản lý của doanh nghiệp. Sự chuyển biến này thể hiện rõ nhất trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh doanh cá thể. Hơn 30.000 tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đã thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hơn 200.000 hộ kinh doanh cá thể đã thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ chuyển từ hình thức nộp thuế khoán trước đây sang nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai trực tiếp.
Đối với 6.000 doanh nghiệp Nhà nước và hơn 2.400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công tác kế toán, hoá đơn chứng từ đã được củng cố, có nhiều tiến bộ so với các năm trước đây.
Do làm tốt hơn công tác kế toán, hoá đơn chứng từ, các đối tượng nộp thuế đã chủ động kê khai lập và nộp tờ khai thuế hàng tháng tương đối đầy đủ và đúng thời hạn. HIện nay đã có thêm khoảng 200.000 hộ cá thể, doanh nghiệp loại lớn và vừa bắt đầu thực hiện chế độ hoá đơn để được nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có căn cứ để thực hiện chế độ tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước, nâng dần được trách nhiệm và nghĩa vụ khai báo, nộp thuế theo quy định của pháp luật. Chính sách thuế mới đã gắn được quyền lợi và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh, từng bước khắc phục tình trạng cán bộ quản lý cơ sở ở nhiều nơi đã làm thay công việc tính thuế, kê khai nộp thuế của cơ sở kinh doanh. Qua đó cơ quan thuế có thêm điều kiện để quản lý hoạt động kinh doanh tính thuế qua hệ thống máy vi tính để tập tru
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56.doc