MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 2
MỞ ĐẦU. 3
Chương 1: QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC. 13
1.1. Cơ sở lý luận của quảng cáo báo chí. 13
1.2. Lý thuyết tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông. 19
1.3. Quảng cáo trên các PTTTĐC ở Việt Nam hiện nay. 21
Chương 2: TIẾP CẬN QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PTTTĐC CỦA
CÔNG CHÚNG.
28
2.1. Mục đích và mức độ tiếp cận QC của công chúng. 28
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng. 33
Chương 3: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ TÂM LÝ - ĐẠO ĐỨC
- LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG.
40
3.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý. 40
3.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố đạo đức . 46
3.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố lối sống . 51
Chương 4: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CÔNG CHÚNG.
57
4.1. Tác động tiêu cực đến yếu tố kinh tế . 57
4.2. Tác động tiêu cực đến yếu tố chính trị . 60
4.3. Tác động tiêu cực đến yếu tố xã hội . 65
KẾT LUẬN. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 78
PHỤ LỤC. 82
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động tiêu cực của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, Internet mặc dù là một hình thức thông tin hiện đại ngày càng phổ biến nhưng lại có tới 35,7% số người được hỏi cho biết chưa từng tiếp cận với QC thông qua phương tiện này.
Trong các nhóm công chúng, thanh niên có mức độ thường xuyên tiếp cận các QC trên các PTTTĐC nhiều nhất: thường xuyên bắt gặp QC trên Báo/ tạp chí là 69%; Tivi là 84%; Radio là 37% và Internet là 62%. Nhóm đối tượng Trung niên có mức độ tiếp cận thấp nhất: thỉnh thoảng bắt gặp QC trên Báo/ Tạp chí 34%; chưa bao giờ trên Radio là 30% và Internet là 50%.
Mức độ bắt gặp QC trên các PTTTĐC giữa các nhóm công chúng chia theo môi trường sống có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ người ở thành thị thường xuyên tiếp cận QC trên tất cả các PTTTĐC được đưa ra đều cao hơn so với ở nông thôn, đặc biệt là qua Báo/ tạp chí và Internet.
Biểu đồ 2.3: Tương quan giữa việc tiếp cận thường xuyên
với QC báo chí và môi trường sống
* Thời gian lâu nhất theo dõi một QC
Một chỉ báo nữa được sử dụng để tìm hiểu về mức độ tiếp cận của công chúng đối với QC báo chí là việc chủ động theo dõi một QC nào đó. Kết quả điều tra anket cho thấy chủ yếu người ta quan tâm theo dõi QC nào đó trong khoảng 1 tuần (60,7%). Tuy nhiên, cũng có những QC được công chúng quan tâm theo dõi từ 1 năm trở lên (12,6%).
Biểu đồ 2.4: Thời gian lâu nhất theo dõi một QC báo chí
Như vậy, cho dù có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, môi trường sống nhưng công chúng đều có sự tiếp cận QC thông qua các PTTTĐC phổ biến. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận giữa các nhóm đối tượng có sự khác biệt nhất định, chủ yếu từ khác biệt về độ tuổi và môi trường sống.
2.2. Thái độ tiếp nhận và thị hiếu QC của công chúng
2.2.1. Thái độ tiếp nhận QC của công chúng
Để đánh giá thái độ của người xem đối với QC trên các PTTĐC, phản ứng thường thấy của cá nhân được coi là một chỉ báo quan trọng để xem xét. Kết quả thu về được biểu thị dưới bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Phản ứng của công chúng khi gặp QC trên các PTTTĐC (%)
Stt
Phương tiện
Phản ứng cá nhân
Bỏ qua
Xem lướt
Thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi
Chủ động tìm nội dung QC ưa thích
Chăm chú theo dõi tất cả
Báo/ Tạp chí
18,3
10,0
23,3
9,7
8,7
Tivi
7,0
16,7
48,3
9,0
19,0
Radio
51,7
30,0
9,0
4,3
5,0
Internet
43,3
23,3
14,7
15,3
3,3
Như vậy, sự chủ động theo dõi QC hầu như không đáng kể, chủ yếu là xem lướt hoặc thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi. Thậm chí, với một loại hình truyền thông ngày càng phổ biến như Internet, số người bỏ qua, không cần quan tâm đến QC cũng lên tới 43,3%. Sự tích cực đáng kể nhất về thái độ mà công chúng dành cho QC được thể hiện chủ yếu thông qua truyền hình, đạt tỷ lệ 28%. Trong đó, có tới 19,0% mẫu nghiên cứu sẵn sàng chấp nhận xem toàn bộ các QC trên Tivi. Điều này tương đối dễ hiểu bởi lợi thế về hình ảnh và âm thanh của truyền hình so với các PTTTĐC khác.
Bổ sung cho thái độ thờ ơ của công chúng dành cho QC, kết quả khảo sát cho thấy có tới 37,7% người được hỏi cho biết bị miễn cưỡng xem QC vì xen giữa các chương trình họ đang theo dõi. Một chỉ báo khác cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của cá nhân tới các QC báo chí là có tới 12,7% người được hỏi cho biết không thích bất kỳ kênh QC nào.
Như vậy, QC trên các PTTĐC chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của người tiếp nhận một cách chủ động và linh hoạt.
2.2.2. Thị hiếu về QC báo chí của công chúng
Với thái độ và mức độ tiếp cận QC như đã phân tích ở trên, câu hỏi đặt ra là: phải chăng công chúng không có nhu cầu về QC trên các PTTTĐC? Việc tìm hiểu thị hiếu QC của công chúng sẽ giúp ta giải đáp câu hỏi này.
* Nội dung QC thu hút sự quan tâm của công chúng:
Trong các lĩnh vực được đưa ra nhằm tìm hiểu nhu cầu về thông tin QC trên các PTTTĐC của công chúng, nội dung QC có tỷ lệ được tiếp cận nhiều nhất là lĩnh vực Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (40,7%).
Bảng 2.4: Nội dung QC được công chúng quan tâm
Stt
Những nội dung QC được quan tâm
Giới tính
Tỷ lệ chung
Nam
Nữ
Lương thực - thực phẩm - ẩm thực
45
77
40.7%
Giáo dục – đào tạo
37
30
22.3%
Thời trang - mỹ phẩm
19
44
21%
Giải trí
38
22
20%
Dược phẩm
18
34
17.3%
Xây dựng - kiến trúc - nội thất
35
10
15%
Phương tiện giao thông
19
21
13.3%
Công nghệ - bưu chính – viễn thông
30
8
12.7%
Du lịch
10
19
9.7%
Môi trường
9
17
8.7%
Đầu tư – tài chính
10
13
7.7%
Dịch vụ - cung ứng
13
8
7%
Nông – lâm - thủy sản
8
6
4.7%
Công nghiệp – năng lượng
7
2
3%
Tư vấn – môi giới
3
4
2.3%
Với vai trò là người nội trợ chính trong gia đình, 51,3% nữ giới trong mẫu nghiên cứu cho thấy sự quan tâm đối với các QC có nội dung về vấn đề này.
Xét theo độ tuổi, những người thuộc lứa tuổi trung niên, người cao tuổi cũng thường tiếp cận những nội dung QC liên quan đến Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (41% trung niên; 56% người cao tuổi). Vì đây là lứa tuổi đã có gia đình, nên sự chú ý của họ về vấn đề này là điều dễ hiểu. Trong khi đó, thanh niên lại dành sự quan tâm nhiều đến thời trang - mỹ phẩm (41%).
Bảng 2.5: Lĩnh vực QC được quan tâm xét theo độ tuổi
Lĩnh vực QC quan tâm
Độ tuổi
Thanh niên
Trung niên
Người cao tuổi
1. Lương thực – Thực phẩm - Ẩm thực
25%
41%
56%
2. Giáo dục – Đào tạo
11%
20%
36%
3. Dược phẩm
6%
8%
38%
4. Thời trang – Mỹ phẩm
41%
16%
6%
5. Giải trí
33%
11%
16%
6. Du lịch
15%
10%
4%
7. Công nghệ - Bưu chính – Viễn thông
11%
23%
4%
8. Xây dựng – Kiến trúc – Nội thất
23%
6%
16%
9. Phương tiện giao thông
6%
8%
26%
10. Đầu tư – Tài chính
11%
4%
8%
11. Nông – Lâm – Thuỷ sản
2%
8%
4%
12. Công nghiệp – Năng lượng
2%
3%
4%
13. Môi trường
4%
0%
22%
14. Dịch vụ - Cung ứng
7%
4%
10%
15. Tư vấn - Môi giới
5%
0%
2%
Bên cạnh những lĩnh vực mà các QC đề cập, một mối quan tâm nữa của người tiêu dùng khi theo dõi QC là các thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm được QC.
Biểu đồ 2.5: Mức độ rất quan tâm của công chúng về sản phẩm QC (%)
Do sự khác biệt về mặt giới tính nên hình thức tiếp cận các thông tin về sản phẩm được QC là không giống nhau. Nam giới quan tâm nhất tới giá sản phẩm (51,3%).
- Ví dụ như đồ gia dụng, đồ dùng trong nấu ăn, đồ làm bếp thì mình xem công dụng của nó, giá cả và độ bền. (PVS 6, nam, sinh viên)
Trong khi đó, nữ giới quan tâm nhất tới hạn sử dụng (57,3%).
* Thị hiếu về hình thức QC:
Tỷ lệ dành cho những lý do thích xem QC của công chúng cũng gần nhau. 35% vì hình thức thể hiện hấp dẫn; 33,7% do thuận tiện cho người theo dõi; 30,3% vì dễ nắm bắt thông tin sản phẩm. Chỉ có 9,3% ý kiến cho là mang lại cảm giác yên tâm đối với mặt hàng QC.
Với những hình thức xuất hiện khác nhau, QC giành được sự thiện cảm của công chúng cũng khác nhau (Biểu đồ 2.6). Công chúng dành nhiều thiện cảm nhất đối với hình thức QC đơn giản, đi ngay vào nội dung cần giới thiệu (44,3%). Điều đó thể hiện được QC càng đơn giản, giới thiệu được ngay những thông tin sản phẩm QC sẽ thu hút được sự chú ý theo dõi của công chúng.
Biểu đồ 2.6: Hình thức QC giành được sự thiện cảm (%)
Bên cạnh đó, có những hình thức QC gây mất thiện cảm như: QC xuất hiện quá nhiều cùng một thời điểm; quá khoa trương; kém chuyên nghiệp/ không hiện đại; khó hiểu, trừu tượng; mang tính gợi tình/ sexy; mang tính bạo lực...
Biểu 2.7: Đánh giá về hình thức QC gây mất thiện cảm (%)
Việc quá nhiều QC xuất hiện cùng một thời điểm gây công chúng mất thiện cảm nhất (52,3%).
- Mức độ xuất hiện QC quá nhiều gây nhàm chán. (PVS 2, nam, sinh viên)
- QC ngày nay quá nhiều làm người ta cảm thấy khó chịu. Cái này nói chung là không thích, nhiều cái thái quá, không thiết thực. (PVS 8, nữ, sinh viên)
Với những giới tính, độ tuổi, môi trường sống khác nhau nhưng công chúng có cùng quan điểm khi đều tỏ ra quan tâm tới Báo/ Tạp chí, Tivi, Radio, Internet. Tuy nhiên, những mức độ quan tâm ít hay nhiều lại phù hợp với từng giới tính, độ tuổi, môi trường sống. Tuỳ theo từng đặc điểm, công chúng cũng có những biểu hiện thái độ dành cho các QC.
*
Các phương thức tiếp cận QC không có sự khác biệt nhiều mặc dù công chúng thuộc những giới tính, độ tuổi, môi trường sống khác nhau. Công chúng đều có mục đích và thái độ rõ ràng khi tiếp cận các QC trên các PTTTĐC. Công chúng lựa chọn Tivi là kênh QC được yêu thích nhất. Mức độ tiếp cận các QC của công chúng cũng không khác nhau: thường tiếp cận nhiều nhất Tivi, rồi mới đến Báo/ tạp chí, Internet, Radio (vị trí sắp xếp lệ thuộc vào sự lựa chọn của giới tính, độ tuổi, môi trường sống).
Các nội dung QC đều thu hút được công chúng theo dõi. Vấn đề ưu tiên hàng đầu mà công chúng hay theo dõi liên quan về Lương thực - Thực phẩm - ẩm thực. Chính vì thế, các thông tin QC thường được công chúng ghi nhớ. Và mức độ ghi nhớ tới các thông tin liên quan đến sản phẩm QC được thể hiện khi công chúng quan tâm tới sự khác biệt về mặt giá cả, nhãn hiệu, công dụng… giữa các dòng sản phẩm. Thị hiếu về hình thức QC của công chúng khá đa dạng, song nói chung vẫn hướng đến những QC đơn giản mà hiện đại, phù hợp với đời sống xã hội hiện nay. Không có sự khác biệt nhiều về mặt giới tính, độ tuổi, môi trường sống.
Với mỗi đối tượng công chúng khác nhau, sẽ có những cách tiếp cận các vấn đề của QC theo các cách khác nhau. Người già thường có thời gian rảnh rỗi, họ theo dõi và đánh giá nhận xét dựa trên các chuẩn mực đạo đức theo thế hệ đi trước để lại nên cái nhìn có thể hơi khắt khe. Người trung niên là những người chủ yếu cần tới QC như một sự phục vụ tích cực cho việc mua sắm trong gia đình, nên họ theo dõi QC có tính chủ đích hơn. Lớp thanh niên coi QC mang tính tự phát, họ xem song thậm chí không để tâm nhiều lắm vì ngân quỹ chi tiêu cho những sản phẩm mà họ thích theo QC không nhiều. Khi nào có nhu cầu về sản phẩm nào đó cụ thể, họ mới chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó. Cuối cùng là trẻ nhỏ, đối tượng xem QC được gọi là vô thức. Chúng thích xem tất cả các QC, nhưng chúng thành thật trả lời, chúng không thể hiểu được tất cả các QC, đó cũng là một vấn đề hoàn toàn dễ hiểu. Bởi tất cả các QC không làm ra cho chúng xem, nhưng lại thật thú vị: chúng lại là người xem tất cả các QC.
Chương 3
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN YẾU TỐ
TÂM LÝ – ĐẠO ĐỨC – LỐI SỐNG CỦA CÔNG CHÚNG
Ngoài ý nghĩa tích cực là kênh thông tin, giải trí của một bộ phận người dân, việc thể hiện thái độ tiếp cận thiếu nhiệt tình, thậm chí mang tính khiên cưỡng như đã đề cập ở chương II cho thấy sự xuất hiện của QC trên các PTTTĐC gây ra không ít phiền toái cho công chúng nói chung. Những ảnh hưởng và mức độ tác động theo hướng tiêu cực đối với công chúng cụ thể ra sao sẽ lần lượt được bóc tách và phân tích theo sáu yếu tố: tâm lý, đạo đức, lối sống, kinh tế, chính trị, xã hội trong chương III và IV sau đây.
3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của QC đến yếu tố tâm lý
Để đánh giá tác động tiêu cực đến tâm lý của cá nhân công chúng, 03 chỉ báo được sử dụng là: cảm giác khó chịu, ức chế; sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và sự mất thiện cảm với các đối tượng liên quan đến QC đó.
3.1.1. Gây cảm giác khó chịu, ức chế
Với câu hỏi “Sự xuất hiện của QC trên các PTTTĐC có hay gây khó chịu cho bạn không?”, kết quả thu về được biểu thị trong biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1: Mức độ khó chịu của công chúng về sự xuất hiện của QC (%)
Như vậy, 92,7% mẫu nghiên cứu cho biết cảm thấy có sự khó chịu về sự xuất hiện các QC trên các PTTTĐC. Thậm chí, có tới 17,3% cho biết cảm giác như vậy diễn ra thường xuyên. Bên cạnh đó, những phản cảm mà QC mang lại còn gây ra những ức chế tâm lý với người tiếp nhận khi có tới 80,3% cho biết một đôi lần họ cảm thấy bực mình gay gắt khi xem QC.
* Nguyên nhân:
Những nguyên nhân dẫn tới thái độ khó chịu với QC được xác định chủ yếu do sự xuất hiện đột ngột hoặc không thích hợp với hoàn cảnh của người xem, hay làm gián đoạn một nội dung nào đó mà người ta đang theo dõi.
Biểu đồ 3.2: Lý do QC gây khó chịu đối với công chúng (%)
Nhìn chung, tâm lý tiếp nhận các sản phẩm nghe nhìn của công chúng thường muốn theo dõi một cách liền mạch, hoàn chỉnh, không bị ngắt quãng. Tuy nhiên, để thông điệp QC đến được với nhiều người nhất, các QC lại thường xen vào giữa chừng những nội dung, chương trình hay, những thời điểm nhiều người theo dõi nhất. Vì vậy, hầu hết các QC đều gây ra những ức chế về tâm lý không tốt tới người tiếp nhận. Những thông tin PVS và TLN cũng cho thấy điều này:
- Vì QC hay cắt ngang chương trình đang xem nên gây cảm giác bực tức, ác cảm với QC. (PVS 2, nam, 20 tuổi, sinh viên)
- Không thích. QC rất dề dà, chỉ để QC chương trình, mất thời gian, mà những bộ phim hay mình đang xem dở, hay đến đoạn cao trào tự nhiên lại QC thì dĩ nhiên là không thích. (TLN 1, nam, học sinh lớp 5)
- Đang xem một chương trình, đang vội nghe nốt cái gì thì QC xuất hiện, chỉ muốn tắt đi. Người già thường muốn đi ngủ sớm, đang theo dõi tự nhiên QC xuất hiện mất 10’ – 15’, như vậy thì người ta đi ngủ còn hơn. (PVS 11, nam, 73 tuổi, nghỉ hưu)
Tính phản cảm của QC còn thấy rõ khi xuất hiện những nội dung liên quan đến sức khỏe, bệnh tật với những hình ảnh khiến cho bữa cơm gia đình mất tự nhiên và mất ngon.
- QC nhiều khi đến vào thời điểm không được tế nhị lắm. Ví dụ như QC băng vệ sinh của phụ nữ, QC lăn khử mùi của Nivea có hình ảnh cô gái lên xe buýt tỏa ra mùi… Em thấy cái đó hơi thái quá, thấy hơi thô. (PVS 4, nữ, 20 tuổi, sinh viên)
* Phản ứng của công chúng:
Với thái độ khó chịu như trên của số đông công chúng, phản ứng bực tức được biểu hiện dưới một số hình thức sau:
Biều đồ 3.3: Phản ứng của công chúng khi bực mình vì QC (%)
Như vậy, có tới 43% mẫu cho biết đành chấp nhận bỏ dở nội dung đang theo dõi để tránh khỏi phải xem QC. Đây là những phản ứng khá gay gắt và quyết liệt do QC gây ra về mặt tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí. Điều này dẫn đến hệ quả cao hơn là sự hạn chế tiếp nhận nội dung thông tin báo chí của công chúng.
Cảm giác ức chế lâu nhất về một QC mà công chúng phải chịu đựng đôi khi diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài. Cụ thể:
Bảng 3.1: Cảm giác ức chế lâu nhất về một QC nào đó
mà công chúng phải chịu đựng
Stt
Thời gian
Stt
Thời gian
Ngay khi hết QC đó
39%
Cả ngày hôm đó
4.7%
Kết thúc chương trình QC
20%
Khoảng 1 tuần
5.3%
Khoảng 15 phút
17.3%
Lâu hơn 1 tuần
0.3%
Khoảng 60 phút
1%
Không nhớ
12.3%
3.1.2. Nghi ngờ về chất lượng sản phẩm
Thái độ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm được QC được coi là chỉ báo thứ hai trong những tác động tiêu cực về tâm lý của công chúng.
Biểu đồ 3.4: Mức độ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm
được QC trên các PTTTĐC (%)
Hầu hết (95,3%) công chúng đều nghi ngờ về sản phẩm QC báo chí. Thậm chí có đến gần 1/4 (21,3%) luôn cho rằng các QC là không đáng tin cậy một chút nào. Giải thích cho điều này, những lý do chủ yếu được biểu thị dưới bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Lý do nghi ngờ về chất lượng sản phẩm được QC (%)
Stt
Lý do nghi ngờ
Tỷ lệ
Vì QC bao giờ cũng nói quá
61.2
Vì QC không đúng với thực tế
25.9
Vì những sản phẩm không tốt mới cần QC
11.5
Vì không thích xem/ nghe QC
6.6
Số liệu cho thấy, phần lớn công chúng đều quan ngại về việc hiện nay QC bao giờ cũng nói quá sự thật về chất lượng và những công dụng của sản phẩm. Điều này rõ ràng do truyền thông mang lại bởi những từ ngữ bóng bẩy, hình ảnh ấn tượng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng.
- Nhiều khi xem có cảm giác bị người ta đánh lừa, vì ngôn ngữ QC lung tung, không đâu vào đâu cả, cốt là để bán được nhiều sản phẩm, bất chấp mọi cách. Nhiều khi đưa thông tin không cần thiết. Các QC tìm mọi cách nhằm mục đích bán được hàng, ai nhẹ dạ cứ tin. (PVS 11, nam, 73 tuổi, nghỉ hưu)
- Nhiều thông tin không chính xác, nhiều vật đi mua về thấy thông tin không xác thực như trong QC. (PVS 10, nam, 50 tuổi, viên chức nhà nước)
- Tất nhiên là khi QC người ta nói quá lên để thu hút khách hàng tiếp cận với sản phẩm của mình… Em hay mua mĩ phẩm, dầu gội đầu, các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Như dầu gội đầu thì em thấy là nói quá lên rất nhiều, bao giờ cũng là suôn, mượt, sạch gầu, óng… Như Dove mặc dù QC rất hoành tráng nhưng em dùng vẫn thấy nhờn, sau đó thì tóc mình lại nhiều dầu và bám bụi rất nhanh. Nội dung của QC chưa đúng với nội dung của sản phẩm và mong đợi của công chúng. (PVS 4, nữ, 20 tuổi, sinh viên)
Các nhà QC thường dùng ngôn ngữ phóng đại để tự khen hàng hóa của mình một cách thái quá bằng các cụm từ “tuyệt hảo”, “vô địch”, “số 1 thế giới”, “công nghệ hàng đầu” ... cho dầu ăn, kem đánh răng, hay mỹ phẩm... làm cho người tiêu dùng càng thêm nghi ngờ giá trị sử dụng của hàng hóa, thiếu lòng tin vào các sản phẩm được QC.
Tâm lý của người theo dõi QC không thật sự tin tưởng vào các sản phẩm. Điều đó cho thấy QC vô hình chung góp phần dần đánh mất lòng tin của khách hàng vào chính sản phẩm được QC.
3.1.3. Mất thiện cảm với các đối tượng liên quan QC
23,6% công chúng đồng ý rằng sự thương mại hóa chương trình QC trên các PTTTĐC hiện nay dẫn đến sự mất niềm tin vào những thành phần liên quan đến lĩnh vực QC. Những tỷ lệ cụ thể:
Bảng 3.3: Sự mất thiện cảm của công chúng với
những đối tượng liên quan
Stt
Đối tượng
Tỷ lệ (%)
Công ty/ chủ thể sở hữu sản phẩm đó
12.3
Nhân vật/ người mẫu đóng QC đó
20
Chương trình hoặc nội dung xuất hiện QC đó
22
Mất thiện cảm với các QC khác
35.5
Không xem các chương trình QC trong một thời gian
36
Nghi ngờ và mất niềm tin vào vai trò giám sát và kiểm định chất lượng sản phẩm của Nhà nước
53.7
QC quá phô trương có thể dẫn đến tâm lý mất lòng tin vào các công ty - chủ thể sản phẩm đó. Các nhân vật/ người mẫu xuất hiện trong QC cũng có thể bị ảnh hưởng nếu người xem cho đó là một sản phẩm không tốt. Sự khó chịu đối với một QC còn có thể dẫn tới sự mất thiện cảm với các QC khác và đặc biệt khiến cho một nhóm công chúng đáng kể không xem các chương trình QC trong một thời gian. Thậm chí, hệ quả của tình trạng QC tràn lan còn khiến cho 53,7% người trả lời cảm thấy nghi ngờ và mất niềm tin vào vai trò giám sát và kiểm định chất lượng sản phẩm của Nhà nước.
Một ví dụ về PVS cũng cho thấy điều này:
- Chắc chắn không phải 100% những người được phỏng vấn đó đều dùng Viso mà chỉ là những người đó nổi tiếng nên được thuê và trả catsee cho những QC, để họ nói lên những lời mà QC đó viết. Không biết là người nổi tiếng đó có dùng sản phẩm ấy không và người đó có biết chính xác về chất lượng của sản phẩm không. (PVS 3, nam, 22 tuổi, sinh viên)
So sánh giữa những nhóm lứa tuổi về vấn đề này ta thấy có sự chênh lệch. Nhóm thanh niên chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 30,7% trả lời rằng có bị mất niềm tin. Nhóm trung niên và thanh niên có tỷ lệ người trả lời có bị mất niềm tin không khác nhau nhiều lắm, tương ứng là 20,7% và 19,1%.
Tóm lại, QC trên các PTTTĐC đang tồn tại những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của công chúng tiếp nhận như cảm giác khó chịu, ức chế; tâm lý nghi ngờ chất lượng sản phẩm hay làm mất thiện cảm đối với các thành phần liên quan đến QC. Nguyên nhân có thể do sự xuất hiện chưa hợp lý, không phù hợp về thời điểm; đánh bóng quá nhiều về sản phẩm v.v.. Quan trọng hơn, QC cũng gây nên những ức chế tâm lý trong một thời gian và điều này thường không có lợi cho tinh thần và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng.
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của QC tới yếu tố đạo đức
3.2.1. Giảm sút các chuẩn mực đạo đức xã hội
Một số yếu tố liên quan đến các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội như sự trung thực, tính khiêm tốn, sự lễ phép, tính giản dị, tính cần cù được sử dụng để đo ảnh hưởng tiêu cực của QC cho thấy có một nhóm đối tượng công chúng chịu ảnh hưởng về mặt đạo đức cá nhân khi tiếp xúc với các QC. Tỷ lệ số người cho biết có sự suy giảm về các yếu tố đạo đức được biểu thị ở biểu đồ 3.5.
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ công chúng bị suy giảm các yếu tố đạo đức
do tác động của QC (%)
Trong những yếu tố đạo đức bị suy giảm do tác động của QC thì đáng chú ý là Tính giản dị (11%), Tính cần cù (10,3%), Tính khiêm tốn (9,7%). Đây là những yếu tố mà cá nhân dễ bị định hướng bởi các PTTTĐC, nhất là giới trẻ. Biểu hiện rõ nhất là qua phong cách ăn mặc thời trang và ngôn ngữ ngày càng phóng khoáng và tự do. Những con số trên dù không lớn song vẫn khẳng định một điều chắc chắn sự tác động của QC theo chiều hướng không tích cực đến các chuẩn mực đạo đức xã hội là đáng quan tâm. Như vậy, đạo đức truyền thống bị mai một trong xã hội hiện đại có một phần nguyên nhân do lĩnh vực QC trên các PTTTĐC gây ra. Những ảnh hưởng tiêu cực trong phần 3.2.2 và 3.3.3 cũng phần nào thể hiện được sự liên quan với những giảm sút nêu trên.
3.2.2. Kích thích các yếu tố dung tục
Qua 300 mẫu anket điều tra cho thấy, công chúng nhận định QC có ảnh hưởng từ các mức độ rất đáng kể, đáng kể đến không đáng kể tới các vấn đề: Kích thích hành vi bạo lực (44,3%); Gây tò mò giới tính hay các vấn đề tình dục (51,7%); Sử dụng ngôn từ thiếu lành mạnh (46%).
Bảng 3.4: Mức độ ảnh hưởng của QC tới một số vấn đề xã hội
Stt
Nội dung
Mức độ ảnh hưởng
Rất đáng kể
Đáng kể
Không đáng kể
Không ảnh hưởng
Kích thích hành vi bạo lực
9.3%
9.7%
25.3%
55.7%
Gây tò mò giới tính hay các vấn đề tình dục
10%
11%
30.7%
48.3%
Sử dụng ngôn từ thiếu lành mạnh
9.7%
9.3%
27%
54%
Vấn đề gây tò mò giới tính hay các vấn đề tình dục được cho rằng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi QC (chiếm 51,7%, trong đó 10% số người trả lời là có mức độ ảnh hưởng rất đáng kể; 11% đáng kể; 30,7% không đáng kể).
- Do tất cả các nhà QC đều muốn quảng bá sản phẩm của mình nên không quan tâm đến nội dung QC. Nhiều khi muốn tăng tính hình thức cho QC đã sử dụng một số hình ảnh hơi sexy và có một chút tính kích động. (PVS1, nữ, 20 tuổi, sinh viên)
Thực tế, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều QC sử dụng biểu tượng hay những hình ảnh mang tính gợi tình nhằm mục đích thu hút sự chú ý của công chúng. Nhiều hình ảnh QC sử dụng các cô gái ăn mặc quá hở hang, uống bia ừng ực với người ngoại quốc, mép dính đầy bọt bia... Đó là tất cả những nét văn hóa lạc lõng, xa lạ với bản sắc văn hóa truyền thống của phụ nữ Việt Nam, vốn ưa sự kín đáo, thanh lịch.
Bên cạnh đó, hình tượng những người hùng trong các cuộc tranh tài, tỉ thí, giải cứu mỹ nhân với các pha trình diễn võ thuật, đánh đấm khốc liệt cũng xuất hiện khá nhiều trong các QC như QC bột giặt Viso, QC giàu gội đầu X-men v.v.. Những hình ảnh này đôi khi làm người xem, đặc biệt là thanh thiếu niên bị kích động, muốn hóa thân trở thành những người hùng như trong QC.
3.2.3. Dễ làm hư trẻ em
Trẻ em là đối tượng đặc thù, với đặc trưng hay tò mò và hay bắt chiếc. Những hình ảnh, âm thanh ấn tượng, bắt mắt trên các PTTTĐC thường rất dễ tác động đến nhóm công chúng này. Và thông thường, các ông bố bà mẹ lại dễ chiều theo những nhu cầu của con cái. Chính vì vậy, các nhà QC đã xác định đây là nhóm đối tượng cần tập trung khai thác và trên thực tế, đã có những QC chỉ nhắm tới đối tượng trẻ em, cho dù sản phẩm được QC không phục vụ trực tiếp cho chúng. Trẻ em thích xem và thuộc rất nhiều các QC, đồng thời lại hay bắt chiếc các QC bằng cách hát theo bài hát, nói ra câu nói, hay làm theo những hành động QC mà chúng ưa thích.
- QC nào mấy đứa trẻ cũng thuộc và QC nào mà phù hợp với lứa tuổi của nó, nó cũng bắt bố nó mua bằng được. (PVS 3, nam, 22 tuổi, sinh viên)
- Trẻ con chịu tác động nhiều nhất vì những cái gì đập vào mắt nó và thu hút nó thì nó sẽ bắt chiếc và làm theo. Ví dụ như nước tăng lực dành cho người gầy. Bọn trẻ con chỗ khu tập thể của em thường bắt chước và làm theo tư thế đó. (PVS 4, nữ, 20 tuổi, sinh viên)
- Em thích câu “tôi thích màu đen, màu đen lôi cuốn” là QC sản phẩm Clear ạ. Có Bi Rain xuất hiện. Khi em nói như vậy thì chị em bảo em là đồ bắt chiếc. (TLN 2, nam, lớp 4)
Kết quả khảo sát về đánh giá ảnh hưởng tiêu cực của QC đến trẻ em được biểu thị trong biểu đồ 3.6 dưới đây.
Biểu đồ 3.6: Nhận định về ảnh hưởng tiêu cực của QC đến trẻ em (%)
52% cho rằng các QC đang có những ảnh hưởng tiêu cực khiến cho trẻ con bắt chước những thói quen xấu của người lớn. 50.3% cho rằng các QC đang khiến cho những đứa trẻ bắt chước lời nói và hành động không phù hợp. Có những QC chúng không hiểu đó là QC gì, nhưng vì QC cứ lặp đi lặp lại một nội dung, lặp đi lặp lại những câu nói lẽ ra trong tầm tuổi của chúng vẫn chưa nên tiếp xúc quá sớm và không phù hợp một chút nào. 34,7% cho rằng QC đang khiến những đứa trẻ có thói quen hay vòi vĩnh.
- QC nào chúng thấy thích sẽ đòi bố nó mua bằng được. Khi những đứa trẻ được thỏa mãn rồi thì chúng lại tiếp tục đòi hỏi các sản phẩm khác và sự đòi hỏi này càng cao lên. (PVS 3, nam, 22 tuổi, sinh viên)
- Ông bà, bố mẹ rất chiều cháu, con. Muốn mua gì cũng mua. Các QC làm cho trẻ con nó học mót nhiều. (PVS 12, nữ, 72 tuổi, nghỉ hưu)
Theo ý kiến của nhiều người lớn, các QC đang khiến cho họ có một tâm lý bất an với những em nhỏ. Có một số QC quá sexy khiến cho họ không thể yên tâm nếu để những đứa trẻ ngồi xem ti vi một mình, dễ khiến cho trẻ con có tâm lý tò mò nảy sinh.
- Có QC nam dược về tráng dương xuất hiện những hình ảnh gần như là trước khi sinh hoạt phòng the. Nó khiến cho trẻ em tò mò. Mấy đứa trẻ ở nhà xem xong rồi hỏi: QC gì đây bố. Và bố thì không biết nói gì cả, chỉ cười và ngượng. (PVS 3, nam, 22 tuổi, sinh viên)
Các QC có tính chất kích thích bạo lực khiến cho những đứa trẻ cũng đua theo đấm đá và m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động tiêu cực của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng.doc