Đề tài Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu gạo

Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã góp phần tăng cường vị thế và uy tín của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, ngân hàng Nhà nước-NHNN đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch hoá chính sách, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các TCTD hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện các cam kết gia nhập WTO liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, NHNN đã triển khai các hành động cụ thể:

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới ngành xuất khẩu gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên cơ hội phát triển là rất lớn. 3.Cơ hội tiếp xúc, làm việc, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ với các nước phát triển như Mỹ, Nhật.. 4. Thu hút được sự đầu tư và quan tâm của các tổ chức ngân hàng lớn như WB. Thách thức: 1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu. 2. Do đồng Euro mất giá nên thách thức lớn đặt ra cho việc xuất khẩu qua các nước châu Phi. 3. Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới như myanmar, pakistan.. 4. Xu hướng bảo hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng. Điểm mạnh 1.Gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho ngành xuất khẩu “gạo” như cam kết IRN, cam kết trợ cấp nông nghiệp… 2. Được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng như các quốc gia trohg WTO. 3. Thị trường tiềm năng lớn. 4.Thị trường trong nước tiếp tục ổn định. Phối hợp SO 1. Chiến lược thâm nhập thị trường: (S1, S3, O1, O2). 2. Chiến lược phát triển thị trường ( S1, S2, S4, O1, O2). 3. Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm (S1, S2, S4, O3, O4) Phối hợp ST Phát triển sản phẩm với chất lượng cao (S1, S3,S4, W1, W4). Điểm yếu 1. Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị phá bỏ trừ trường hợp được hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển. 2. Cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị đầu tư cho nông nghiệp cũng như hệ thống vận chuyển còn thấp… 3. Năng lực tài chính còn hạn hẹp, nguồn thông tin và nhân lực như các chuyên gia trình độ dự báo cung cầu còn nhiều hạn chế. 4. Chính sách của chính phủ chưa hợp lý… Phối hợp WO 1. Đổi mới công nghệ (W2, W3, O3,O4) 2. Mở rộng thị trường sản phẩm (W1, W4, O1, O2) Phối hợp WT 1. Chiến lược cạnh tranh về giá (W1, W2, W3, T1, T2) 2. Chiến lược hội nhập phía sau (W1, W2, T1, T4) 2.1. Điểm mạnh bên trong: (S – Strength) Thứ nhất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cam kết tạo nên thế mạnh cho ngành xuất khẩu “gạo” như cam kết IRN, cam kết trợ cấp nông nghiệp: Khi gia nhập WTO, trong cam kết mở cửa thị trường nông sản trong đó có xuất khẩu “gạo” có cam kết “quyền đàm phán ban đầu (INR) nghĩa là trong quá trình thực hiện cam kết, một số trường hợp nhất định không lường trước được, Việt Nam có thể tăng thuế nhập khẩu “gạo” cao hơn mức cam kết. Trường hợp đó, Việt Nam phải đàm phán trước với những nước dành được Quyền đàm phán ban đầu (tên những nước đó được ghi bên cạnh mỗi dòng sản phẩm trong Biểu cam kết). Những nước đề nghị INR đối với nông sản của Việt nam chủ yếu là Mỹ, Úc, New Zealand, Braxin. Điều này cho thấy thuận lợi cho việc bảo hộ ngành xuất khẩu “gạo” cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu gạo của Việt Nam với các quốc gia cùng ngành. Trong cam kết về trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam có quyền được trợ cấp nội địa thuộc “hộp xanh lá cây”, không phải cắt giảm, cũng không bị các nước khác khiếu kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” có thể đề xuất nhà nước áp dụng mà không vi phạm cam kết trong WTO như: Nhóm trợ cấp các dịch vụ chung: như trợ cấp nghiên cứu khoa học về phân bón, đất đai, giống, kiểm soát dịch bệnh, kết cấu hạ tầng gồm điện, đường, thủy lợi... Điều này giúp cho năng suất lúa cao hơn, chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn, tạo được lòng tin từ nông dân giúp ngành xuất khẩu “gạo” tốt hơn tạo được lợi thế về giá và có nguồn cung dồi dào so với các nước khác. Nhóm hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai: như hỗ trợ các khoản chi phí nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai về giống, thuốc bảo vệ thực vật, san ủi đồng ruộng. Với nhóm hỗ trợ này giúp cho bà con nông dân an tâm hơn trong việc canh tác dẫn đến chất lượng tốt hơn, diện tích đất trồng lúa không những không bị thu hẹp mà có thể còn mở rộng hơn do đất đai màu mỡ, và tỉ lệ dân cư được phân bố tại vùng nông thôn rất lớn và có trình độ học vấn thấp, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho họ, nâng cao đời sống, phục vụ cho việc xuất khẩu “gạo” phát triển hơn. Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là các chương trình thu mua gạo của chính phủ để can thiệp với mức 10% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Là nước đang phát triển trong WTO, Việt Nam cũng được hưởng các trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài (cước phí vận chuyển, nâng phẩm cấp để xuất khẩu…) và trợ cấp vận tải nội địa và quốc tế cho hàng xuất khẩu sẽ không bị xếp vào các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Đây là điểm có lợi cho Việt Nam khi gia nhập WTO để tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho ngành xuất khẩu “gạo” phát triển. Thứ hai, được hưởng những ưu đãi, đối xử công bằng như các quốc gia trong WTO. Thị trường xuất khẩu được mở rộng với mức thuế quan MFN (có nghĩa là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác) thấp và ổn định. Như chúng ta đã biết trước khi trở thành thành viên của WTO, xuất khẩu “gạo” nói riêng phải chịu mức thuế phổ thông (thường là mức thuế cao hơn) của nước nhập khẩu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO (149 nước vào thời điểm 11/1/2007) có nghĩa vụ phải cho hàng hóa Việt Nam hưởng thuế suất MFN theo cam kết của họ trong WTO. Đây là một lợi ích rất lớn của việc gia nhập WTO mà các doanh nghiệp nông nghiệp cần tận dụng bởi vì khi đó doanh thu sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ tăng. Và khi gia nhập WTO, đối với ngành lúa gạo là ngành mà Việt Nam có tiềm lực xuất khẩu mạnh, vì vậy cần tận dụng cơ hội thuế nhập khẩu MFN vào các nước thành viên WTO thấp và ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu (chủ yếu thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương mại, quảng bá sản phẩm). Thứ ba, thị trường tiềm năng lớn: Hiện nay các Bộ, ngành đã dành sự quan tâm thích đáng cho việc ban hành các văn bản pháp lý để thực hiện cam kết mở cửa thị trường nông sản điển hình là việc nhập khẩu “gạo”. Một trong số những cam kết đó là cam kết về thuế quan: mức thuế nhập khẩu của sản phẩm “gạo” thì giảm rất ít hoặc không giảm và việc cắt giảm này cam kết được thực hiện trong vòng từ 3-5 năm kể từ khi gia nhập WTO, mức giảm thuế sẽ được chia đều cho mỗi năm trong lộ trình cắt giảm. Điều này giúp củng cố niềm tin của cộng đồng quốc tế vào quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ thành viên bên cạnh đó hiện nay Việt Nam đang áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp hơn so với cam kết đây là một vấn đề không đáng lo ngại bởi vì chúng ta có thể tăng thuế trở lại trong tương lai khi có nhu cầu bảo hộ đối với ngành xuất khẩu gạo trong nước, thiết lập được mối quan hệ ngoại giao để có cơ hội xâm nhập vào những thị trường tiềm năng mới và hội nhập với thị trường gạo thế giới. Thứ tư, thị trường trong nước tiếp tục ổn định: Việt Nam đã thành công trong đàm phán gia nhập WTO về nông nghiệp và được giữ nguyên mức bảo hộ thuế nhập khẩu nông sản nói chung và thuế nhập khẩu “gạo” nói chung ở mức như trước khi gia nhập. Điển hình như cam kết thuế quan của Việt Nam đối với mặt hàng gạo bình quân trong WTO là 40% (trừ giống lúa), đây là mức thuế bằng với mức MFN hiện nay và mức thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập này sẽ vẫn được giữ ở mức 40% mà không phải giảm nữa. Như vậy, sau 11/1/2007 (thời điểm gia nhập WTO), thuế và các điều kiện nhập khẩu khác là hầu như không có sự thay đổi so với trước khi gia nhập WTO. Thị trường trong nước vì thế ổn định, không phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía “gạo” nước ngoài (từ góc độ thuế quan). Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, từ khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã tạo cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi như các chính sách hỗ trợ…Những hoạt động này giúp cho ngành xuất khẩu “gạo” tăng thêm lợi thế cạnh tranh và tạo dựng được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới. 2.2. Điểm yếu bên trong: ( W- Weakness) Thứ nhất, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị phá bỏ trừ trường hợp được hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển: Là nước gia nhập sau, Việt Nam phải bãi bỏ tất cả các trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp nói chung và ngành xuất khẩu “gạo” nói riêng (trừ trường hợp được hưởng đối xử ưu đãi dành cho nước đang phát triển). Bởi vì đây là biện pháp bị cấm hoàn toàn đối với tất cả các quốc gia gia nhập WTO sau 1/1/1995. Như vậy, về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam không hy vọng được hưởng các hình thức trợ cấp xuất khẩu này. Đây chính là một điểm bất lợi hay là điểm yếu cho ngành xuất khẩu “gạo” ở Việt Nam bởi vì nó sẽ làm tăng thêm chi phí và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ hai, cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị đầu tư cho nông nghiệp cũng như hệ thống vận chuyển còn thấp: Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như hệ thống giao thông vận tải, máy móc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn thấp dẫn đến năng suất chưa cao, chất lượng chưa đảm bảo, và tất nhiên là nguồn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu “gạo” còn nhiều hạn chế. Không chỉ dừng lại ở đó, do đầu tư cho nông nghiệp thấp nên hiện nay nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền nhiều tỉnh ven biển. Đây là khó khăn rất lớn đối với vụ đông xuân của bà con hơn thế nữa tình trạng hạn hán kéo dài cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, sản lượng lúa và khi đó giá thành sẽ tăng lên. Đồng thời, bệnh dày nâu và bệnh đạo ôn đang đe dọa nguồn cung cho xuất khẩu “gạo” ở nước ta. Theo thống kê, hiện có khoảng 80.000 ha lúa bị bệnh đạo ôn. Điều đáng lo ngại là có tới 80% giống lúa mà nông dân dùng để gieo sạ đã nhiễm bệnh này. Do trình độ và sự hiểu biết của họ chưa cao nên trong quá trình sản xuất nông dân lại gieo sạ dày, bón phân đạm quá nhiều, gặp thời tiết bất lợi nên bệnh dễ bùng phát và rất khó phòng trị. Trong khi đó, sau khi gia nhập WTO đối thủ của chúng ta như Thái Lan đã áp dụng các máy móc công nghệ hiện đại vào sản xuất cũng như gieo trồng lúa. Đây chính là điểm yếu mà chúng ta cần khắc phục để đẩy mạnh việc xuất khẩu “gạo” bằng hình thức tạo ra một nguồn cung ứng dồi dào. Bên cạnh đó, từ khi gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu “gạo” của chúng ta có thêm thị trường mới đó là những nước phát triển như Mỹ, những thị trường này có giá cao hơn và tất nhiên là chất lượng sản phẩm cũng phải tương xứng và gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp nhất nếu so với gạo cùng loại của các nước khác do chất lượng gạo của chúng ta không đồng đều, quy trình sản xuất, bảo quản còn yếu. Thứ ba, năng lực tài chính còn hạn hẹp, nguồn thông tin và nhân lực như các chuyên gia trình độ dự báo cung cầu còn nhiều hạn chế: Sau khi gia nhập WTO thị trường xuất khẩu “gạo” của chúng ta ngày càng mở rộng đòi hỏi phải có hệ thống thông tin cũng như các chuyên gia giỏi để cung cấp các thông tin về dự báo lượng cung - cầu trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có những chiến lược phù hợp với năng lực của mình. Nhưng khó khăn lớn nhất mà chúng ta cần giải quyết đó là nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu "những người làm công tác dự báo hiện nay đang trong cảnh lực bất tòng tâm". Lực lượng phân tích, dự báo nhu cầu gạo trên thế giới để giúp cho nhà xuất khẩu định hướng xem thị trường nào là tiềm năng, cơ hội thành công là bao nhiêu, “nên xuất hay chờ” đang thiếu những chuyên gia đầu ngành ở trình độ cao. Đội ngũ hiện có không đủ cán bộ chuyên môn và nghiệp vụ để trải rộng, để dự báo thường xuyên các chỉ tiêu vi mô về cung - cầu, về thị trường, về giá cả… ở trong nước và nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ của các cán bộ nghiên cứu cũng còn hạn chế nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn thông tin nước ngoài. Bên cạnh đó, sự thành bại của các dự báo kinh tế phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống thông tin, số liệu. Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thông tin kinh tế hoàn chỉnh. Nguồn thông tin, tư liệu của nước ngoài đã rất thiếu lại còn bị phân tán, chia cắt, rời rạc, thiếu thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý. Đặc biệt, hệ thống các thông tin và dữ liệu chuyên ngành phục vụ trực tiếp công tác dự báo và cảnh báo kinh tế, việc xử lý số liệu còn chưa thống nhất, mỗi nơi theo một kiểu. Do đó, những gì có được cũng rất khó làm chất liệu cho công tác dự báo và cảnh báo kinh tế. Đây chính là một khó khăn lớn nhất đòi hỏi chúng ta cần phải có biện pháp khắc phục để đẩy mạnh ngành xuất khẩu “gạo” phát triển hơn. Không những thế, ngành xuất khẩu “gạo” của chúng ta phải đối đầu với các quốc gia có tiềm lực lớn về tài chính. Trong khi đó, Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp và một số quyết định của Chính phủ không những không mang lại lợi mà còn gây bất lợi, khó khăn ích cho việc xuất khẩu “gạo” như hiện nay, Bộ tài Chính đang có dự định lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết là các doanh nghiệp xuất khẩu “gạo” đồng tình với việc thành lập này nhưng Bộ Tài chính đưa ra phương thức trích lập nguồn tài chính cho quỹ bình ổn là thu 30% lợi nhuận trước thuế của xuất khẩu gạo như vậy là quá cao do xuất khẩu gạo có lúc lời, hòa vốn thậm chí có lúc lỗ, nếu trích lập như vậy thì nhà xuất khẩu sẽ không có đủ vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, giảm năng lực cạnh tranh và có thể nói đây là một chiến lược không hợp lý gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu...Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách để khuyến khích tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp để đẩy mạnh việc xuất khẩu “gạo” phát triển. Thứ tư, chính sách của chính phủ chưa hợp lý: Những chính sách, giải pháp và quyết định của chính phủ cũng như Hiệp hội lương thực Việt Nam không được các nhà xuất khẩu đồng tình và tích cực hưởng ứng do không theo sát các hoạt động của doanh nghiệp cũng như không chịu lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các công ty quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu  lúa gạo nên có tính bảo thủ cực kỳ cao, không chịu cải tiến phương thức xuất khẩu cũng như phương thức sản xuất về giống, nhân lực, máy móc, đầu tư quá ít vào nông nghiệp nói chung và ngành trồng lúa nói riêng dẫn đến năng xuất thấp, chất lượng không đủ để tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác. Mặt khác, khâu tổ chức thu mua chưa hiệu quả như các doanh nghiệp kinh doanh lương thực mua gạo không thể tổ chức được việc mua tới tận nông dân. Toàn bộ việc thu mua, phơi sấy, xay xát để chuyển lúa thành gạo bán cho các doanh nghiệp đều do các  thương lái nhiều cấp thực hiện. Nông dân không có điều kiện để dự trữ, nhìn chung thu hoạch xong phải bán ngay. Nhiều nông dân bán đầu vụ thì được trên 3.000 đồng/kg, còn đến giữa vụ thu hoạch rộ chỉ khoảng 2.600-2.700 đồng/kg trong khi thủ tướng chỉ đạo ra lệnh mua với giá sàn là 3.800 đồng/kg. Nguyên nhân của sự việc này la do khâu trung gian hưởng quá nhiều, nông dân làm trên 50% khối lượng công việc. Những người mua bán gạo chỉ làm 10% công việc nhưng lại chiếm tới 67% giá trị tăng thêm. Khâu trung gian như vậy hưởng nhiều quá. Nông dân vất vả, chịu nhiều rủi ro thì lại được hưởng phần quá ít còn lại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung đầu vào của xuất khẩu “gạo” do nó tác động tiêu cực đến tâm lý của bà con nông dân như thu hẹp diện tích canh tác. Bởi vậy, chính phủ và các bộ phận chức năng cần xem xét mọi vấn đề để đưa ra quyết định đúng đắn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu cũng như bà con nông dân. 2.3. Cơ hội bên ngoài: ( O – Opportunities ) Thứ nhất, thị trường nước ngoài chưa bão hòa: sau khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta có cơ hội thâm nhập vào những thị trường tiềm năng mới, hơn thế nữa chúng ta còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Trong khi đó, thị trường nước ngoài chưa bão hòa như vậy sẽ xuất hiện được những cơ hội mới để chúng ta có thể tiến hành đàm phán và có thêm những hợp đồng xuất khẩu “gạo” mới. Thứ hai, các rào cản thuế quan và phi thuế quan được phá vỡ nên cơ hội phát triển là rất lớn: Bộ Công thương đang tập trung tăng cường các cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Theo hướng này, Bộ Công Thương đang chủ trì tiến hành đàm phán về các khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ... nhằm dỡ bỏ các rào cản thuế, phi thuế quan giúp cho xuất khẩu “gạo” của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và khả năng thâm nhập vào các thị trường này là rất lớn do giá thành sản xuất gạo của chúng ta thấp có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cũng như thu hút được sự quan tâm của thị trường các nước này. Thứ ba, cơ hội tiếp xúc, làm việc, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ với các nước phát triển như Mỹ, Nhật: Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp cận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong việc chế biến gạo từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản. Những công nghệ xử lý độ ẩm, xay xát, lau bóng xuất khẩu sẽ giúp giảm chi phí trung gian, giảm giá thành gạo xuất khẩu, giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có cơ hội làm gia tăng giá trị của gạo trước khi xuất khẩu, nâng cao giá bán và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thế giới. Không những thế, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội ký thêm nhiều hợp đồng giao thương với những nước phát triển về hệ thống logistics. Điều này giúp cho việc vận chuyển và giao hàng phục vụ cho xuất khẩu “gạo” được diễn ra thuận tiện hơn, đúng thời hạn và giúp tiết kiện được chi phí vận chuyển tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thứ tư, thu hút được sự đầu tư và quan tâm của các tổ chức ngân hàng lớn như WB: Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,... Những nguồn vốn này giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đầu tư những cơ sở chế biến gạo, thực hiện khép kín từ khâu thu mua lúa đến các công đoạn sau, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh. Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã góp phần tăng cường vị thế và uy tín của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, ngân hàng Nhà nước-NHNN đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch hoá chính sách, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các TCTD hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện các cam kết gia nhập WTO liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, NHNN đã triển khai các hành động cụ thể: Về việc thiết lập hiện diện thương mại của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam: Quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, quy chế quy định về việc mở và quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng và NHNN cũng đang dự thảo mẫu giấy phép cấp cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tính đến nay, đã có các TCTD của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ được NHNN cấp giấy phép hiện diện thương mại hoặc đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này giúp cho việc mở L/C, cũng như việc thanh toán tiền hàng cho vấn đề xuất khẩu “gạo” giữa Việt Nam và các quốc gia khác thuận tiện hơn, tránh được các rủi ro trong hợp đồng xuất khẩu như khi nhà nhập khẩu không có khả năng trả nợ... Về việc tham gia cổ phần, góp vốn dưới hình thức mua cổ phần và phát hành thẻ tín dụng của các tổ chức tín dụng nước ngoài: Tính đến nay đã có 9 NHTMCP của Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và một số NHTMCP khác đang xem xét để gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần. Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Hành động này giúp cho các ngân hàng trong nước có thêm vốn đầu tư cho ngành xuất khẩu “gạo” phát triển về cơ sở vật chất cũng như công nghệ, tăng sức cạnh tranh về tài chính… 2.4. Thách thức bên ngoài: ( T – Theats ) Thứ nhất, khủng hoảng tài chính toàn cầu: trong một số năm khó khăn cho sản xuất lương thực, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết các quốc gia trong tổ chức WTO đều phải gánh chịu hậu quả. Khi đó các quốc gia có số lượng nhập khẩu lớn nhu cầu của họ cũng giảm dần (ví dụ những năm 1999-2002 và hiện nay), thêm vào đó các đại gia xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ vì muồn giữ thị phần, thương hiệu nên họ tiếp tục xuất khẩu với giá rẻ hơn từ đó dẫn đến giá gạo xuống thấp, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn, thua lỗ, giảm năng lực cạnh tranh và hoạt động xuất khẩu bị trì trệ. Và một câu hỏi lớn cần đặt ra với chính phủ cũng như những nhà xuất khẩu? Thứ hai, do đồng Euro mất giá nên thách thức lớn đặt ra cho việc xuất khẩu qua các nước châu Phi: Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có thêm nhiều thị trường xuất khẩu “gạo” mới như Châu Phi. Nhưng theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), khó khăn nhất là việc xuất khẩu gạo sang châu Phi, vì hầu hết doanh nghiệp (DN) thành viên của VFA xuất sang thị trường này thông qua các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại châu Âu. Trong khi đó, đồng Euro liên tục giảm so với USD khiến đối tác nhập khẩu dè chừng, chờ giá xuống thấp mới giao dịch. Thật vậy, theo thông tin ngày 25/05/2010 cho biết lượng gạo bán sang Nam Phi, Ucraina và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đều giảm 60% - 80%. “Do khoảng cách gần, tiết kiệm được phí vận chuyển, nguồn gạo của Pakistan và Myanmar bán vào châu Phi rẻ hơn từ 15 đến 20 USD so với gạo từ Việt Nam nên DN xuất khẩu gạo càng khó khăn hơn”. Và hậu quả của vấn đề này đó là hiện nay lượng gạo còn trong kho của DN ước khoảng hơn 1,8 triệu tấn nên áp lực giải phóng kho để chuẩn bị thu mua lúa vụ hè thu là rất lớn. VFA cũng đã ngừng phân bổ các hợp đồng thương mại mà chỉ thực hiện các hợp đồng của chính phủ. Nguồn từ báo Đất Việt cho biết cuối tháng 04/2010, khi giá chỉ ở mức 6,6 triệu đồng một tấn (gạo 5% tấm) tương đương 350 USD một tấn, nhiều DN đã phải mua gạo nguyên liệu với giá 5.500 - 5.700 đồng/kg, theo đúng mức giá lúa tối thiểu 4.000 đồng/kg nên phải lưu kho chờ thị trường có cải thiện về giá xuất khẩu. Điều này làm cho các doanh nghiệp tốn thêm chi phí lưu kho, khoản lỗ do chênh lệch giữa giá đầu vào và giá đẩu ra quá thấp không đủ bù đắp lại chi phí phát sinh, hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn. Đây chính là thách thức lớn đòi hỏi các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có biện pháp để hạn chế tối đa rủi ro. Thứ ba, xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới như myanmar, pakistan: Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có những thuận lợi đó là có thêm thị trường nhập khẩu mới nhưng đồng thời cũng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới đó là phải đối đầu với 2 đối thủ cạnh tranh lớn đó là Ấn Độ và Thái Lan. Theo diễn biến gạo thế giới năm 2009 thì nguồn cung của hai đại gia này đang khá lớn trong khi cầu của một số nước nhập khẩu như Indonesia lại giảm do sản lượng tự cung của họ lại tăng lên. Điều này dẫn đến, khi hai đại gia này bán ra thì chắc chắn giá gạo sẽ rẻ gây khó khăn cho Việt Nam vấn đề cạnh tranh về giá, và khi đó chúng ta có hai lựa chọn nếu lưu kho không bán vì giá thấp thì sẽ phải tăng thêm chi phí lưu kho, và trong thời gian sau giá vẫn không tăng thì hậu quả thua lỗ sẽ rất lớn, nếu xuất khẩu luôn thì chắc chắn sẽ lỗ. Lúc này, xuất khẩu gạo của Việt Nam rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan đây có thể là thách thức lớn đòi hỏi các chuyên gia và nhà xuất nhập khẩu cần có biện pháp hợp lý để hạn chế mức rủi ro. Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2010 Việt Nam xuất hiện đối thủ canh tranh mới đó là myanmar. Năm 2009 nước này xuất khẩu 900.000 tấn gạo và kế hoạch năm 2010 tăng lên 1,5 triệu tấn. Điều đáng quan tâm là giá gạo Myanmar chỉ khoảng 320-330 USD/tấn, thấp hơn 100 USD/tấn so với gạo VN. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của VN chứ không phải Thái Lan vì chủng loại gạo xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là gạo thơm và gạo đồ, khác với VN. Đây là một thách thức lớn đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp làm sao để sản xuất với giá thành thấp nhất nâng cao vị thế cạnh tranh, giữ vững được thị phần. Thứ tư, xu hướng bảo hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên hầu hết các nước trong tổ chức WTO đang gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch tăng xuất khẩu và giảm xuất khẩu. Để đối phó, chính phủ nhiều nước phát triển đã áp dụng một loạt chính sách mang tính bảo hộ như thuế quan, trợ giá và bảo lãnh tài chính, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng với những nước nghèo hơn trong đó có Việt Nam. Đây chính là thách thức đối với ngành xuất khẩu “gạo” ở Việt Nam bởi vì với tình hình như thế này thì khi xuất khẩu chúng ta sẽ phải chịu mức thuế cao, hơn thế nữa nguồn lực tài chính của chúng ta không đủ để có thể cạnh tranh. 2.5. Phối hợp SO: Thứ nhất, Chiến lược thâm nhập thị trường: (S1, S3, O1, O2) với chiến lược này công ty tận dụng những điểm mạnh là các cam kết khi gia nhập WTO như được nhà nước hỗ trợ về nghiên cứu giống, thuốc bảo trừ sâu, đất và có thể bảo hộ ngành xuất khẩu “gạo” trong nước (cam kết INR) do Việt Nam là nước đang phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi_dung1_8665.doc
Tài liệu liên quan