Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. những hoạt động này có thể là tích cực , song cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường hợp không có tour chức , quy hoạch hợp lý , sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài nguyên và môi trường xác đáng.
Để việc lập kế hoạch , thực hiện các dự án, các chính sách phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên và môi trường hiệu quả thì việc nghiên cứu , đánh giá các tác động của du lịch lên tài nguyên và môi trường phải tiến hành song song cùng lúc với quy hoạch du lịch.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động qua lại giữa môi trường du lịch và hoạt động du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tâm cứu hộ động vật hoang dã. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuốc Chính phủ và UBND cấp tỉnh có liên quan thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.• Xuất bản các loại sách giới thiệu đánh giá tầm quan trọng của tài nguyên sinh vật để tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ sinh vậtVí dụ : Giáo trình Bảo vệ thực vật, phần lí thuyết có 7 chương gồm các kiến thức cơ bản ... Cuốn sách được biên soạn làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên khoa Sinh• Đầu tư khôi phục và bảo tồn nhờ vào hỗ trợ của các công ty, tổ chức trong và ngoài nước. . .
Ví dụ: Hơn 5 tỷ đồng bảo vệ VQG Bidoup núi bàDự án do Quỹ bảo vệ sinh vật hoang dã thế giới (WWF)-Chương trình Việt Nam, Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng và Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà phối hợp thực hiện nhằm xây dựng một khung toàn diện về giao đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên cho người dân bản địa sống ở vùng đệm vườn quốc gia này.Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có tổng diện tích gần 73.000 ha, nằm trên độ cao 1.400 m thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Được thành lập từ năm 2004, Bidoup Núi Bà là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm, trong đó có các loài như vượn má hung, bò tót, nhiều loài chim đặc hữu, những loài cây họ thông quý còn sót lại.Theo WWF, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trong vùng sinh thái Trường Sơn và nhận được sự ưu tiên bảo tồn cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc lấn chiếm đất rừng trái phép để trồng cà phê, tập quán săn bắt thú rừng của người dân bản địa, đang là những mối đe dọa làm tổn hại tính đa dạng sinh học đặc hữu của Vườn quốc gia này.Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo TTXVN, 16/01/2008)Holcim Việt Nam công bố sẽ tài trợ khoảng 1 triệu USD để thực hiện bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái núi đá vôi ở tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2012.Holcim Việt Nam cũng công bố tài trợ 60.000 USD/năm từ nay đến năm 2010 để triển khai hai dự án bảo tồn đồng cỏ bàng tự nhiên duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp nâng cao đời sống người dân Khmer tại xã Phú Mỹ, Kiên Lương, Kiên Giang cùng dự án bảo tồn sếu đầu đỏ và hệ sinh thái đất ngập nước ở Hà Tiên.
Holcim Việt Nam đã thành lập bộ phận phát triển bền vững với mục tiêu cam kết theo đuổi mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn nữa chiến lược phát triển bền vững.
• Chính sách bảo vệ các khu rừng đặc dụng, các VQG, khu bảo tồn sinh thái …Nghiêm cấm:Khai thác tài nguyên sinh vật, các tài nguyên thiên nhiên khác. Cấm khai thác, tận thu, tận dụng. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học thì phải được ban quản lý rừng cho phép, phải trả tiền thuê hiện trường và dịch vụ khác, phải gửi tiêu bản, kết quả nghiệm thu, đề tài cho ban quản lý. Nếu sưu tầm mẫu vật liên quan đến động thực vật rừng quý hiếm phải được sụ cho phép của thủ tướng chính phủ. Đối với dân cư sống trong rừng đặc dụng, tự ổn định chỗ ở và có thể chuyển đi nơi khác theo dự án mà cấm chuyển dân từ nơi khác đến. Đối với đất ở, ruộng vườn của dân nằm xen kẽ trong rừng đặc dụng không được tính vào diện tích rừng đặc dụng nhưng phải được thể hiện trên bản đồ và cắm mốc trên thực địa do chính quyền địa phương quản lý. 1.2Chính sách bảo tồn các khu rừng lịch sử- văn hóa- môi trường:• Tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ xác định giá trị của khu rừng, đưa phương hướng và chính sách bảo tồn khu rừng.• Tiến hành xác định phạm vi bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng của khu rừng, nghiêm cấm xây dựng các công trình hiện đại phá vỡ cảnh quan tự nhiên của khu rừng.• Quá trình bảo vệ, tôn tạo các di tíchlịch sử văn hóa vô thể phải tôn trọng tính lịch sử, giá trị truyền thống, tiến hành trưng bày các hiện vật giả nếu có thể nhằm cất giữ hiện vật thật tránh bị hư tổn, xuống cấp.• Việc trùng tu các công trình lịch sử văn hóa của rừng phải tiến hành sớm và kịp thời tránh để quá muộn khó trùng tu và tốn kém.• Thu hút cộng đồng vào bảo vệ các khu rừng lịch sử- văn hóa- môi trường thông qua các cuộc tham quan, cuộc thi nhằm giáo dục và giới thiệu về giá trị của các khu rừng này. . .• Xây dựng các quy định giám sát quản lý, khen thưởng và xử phạt các hành vi xâm hại đến giá trị khu rừng. Cấm xả rác và gây ô nhiễm khu vực.Ví dụ: Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm thăm quan này khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được thăm quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây).Khu địa đạo Củ Chi (thuộc xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa). Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin).1.3.Chính sách bảo tồn các yếu tố tự nhiên:Các yếu tố tự nhiên đóng vai trò vô cung quan trọng cấu thành môi trường du lịch, bao gồm tài nguyên địa hình,địa chất và đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên không khí.• Về tài nguyên địa hình, địa chất và đất đai khai thác , sử dụng theo hướng bền vững nhằm tránh phá vỡ cấu trúc chung của tổng thể. Quy hoạch đất đai hợp lý, và có hiệu quả nhất.Ví dụ : việc nghiên cứu ,lập hồ xếp hạng các hang động , các vung địa chất , địa hình đá vôi ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, chùa Hương . . .đã tôn vinh giá trị của tài nguyên.• Về tài nguyên nước dựa trên các dự án, quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng thực thi các giải pháp phòng ngừavà cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước.Ví dụ: đầu tư thu gom và xử lý rác , tái chế chất thải rắn , xử lý tốt các nguồn nứơc thải không những đảm bảo nguồn nước sinh hoạt mà còn tạo cảnh quan đẹp môi trường trong lành.• Về tài nguyên không khí có các quy hoạch tại các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn…phải có không gian hợp lý, trồng cây xanh tạo không khí trong lành , cho cảnh quan đẹp và giảm tiếng ồn hiệu quả.2.Chính sách bảo tồn các giá trị tài nguyên nhân văn:Các tài nguyên nhân văn mang giá trị sang tạo của cả dân tộc và mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc, bao gồm các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, lễ hội và văn hóa nghệ thuật dân tộc.2.1.Chính sách bảo tồn các di tích lịch sử, di tích văn hóa:Tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, ra quyết định xếp hạng di tích, soạn thảo văn bản quy định nhằm bảo vệ, bảo tồn và tôn vinh giá trị của các di tích.• Giáo dục cộng đồng và du khách góp phần bảo vệ , tôn tạo các di tích.• Xác định phạm vi ranh giới bảo vệ tuyệt đối, tổ chức việc bảo vệ, trùng tu định kì và khai thác các di tích có hiệu quả và an toàn nhất để có nguồn vốn tôn tạo trùng tu.• Lôi cuốn cộng đồng tham gia tìm hiểu về các di tích nhằm nâng cao giá trị đời sống tinh thần, tạo môi trường tham quan du lịch có hiệu quả kinh tế cao.Ví dụ:Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, ngày 28-1, Đảng uỷ phường Tô Hiệu (Thị xã) đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử ngục Sơn La. Đây là đợt học tập, sinh hoạt chính trị lớn đối với các chi bộ, tổ chức đoàn thể và đảng viên đang công tác và sinh hoạt tại phường Tô Hiệu. (Hình bên trái : đoàn thể và đảng viên phường Tô Hiệu, hình bên phải :một góc của Nhà ngục Sơn La).2.2 Chính sách bảo tồn các làng nghề truyền thống :• Hỗ trợ kinh phí khôi phục các làng nghề truyền thống.• Tổ chức nghiên cứu khảo sát, thống kê, ra quyết định xếp hạng và công nhận nghệ nhân của làng nghề. Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của làng nghề , xác định giá trị của làng nghề.• Đầu tư, quy hoạch các làng nghề nhằm xác định phạm vi, lãnh thổ của làng nghề để có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, tận dụng tài nguyên ,và bảo vệ tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường.• Quy hoạch các khu tham quan, ki-ốt quảng cáo sản phẩm và bán hang lưu niệm.• Đầu tư giáo dục, tổ chức dạy nghề trong làng nghề truyền thống để bảo lưu kỹ thuật cũng như hình ảnh về làng nghề.Ví dụ: các hình ảnh về làng nghề truyền thống.
2.3Chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc:• Đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc vào biểu diễn phục vụ du khách vừa tăng nguồn thu nhập cho nghệ nhân , cho ngành du lịch còn là động lực để bảo tồn giá trị vốn có của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Ngoài ra qua các buổi biểu diễn chúng ta đã tiếp thị hình ảnh một cách hiệu quả và kinh tế nhất.• Việc tham gia biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nghệ nhân, vừa làm phong phú dịch vụ ncủa ngành du lịch.• Chính sách phát triển ngành du lịch có tác động tốt đến tất cả các loại hình văn hóa nghệ thuật, như các dự án sưu tầm, nghiên cứu, đầu tư, khôi phục các công trình nghệ thuật dân tộc.Ví dụ: Gần hai năm nay, Trường Văn hoá nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh sưu tầm, nghiên cứu, dàn dựng khôi phục 2 loại hình nghệ thuật độc đáo, có giá trị của vùng Kinh Bắc là "chèo Chải hê" và diễn xướng "Trống cổ bộ”. Đây là 2 loại hình nghệ thuật dân tộc của tỉnh Bắc Ninh đang có nguy cơ mai một dần trong sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng dân gian. Hiện “chèo Chải hê” chỉ còn lại ở thôn Lũng Giang, thị trấn Lim và làng Tam Sơn, huyện Từ Sơn và số nghệ nhân biết hát chèo Chải hê khoảng ba, bốn người, đều rất cao tuổi. Diễn xướng "Trống cổ bộ" chỉ có tại làng Thị Cầu, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh.Theo báo điện tử 19/05/2008.2.4.Chính sách bảo tồn các lễ hội:• Chính sách đầu tư tổ chức nhiều lễ hội, đặc biệt là các lễ hội lớn mang tính chất quốc gia, hay những lễ hội lớn của các đồng bào dân tộc là những yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa lễ hội truyền thống.• Chính sách bảo tồn các lễ hội làm cho những giá trị văn hóa nghệ thuật nói chung, những làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực dân tộc được bảo lưu và phát huy tính đa dạng , đặc sắc của bản sắc dân tộc Việt nam.Ví dụ: Thông tin từ Ban chỉ đạo lễ hội chùa Hương 2008, 10 dự án được thực hiện đầu tư vào khu di tích- thắng cảnh Hương Sơn với tổng kinh phí trên 9,4 tỉ đồng, trong đó dự án nâng cấp bến đò thuộc tuyến chùa Long Vân có tổng mức đầu tư cao nhất (1,7 tỉ đồng).2.5.chính sách bảo tồn cảnh quan và kiến trúc mỹ thuật bản địa:• Hiện nay, xu hướng chung là du lịch bền vững nên các dự àn phát triển du lịch được xem xét cẩn trọng các yếu tố liên quan như cảnh quan và bố cục đặc trưng của địa hình. Mục đích chính là chống sự thay đổi, phá vỡ đặc tính tự nhiên và các trật tự,quy luật tự nhiên.• Chính sách phát triển du lịch, cũng chính là chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật nói chung, cũng như kiến trúc mỹ thuật bản địa nói riêng vừa đảm bảo tính trung thực, tính đặc trưng vừa bảo tồn được giá trị nguyên thủy .Ví dụ: Triển khai Đề án "Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc" giai đoạn 2006 - 2010 của Đảng bộ huyện, Bắc Hà đã chủ động đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; xây dựng kế hoạch phù hợp thực tế địa phương. Bảo tồn, duy tu các nhà ở truyền thống, các chợ văn hoá và khôi phục các làng nghề và làng truyền thống: thổ cẩm, rèn đúc, nấu rượu… góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
3.Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội :3.1.Tác động đến phát triển kinh tế:• Tăng nguồn thu ngoại tệ tỷ lệ thuận với số lượng du khách quốc tế.• Tăng nguồn thu nhập từ du lịch và đóng góp vào nguồn ngân sách quốc gia. Ngành du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác, phát triển hoạt động du lịch sẽ tác động tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển theo.• Hoạt động du lịch còn tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước thong qua tổ chức các sự kiện thể hao, hội nghị, hội thảo và các khách du lịch công vụ làm tăn cường tình hữu nghị, sự hợp tác quốc tế cũng như hiệu quả kinh tế. • Và các chính sách miễn, giảm thị thực cho các du khách ở một số quốc gia cũng tạo sức hút và động lực cho du lịch lẫn các ngành kinh tế khác.• Các dự án quy hoạch và phát triển du lịch tạo nhiều việc làm cả trực tiếp và gián tiếpVí dụ: Ở khu du lịch chùa Hương, mức tăng lao động dịch vụ du lịch hằng năm khoảng 700 đến 800 người .
3.2Tác động đến chất lượng cuộc sống:Hoạt động du lịch không chỉ có chức năng kinh tế mà còn có cả chức năng chính trị , văn hóa- xã hội và môi trường. Do đó ngoài tác động đến môi trường, kinh tế xã hội còn cả chất lượng đời sống của toàn xã hội.• Để phát triển du lịch bền vững , nhiều dự án đã nghiên cứu và thực hiện biên pháp phòng ngừa, bảo vệ nâng cao chất lượng môi trường như : Trồng rừng, bảo vệ các hệ sinh thái, thu gom xử lí rác và nước thải …Chính những dự án này đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương.• Hoạt động du lịch thu hút lao động, tạo công việc cho người lao động tăng thu nhập cải thiện đời sống.• Các tour du lịch để quảng bá hình ảnh địa phương cho du khách trong và ngoài nước cho nên có nhiều cơ hội được nhiều dự án đầu tư vào địa phương.• Ngoài ra các chính sách phát triển du lịch còn nâng cao chất lượng của kết cấu hạ tầng cơ sở, cải thiện đời sống nhân dân.3.3.Tác động đến văn hóa xã hội:• Các dự án và các quy hoạch phát triển du lịch đã có sự đầu tư bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa làm sống lại các bản sắc của cộng đồng. Thông qua đó, họ thêm yêu mến và tự hào về bản sắc dân tộc mình.• Chính sách thu hút lao động tại chỗ đã giúp cư dân địa phương không phải tha phương cầu thực, đây là biện pháp ngăn chặn sụ xói mòn tính truyền thống dân tộc.• Cơ sở hạ tầng phát triển giúp người dân dễ dàng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, giúp phát triển nhận thức và đổi mới tư duy.
4. Giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn cho cán bộ du lịch, du khách và cộng đồng địa phươngHoạt động du lịch chỉ tồn tại và phát triển khi môi trường du lịch còn tồn tại và phát triển.Như vậy việc bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết.Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng cá nhân, tổ chức nào nào mà nó đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.Hơn ai hết, các tổ chức bảo vệ môi trường, các tổ chức phát triển du lịch phải là người đi đầu trong công tág bảo vệ môi trường du lịch.Họ chính là người đưa ra những chính sách, luật định về ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho mọi người bao gồm cán bộ nhân viên du lịch, du khách và cộng đồng địa phương.Ngành du lịch Cần Thơ đã xác định và đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ tài nguyên – môi trường đối với người làm du lịch, với cộng đồng dân cư và cả đối với khách du lịch, khắc phục kịp thời những hiện tượng, sự việc gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch. Vận động du khách và cộng đồng tham gia giữ gìn làm sạch đẹp cảnh quan môi trường. Đối với cán bộ nhân viên du lịch, cần nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường du lịch đối với nghề nghiệp của họ nói riêng vá đối với sự phát triển chung của đất nước.Thường xuyên tổ chức các buổi học về bảo vệ môi trường cho cán bộ nhân viên du lịch đi đôi với thực hành, áp dụng ngay các biện pháp lý thuyết đã học đó vào việc bảo vệ môi trường.Tức là cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho nhân viên về bảo vệ môi trường.Các cơ sở kinh doanh du lịch cũng có những hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường như: khu du lịch Kỳ Vân(Vũng Tàu), bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoà vào thiên nhiên, đơn vị này còn đầu tư hơn một tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng tới 50% lượng nước thải để tưới cây, vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Hàng ngày, cứ khoảng 6 giờ sáng là toàn bộ nhân viên khu du lịch này đều được điều động đi quét dọn và thu gom rác trên bãi biển. Sau đó 2 giờ, những nhân viên vừa làm nhiệm vụ trực cứu hộ, vừa làm nhiệm vụ quét dọn rác trên suốt chiều dài 500m của bãi biển. Tại khu du lịch Biển Đông (TP. Vũng Tàu), ngoài đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, khu du lịch còn chủ động làm sạch môi sinh, môi trường; thường xuyên cử công nhân viên vệ sinh bờ biển, thu gom và vớt váng rong; tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên khu du lịch, năm 2007 đã trồng được khoảng 2.000 cây xanh.Đối với du khách, chúng ta phải có các biện pháp như việc tổ chức các cuộc tuyên truyền, vận động để du khách thấy rằng môi trường du lịch chính là những gì mà thỏa mãn trực tiếp nhu cầu du lịch của du khách, là cái mà phục vụ trực tiếp nhu cầu của du khách.Môi trường du lịch có sạch đẹp, an toàn thì họ chính là những người được đáp ứng tuyệt đối.Như vậy cần tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền về bảo vệ môi trường mà du khách chính là những người trực tiếp đứng ra tuyên truyền.Nhân dịp kỷ niệm 54 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2008), hướng tới đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (10/10/1010 - 10/10/2010), Bộ Văn hóa Thể thao& Du lịch phát động tuần lễ bảo vệ môi trường tại ga Hà Nội như treo 100 áp phích, biểu ngữ trên các tuyến phố chính; 150 áo phông, 1.000 mũ, 500 áo mưa có in lôgô, hình ảnh được phát cho các đối tượng là khách du lịch, các tình nguyện viên và những người tham gia cuộc mít tinh phát động về môi trường. Đối với cộng đồng địa phương, phải giáo dục tuyên truyền cho họ về bảo vệ môi trường thông qua các chương trình quảng cáo, các bài phóng sự trên báo đài, tivi, các biểu ngữ, các tấm áp phích…một cách thường xuyên và lâu dài.Giáo dục cho họ nhận ra rằng môi trường du lịch sạch- đẹp thì chính môi trường sống của họ cũng sach- đẹp; Nâng cao nhận thức của họ về việc thu hút khách du lịch đến với địa phương của chính mình sẽ tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển của làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống của cộng đồng nhân dân.Thành phố Hội An được du khách đánh giá cao về công tác cùng làm du lịch của người dân.Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho cộng đồng địa phương phải rộng khắp từ học sinh, sinh viên đến người dân.Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỷ phát triển bền vững, tháng 6/1998, Bộ Chính trị BCH TW đã nhấn mạnh: cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên Quảng Ninh được nâng cao nhận thức về giáo dục môi trường, có ý thức chủ động khai thác, lồng ghép giáo dục môi tường trong các tiết dạy của mình ở trên lớp, đã biết cách lồng ghép, khai thác nội dung giáo dục môi trường theo đặc trưng bộ môn, và biết cách tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục môi trường ở trường, lớp và ở địa phương.Theo chỉ đạo của Bộ và của Dự án VIE/98/018 (giáo dục môi trường trong trường phổ thông) là lồng ghép, khai thác nội dung giáo dục môi trường trong một số môn học ở tất cả các cấp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, và đưa các nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động của Đội thiếu niên, Đoàn thanh niênBộ Môi trường của Singapo liên tục triển khai những khoá học liên quan môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường. Những khoá học mà Bộ Môi trường đưa ra gồm: ngăn cấm việc vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng, chống sự sinh sôi phát triển của muỗi...Những ai ở Singapo cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ngoài việc bị phạt tiền, buộc phải mặc chiếc áo phía sau lưng có in hàng chữ to “con sâu rác rưởi” và phải lao động làm sạch đẹp môi trường. Những người vi phạm còn bị chụp ảnh đăng trên báo.
5. Ban hành luật bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng:Trên thực tế cho thấy vai trò quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người cũng như là động lực thúc đẩy ngành du lịch. Do đó mà nhà nước đã ban hành các bộ luật lien quan nhằm bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng. Cụ thể là các bộ luật :Luật môi trường nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cải cách bổ sung năm 2005Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004Luật du lịch của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Được Quốc hội thông qua vào ngày 14 tháng 6 năm 2006Bên cạnh đó nnhà nước ta còn ban hành những nghị định, nghị quyết quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung môi trường du lịch nói riêng để đảm bảo việc phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn , phát huy các giá trị, vẻ đẹp vốn có của tự nhiên – món quà qquý giá mà thượng đế ban tặng cho con người
ll.Tác động tiêu cực:1.Đối với môi trường tụ nhiên:Sự phát triển du lịch có thể gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khi người ta tăng cường khai thác các vùng kể cả những vùng được coi là khan hiếm tài nguyên. Các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do du lịch là đất, nước, sinh vật, khoáng sản,cảnh quan tự nhiên…1.1.Tài nguyên nước và không khí: Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Hoạt động du lịch gây ô nhiễm môi trường nước do chất thảiNước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.Hoạt động của du khách: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà, …), đổ các chất lỏng ( chất hyđocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…).Ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải rắn chưa được xử lý vào nguồn nước; do dầu mỡ, các chất hydrocacbon của các phương tiện giao thông thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô…).Ở Huế, chất lượng nước sông Hương khu vực quanh thành phố Huế qua khảo sát tháng 3/1998 của Trung tâm Môi trường biển chothấy các chất hữu cơ BOD đã vượt quá tiêu chuẩn nước loại B.Các thông số dinh dưỡng NH3 quá tiêu chuẩn nước loại A.Ở các bãi tắm nơi có hoạt động của tàu thuyền như Đồ Sơn, Bãi Cháy…, hàm lượng dầu trong nước biển thường cao hơn giới hạn cho phép.Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều.• Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và cho cả con người.Lượng xe máy trên đường vào các khu du lịch, đặc biệt các điểm tham quan lễ hội rất lớn như ở cửa ra vào thành Đại nội( Huế).Hoạt động giao thông gây du lịch ra khói bụi ảnh hưởng đến các khu dân cư ven đường.Ô nhiễm không khí từ các loại máy xây dựng. Các công trình xây dựng nhà hàng khách sạn trước hết gây bụi bặm do vật liệu xây dựng sau đó còn làm mất cảnh quan tự nhiên, chặt phá cây xanh để lấy diện tích xây dựng. Việc tập trung các phương tiện giao thông khi thi công các công trình du lịch, sử dụng máy phát điện trên các công trường làm không khí nơi đó ô nhiễm nặng vì theo tính toán trong khí thải của máy phát điện, hàm lượng SO2 thường vượt quá giới hạn cho phép khoảng 516mg/m3 đối với máy loại 100-180KVA.Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 842 triệu chuyến du lịch được tổ chức và tới năm 2020, con số này sẽ có thể lên tới 1,5 tỷ chuyến. Trong khi đó, việc giao thông đi lại, chỗ ở và các hoạt động du lịch khác đã chiếm khoảng từ 4% đến 6% trong tổng số các kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính.Môi trường tại các bãi biển du lịch như Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Đồ Sơn (Hải Phòng)... đang bị ô nhiễm nặng đến mức báo động trong vòng vài năm gần đây, theo một đánh giá của Tổng cục Du lịch Việt Ước tính, đến năm 2020, lượng chất thải tăng nhanh ở vùng ven bờ với nitơ tổng số từ 26 tấn đến 52 tấn/ngày, tổng lượng amonia từ 15 tấn đến 30 tấn/ngày…Vài năm gần đây, tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, ven bờ biển xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dày cả gang tay, trộn với xác chết của sinh vật gây ô nhiễm nghiêm trọng.1.2. Tác hại đến đa dạng sinh học: Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền... Một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_du_lich_den_moi_truong_4204.doc