Đề tài: Tác động tới môi trường của hoạt động trồng,chế biến,xuất khẩu các sản phẩm gỗ 1
I.Tóm tắt đề tài: 1
II. Tính cấp thiết của đề tài: 1
III.Thực trạng ngành gỗ ở Việt Nam hiện nay- những cơ hội và thách thức: 3
1)Sự phát triển nhanh chóng của ngành gỗ: 3
2)Hàng loạt cơ hội phát triển cho ngành gỗ Việt Nam: 3
3) Thách thức và những vấn đề liên quan: 4
V.Giải pháp: 6
VI.Kết luận: 7
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động tới môi trường của hoạt động trồng, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm gỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Tác động tới môi trường của hoạt động trồng,chế biến,xuất khẩu các sản phẩm gỗ
I.Tóm tắt đề tài:
Tính cấp thiết của đề tài à Thực trạng hiện nay: Sự phát triển của nghành gỗ trong thời đại hiện nay, những cơ hội và thách thức,những vấn đề nảy sinh. Tất cả trong mối liên hệ, tác động tới môi trường à Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục.
II. Tính cấp thiết của đề tài:
-Nghành gỗ đang phát triển rất nhanh, dần chiếm một vị trí quan trọng,tạo công ăn việc làm cho lượng lớn người lao động (khoảng 170.000 lao động VN), đóng góp đáng kể vào tổng giá trị quốc dân, do vậy cần nghiên cứu tìm hướng đi đúng đắn để có thể phát triển bền vững, lâu dài.
-Nghành gỗ đang phát triển nhanh nhưng đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề:
+Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên( rừng,đất,nước ngầm…)
+Hủy hoại môi trường sống của động-thực vật
+Làm ô nhiễm môi trường (nước, không khí,..)
+Cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại.
+Các tệ nạn xảy ra: khai thác rừng bừa bãi, buôn lậu..
…
-Một số hình ảnh:
+Các khối băng ở địa cực đang tiếp tục tan chảy, báo hiệu một sự ấm dần lên trên toàn địa cầu. Theo các nhà nghiên cứu, 87% sông băng ở Nam Cực đã biến mất trong 50 năm trở lại đây. Những khối băng liên hoàn rìa của lục địa này đang từng bước bị chia cắt thành những đại dương.
Dải băng phía tây của lục địa Nam Cực đang dần sụp đổ. Các tảng băng ở Bắc cực thì đã thấp hơn so với một thế kỷ trước.
Một cuộc nghiên cứu được công bố vào 11/2005, cho biết châu Âu sẽ chìm trong Kỷ băng hà nếu tình trạng trái đất nóng dần lên như hiện nay vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Một số chuyên gia còn cho rằng, tình trạng trái đất ấm dần lên sẽ không thể bị chặn đứng ít nhất là trong 10 năm tới.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy được sự thay đổi về khí hậu dưới tác động của việc ấm dần lên của trái đất. Khí hậu miền Bắc nước ta ngày một nóng hơn về mùa hè, và lạnh hơn về mùa đông. Trong khi đó, hạn hán kéo dài lâu hơn tại Trung và Nam bộ gây nhiều thiệt hại rất lớn cho người dân.
+Sự phát triển mạnh mẽ của nền Công nghiệp à Sự phát triển của các nhà máy, lượng khí thải thải ra ngày càng nhiều à Ô nhiễm bầu khí quyển.
+Sự biến chuyển khí hậu trong năm thể hiện ở sự tăng lên về số lượng của các cơn bão nhiệt đới. Hàng loạt những cái tên lần lượt xuất hiện như Dennis, Emily, Rita, Wilma, Stan...Dữ dội nhất có thể nói đến là Katrina, tàn phá một vùng gần 90.000 dặm vuông miền nam nước Mỹ. 80% diện tích của New Orleans ngập chìm trong nước biển. Người Mỹ phải chịu một thảm họa mà theo họ là lớn chưa từng thấy trong lịch sử.
+ Cơn sóng thần xảy ra vào ngày 26-12-2004 đã cướp đi sinh mạng của 300.000 sinh linh, làm lụn bại nền kinh tế và quét sạch sẽ cộng đồng dân cư ven biển từ Sri Lanka đến Somalia. Hơn thế nữa, nó còn gây ra những tàn phá nghiêm trọng đến môi trường sống của con người như làm cho nước mặn tiến sâu hơn vào đất liền và phá vỡ hoàn toàn các rặng san hô ngầm ở đông nam châu Á.
Ở Việt Nam, nhiều cơn lốc, mưa đá lớn xảy ra ở Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Tây và miền Trung. Lốc và mưa đá cùng đã tàn phá một vệt dài ở huyện Từ Liêm, Hà Nội.
à Các vấn đề tác động tới môi trường ngày càng trở nên rõ rệt, nếu không kịp thời nghiên cứu để đề phòng và tìm ra các biện pháp khắc phục sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người, tương lai của nhân loại.
III.Thực trạng ngành gỗ ở Việt Nam hiện nay- những cơ hội và thách thức:
1)Sự phát triển nhanh chóng của ngành gỗ:
-Tổng kim nghạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2007 đạt 2.365 tỷ USD, tăng 122.3% so với 2006 và dự báo kim ngạch sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008.
+Xuất khẩu gỗ hiện xếp thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, mức tăng trưởng TB 50%/năm.
+Sản phẩm gỗ VN đã có mặt tại gần 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,chủ yếu là: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU…
+Số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng,bao gồm nhiều loại hình.Sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể.
-Các DN chế biến đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng, cải tiến công nghệ, thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng. Một số trung tâm như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã hình thành các khu liên hợp chế biến đồ gỗ tầm cỡ.
2)Hàng loạt cơ hội phát triển cho ngành gỗ Việt Nam:
-11/1/2007 VN gia nhập WTOàcơ hội thể hiện sức mình trên những “sàn đấu” mới.
-Các DN sản xuất gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu,giảm thuế xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nướcàtăng hiệu quả kinh doanh cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
-Chi phí sản xuất đồ gỗ VN tương đối thấp,nhân công tài hoa,lao động dồi dào.
-Trung Quốc-đối thủ cạnh tranh chính của VN trên thị trường Mỹ-đang bị Mỹ đánh thuế chống phá giá rất caoàthuận lợi DN VN tăng cường xuất khẩu vào Mỹ.
-Một thuận lợi nữa cho việc XK đồ gỗ Việt Nam là hiện nay Mỹ đang đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để các DN sản xuất chế biến đồ gỗ nước ta tăng cường XK vào Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và rộng lớn cho đồ gỗ nước ta.
3) Thách thức và những vấn đề liên quan:
Thị trường WTO rộng mở, song các hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi các DN phải tuân thủ theo nhiều quy trình quản lý chất lượng.
Giá nhân công rẻ,chưa thỏa đáng nên chưa phát huy được tối đa tiềm năng con người.
Một thách thức nữa phải kể đến là từ khi bị Mỹ đánh thuế chống phá giá cao, một số DN sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế NK cao của Mỹ. Điều này vô tình đẩy các DN sản xuất đồ gỗ Việt Nam thêm những đối thủ ngay cùng một sân chơi, nhưng có lẽ điều lo ngại hơn cả là các DN Trung Quốc rất biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết cách khai thác bàn tay tài hoa của những người thợ. Đặc biệt, họ có những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại hơn các DN Việt Nam rất nhiều.
Đầu vào nguyên liệu còn gặp khó khăn:
-Nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ XK: 80% nguyên liệu phải nhập khẩu,chiếm tới 60% giá thành sản phẩm. Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm XK gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt. Hơn nữa, chi phí cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới tăng; ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các DN do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá XK sản phẩm gỗ tăng mạnh.
-Chủ trương nghiêm cấm khai thác từ nguồn tự nhiênàNgười dân phá rừng tự nhiên,trồng rừng để xuất khẩu,các dự án đưa ra không được triển khai thực sựàTỉ lệ che phủ rừng có thể tăng lên nhưng chất lượng rừng giảm trầm trọng.
- Tài nguyên rừng bị khai thác bừa bãi, nạn phá rừng, buôn lậu gỗ xảy ra ngày càng nhiều gây ra những hậu quả tai hại:
+Đất đai xói mòn
+Nguồn nước ngầm cạn kiệt
+Nhiệt độ toàn cầu ấm lên
+Không khí,nước.. ô nhiễm
+Thiên tai tàn phá khốc liệt(lũ quét,mưa đá,lốc..). Đặc biệt:thảm họa El Nino
à Những hậu quả nghiêm trọng không ai khác…
chính con người phải gánh chịu:
-Thậm chí nguồn vốn đổ vào đầu tư trồng rừng tăng lên nhưng kết quả vẫn thất bại.
Các DN đồ gỗ hiện nay có quy mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, thiếu sự liên kết à ko đủ năng lực đáp ứng những đơn đặt hàng lớn trong thời gian nhất định.Các DN chế biến gỗ VN do ít vốn nên khó có đủ chi phí để tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu ra thị trường nước ngoài.
-Mặt khác, công nghệ sản xuất còn thấp,chế biến thủ công còn nhiềuàlãng phí nguyên liệu,ô nhiễm môi trường.
-Đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề ô nhiễm bụi gỗ,hóa chấtà gây các bệnh đường hô hấp và ung thư
àngành gỗ phát triển nhanh nhưng không bền vững,không những vậy với tình trạng như hiện nay còn kéo theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, tài nguyên,môi trường và sự tồn tại của nhân loại
V.Giải pháp:
-Trước mắt:
+Ổn định nguồn nguyên liệu,Chính phủ nên kí hiệp định song phương với các nước,tạo một lối đi thông thoáng cho các doanh nghiệp, mở rộng thị trường ( Nam Phi, Ôxtrâylia, NiuDiLân..)à DN kí kêt hợp đồng với các nhà cung cấp nhiều và dễ dàng hơn.
+Khuyến khích DN VN đầu tư ra nước ngoài,chế biến nguyên liệu tại chỗ rồi mới mang về nướcàgiá thành hạ (do có thể tạo quan hệ trực tiếp với khách hàng), nguồn nguyên liệu bền vững hơn.
+Hỗ trợ các doanh nghiệp về nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực của mình thông qua việc xây dựng các kho chứa nguyên liệu với trữ lượng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu chế biến trong nước cũng như xuất khẩu.
+Tận dụng nguồn gỗ xẻ từ cây cao su và cây keo..
+Sử dụng các máy xyclon xử lí bụi(giá thành TB,các DN vừa và nhỏ có thể áp dụng)
+Thu gom mùn cưa tái sx(đồ gỗ ép,Nông nghiệp,tận dụng sinh hoạt..)
-Lâu dài:
+ Đẩy mạnh trồng rừng và nâng cao công nghệ chế biến để chủ động nguồn nguyên liệu được đặc biệt chú trọng, phấn đấu giảm 50% lượng ván nhân tạo nhập khẩu vào năm 2010. Các chính sách hỗ trợ tín dụng, đào tạo tay nghề, đa dạng sản phẩm cũng được Bộ Công Thương coi trọng để đa dạng sản phẩm, tăng giá trị trong mỗi sản phẩm gỗ xuất khẩu và tránh nguy cơ bị kiện bán phá giá (TTXVN)
+Chính sách giao rừng (cho cả các DN tư nhân)àđẩy nhanh tốc độ trông rừng, có chế độ ưu đãi cho các DN chế biến và kinh doanh.
Mặt khác, Chính phủ cũng cần phải có sự khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng nhau trồng rừng. Sở dĩ cần phải làm như vậy là bởi các doanh nghiệp nước ngoài họ quản lý rừng rất tốt và rất khoa học. Nếu liên kết, chúng ta sẽ có điều kiện để chọn lọc những phương pháp quản lý rừng phù hợp và hiệu quả nhất, từ đó tạo ra được một nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định.
+Tập trung đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến,tìm cách kết hợp gỗ với các nguồn nguyên liệu khác:kim loại, nhựa, da, vải..(tạo nên dòng sản phẩm độc đáo,có giá trị cao)
+Tăng tính hợp tác liên kết giữa các DN bằng cách thành lập các hiệp hội gỗàtăng tính cạnh tranh.
Trước nhu cầu bức xúc về nguồn nguyên liệu, mới đây Hiệp hội Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ TPHCM (Hawa) đã thành lập một Cty cổ phần do các hội viên góp vốn để nhập khẩu gỗ nguyên liệu tập trung để đáp ứng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước.
VI.Kết luận:
Ngành gỗ đang trong quá trình hội nhập và phát triển, rất nhiều cơ hội và thách thức được đặt ra. Để nghành gỗ có thể phát triển bền vững và lâu dài mỗi người trong chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ tài nguyên, khai thác chế biến một cách khoa học, hợp lý,.. không ai khác chính con người phải tự cứu lấy mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12104.doc