Đề tài Tác động của yếu tố chính trị - Pháp luật mỹ đến hoạt động xuất khẩu của tập đoàn thủy sản Minh Phú

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 3

DANH MỤC CÁC HÌNH 3

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 4

I.1 Lý do chọn đề tài 4

I.2 Mục đích và phương pháp nghiên cứu 4

I.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu 5

CHƯƠNG II. NỘI DUNG 5

II.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ. 5

II.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam 5

II.1.2 Thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của việt nam 6

II.1.3 Tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản của tập đoàn thủy sản Minh Phú 7

II.2 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ 15

II.2.1 Giới thiệu chung về nước Mỹ: 15

II.2.2 Đặc điểm, xu hướng chung của thị trường mỹ: 17

II.3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT CỦA MỸ 17

II.3.1 Chính trị Mỹ 17

II.3.2 Hệ thống pháp luật Mỹ 18

II.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ 19

II.4.1 Quan hệ ngoại giao – chính trị với Việt Nam 19

II.4.2 Quan hệ kinh tế với Việt Nam 20

II.4.3 Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 21

II.5 QUY ĐỊNH BẮT BUỘC VỀ NGÀNH THỦY SẢN CỦA MỸ 23

II.5.1 Quy định chung về ATTP 23

II.5.2 Biện pháp kiểm soát thủy sản nuôi trồng (Tôm) nhập khẩu vào Mỹ 24

II.5.3 Thủ tục nhập khẩu: 25

II.5.4 Luật cạnh tranh: 25

II.6 YÊU CẦU MANG TÍNH CHẤT TỰ NGUYỆN 26

II.7 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT MỸ ĐẾN CHÍNH SÁCH 4P ( MARKETING MIX) CỦA TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ 27

II.7.1 Chính sách sản phẩm 27

II.7.2 Chính sách giá cả 30

II.7.3 Chính sách phân phối sản phẩm 32

II.7.4 Chính sách xúc tiến bán hàng 34

II.8 ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI THÁCH THỨC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN MINH PHÚ KHI XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG MỸ 35

II.8.1 Cơ hội, thách thức 35

II.8.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh 36

CHƯƠNG III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

docx43 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của yếu tố chính trị - Pháp luật mỹ đến hoạt động xuất khẩu của tập đoàn thủy sản Minh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh tranh từ những nước khác đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia. Thêm nữa, rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng khiến cho chi phí sản xuất, bán hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm tăng lên. Những nguyên nhân đó ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sản xuất và lợi nhuận của Minh Phú. Theo báo cáo của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, doanh thu xuất khẩu trong tháng 5/2019 của doanh nghiệp này tăng 7% lên 57,6 triệu USD với thị trường chính vẫn là Mỹ với 23,42%, chiếm tỷ trọng hơn 43%, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Bảng 4: Bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu Thị trường Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ Mỹ 219,65 41,39% 272,54 39,06% 305,69 40,72% II.2 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ II.2.1 Giới thiệu chung về nước Mỹ: Hình 5: Quốc kỳ và Tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ - Diện tích : 9.372.610 km2 - Dân số : 327.167.434 người - Thủ đô : Washington - Tôn giáo: chủ yếu là Kitô giáo (69%) - Ngôn ngữ chính : tiếng Anh - Quốc khánh: ngày 04/07/1776 - Tín ngưỡng : Tin lành - Đơn vị tiền tệ : Đôla Mỹ - Địa lý: Nước Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ quốc giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Hình 6: Bản đồ địa lý của Mỹ Mỹ là quốc gia lớn thứ ba về diện tích sau Nga và Trung Quốc, với 9,83 triệu km2. Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California. Môi trường Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Mỹ rất đa dạng. Mỹ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Kinh tế - Kinh tế: tổng số GDP 2018: 20.891 tỉ USD; bình quân trên đầu người: 62.518 USD. Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những lý do khiến rất nhiều người dân trên thế giới muốn tham gia các chương trình định cư Mỹ. Khoa học và Kỹ thuật Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19. Mỹ còn dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Mỹ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi gen, trên phân nữa những vùng đất của thế giới dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở Mỹ. Văn hóa Mỹ Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đút kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. II.2.2 Đặc điểm, xu hướng chung của thị trường mỹ: -  Đây là một thị trường riêng lẻ lớn nhất thế giới, là nước tham gia và giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc dân quan trọng trên thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO(3)), Ngân hàng thế giới (WB(4)), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF(5)), là đầu tàu của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA(6))... - Và ngay cả đối với ASEAN(7)/ AFTA(8), Mỹ tuy không phải là thành viên song lại là một bên đối thoại quan trọng nhất của tổ chức này. Chính vì vậy, để có thể thâm nhập thành công vào một thị trường như vậy trước hết cần phải tìm hiểu về môi trường kinh doanh cũng như là hệ thống luật pháp của Mỹ để từ đó có cách tiếp cận phù hợp. Mỹ còn là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hoá kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự so hoá thương mại phát triển. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào mậu dịch quốc tế ngày càng tăng. II.3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT CỦA MỸ II.3.1 Chính trị Mỹ Mỹ là một nước cộng hòa liên bang, trong đó Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang theo Hiến pháp. Trong khi đó, chính quyền liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Mô hình này kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền phân lập) và chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang). Chính quyền liên bang được thiết lập bởi Hiến pháp Mỹ. Hiện nay hai đảng chính trị lớn, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà, đang có ảnh hưởng thống trị trên nền chính trị Mỹ. Chính quyền liên bang, được thiết lập bởi Hiến pháp, là nhân tố chủ đạo của hệ thống chính quyền Mỹ. Thay vì thiết lập một chính quyền thay thế hệ thống pháp quyền địa phương của các tiểu bang, Quốc hội Lập hiến cho phép duy trì quyền tự trị cho các tiểu bang. Trong những năm gần đây, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khá căng thẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh tế của hai nước và thế giới. II.3.2 Hệ thống pháp luật Mỹ Hình 7: Hình ảnh minh họa cho Pháp luật Tòa án là trung tâm của hệ thống pháp lý có nhiều cấp. Mỹ có hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Luật pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Người ta nói rằng có hiểu biết về luật pháp xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ. Đứng trên góc độ xâm nhập của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ, hệ thống luật pháp về kinh doanh của Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây: Khung luật cơ bản cho việc xuất khẩu sang Mỹ gồm Luật thuế suất năm 1930, Luật buôn bán năm 1974, Hiệp định buôn bán 1979, Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ; bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lượng; định hướng cho các hoạt động buôn bán; quy định về sự bảo trợ của Chính phủ với các chướng ngại kỹ thuật và các hình thức bán phá giá, trợ giá, các biện pháp trừng phạt thương mại. Về luật thuế, đáng chú ý là danh bạ thuế quan thống nhất HTS và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Trong đó GSP(9) rất quan trọng với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nội dung chính của chế độ này là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi mức thuế thấp cho những mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được Mỹ chấp thuận cho hưởng GSP. Đây là hệ thống ưu đãi của GSP thậm chí còn thấp hơn mức thuế ưu đãi tối huệ quốc MFN(10) - là chế độ ưu đãi với điều kiện có đi có lại giữa các nước thành viên WTO, các nước có hiệp định song phương với Mỹ. Về Hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được áp dụng thuế suất theo biểu quan Mỹ gồm 2 cột: cột 1 quy định thuế suất tối huệ quốc, cột 2 quy định thuế suất đầy đủ hoặc thuế suất pháp định áp dụng cho các nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc.. Cách xác định giá trị hàng hoá để thu thuế của Hải quan Mỹ hiện nay chủ yếu căn cứ theo hiệp định về cách tính thuế của Hải quan trong Hiệp định Tokyo của GATT(11) (nay WTO) và luật về các hiệp định thương mại năm 1979. Phí thủ tục Hải quan được quy định trong Luật Hải quan và thương mại năm 1990. Ngoài ra, còn cần phải chú ý các quy định khác của Hải quan như nhãn mác phải ghi rõ nước xuất xứ và về chế độ hoàn thuế. Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần lưu ý về môi trường luật pháp của Mỹ và Luật thuế bù giá và Luật chống phá giá. Đây là hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành công nghiệp Mỹ chống lại hàng nhập khẩu. Cả hai luật này quy định rằng, phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng. II.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ II.4.1 Quan hệ ngoại giao – chính trị với Việt Nam Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997. Năm 2015, hai nước tổ chức nhiều hoạt động kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ. Các chuyến thăm cấp cao gần đây Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng được tăng cường và phát triển trên nhiều mặt. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao: Về phía Việt Nam có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (7/2015), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (9/2015), Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh (10/2016), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (4/2017), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (5/2017), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (tháng 6/2018), Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (7/2018). Phía Mỹ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt Nam: Bộ trưởng Quốc phòng Carter (6/2015), Tổng thống Obama (5/2016, chính thức dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam), Ngoại trưởng John Kerry (1/2017), Tổng thống Donald Trump (11/2017: tham dự Hội nghị cấp cao APEC ), Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (03/2018), Ngoại trưởng Mike Pompeo (7/2018). II.4.2 Quan hệ kinh tế với Việt Nam Hợp tác thương mại Mỹ đã trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng trưởng liên tục ở mức 20% trong những năm gần đây, đạt trên 60 tỷ USD năm 2018, trong đó Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 35 tỷ USD; Mỹ tuy nhập siêu song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam tăng nhanh ở mức 77% (gấp 4 lần tốc độ tăng của Việt Nam). Việt Nam xuất sang Mỹ các mặt hàng thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và nông sản; và nhập từ Mỹ các mặt hàng gồm máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, bông các loại, thức ăn gia súc, thiết bị, máy móc, dụng cụ, phụ tùng. Dưới Chính quyền Trump, vấn đề thâm hụt thương mại được coi là ưu tiên cao. Việt Nam đang tích cực phối hợp với Mỹ để tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Năm 2018 Mỹ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 47,5 tỷ USD tăng 14,26% so với năm 2017, và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 34,72 tỷ USD. II.4.3 Hiệp định thương mại Việt – Mỹ Hiệp Định thương mại Việt Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 là một sự kiện đánh dấu bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ ngày hai quốc gia lập quan hệ ngoại giao. đề cập đến 4 nội dung chủ yếu: Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Sở hữu trí tuệ và Quan hệ đầu tư. a.Thương mại hàng hoá : Cả hai bên cam kết thực hiện những quyền thương mại theo chuẩn mực quốc tế và WTO. Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một cách tuỳ ý, và sẽ tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO. Về việc định thuế hải quan và các khoản phí hải quan, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ của WTO đối với việc định giá các giao dịch và định giá thuế hải quan, cũng như hạn chế các khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh toán trong vòng 2 năm.Về phía Mỹ, theo Luật Thương mại Mỹ, các công ty của Việt Nam và các nước khác đều sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi có yêu cầu. Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm: Hai bên cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và những thước đo về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và chỉ được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải quyết những mục đích chính đáng (bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh vật). Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước (mức thuế quan này là 50% đối với các quốc gia không nhận được MFN) Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm điển hình là từ 1/3 đến 1/2 ) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim,máy móc, xe gắn máy, điện thoại di động, thịt cừu, rau củ quả,Việc cắt giảm thuế quan các mặt hàng này được áp dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm. Phía Mỹ thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song phương. Chất lượng thương mại và các quy định ghi nhãn mác: Qui định ghi nhãn mác yêu cầu các thông tin như: nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại và số lượng. Những yêu cầu liên quan đến chất lượng thương mại là chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngoài và hình dạng của sản phẩm. b. Thương mại dịch vụ. Các dịch vụ pháp lý: Các nhà dịch vụ Mỹ có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi nhánh, công ty 100% vốn Mỹ; các chi nhánh này nhận được giấy phép hoạt động là 5 năm và có thể được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được hoạt động trong lĩnh vực này. Giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường hợp, có hiệu lực trong 3 năm, không có giới hạn sau đó. Các dịch vụ quảng cáo: Chỉ các liên doanh với các đối tác Việt Nam mới được phép kinh doanh một cách hợp pháp các dịch vụ quảng cáo. Phần góp vốn của phía Mỹ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 7 năm sau sẽ không hạn chế về tỷ lệ góp vốn từ phía Mỹ trong các liên doanh. Các dịch vụ phân phối ( bán buôn và bán lẻ): Được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49%. Sau 6 năm Hiệp định có hiệu lực hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ. c. Quan hệ đầu tư: Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được nước đối tác cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung công các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam. Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs(12)): Phía Mỹ cam kết thực hiện ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về tỷ lệ số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước. II.5 QUY ĐỊNH BẮT BUỘC VỀ NGÀNH THỦY SẢN CỦA MỸ Hiện tại, FDA đã ủy quyền cho Cơ quan quốc gia về khí quyển và đại dương thuộc Bộ Thương mại (NOAA thực hiện kiểm tra, chứng nhận thủy sản xuất nhập khẩu. Hiện nay NOAA đang triển khai Chương trình thanh tra thủy sản. Đây là Chương trình không mang tính bắt buộc, cơ sở sản xuất thủy sản có thể đăng ký tham gia tự nguyện (trả phí) để được các chuyên gia của NOAA tư vấn triển khai áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP(15) và giám sát định kỳ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP(16)) của các cơ sở chế biến thủy sản, bao gồm cả các cơ sở nuôi thủy sản hoặc cơ sở cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến này (tần suất tối thiểu 4 lần/năm tùy thuộc vào mức rủi ro của sản phẩm và lịch sử tuân thủ của cơ sở sản xuất). II.5.1 Quy định chung về ATTP - Tại Mỹ, Luật ban hành để đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm và thiết lập mức độ bảo vệ của quốc gia, thể hiện rõ sự phân chia quyền lực, dựa trên cơ sở khoa học và mang cách tiếp cận dựa trên rủi ro phòng ngừa. - Một số luật và các quy định quan trọng liên quan đến ATTP thủy sản bao gồm: “bộ Luật liên bang CFR(17)”, " Luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm", “Luật sửa đổi về An toàn thực phẩm” và gần đây là Đạo luật Nông trại (Farm Bill) ban hành năm 2014: + Bộ Luật liên bang CFR, mục 21 (Thuốc và thực phẩm): quy định cụ thể về kiểm soát ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của FDA. + Luật Liên bang Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Federal Food, Drug, and Cosmetic Act- FFDCA(18)): được quốc hội thông qua từ năm 1938, theo đó trao quyền cho FDA thực hiện giám sát ATTP, thuốc và mỹ phẩm. Luật đưa ra các định nghĩa về thực phẩm, thuốc, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, thực phẩm biến đổi gen,Luật cũng quy định các hành vi bị cấm và các hình thức xử phạt có liên quan. + Luật sửa đổi về An toàn thực phẩm (FDA Food Safety Modernization Act): tập trung vào các quy định về tăng cường năng lực để ngăn ngừa các vấn đề về ATTP, tăng cường năng lực để phát hiện và phản ứng đối với các vấn đề về ATTP, nâng cao chất lượng của thực phẩm nhập khẩu. + Đạo luật Nông trại (Farm Bill) năm 2014: Theo đạo luật này, chương trình kiểm tra cá da trơn sẽ được chuyển từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA(19)). Theo qui định của USDA thì các nước xuất khẩu cá da trơn (như Việt Nam) vào Mỹ sẽ phải đáp ứng yêu cầu phải về chương trình giám sát ATTP trong quá trình nuôi cũng như việc sản xuất và kiểm tra, chứng nhận lô hàng trước khi xuất khẩu vào Mỹ. è Hệ thống chương trình giám sát được xây dựng và tổ chức triển khai hàng năm, giám sát tồn dư và vi sinh vật gây bệnh. Chỉ tiêu chỉ định phân tích căn cứ vào đánh giá rủi ro tùy theo loại sản phẩm và điều kiện thực tế sản xuất. II.5.2 Biện pháp kiểm soát thủy sản nuôi trồng (Tôm) nhập khẩu vào Mỹ Với thủy sản nuôi của các nước (như Việt Nam,) xuất khẩu vào Mỹ cần đáp ứng các yêu cầu sau: Tôm xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải tuân theo Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản Mỹ (SIMP) có hiệu lực vào ngày 31/12/2018. Theo Tổng cục Thủy sản, kể từ ngày 1/1/2018, Mỹ triển khai chương trình giám sát việc khai thác, truy xuất nguồn gốc và nhập khẩu đối với 13 loài thủy hải sản nhập khẩu vào nước này. Đây là các loài hải sản ưu tiên của SIMP nhằm chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU(21)) và gian lận thương mại thủy sản. Hiện Mỹ nhập khẩu 600.000 tấn tôm hàng năm, trong đó Việt Nam chiếm 55.000 - 60.000 tấn. a. Yêu cầu về chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng hàng thủy sản nhập khẩu: Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu; mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản (MRLs); Các bộ luật cơ bản. Trong đó, Luật Thực phẩm của Mỹ đã quy định: “Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn”. Thị trường Mỹ quy định rất chặt chẽ về VSATTP(22). Để được phép đưa hàng thủy sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Tất cả sản phẩm khi nhâp khẩu đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP. Về nhãn mác cho sản phẩm thủy sản, phải ghi đúng tên chủng loại thường dùng ở Mỹ. Các biện pháp thương mại được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường. Hàng thủy sản xuất khẩu vào Mỹ cũng phải tuân thủ chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu và mức giới hạn dư lượng tối đa cho phéo về hóa chất trong thủy sản. Các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ được chia thành 3 nhóm chính: Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn; các biện pháp đối với người tiêu dùng (bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất) và các tiêu chuẩn tự nguyên được phát triển bởi các tổ chức NGOs Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn: Các quy định này được đưa ra để bảo vệ sức khỏe của người, vật nuôi và cây trồng. Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất. II.5.3 Thủ tục nhập khẩu: Tiến trình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đều phải trải qua hai bước: - Bước 1, doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi chương trình kiểm soát an toàn trong chế biến thuỷ sản để cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận từng doanh nghiệp. - Bước 2, công nhận ở cấp quốc gia thông qua ký kết văn bản ghi nhớ giữa FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn ở nước xuất khẩu. II.5.4 Luật cạnh tranh: Quy định rằng mọi hành vi giao kết, thỏa thuận hay cấu kết nào ảnh hưởng đến thương mại giữa các tiểu bang hay với nước ngoài đều là bất hợp pháp. Hầu hết các hành vi được xem là “cạnh tranh không lành mạnh” theo qui định của Luật Cạnh tranh Việt Nam rơi vào 4 loại hành vi sau của hệ thống pháp luật Mỹ gồm: - Hành vi cản trở hoạt động kinh doanh thông thường (thuộc sự điều chỉnh của các Luật của các bang khác nhau); - Hành vi xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền (thuộc sự điều chỉnh của Đạo Luật giảm chất lượng thương hiệu liên bang 1996 (Federal Trademark Dilution Act) và Đạo Luật Lanham) - Quảng cáo so sánh gian dối hoặc gây nhầm lẫn (Thuộc sự điều chỉnh của Đạo Luật Lanham); - Hành vi quảng cáo hoặc marketing thông thường gian dối hoặc gây nhầm lẫn gây thiệt hại cho tiêu dùng nói chung. Căn cứ trên các án lệ tại tòa án, đến năm 1964 Ủy ban đã hình thành 3 tiêu chí để đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là: (i) gây thiệt hại cho người tiêu dùng. (ii) vi phạm các chính sách xã hội hiện hành. (iii) vô đạo đức và không cẩn trọng. II.6 YÊU CẦU MANG TÍNH CHẤT TỰ NGUYỆN Ngoài các yêu cầu mang tính chất pháp lí, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ còn tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường năm 2014: 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan. 2. Không được sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản. 3. Thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc thú y thủy sản, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải. 4. Khu nuôi trồng thủy sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sau: a) Chất thải phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật; b) Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản; c) Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại. 5. Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển. 6. Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. II.7 TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT MỸ ĐẾN CHÍNH SÁCH 4P ( MARKETING MIX) CỦA TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ II.7.1 Chính sách sản phẩm Vấn đề chất lượng sản phẩm Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Họ ngày càng yêu cầu khắt khe đối với các sản phẩm tôm Việt Nam, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc. Cụ thể: Từ sau ngày 31/12/2018, Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu (như đã đề cập ở Chương V). Nhằm đảm bảo yêu cầu này, Minh Phú đã thực hiện các biện pháp: Đầu tiên, Minh Phú đã sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm: họ sẽ đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nội dung bao gồm những thông tin về sản phẩm gồm: nội dung sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, các giấy chứng nhận chất lượng...lên trên hệ thống truy xuất, đồng bộ dữ liệu. Sau đó, Minh Phú sẽ được cấp phát tem truy xuất nguồn gốc tách riêng cho từng sản phẩm và từng lô sản xuất. Họ sẽ dán tem vào từng sản phẩm. Sau đó sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang Mỹ. Hơn nữa, vào năm 2016, Minh Phú đã áp dụng mã QR code vào các sản phẩm của mình. Nhờ đó có thể dễ dàng thông qua các quy định khắt khe về vấn đề truy xuất nguồn gốc ở Mỹ. Đối với yêu cầu về VSATTP (đã nói rõ ở Chương V), pháp luật Mỹ có các quy định cụ thể về thủy sản nhập khẩu, ví dụ như về các chất cấm trong Thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ: Bảng: 11 chất cấm trong Tôm nhập khẩu tại Mỹ TT Chất/ Nhóm chất 1 Chloramphenicol 2 Clenbuterol 3 Diethylstilbestrol (DES) 4 Dimetridazole 5 Ipronidazole 6 Các thuốc Nitroimidazoles khác 7 Furazolidone 8 Nitrofurazone 9 Nhóm Sulfonamide (trừ các chất Sulfadimethoxine, Sulfabromomethazine và Sulfaethoxypyridazine) 10 Fluoroquinolone 11 Glycopeptides Nhằm đảm bảo nguồn tôm sạch đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường khó tính này, Công ty CP Tập đoàn Minh Phú đã liên kết với Tập đoàn Grobest - Nhà sản xuất thức ăn thủy sản hàng đầu châu Á để thu mua tôm nguyên liệu sạch với số lượng ổn định, cỡ tôm đa dạng... Grobest là doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản đầu tiên tại Việt Nam được Tổ chức Liên minh Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA) cấp chứng nhận BAP (Thực hành Nuôi trồng Thủy sản tốt nhất). Trong khi đó, Minh Phú cũng là một trong những Công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm mà khó có công ty nào theo kịp. Cụ thể, Minh Phú là công ty chế biến xuất khẩu tôm đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận ACC “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại thị trường Mỹ”. Ngoài ra, các nhà máy của Minh Phú đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_tac_dong_cua_yeu_to_chinh_tri_phap_luat_my_den_hoat_d.docx
Tài liệu liên quan