Đề tài Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

DANH MỤC BIỂU, BẢNG . iv

KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v

LỜI MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ

TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.4

1.1. Tổng quan về Thị trường chứng khoán.4

1.1.1. Khái niệm và bản chất của Thị trường chứng khoán .4

1.1.2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán .4

1.1.3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán .6

1.1.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam .8

1.2.Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam .9

1.2.1. Cơ sở lý luận về tái cấu trúc TTCK Việt Nam.9

1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc thị trường chứng khoán .10

1.2.3. Mục tiêu, quan điểm tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam.15

Chương 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.17

2.1. Thực trạng tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam.17

2.1.1. Thực trạng tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán .17

2.1.2. Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư .20

2.1.3. Tái cấu trúc thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

.22

2.1.4. Công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán.25

2.1.5. Tái cấu trúc Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán

.27

2.2. Đánh giá việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam .30

2.2.1. Kết quả đạt được .30

2.2. 2. Một số hạn chế còn tồn tại .41

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế .43

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÁI CẤU TRÚC THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .46

3.1. Tình hình kinh tế và phương hướng thực hiện tái cấu trúc giai đoạn tới

.46

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán thời gian tới.46

3.1.2. Về phương hướng, nhiệm vụ thực hiện tái cấu trúc giai đoạn tới.47

3.2. Các giải pháp tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn

tới.48

pdf67 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, UBCKNN đã thúc đẩy công tác tái cấu trúc các CTCK, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để xử lý các CTCK không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, từng bước thu hẹp số lượng CTCK. Về hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát dựa trên rủi ro nhằm tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý nhà nước, giám sát đối với các TCKDCK này theo tiêu chuẩn quốc tế. Liên quan đến công tác này, Bộ Tài chính (UBCKNN) đã ban hành các quy chế quản lý, giám sát theo bộ tiêu chí CAMEL (Quyết định 428/QĐ-UBCK ngày 11/7/2013 về việc ban hành Quy chế hướng dẫn thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho CTQLQ và công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý; Quyết định 427/QĐ-UBCK ngày 11/7/2013 về việc ban hành Quy chế hướng dẫn đánh giá, xếp loại CTQLQ; Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 9/10/2013 về việc ban hành Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK theo chuẩn CAMEL phân loại CTCK nhằm thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động của CTCK. Đây thực chất là hệ thống các tiêu chí kỹ thuật nhằm cảnh báo trước rủi ro trong hoạt động của các CTCK, CTQLQ. Kết quả giám sát sẽ làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra hoạt động các tổ chức này. Bộ Tài chính (UBCKNN) cũng đã ban hành quy chế hướng dẫn các TCKDCK cách thức thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro như Quyết định số 105/QĐ-UBCK ngày 26/02/2013 về việc ban hành kèm theo Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho CTCK và Quyết định số 428/QĐ-UBCK ngày 11/7/2013 về việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho CTCK, CTQLQ. Quyết định 247/QĐ-UBCK ngày 06/5/2013 về việc ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn quản lý, giám sát hoạt động của CTQLQ và quỹ 27 đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, năm 2014 UBCKNN đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về các đối tượng quản lý như: CTCK, CTQLQ và quỹ đầu tư, người hành nghề chứng khoán, NĐTNN nhằm phục vụ cho công tác quản lý giám sát của UBCKNN. Các hệ thống này bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu và được quản lý tập trung tại UBCKNN, được cập nhật thường xuyên, đóng vai trò là cơ sở để lập nên các chính sách, quyết định của cơ quan quản lý đối với hoạt động của TTCK và góp phần cải cách thủ tục hành chính. Về mở cửa thị trường theo cam kết WTO, cho phép hình thành TCKDCK 100% vốn nước ngoài theo cam kết WTO nhằm tăng sức cạnh tranh trên TTCK. Về nội dung này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 91/2013/TT-BTC. Năm 2015 mở cửa cho các TCKDCK nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam với tỷ lệ sở hữu lên đến 100% theo đúng cam kết quốc tế. Đối với các quỹ đầu tư chứng khoán, Ngày 06/10/2014 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 146/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với các CTCK, CTQLQ, chi nhánh CTQLQ nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. 2.1.5. Tái cấu trúc Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 đề ra mục tiêu tái cấu trúc thị trường giao dịch theo hướng cả nước chỉ có một SGDCK và từng bước CPH SGDCK để đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường. Bên cạnh đó là quyết định số 56/QĐ-UBCK ngày 31/01/2013 về việc ban hành quy chế chuyển quyền sở hữu chứng khoán của CTĐC đã đăng ký tại TTLKCK Việt Nam nhưng không niêm yết, đăng ký giao dịch trên SGDCK. Theo đó, Năm 2014 UBCKNN đã hoàn thiện Đề án hợp nhất 2 SGDCK theo ý kiến các bộ ngành và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2015. Bên cạnh đó, ban hành lộ trình phát triển TTTP đến năm 2020; Thực hiện dự án nâng cấp hệ thống giao dịch trực tuyến TPCP (e-BTS); Xây dựng công cụ tính toán Bond Index; Triển khai đề án kết nối hệ thống giao dịch TPCP với hệ thống của Bloomberg. Ngoài ra, xây dựng Đề án Trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; Hoàn thiện hệ thống và quy trình vay và cho vay chứng khoán phục vụ cho việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh; Hoàn chỉnh các công việc liên quan đến mô hình cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán (SBL), sản phẩm phái sinh, ETF. Về đổi mới về cơ chế giao dịch, tạo thanh khoản cho TTCK. Ngày 18/12/2015, TTLKCK ban hành quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán mới. Theo đó, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2). Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là 28 ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1). Ngày 1/1/2016, UBCKNN chính thức triển khai rút ngắn chu kỳ thanh toán trong giao dịch chứng khoán từ T+3 xuống T+2 và các biện pháp kỹ thuật khác nhằm thúc đẩy thanh khoản trên thị trường thứ cấp, đã tạo dấu ấn tốt hơn cho TTCK Việt Nam trên trường quốc tế. Việc bắt buộc tất cả các CTĐC hình thành trước ngày 1/1/2016 mà chưa niêm yết trên SGDCK phải thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM là một quy định rất mới, sẽ giúp tăng lượng hàng hóa cho thị trường và hỗ trợ CPH. Ngày 19/9/2014, Tổng Giám đốc TTLKCK đã ký Quyết định số 111/QĐ-VSD về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán. Hoạt động vay và cho vay chứng khoán quy định tại Quy chế này nhằm thực hiện: i) Hỗ trợ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên lưu ký của TTLKCK do sửa lỗi dẫn đến tạm thời thiếu hụt chứng khoán để thanh toán, hoặc; ii) Hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực hiện giao dịch hoán đổi danh mục với quỹ ETF theo quy định. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL) tập trung tại TTLKCK sẽ giúp cho các thành viên thị trường dễ dàng tiếp cận thông tin và thực hiện các giao dịch vay, cho vay chứng khoán một cách chính thống nhằm đảm bảo lợi ích, giảm chi phí cho các bên tham gia, qua đó sẽ hạn chế hoạt động cho vay ngầm cũng như đáp ứng nhu cầu quản lý thị trường của cơ quan quản lý. Đối với hoạt động phát hành chứng khoán: Song song với việc soát xét, thẩm định hồ sơ, Vụ Pháp chế đã kết hợp xem xét và tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban kịp thời chấn chỉnh công tác quản trị doanh nghiệp của tổ chức phát hành theo quy định tại Thông tư 204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng. Thông tư số 193/2013/TT-BTC ngày 16/12/2013 hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của UBCKNN đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của SGDCK, TTLKCK. Bên cạnh đó, năm 2013 thị trường đã có chế tài cho việc chậm đưa cổ phiếu đã chào bán công khai lên sàn tập trung với việc ban hành Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 có hiệu lực từ 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, trong đó bổ sung hành vi vi phạm cam kết đưa chứng khoán chào bán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Nhằm Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các CTCK: Thực hiện Quyết định số 189/QĐ-UBCK ngày 27/02/2015 của Chủ tịch UBCKNN về Chương trình hành động của UBCKNN, Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020, Đề án tái cấu trúc TTCK và doanh nghiệp bảo hiểm, Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Đề án tái cấu trúc các CTCK đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của 29 mình, UBCKNN thông qua Vụ Giám sát TTCK đã tăng cường công tác giám sát giao dịch chứng khoán tại 2 SGDCK, giám sát tuân thủ hoạt động của 2 SGDCK và TTLKCK, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật mới, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến giao dịch chứng khoán và thông qua công tác giám sát, kiểm tra để phát hiện những bất cập nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK. Đối với công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và TCKDCK: Vụ Pháp chế đã tham gia xem xét điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký kiểm toán theo Luật Kiểm toán độc lập, Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, Thông tư số 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán; Thông tư số 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Để răn đe các hành vi vi phạm, Nghị định quy định mức phạt tiền cao gấp nhiều lần so với trước đó và chế tài xử lý đa dạng hơn như đình chỉ hoạt động niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán từ 1 - 3 tháng, bị buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, Nghị định quy định chi tiết mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định giao dịch bị cấm khác như: hành vi giao dịch nội bộ, hành vi gian lận hoặc tạo dựng, CBTT sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán và hành vi giao dịch thao túng TTCK. Ngày 31/12/2013, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. UBCKNN tiếp tục phân định và làm rõ trách nhiệm của các tuyến giám sát trong việc giám sát các hành vi vi phạm cũng như các giao dịch có dấu hiệu bất thường theo quy định tại Thông tư số 13/2013/TT-BTC và Quyết định số 689 Hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho sàn UPCoM đã có hiệu lực trong năm 2015: Nghị định 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 6/6/2015 đã rút ngắn thời gian đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch sau CPH từ 90 ngày xuống còn 60 ngày. Việc đẩy nhanh quá trình đăng ký giao dịch cổ phiếu đã đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho hoạt động CPH DNNN.Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên đã cho phép. Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, quy định cụ thể về việc đăng ký giao dịch trên hệ thống 30 UPCoM đối với các CTĐC hình thành trước và sau ngày 1/1/2016, các DNNN CPH. Để tăng sức hấp dẫn, sàn UPCoM cũng được tăng biên độ giao dịch cổ phiếu lên ±15%, áp dụng bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 1/7/2015. 2.2. Đánh giá việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2.1. Kết quả đạt được TTCK đạt mức vốn hóa và huy động vốn cao nhất từ trước đến nay: Theo thống kê, trong 5 năm gần đây, 2010-2015, lượng vốn huy động qua TTCK gấp trên 4 lần trong 5 năm trước đó, 2005-2010 và gấp rất nhiều lần so với 5 năm đầu tiên (2000-2005). Lượng vốn huy động qua TTCK có những thời điểm đáp ứng tới gần 30% vốn đầu tư toàn xã hội. Quy mô vốn hóa TTCK có biến động, có giai đoạn đạt trên 43% GDP, nay 31-32%. Số lương tài khoản nhà đầu tư tăng liên tục, hiện đạt trên 1,6 triệu tài khoản. Điều này cho thấy TTCK đang ngày càng trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần dần hình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng. Biểu đồ 2.1. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán (Đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: UBCKVN Năm 2013, TTCK khởi sắc tăng 21,97% tốt nhất trong 4 năm từ 2010, nhờ sự ổn định của kinh tế vĩ mô và nhờ sự tăng giá của các cổ phiếu trụ cột, sự phục hồi của các cổ phiếu giảm sâu như bất động sản, tài chính, vận tải... Mức vốn hoá thị trường năm 2013 là 949.000 tỷ (tăng 184.000 tỷ đồng (tương đương 23,7%) so với cuối năm 2012), tương đương mức 31% GDP, tổng giá trị huy động vốn qua cổ phiếu và cổ phần hóa là 20.500 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; đặc biệt khối lượng phát hành TPCP tăng mạnh trong năm 2013, khiến TTTP trở nên vô cùng sôi động, vốn huy động qua TPCP đạt gần 200.000 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2012, có mức tăng lớn nhất trong khu vực. Trong năm 2014, sự hồi phục của TTCK Việt Nam được xếp vào danh sách các nước có TTCK hồi phục đứng đầu trên thế giới. Cuối năm, các chỉ số chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2013, VN-Index tăng 8,12% và HNX-Index 5387 16114 127265 29159 33027 98721 115241 189106 260440 282992 298497 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 31 tăng 22,32%. Quy mô huy động vốn qua TTCK đạt 280 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2013; trong đó phát hành cổ phiếu và CPH là 23 nghìn tỷ đồng. Về trái phiếu, đã huy động được gần 214 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2013) chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục trong năm 2013. Mức vốn hóa đạt 1.128 nghìn tỷ đồng (tăng 179 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2013), tương đương 31,5% GDP. Tổng giá trị niêm yết tăng 19% và trái phiếu tăng 25% so với năm 2013. Năm 2014 dễ nhận thấy nhất trên TTCK là thanh khoản thị trường có sự cải thiện rõ rệt. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2013. Trong đó, giá trị giao dịch bình quân của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là 2.969 tỷ đồng/phiên (tăng 116%); Giá trị giao dịch bình quân của trái phiếu là 2.531 tỷ đồng/phiên (tăng 93%). Đến cuối năm 2015, giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu đã lên đến 1.360 nghìn tỷ đồng, tương đương 34,5%GDP (mức cao nhất trong vòng 5 năm qua), giá trị dư nợ trái phiếu đạt khoảng 22%GDP. Tính chung, quy mô TTCK đạt 57% GDP, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 2015 cũng đánh dấu sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn qua TTCK, với mức huy động vốn cao nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị huy động vốn qua TTCK năm 2015 ước đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng; trong đó, huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu đạt hơn 249 nghìn tỷ đồng và phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, CPH đạt gần 55 nghìn tỷ đồng. Quy mô huy động vốn qua TTCK đáp ứng khoảng 28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua thị trường tiền tệ - tín dụng. Đây là con số quan trọng, khẳng định TTCK đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển. Bảng 2.1. Tình hình hoạt động TTCK Năm 2000 2010 2014 2015 2015/ 2000 (lần) Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 1.247 723.200 1.121.275 1.359.566 1090 Vốn hóa cổ phiếu/GDP 0,28% 44% 31,3% 34,53% Tỷ lệ niêm yết TPCP/GDP 0,27% 13,31% 18,83% 18,42% Giá trị niêm Yết (tỷ đồng) 1.504 464.681 1.100.003 1.256.574 835 Giá trị giao dịch bình quân một phiên (tỷ đồng) 1,4 2.851,5 5.575 4.932 3523 Huy động vốn (tỷ đồng) 0 98.721 282.992 298.497 Nguồn: UBCKVN Năm 2015, TTCK bị tác động mạnh và giảm điểm sâu trong một số thời điểm như sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ trong tháng 8, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc; những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và việc Fed tăng lãi suất cũng như sự sụt giảm của giá dầu thô vào những tháng cuối năm 2015. Tuy nhiên những 32 tác động trên chỉ mang tính ngắn hạn, tính cả năm thị trường vẫn có xu hướng tăng với mức tăng 6,1% so với cuối năm 2014, tiếp nối mức tăng 8,12% của năm 2014. Trong khi hầu hết TTCK các nước đều giảm (Mỹ giảm 2,23%, Anh giảm 2,3%, Úc giảm 2,13%; đặc biệt thị trường TTCK khu vực giảm mạnh như Ấn độ, Malaysia giảm 5%, Indonesia, Thái Lan giảm xấp xỉ 15%, Singapore giảm 14,34%, còn ít nhất là thị trường Philipin cũng giảm 3,85%. Biểu đồ 2.2. Diễn biến các TTCK Đông Nam Á năm 2015 Xét rộng hơn, tại toàn khu vực Châu Á, Việt Nam là thị trường hoạt động tốt thứ tư trong năm 2015 sau các thị trường New Zealand (tăng 13,6%), Trung Quốc (tăng 9,3%) và Nhật Bản (tăng 9,1%). Ngoài ra, Hàn Quốc và Pakistan là 2 thị trường khác tăng điểm trong năm qua nhưng với mức ít hơn, trong khi các thị trường khác mất điểm. TTCK đã đạt được những kết quả tích cực, nhờ công tác tái cấu trúc thị trường có bước phát triển tích cực, các nội dung tái cấu trúc đã bảo đảm đúng lộ trình và yêu cầu đặt ra chuẩn bị nền tảng quan trọng cho việc phát triển TTCK theo chiều sâu, phát triển TTCKPS, gắn CPH với niêm yết. Về thể chế chính sách: Toàn bộ thể chế chính sách đối với TTCK trong giai đoạn 2011 - 2015 đã được ban hành một cách đầy đủ, đồng bộ từ cấp Luật, Nghị định đến các thông tư hướng dẫn tạo dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để phát triển và thực hiện quản lý, giám sát hoạt động của thị trường, có thể kể đến như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Các nghị định của Chính phủ: 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Nghị định số 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK Về cơ sở hàng hóa: Trong giai đoạn 2013-2015, đặc biệt là năm 2015, một loạt sản phẩm mới được triển khai trên TTCKPS, các chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; sản phẩm bảo hiểm 33 liên kết, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, từng bước theo xu hướng và thông lệ quốc tế... Nhằm tăng cường hàng hóa cho TTCK, gắn kết công tác cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK, các văn bản pháp lý về cổ phần hóa gắn với niêm yết giao dịch trên TTCK đã được ban hành; đồng thời cho phép giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện để thúc đẩy công tác cổ phần hóa các DNNN...Quy mô của TTCK ngày càng mở rộng, tiêu chuẩn niêm yết, phát hành đã được nâng cao; quản trị công ty, minh bạch, CBTT được tăng cường tiếp cận theo thông lệ quốc tế; hàng hóa đa dạng hơn với nhiều loại chứng chỉ quỹ đầu tư và TTTP phát triển mạnh. Trong năm 2013, Số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết cao kỷ lục, trong khi số lượng CTNY mới trong năm chỉ tăng 13 công ty, thì có tới 37 công ty hủy niêm yết do không bảo đảm điều kiện niêm yết, vi phạm chế độ CBTT, thực hiện tái cấu trúc công ty,..). Năm 2014 số lượng CTNY mới là 22 công ty (tăng 9 công ty so với năm 2013); trong khi đó có 30 công ty hủy niêm yết (giảm 7 công ty so với năm 2013), trong đó có 03 công ty hủy niêm yết tự nguyện, 04 công ty hủy niêm yết do sáp nhập và các công ty hủy niêm yết do không bảo đảm điều kiện niêm yết, kinh doanh thua lỗ, vi phạm chế độ CBTT, thực hiện tái cấu trúc công ty. Thực hiện đăng ký giao dịch mới cho 23 công ty trên UpCom (vượt 15% so với kế hoạch đặt ra) nâng tổng số cổ phiếu giao dịch lên 160 và đưa 02 chứng chỉ Quỹ ETF đi vào giao dịch. Năm 2015, tình hình niêm yết rất khả quan với 47 CTNY mới và thực hiện 253 đợt niêm yết bổ sung cho các doanh nghiệp trên 2 Sở; có 33 công ty hủy niêm yết. Bên cạnh đó, thực hiện đăng ký giao dịch mới cho 72 công ty trên UPCoM (gấp 2 lần so với năm 2014) nâng tổng số mã cổ phiếu giao dịch lên 243 mã với tổng giá trị là 47.574 tỷ đồng, tăng 97% so với năm 2014. Đây là bằng chứng cho thấy quá trình tái cấu trúc cơ cấu hàng hóa đang diễn ra trên thị trường, theo đó tính chất đào thải là rất mạnh mẽ. Thực hiện mở cửa thị trường theo cam kết WTO cho phép hình thành TCKDCK 100% vốn nước ngoài theo cam kết WTO nhằm tăng sức cạnh tranh trên TTCK. Đề án xây dựng TTCKPS đã được thông qua, hiện các công đoạn chuẩn bị kỹ càng cho việc chính thức vận hành thị trường quan trọng này vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. TTCKPS đi vào hoạt động trong thời gian tới sẽ giúp hoàn thiện cấu trúc của TTCK, tạo độ sâu cho TTCK, tạo phương tiện phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, đồng thời đa dạng hóa công cụ giao dịch trên TTCK. Theo phương án tổ chức TTCKPS, Bộ Tài chính đã chính thức có văn bản giao SGDCK Hà Nội (HNX) cùng với TTLKCK Việt Nam tổ chức hoạt động giao dịch của TTCKPS. Hiện nay, SGDCK Hà Nội và TTLKCK đang tích cực chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ, xây dựng quy chế, quy trình, đào tạo cán bộ tác nghiệp để đảm bảo tính thống nhất, 34 đồng bộ giữa các hệ thống, văn bản, quy trình ngay khi thị trường bắt đầu hoạt động. Việc triển khai bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo mô hình đối tác trung tâm (CCP) có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo hoạt động của TTCKPS được an toàn, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư và thành viên giao dịch. Về tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trên TTCK Trong giai đoạn 2013-2015, đặc biệt là hai năm 2014 và 2015 đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp nhằm phát triển hệ thống nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ đầu tư và thu hút NĐT nước ngoài như: (i) nâng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các công ty đại chúng; (ii) đơn giản hóa thủ tục giao dịch của NĐTNN trên TTCK; (iii) khuyến khích phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ mở, công ty đầu tư chứng khoán Cơ sở nhà đầu tư trên thị trường tiếp tục có sự cải thiện, cơ cấu và số lượng nhà đầu tư có sự cải thiện đáng kể: Số lượng tài khoản nhà đầu tư năm 2014 đạt hơn 1.4 triệu (tăng 8.5% so với 2013), trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư tổ chức đạt gần 8,000 tỷ đồng, tăng 14% và cá nhân tăng 8.4% lên 1.39 triệu, đặc biệt số lượng nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tăng 26%. Thủ tục cấp mã số giao dịch đối với NĐTNN đã được cải tiến, đang chuyển sang đăng ký trực tuyến. Kết quả số lượng NĐTNN tăng 5%, giá trị danh mục của NĐTNN tăng 20% so với năm 2013. Năm 2015, tổng số tài khoản đầu tư chứng khoán đạt khoảng 1,5 triệu – tăng 7% so với năm 2014, trong đó tài khoản NĐTNN là 17.644 tăng 5,44%, trong đó số lượng nhà đầu tư tổ chức tăng từ 200 lên gần 2.300. Giá trị danh mục của NĐTNN liên tục tăng theo các năm và duy trì ở mức cao. Tính đến cuối năm 2015, đã có tổng cộng 18.6.7 NĐTNN được cấp mã số giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, trong đó có 2.879 nhà đầu tư tổ chức và 15.728 nhà đầu tư cá nhân. Khung pháp lý cho nhiều loại hình quỹ đầu tư như công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ ETF đã được hình thành. Năm 2013, sản phẩm quỹ mở bùng nổ với hàng loạt quỹ chính thức được thành lập, UBCKNN đã cấp phép thành lập cho 10 quỹ mở. Năm 2014 có 26 quỹ đầu tư hoạt động trên TTCK. Trong đó, có 15 quỹ mở được thành lập với tổng tài sản ròng đạt khoảng 2,310 tỷ đồng (tăng 8.3% so với năm 2013), 2 quỹ ETF mới được triển khai trong năm 2014 với tổng tài sản ròng 276 tỷ đồng. Và chỉ còn 7 quỹ thành viên so với 10 quỹ trong năm 2013 với tổng tài sản ròng đạt 3,706 tỷ đồng. Trong năm 2015, UBCKNN cấp phép thành lập 02 quỹ mở, 03 quỹ thành viên, chấp thuận cho 1 quỹ bất động sản đầu tiên. Đến nay, thị trường có 30 quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó có 2 quỹ ETF, 17 quỹ mở và 10 quỹ thành viên, 01 quỹ đầu tư bất động sản REITs. Đến cuối năm 2015, TTCK Việt Nam gần như đã có đủ quỹ đầu tư hiện đại theo thông lệ quốc tế và được kỳ vọng là một kênh đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư. Các quỹ mới cũng được giảm sát chặt bởi hệ thống ngân hàng, 35 nên có thể bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Việc phát triển các sản phẩm quỹ đầu tư mới và hiện đại thể hiện quyết tâm của UBCKNN, Bộ Tài chính trong nỗ lực tái cấu trúc TTCK nói chung và tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư nói riêng, từng bước phát triển và đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hướng bền vững, bám sát chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang quyết tâm xây dựng hệ thống các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung, thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm; cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống cấp mã số online cho NĐTNN; cho phép NĐTNN được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu (bao gồm TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, TPDN). Về tái cấu trúc thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường ngày càng được hoàn thiện, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao dịch, lưu ký, giám sát cũng liên tục được thiết lập, cải tiến với mục tiêu xây dựng một TTTP chuyên biệt và thể hiện được vai trò của mình trên thị trường vốn. Hoạt động đấu thầu, niêm yết, giao dịch được diễn ra linh hoạt và nhanh chóng, thông tin trên thị trường được công bố ngay lập tức, công khai, minh bạch. Thị trường trái phiếu tăng trưởng kỷ lục. Trong năm 2013, TTTP tăng trưởng 90% so với năm 2012, bình quân giao dịch TPCP đạt 1.600 tỷ đồng/phiên. Quy mô niêm yết năm là 521 nghìn tỷ đồng, tăng 177,5 nghìn tỷ đồng (tương ứng 24%) so với cuối năm 2012. Năm 2014, TTTP Chính phủ có mức tăng trưởng tốt cả về huy động và giao dịch thứ cấp. Quy mô niêm yết TPCP đạt 667 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 19% GDP trong năm 2014. Trên thị trường sơ cấp, tổng khối lượng trái phiếu đấu thầu thành công qua SGDCK Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tai_cau_truc_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_thuc_tra.pdf
Tài liệu liên quan